Tìm Hiểu SÁu phái triết họC ẤN ĐỘ ht. Mãn Giác


Chương II - TRIẾT THUYẾT Sàmïkhya (Số luận)



tải về 1.03 Mb.
trang6/37
Chuyển đổi dữ liệu16.10.2017
Kích1.03 Mb.
#33722
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   37

Chương II - TRIẾT THUYẾT Sàmïkhya (Số luận)

I.KHỞI NGUYÊN VÀ VĂN HỌC UPANISHAD


Sàmïkhya là một nền triết học tối cổ trong các hệ phái triết học của Ấn Độ. Ngay từ thời đại khai sinh của các Upanishads, mặc dù chưa thành hình như một hệ thống, người ta cũng có thể tìm thấy ở chúng khá nhiều yếu tố liên hệ. Các Upanishads càng về sau càng sử dụng nhiều thuật ngữ của Sàmïkhya.

Bản kinh Upanishàd xưa nhất, chứa đựng những mầm móng của Sàmïkhya phải nói là Taittirìya Upanishad. Bản kinh này thuộc trường phái Taittrìya của Yajur Veda. Toàn bộ được chia làm ba chương (Valli). Chương I, SÙiksïa Valli, trình bày những vấn đề của ngữ pháp, cách phát âm1. Chương II và III, Brahmànanda Valli và Bhrïgu Valli, trình bày tri thức về Ngã tối thượng (paramàtman).

Các tiết 1-5 của chương II giới thuyết năm bộ phận, hay ngũ tạng (panõca-sùoka) mà trong đó Ngã (àtman) xuất hiện như là một tiểu ngã (jìvàtman): thực vị sở thành (anna-rasa-maya), sinh khí sở thành (pràna-maya), ý sở thành (manomaya), thức sở thành (vijnõàna-maya) và điệu lực sở thành (ànanda-maya). Chúng biểu tượng cho năm nguyên lý tổ hợp thành một sinh mạng (jìva) vật chất hay nhục thể, tổ chức sinh lý, hiện thức, lý tánh, và chân ngã. Các tiết tiếp theo của chương này, 6-9, nói về Brahman, như là căn nguyên của tất cả, ai biết được diệu lạc (ànanda) của Brahman, người đó thoát khỏi mọi sợ hãi.

Các tiết của chương III viết về tìm kiếm Brahman trong năm tạng của tiểu ngã.

Thuyết ngã tạng như vậy đã ám chỉ 25 đế sau này của Sàmïkhya. Tri thức về Brahman khởi hành từ các thực thể vật chất đi lần về căn nguyên tối hậu của nó, sự kiện này cũng báo hiệu quan niệm về lịch trình hiện tượng hóa từ tuyệt đối đến tương đối và từ tương đối trở về căn nguyên tuyệt đối, để thành tựu giải thoát cứu cánh. Trong năm tạng (sùoka), bốn tạng đầu bao hàm 24 đế mà căn nguyên tối hậu là tự tánh (prakrïti), và tạng cuối cùng, diệu lạc sở thành, chính là Thần ngã (purusïa).

Những quan niệm về tính phi biến dị (avyakta) của Thần ngã, và tính biến dị (varkta) của Tự tánh cũng được tìm thấy trong Kàthaka Upanishad. Thuyết tam đức (gunïa-traya) cũng được báo hiệu trong Mahànàràyana Upanishad, khi bộ kinh này mô tả con dê cái (ajà)2 có ba màu: đỏ, trắng và đen. Thuyết này lại được nói rõ, như một định nghĩa về Tự tánh (prakrïti) gồm ba tính chất, trong SÙvetàsùvatara Upanishad3. Nhưng SÙanïkara, thủ lãnh của Advaita Vedànta bác bỏ ý tưởng này của Sàmïkhya4. Đằng khác, bản chất của Thần ngã mà Sàmïkhya coi như là tri giả (jnõàtà), thọ giả (bhoktà), Tự tánh như là tự5 nhiên giới, cũng được nói đến trong bộ kinh đó.

SÙvatàsùvatara Upanishad thuộc trường phái Taittirìya của Yajur Veda. Nó không những chứa đựng những yếu tố của nền triết học nhị nguyên như Sàmïkhya, mà còn bao hàm một tư tưởng nhất nguyên tuyệt đối của Vedànta, theo giải thích của SÙanïkara. Do đó, để chỉnh lý những mâu thuẫn có vẻ có, SÙanïkara khi chú giải đã nỗ lực loại bỏ những hàm ngụ nhị nguyên của nó. Dù sao, trong các bản Upanishads sơ kỳ, tư tưởng nhị nguyên hình như cũng đã báo hiệu, và tính cách mơ hồ của chúng giữa nhị nguyên và nhất nguyên khiến người ta khó mà xác định kỳ thủy Upanishad chủ trương một quan điểm nào. Chúng ta sẽ gặp lại những mơ hồ này ở hệ phái Vedànta được trình bày về sau. Các Upanishads hậu kỳ, thừa kế tư tưởng của những gì đã có trước, dĩ nhiên phần lớn chứa đựng khá nhiều mầm móng của Sàmïkhya.

Nhưng không hẳn Sàmïkhya đã không trình bày trung thực tư tưởng của Upanishad như các nhà Vedànta, nhất là SÙanïkara, thường chỉ trích6. Vì người ta thấy triết thuyết này được hàm ngụ hay được nhắc đến trong các Upanishads hay trong sử thi Mohàbhàrata, nên ngờ rằng đầu tiên Sàmïkhya theo chủ trương hữu thần. Thế nhưng, theo Bàdaràyana, tác giả của Brahma-sùtra, kinh thơ căn bản của Vedànta, khi đề cập vấn đề phái Sàmïkhya có là một triết thuyết trung thành với Upanishad hay không, đã kết luận rằng không phải, bởi vì triết thuyết này không giả thiết một Thượng đế vừa là nguyên nhân tối sơ, vừa là một tuyệt đối thể, và như vậy nó là một triết thuyết vô thần.

Ý kiến của H. von Glasenapp, trong La Philosophie indienne6, cho rằng Ìsùvarakrïna, tác giả của Sàmïkhya-kàrikà, không như các nhà chú giải sau này đã tấn công chủ thuyết thừa nhận hiện hữu của một chủ tể vũ trụ, mà ông chỉ không bàn đến Thượng đế (Ìsùvara) mà thôi. Trong khi đó, các nhà chú giải của Kàrikà lại tìm những lý do để phủ nhận sự hiện hữu của Ìsùvara; và như thế Sàmïkhya rõ ràng chỉ là một triết thuyết vô thần kể từ sau kỷ nguyên tây lịch trở đi.

Truyền thuyết lại cho rằng chủ trương vô thần của Sàmïkhya đã có một ảnh hưởng quyết định đối với Phật giáo. Truyền thuyết này dựa trên sự kiện rằng nơi đản sinh của Phật, thành phố Kapilavastu, đã ám chỉ sự thừa nhận Kapila, sáng tổ của Sàmïkhya. Điều này có thể kiểm chứng, nếu người ta xác định được niên đại của Kapila.

Trái lại, theo ý kiến của Dasgupta7, chính quan điểm vô thần của Sàmïkhya là do bị ảnh hưởng của Phật giáo. Nếu thế, có lẽ ngay từ khởi thủy, Sàmïkhya đã chịu ảnh hưởng tuyệt đối duy thần của các Upanishads, nếu đó là chủ trương chính yếu của chúng chứ không phải do những luận giải về sau. Cho nên các bản văn Upanishads hậu kỳ, cũng như trong Bhagavat-Gìta, và các sử thi khác, như trong Purnïa, đều cho rằng Vedànta và Sàmïkhya không chống đối nhau, đó là một chứng cớ, mặc dù có giá trị tương đối. Rồi về sau, do ảnh hưởng của Kỳ Na giáo và Phật giáo mà Sàmïkhya từ bỏ quan điểm tuyệt đối hữu thần để đi theo khuynh hướng đa nguyên luận duy tâm và duy thực vô thần. Giải thuyết này tương đối có thể giải thích vì sao một vài người theo Sàmïkhya sau này, như Vijnõànabhiksïu, ở nửa cuối thế kỷ XVI, đã cố gắng phục hồi quan niệm hữu thần cho Sàmïkhya.

---o0o---




tải về 1.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương