Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; issn 2588-1191


Bảng 5. Năng suất của giống lúa A ri ở các thời điểm thu hoạch khác nhau trong vụ Hè Thu 2018



tải về 0.79 Mb.
Chế độ xem pdf
trang7/12
Chuyển đổi dữ liệu11.04.2023
Kích0.79 Mb.
#54533
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
5286-Article Text-16322-1-10-20191106

Bảng 5. Năng suất của giống lúa A ri ở các thời điểm thu hoạch khác nhau trong vụ Hè Thu 2018 
Công 
thức 
Số 
bông/m

Số hạt chắc/bông 
P1000 hạt
(g) 
Năng suấtlý thuyết 
 (tạ/ha) 
Năng suất thực thu 
(tạ/ha) 
CTI 
141,42

103,42

30,17

44,13

36,85

CTII 
143,67

107,34
ab 
30,75

47,42

37,84
ab 
CTIII 
144,93

114,86

31,16

51,87

38,74

CTIII 
144,67

108,46
ab 
31,11

48,81

38,22

CTIV(đ/c) 
142,03

102,82

31,21

45,56

36,96

LSD 0,05 
8,35 
8,43 
1,84 
3,12 
1,24 
Ghi chú: Các giá trị trung bình theo cột có các chữ cái in thường khác nhau sai khác ở ≤ 0,05. 
3.2 
Ảnh hưởng của phương thức sấy hạt đến chất lượng gạo của hai giống lúa thí nghiệm 
Ảnh hưởng của phương thức sấy hạt đến chất lượng gạo của giống lúa Ra dư 
Chất lượng thương phẩm là tiêu chuẩn quan trọng liên quan đến lợi nhuận khi sản xuất 
nông sản. Các chỉ tiêu về chất lượng thương phẩm quyết định nhiều đến giá trị thương mại khi 
phát triển các giống lúa đặc sản. Chính vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của phương 
thức sấy hạt đến chất lượng gạo sau xay xát và chất lượng cơm của giống lúa đặc sản Ra dư 
(Bảng 6 và Bảng 7). 
 
 
 
 
 


Jos.hueuni.edu.vn 
Tập 128, Số 3D, 2019 
25 
Bảng 6. Ảnh hưởng của phương thức sấy hạt đến chất lượng gạo sau xay xát của giống lúa Ra dư  
Công 
thức 
Tỷ lệ gạo xay 
(%) 
Tỷ lệ gạo trắng 
(%) 
Tỷ lệ hạt rạn nứt 
(%) 
Tỷ lệ gạo nguyên 
(%) 
Tỷ lệ bạc bụng 
(%) 
CT1 
76,23

71,43

10,3

58,43

7,32

CT2 
76,98

72,14

10,7

59,83
ab 
8,15

CT3 
77,63

73,57

10,5

60,24

9,47
ab 
CT4 
77,21

73,24

17,7

58,84
ab 
10,53

CT5 
(đ/c) 
77,13

72,41

19,6

57,34

11,32

CT6 
77,23

72,53

7,8

59,12
ab 
7,38

CT7 
77,67

73,42

7,6

60,34

8,14

CT8 
78,35

74,12

7,8

61,62

9,27
ab 
CT9 
77,67

73,84

11,4

59,24
ab 
10,39

CT10
77,51

73,42

16,5

58,15

11,53

LSD 
0,05 
2,35 
2,73 
2,85 
1,80 
2,83 
Ghi chú: Các giá trị trung bình theo cột có các chữ cái in thường khác nhau sai khác ở p ≤ 0,05. 
Giống Ra dư có tỷ lệ gạo xay dao động từ 76,23 đến 78,35% và tỷ lệ gạo trắng dao động 
từ 71,43 đến 74,12%, trong đó CT8 (thu hoạch ở 35 ngày sau trổ và sấy lúa ở 40 °C) có tỷ lệ gạo 
xay và tỷ lệ gạo trắng đạt cao hơn các công thức còn lại, nhưng sự sai khác giữa các công thức 
không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ hạt rạn nứt có sự khác biệt giữa các công thức thí nghiệm. Các 
công thức phơi tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời có tỷ lệ hạt rạn nứt cao hơn các công thức sấy. 
Có thể trong quá trình phơi tự nhiên, tốc độ chuyển ẩm trong hạt không đều đã làm cho tỷ lệ 
hạt rạn nứt tăng lên. Thời điểm thu hoạch lúa quá muộn (thu hoạch ở 40–45 ngày sau trổ) cũng 
làm cho tỷ lệ hạt rạn nứt tăng lên. Các công thức CT6, CT7 và CT8 cho tỷ lệ hạt rạn nứt thấp 
hơn các công thức còn lại ở mức sai khác có ý nghĩa thống kê. Theo Dương Công Thái, khi thu 
hoạch lúa muộn ở thời điểm 64 và 72 ngày sau trổ, ẩm độ hạt đạt 16,9–17,6% và tỷ lệ hạt rạn nứt 
đạt 36,7–63,6%; ngược lại, khi thu hoạch ở 29–33 ngày sau trổ, tỷ lệ hạt rạn nứt giảm mạnh, chỉ 
còn5,7–9,3% [4]. Các công thức CT3, CT7 và CT8 cho tỷ lệ gạo nguyên cao hơn các công thức 
còn lại ở mức sai khác có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ bạc bụng của các công thức thí nghiệm phần 
lớn là nhỏ hơn 10, có nghĩa là có độ bạc bụng thấp. Trong đó, các công thức CT1 và CT2 (thu 
hoạch ở thời điểm 25–35 ngày sau trổ) cho tỷ lệ bạc bụng của hạt thấp hơn các công thức còn lại 
(thu hoạch muộn từ 40 đến 45 ngày sau trổ) ở mức sai khác có ý nghĩa thống kê. 
Rahim và cộng sự cho biết tại Bangladesh, thời điểm thu hoạch 25–30 ngày sau khi trổ 
đối với 2 giống lúa BR11 và Nizersail cho chất lượng gạo và năng suất cao nhất [11]. Một nghiên 
cứu khác cũng cho thấy đối với tập đoàn giống lúa MTL, tỷ lệ gạo nguyên đạt cao nhất khi thu 
hoạch ở giai đoạn 25–32 ngày sau khi trổ 50%. Thời điểm thu hoạch khác nhau cũng có ảnh 
hưởng rõ rệt đến tỷ lệ bạc bụng của hạt gạo. Thời điểmthu hoạch thích hợp nhất là 25 ngày sau 


Nguyễn Tiến Long và CS. 
Tập 128, Số 3D, 2019 
26 
khi trổ 50%. Nếu thu hoạch càng muộn (32 và 40 ngày sau trổ 50%) thì tỷ lệ bạc bụng càng cao 
[5], [6]. So sánh với một số nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy giống lúa địa phương Ra 
dư là giống lúa dài ngày nên có thời gian thu hoạch muộn hơn so với các giống lúa ngắn và 
trung ngày. 

tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương