Tìm Hiểu SÁu phái triết họC ẤN ĐỘ ht. Mãn Giác


III.NGUỒN GỐC CỦA TRI THỨC



tải về 1.03 Mb.
trang3/37
Chuyển đổi dữ liệu16.10.2017
Kích1.03 Mb.
#33722
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   37

III.NGUỒN GỐC CỦA TRI THỨC


Pramànïya là hiệu quả của nhận thức. Pramànïa, lượng, là nguồn gốc của tri thức. Nơi Jaimini, có ba lượng: hiện lượng (pratyaksïa), tỉ lượng (anumàna) và thánh giáo lượng (sùabda). Prabhàkara thêm hai lượng: thí dụ lượng (upamàna) và nghĩa chuẩn lượng (arthàpatti). Kumàrila thêm lượng thứ sáu: vô thể lượng (abhàva) hay bất khả đắc (anupalabdhi).

Hiện lượng (pratyaksa) là tri giác sơ khởi khi nội căn và ngoại cảnh tiếp xúc với nhau mà cả Prabhàkara và Kumàrila đều thừa nhận là, như các nhà Naiyayika, tri giác này có hai: hiện lượng vô phân biệt (nirvikalpa-pratyaksïa) và hiện lượng có phân biệt (savikalpa-pratyaksïa). Giải thích của họ đại khái cũng giống của Nyàya. Tuy nhiên, vì không nhận có hai cú nghĩa, dị (visùesïa) và hòa hiệp (samavàya), nên theo họ, hiện lượng vô phân biệt thâu nhận được cả tổng tướng và biệt tướng của đối tượng; nói cách khác, nó vừa thâu nhận đối tượng như một toàn thể của những thành phần và vừa ngược lại.

Tỉ lượng (anumàna) là nhận thức bằng suy luận, khởi lên sau hai giai đoạn sơ khởi của tri giác hiện lượng. Một suy luận chỉ có thể có khi hai sự vật cùng hiện diện nơi một vật thứ ba. Thí dụ, lửa và khói cùng hiện diện trên núi. Sự hiện diện của khói với tư cách là một sở biến (gamaka hay vyàpya) trên núi tạo ra một khái niệm biến thông (vyàpti) cho phép người ta suy luận có sự hiện diện của lửa, năng biến (gamya hay vyàpaka) trên núi. Suy luận không khởi đầu từ một mệnh đề tổng quát, từ sự cộng tồn phổ biến giữa một sở biến (gamaka) và một năng biến (gamya): nơi nào có khói nơi ấy có lửa. Nó do ký ức về sự quan hệ thường trực giữa hai sự kiện: khói và lửa, cùng hiện diện nơi một sự kiện thứ ba: bếp lửa trước đây. Như vậy, suy luận mang lại một nhận thức mới mẻ, chưa từng thấy: núi có lửa. Nói là mới mẻ, vì nhận thức về một hòn núi có lửa xuất hiện trong tri giác trực tiếp, chứ không phải là ký ức quá khứ được nhắc lại từ một mệnh đề tổng quát đã biết như liên hệ khói và lửa.

Tỉ dụ lượng (upamàna) là nhận thức về tính chất tương tợ giữa hai sự vật. Một người trước kia đã có lần thấy một con bò đi trong rừng, nay thấy một con bò rừng, tính chất tương tợ giữa con bò thường và bò rừng khởi lên trong nhận thức. Loại nhận thức này bao gồm một đối tượng trong ký ức và một đối tượng đang tri giác. Nó không phải là một nhận thức bằng suy luận, tỉ lượng (anumàsa), bởi vì quan hệ biến sung, hay biến thống (vyàpti) giữa hai con vật không cần thiết phải có. Nó cũng không phải là một hiện lượng (pratyaksïa), bởi vì ở đây nhận thức đạt được không phải là con bò, hay bò rừng, mà là tính tương tợ của nó.

Nghĩa chuẩn lượng (arthàpatti) là nhận thức hàm ngụ. Giữa hai sự kiện tương phản, không nhất trí, người ta rút ra một hàm ngụ. Đến thăm một người bạn, biết chắc rằng y đang sống, nhưng không có mặt trong nhà; “đang sống” và “vắng mặt” là hai nhận thức tương phản, không nhất trí, đã được biết, chúng dẫn đến một hàm ngụ rằng y đang “ở đâu đó”. Nyàya đặt loại nhận thức này vào tỉ lượng (anumàna). Mìmàmïsà cho rằng trong tỉ lượng không thể có sự không nhất trí như vậy. Bằng vào nghĩa chuẩn lượng, các nhà Mìmàmïsà chứng tỏ rằng tự ngã tồn tại sau khi chết. Veda hứa hẹn phước báo cho tế tự, nhưng không phải hưởng thụ ngay sau khi vừa thực hiện xong một tế tự, mà là sẽ hưởng thụ trong một đời sống tương lai. Chính tác giả của một hành vi thiện hay ác sẽ hưởng thụ kết quả của hành vi ấy; do đó, tự ngã vẫn tồn tại sau khi chết để hưởng thụ những gì đã làm trong đời sống này.

Prabhàkara không coi vô thể, vô thể lượng (abhàva) là nhận thức về một đối tượng vắng mặt. Nó cũng được gọi là bất khả đắc (anupalabdhi). Khi một người bước ra sau hè rửa chân, nhận ra rằng lu nước không có ở đó, không hiện hữu; như vậy, vô thể của lu nước được nhận thức. Prabhàkara không coi vô thể như là một phạm trù độc lập, một cú nghĩa (pàdàrtha). Vô thể của lu nước chỉ là sự vắng mặt của nó. Sự vắng mặt này dựa trên một không gian trống. Với các nhà Naiyayika, và Kumàrila, vô thể thực sự là một phạm trù riêng biệt, một cú nghĩa. Kumàrila không cho rằng vô thể chỉ là sự vắng mặt, là một không gian trống. Một không gian có thể trống đối với lu nước, nhưng lại không phải là trống với một vật khác, hòn đá chẳng hạn, có thể hiện diện nơi đó. Nhưng khác với các nhà Naiyayika, họ không thừa nhận có một nhận thức riêng biệt về vô thể, ngoài hiện lượng và tỉ lượng. Với Kumàrila, các giác quan không thể thâu nhận được một đối tượng vắng mặt, vô thể. Còn tỉ lượng lại là nhận thức bằng suy luận căn cứ trên hiện lượng. Sự vắng mặt của lu nước, vô thể của nó, là một loại nhận thức khác hẳn với năm loại nhận thức mà đối tượng có tính cách tích cực kia. Do đó, Kumàrila lập thêm lượng thứ sáu, vô thể lượng (abhàva-pramànïa) hay bất khả đắc lượng (anupalaodhi) cho nó.

Thánh giáo lượng (ábsdha) là nhận thức xuất phát từ thẩm quyền của ngôn ngữ. Kumàrila chia nó thành hai loại: nhân tạo (purusïeya), đó là chứng ngôn của những nhân cách đáng tin (àptavàkya), và phi nhân tạo (apurusïeyo), chứng ngôn của Veda (Vedavàkya). Một người anh sai người em dẫn đến một con ngựa, và cột lại một con bò, trong lúc đó, một chú bé nghe được lời sai bảo giữa hai anh em ấy mà nhận ra được thế nào là một con ngựa và thế nào là một con bò. Loại nhận thức như vậy không phải là hiện lượng, cũng không phải là tỉ lượng, mà là nhận thức bằng chứng ngôn. Chứng ngôn hay thánh giáo lượng là một khía cạnh tối quan trọng trong hệ phái Mìmàmïsà, bởi vì nó xét đến bản chất của ngôn ngữ, và nhờ đó để có thể hiểu hiệu lực từ những chứng ngôn của Veda.

---o0o---


IV.THANH THƯỜNG TRỤ


Theo Prabhàkara, tất cả mọi âm thanh đều ở trong hình thức những âm tiết (varnïa). Một âm thanh (sùabda) được phát ra với ít nhất hai âm tiết trở lên. Nhiều âm tiết liên tục tạo thành một tập hợp âm thanh, chúng diễn tả một ý nghĩa nào đó. Âm thanh không phải xuất hiện rồi biến mất; nó là những tổng thể thường trụ bất biến. Ý nghĩa được phát biểu bởi âm thanh do đó cũng có giá trị vĩnh cửu.

Jaimini đề cập đến vấn đề âm thanh trong Mìmàmïsà-sùtra, từ sùtra I.i.6 đến I.i.23. Trong đó, từ sùtra I.i.6-11, trình bày những luận cứ đối lập (pùrvapaksïa); từ sùtra I.i.12-17, trình bày những bác luận (uttarapaksïa); và từ sùtra I.i.18-23 là chứng thành hay cực thành thuyết (siddhànta).

---o0o---



1. Pùrvapaksïa

(I.i.6). Có người nói: Âm thanh là sở tác (karma), vì hiện thấy như vậy. Pùrvapaksïa này muốn nói, âm thanh là nhân tạo, phát xuất từ thực nghiệm. Bởi vì là nhân tạo nên có tính vô thường.

(I.i.7). Vì không vĩnh cửu vậy. Nghĩa là, sau khi âm thanh được phát ra, nó tức thì diệt mất.

(I.i.8). Vì từ ngữ “tạo tác” (karoti) được dùng ở đây vậy. Âm thanh phát ra, ngôn ngữ được dùng trong cuộc đàm thoại, rõ ràng là do sự tạo tác của con người.

(I.i.9). Vì có sự đồng thời nơi các hữu tình khác vậy. Nếu âm thanh là một và thường, trong cùng một lúc không thể có nhiều cuộc đàm thoại đang xảy ra.

(I.i.10). Vì có những nguyên hình (prakrïti) và những biến hình (vikrïti) vậy. Một từ ngữ có nguyên hình khi đứng riêng rẽ, nhưng khi đi chung với những từ ngữ khác, theo luật tiếp âm (sandhi) nó phải thay đổi hình dáng. Thí dụ, từ ngữ neti trong cách ngôn: neti nety yàtmà. Hay dadhi atra, theo luật tiếp âm trở thành: dadhyatra.

(I.i.11). Vì có sự tăng gia của âm thanh do nhiều người nói ra vậy. Một âm thanh được phát ra từ một người, qua đến nhiều người, số lượng tất nhiên không thể đồng nhất.

---o0o---



2. Uttarapaksïa

(I.i.12). Nhưng sự thật “hiện thấy” tương đồng trong cả hai trường hợp. Đây là trả lời cho sùtra I.i.6. Trên kia đối phương cho rằng âm thanh là sở tác, vì hiện thấy. Ở đây nói, âm thanh không phải là sở tác, mà là sự phát hiện bởi ý chí của con người. Tức là, nếu trước đây chưa được phát âm, âm thanh không phát hiện, thì bây giờ nó được phát hiện bởi ý chí phát âm. Như vậy, sự kiện âm thanh “hiện thấy” tương đồng trong hai trường hợp.

(I.i.13). Những gì xảy ra (khi âm thanh hết được nghe) là không có tri giác về âm thanh tồn tại, do sự vắng mặt của đối tượng.

(I.i.14). Từ ngữ chỉ cho ý vị. (Trả lời sùtra I.i.8.) Ở đây nói, bởi vì âm thanh vốn thường trụ, do đó ý nghĩa của những diễn tả này mới có thể là “sử dụng âm thanh”.

(I.i.15). Tính đồng thời cũng giống như mặt trời. Một mặt trời duy nhất, nhưng đồng thời có thể chiếu rọi nhiều nơi.

(I.i.16). Nó là một từ ngữ khác, không phải là một biến hình.

(I.i.17). Sự tăng gia được nói đến, là sự tăng gia của tiếng động (âm hưởng) chứ không phải của âm thanh.

---o0o---



3. Siddhànta

(I.i.18). Sự thực, (âm thanh) phải là thường trụ. Vì phát thanh là vì mục đích của kẻ khác. Nếu âm thanh không phải thường trụ, diệt mất ngay sau khi phát, người này không thể truyền đạt ý nghĩa mình muốn nói cho một người khác.

(I.i.19). Vì đồng dạng trong mọi trường hợp. Khi người ta nói “con bò”, bất cứ ai, trong bất cứ lúc nào và bất cứ trường hợp nào, đều hiểu được ý nghĩa của tiếng đó.

(I.i.20). Vì không có số lượng. Mọi người đều dùng tiếng “con bò” trong tám lần, tự thân của tiếng “con bò” không hề trở thành số lượng có tám.

(I.i.21). Vì không bị lệ thuộc (anapeksïatvàt). Bất cứ sự vật nào bị hủy diệt cũng đều có nguyên nhân. Nhưng không hề thấy có nguyên nhân cho sự hủy diệt của âm thanh.

(I.i.22). Vì không có ý niệm về sự liên hệ (của âm thanh với nguyên nhân của nó). Đây là do một nạn vấn: âm thanh là sản phẩm của hư không. Trả lời, nếu âm thanh là sản phẩm của hư không, vậy nó chỉ có thể là hư không trong một hình thái vi tiểu. Nhưng người ta không hề nhận ra có một phân tử vi tiểu nào trong sự thành hình của âm thanh. Nếu âm thanh là sản phẩm của hư không, giác quan khi tiếp nhận âm thanh cũng phải tiếp nhận được những phân tử hư không trong âm thanh.

(I.i.23). Vì thánh điển có ám chỉ. Thánh điển Veda thường có ám chỉ tính thường trụ của âm thanh, như nói: “Do âm thanh vốn thường trụ...” v.v...

---o0o---




tải về 1.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương