Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; issn 2588-1191


Bảng 3. Thành phần một số chất chủ yếu có trong hạt gạo



tải về 0.79 Mb.
Chế độ xem pdf
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu11.04.2023
Kích0.79 Mb.
#54533
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
5286-Article Text-16322-1-10-20191106

Bảng 3. Thành phần một số chất chủ yếu có trong hạt gạo 
Giống 
Amylose 
(%) 
Protein 
(%) 
Sắt (Fe) 
mg/kg 
Omega 3 
(mg/100g) 
Omega 6 
(mg/100g) 
Omega 9 
(mg/100g) 
Ra dư 
17,36 
8,00 
38,0 
35,9 
787,9 
697,1 
A ri 
16,87 
7,15 
187 
29,4 
793,1 
955,4 
Hai giống lúa thí nghiệm có hàm lượng amylose trung bình (17,36 và 16,87%), vì vậy chất 
lượng cơm mềm, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay. Hàm lượng protein, sắt, 
omega 3, 6, 9 trong hạt đạt cao, điều này cho thấy 2 giống lúa đặc sản chứa nhiều hàm lượng 
dinh dưỡng, phù hợp cho việc sản xuất gạo thực dưỡng, một nhu cầu ngày càng lớn của người 
tiêu dùng. So sánh với nhóm lúa Jasmine, được đánh giá là nhóm lúa chất lượng cao ở đồng 
bằng sông Cửu Long, cho thấygiống Ra dư và A ri có hàm lượng amylose và hàm lượng protein 
tương đương [10]. Như vậy, gạo của hai giống này có thể đưa vào nhóm gạo chất lượng cao để 
phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. 
3.2 
Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất của giống Ra dư và A ri
Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất của giống lúa Ra dư 
Các công thức thí nghiệm (các thời điểm thu hoạch khác nhau) có ảnh hưởng đến năng 
suất lý thuyết và năng suất thực thu (Bảng 4). Năng suất lý thuyết của các công thức thí nghiệm 
dao động từ 44,9 đến 51,67 tạ/ha, trong đó CTII (thu hoạch ở 30 ngày sau trổ), CTIII (thu hoạch 
ở 35 ngày sau trổ), CTIV (thu hoạch ở 40 ngày sau trổ) có năng suất lý thuyết cao hơn các công 
thức còn lại ở mức sai khác có ý nghĩa thống kê. Năng suất thực thu của các công thức thí 
nghiệm dao động từ 32,18 đến 35,50 tạ/ha, cao nhất là CTIII (thu hoạch ở thời điểm 35 ngày sau 
trổ), thấp nhất ở CTI (thu hoạch ở thời điểm 25 ngày sau trổ); sự sai khác này có ý nghĩa thống 
kê. Như vậy, thu hoạch ở thời điểm 35 ngày sau trổ cho năng suất lý thuyết và năng suất thực 
thu cao nhất. Nếu thu hoạch quá sớm thì thời gian tích lũy dinh dưỡng chưa đủ; nếu thu hoạch 
quá muộn thì lúa quá chín nên nhiều hạt bịrụng, do đó số hạt chắc/bông bị giảm và năng suất 
lý thuyết và năng suất thực thu ở những công thức này thấp hơn các công thức còn lại. 

tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương