TỔng quan về phưƠng pháp chỉnh hình giác mạC ĐIỀu chỉnh tật cận thị MẮc phảI



tải về 0.91 Mb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích0.91 Mb.
#39106
  1   2

TỔNG QUAN VỀ ORTHOK. TS. BS. Vũ Tuệ Khanh


TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP

CHỈNH HÌNH GIÁC MẠC ĐIỀU CHỈNH TẬT

CẬN THỊ MẮC PHẢI
Tổng quan về phương pháp chỉnh hình bề mặt giác mạc bằng việc sử dụng kính tiếp xúc qua đêm

Năm 1962, George Jessen đã tạo ra rất nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này tại hội thảo quốc tế của các chuyên gia về kính tiếp xúc. Kerns (năm 1976) đã định nghĩa khái niệm “chỉnh hình giác mạc” như là phương pháp sử dụng kính tiếp xúc cứng có mục đích làm giảm hoặc mất đi tật cận thị. Khái niệm “chỉnh hình giác mạc” (Orthokeratology) nói lên các khía cạnh liên quan đến thiết kế, là hệ quả của quá trình sử dụng kính tiếp xúc có mục đích điều chỉnh tật khúc xạ của mắt, trong đó chủ yếu là tật cận thị mắc phải.

Khoảng 20 năm gần đây, chỉnh hình bề mặt giác mạc đã trở thành lĩnh vực sôi động sau khoảng 40 năm kinh nghiệm. Đặc biệt, sau nhiều cuộc cách mạng về chất liệu, trang thiết bị trong việc sản xuất kính tiếp xúc và xác định thông số, hình ảnh của giác mạc thì việc sử dụng kính tiếp xúc ban đêm trở nên phổ biến hơn. Hiệu quả của phương pháp chỉnh hình giác mạc tăng lên do có những thiết kế tiến bộ hơn so với nhiều năm trước đây.


  1. Cơ chế tác động của kính tiếp xúc chỉnh hình giác mạc ban đêm

Nhiều khái niệm khác nhau đã đề cập tới và hàm ý về khái niệm “chỉnh hình bề mặt giác mạc”, nhưng đều có nghĩa là đúc khuôn lại lớp biểu mô giác mạc, làm thay đổi bán kính độ cong của bề mặt vùng trung tâm giác mạc, đường kính khoảng 3-5 mm.

Với 4 cơ chế tác động lên giác mạc sau đây sẽ đưa lại một số hình thái thay đổi của giác mạc.



  1. Trọng lực: là lực ấn của kính tiếp xúc lên phần bề mặt trung tâm giác mạc. Carney và cộng sự (năm 1999) cho rằng yếu tố trọng lực này có tác động nhỏ lên sự thay đổi của bề mặt giác mạc.

  2. Lực tác động của mi mắt

Với kính tiếp xúc sử dụng qua đêm, mi mắt nhắm thì lực tác động của mi mắt cũng không điển hình, khoảng 0,5 mmHg. (Lydon & Tait 1988)

  1. Sự ảnh hưởng của sức căng bề mặt

Tác dụng của sức căng bề mặt tồn tại ở vị trí xung quanh bờ của kính tiếp xúc. (Hayashi & Fatt 1980)

  1. Lực tác động của màng nước mắt nằm trên bề mặt giác mạc và dưới kính tiếp xúc

Hayashi (1977) đã nghiên cứu lực tác dụng lên bề mặt phía dưới giữa hai mặt phẳng trượt lên nhau, có lớp dịch ở giữa.


2

1

5

4

3

Hình 1: Lực tác dụng khi mắt nhắm, kính tiếp xúc cứng trượt trên bền mặt giác mạc, với màng nước mắt ở giữa: 1. Chiều lực ấn lên mặt kính tiếp xúc cứng. 2. Kính tiếp xúc cứng. 3. Màng nước mắt. 4. Bề mặt biểu mô giác mạc. 5. Lớp nhu mô giác mạc.


Pye năm 1996 đã nghiên cứu về các yếu tố liên quan tới lực ấn và lực tác dụng lên bề mặt giác mạc, ông đã kết luận một hoặc cả 2 yếu tố sau đóng góp vào sự thay đổi độ cong giác mạc:

  • Màng phim nước mắt ở giữa đã có tác dụng ấn lên các lớp biểu mô giác mạc.

  • Mức độ chênh lệch về lực ở vùng giác mạc ngoại vi (vành tròn xung quanh giác mạc trung tâm) lớn hơn nhiều lần nếu mắt có kính tiếp xúc cứng so với mắt không có kính.

Từ những hiểu biết về cơ chế tác dụng nêu trên, việc tư vấn sử dụng kính tiếp xúc cứng ban đêm được ưa chuộng hơn vì những lý do sau:

  • Tác dụng thay đổi độ cong giác mạc nhanh, tác dụng kéo dài hơn cho nên không phù hợp với cách đeo kính ban ngày

  • Không đòi hỏi sự thích nghi của từng bệnh nhân

  • Không có các triệu chứng khó chịu như cộm, chói mắt, khô mắt hay chịu tác động của bụi, gió

  • Các bệnh nhân thấy hài lòng với việc chỉ sử dụng kính khi đi ngủ



2

1

Hình 2: Sự biến đổi của các tế bào biểu mô giác mạc sau quá trình chỉnh hình giác mạc bằng kính tiếp xúc cứng. 1. Trước chỉnh hình, hình ảnh các tế bào biểu mô hình trụ, phía bề mặt giác mạc gồm 5 đến 7 hàng tế bào hình dẹt, không nhân. 2. Sau chỉnh hình, hình ảnh các tến bào biểu mô bị dẹt xuống, nhưng thể tích tế bào không đổi, do đó tế bào có đường kính rộng hơn, phía bề mặt một số hàng tế bào hình dẹt, không nhân bị mất đi.


Sử dụng kính tiếp xúc qua đêm, chỉnh hình bề mặt giác mạc là phương pháp không phẫu thuật, áp dụng cho nhiều bệnh nhân ở các lứa tuổi khác nhau có tật cận thị, có nhiều lợi ích hơn việc sử dụng kính tiếp xúc ban ngày. Tuy nhiên, việc tư vấn, hướng dẫn người mắc tật cận thị lựa chọn phương pháp này là bước quan trọng, đảm bảo cho sự thành công của phương pháp này. Việc chỉ định kính phù hợp được đơn giản hóa sau khi làm các test xác định các thông số về độ cong giác mạc và độ cận thị cần khắc phục bằng ghi nhận, quan sát hình ảnh nhuộm màu fluorescein bề mặt giác mạc có kính và không kính. Phương pháp chỉnh hình bề mặt giác mạc này là một dạng đặc biệt của việc sử dụng kính tiếp xúc cứng. Phương pháp này có thể được ứng dụng cho mọi lứa tuổi, đặc biệt lứa tuổi học đường có tỷ lệ mắc cận thị cao và cận thị tiến triển.

Các trường hợp mắt có tiên lượng tốt, cho kết quả thành công cao: (1) Độ cận thị từ -1.00 DS đến -5.00 DS; loạn thị giác mạc thuận ≤1.50 DC; loạn thị nghịch ≤0.75 DC. (2) giá trị chỉ số e ≥0.5. (3) Ro có giá trị từ 41.00 D (8.23 mm) đến 45.50 D (7.41 mm). (4) Bán kính giác mạc > 11 mm. (5) Tỷ số của số kính cầu và số kính trụ > 2:1. Các trường hợp sau có kết quả hạn chế: thất bại với phương pháp đeo kính tiếp xúc ban ngày; những mắt có kích thước đồng tử >4 mm với ánh sáng thường hoặc 6 mm với ánh sáng tối, vì vùng giác mạc điều trị phải có đường kính lớn hơn đường kính đồng tử để tránh hiện tượng lóa mắt sau điều trị. Những trường hợp điều trị có tiên lượng khó khăn: độ cận thị >-5.00 D; tỷ lệ số kính cầu và số kính trụ <2:1.


Hình 3: Đường kính vùng giác mạc trung tâm chịu tác dụng của lực ấn bằng đường kính của đồng tử. Các tia sáng theo hướng Y sẽ bị chắn lại bởi mống mắt. Các tia sáng theo hướng Z sẽ bị khúc xạ theo hướng lệch đi một góc khúc xạ, tạo nên hiện tượng lóa mắt sau chỉnh hình.



Chống chỉ định tuyệt đối với các trường hợp bệnh nhân bị giãn lồi giác mạc, loạn dưỡng giác mạc, đang bị bệnh thuộc bán phần trước nhãn cầu, bệnh khô mắt ở mức độ nặng, loét trợt giác mạc tái phát. Chống chỉ định tương đối, tức là xem xét chỉ định sau điều trị các bệnh như viêm bờ mi, khô mắt mức độ nhẹ sau khi sử dụng kính tiếp xúc loại khác.

  1. Каталог: wp-content -> uploads -> tailieu
    uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
    uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
    uploads -> Hãy là người đầu tiên biết
    uploads -> Có chiến lược toàn diện về việc truyền phát tin tức
    uploads -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
    uploads -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
    uploads -> ĐÁP Án và HƯỚng dẫn chấM ĐỀ khảo sát chất lưỢng học kỳ II
    uploads -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu
    tailieu -> Trường tiểu học Phước Long 1 Thứ ngày tháng năm
    tailieu -> SỞ giáo dục và ĐÀo tạo bắc giang đ Ề thi chính thứC

    tải về 0.91 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương