Tìm Hiểu SÁu phái triết họC ẤN ĐỘ ht. Mãn Giác



tải về 1.03 Mb.
trang9/37
Chuyển đổi dữ liệu16.10.2017
Kích1.03 Mb.
#33722
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   37

VI.PURUSÏA: THẦN NGÃ


Prakrïti như một con dê cái ba màu: trắng, đỏ và đen, sinh ra một đàn dê con. Trong khi đó, purusïa như một con dê đực đang đứng ăn cỏ. Nó là một con dê đực cô đơn, nhưng thong dong hưởng thụ những gì mà nó thích. Nó là một kẻ bàng quan, nhưng lại can thiệp vào sự sáng tạo của con dê cái.

Định nghĩa về purusïa, Sàmïkhya-kàrikà 24 nói:

“Và vì trái ngược với prakrïti, nên purusïa là chứng nghĩa (sàksitva), là kẻ độc tồn (kaivalya), trung trực (màdhyasthya), kiến giả (drsïtïrïtva), phi tác giả (akartrbïhàva), trái ngược với prakrïti, bởi vì purusïa không có ba gunïa”.

Nhưng con dê đực không có ba màu như con dê cái mà chúng ta dẫn trong SÙvetasùvatàra Upanishad ở trên. Nó là chứng nhân, như con dê đực đứng nhìn đàn con của nó mà không dự phần nuôi dưỡng. Nó là kẻ độc tồn, vì ở ngoài lịch trình hiện tượng hóa, như con dê đực không tham dự việc thai nghén và sinh đẻ. Nó là trung thực, bởi vì prakrïti với ba gunïa có co duỗi, trái lại purusïa lúc nào cũng rất thẳng. Nó là kiến giả, và phi tác giả, cũng được giải thích tương tợ, theo trường hợp con dê đực và suy diễn.

Purusïa và prakrïti cũng được ví dụ như một người què và một người mù. Purusïa, nguyên lý tâm linh tối cao, nhưng là một nguyên lý không hoạt động, như một người què, có mắt nhưng không thể đi được. Trái lại, prakrïti, nguyên lý vật chất tối cao, như người mù, tuy có hai chân mà không cũng không thể đi được. Cả hai hợp tác, người mù cõng người què, và người què chỉ đường. Thế là diễn ra lịch trình hiện tượng hóa.

Cũng như prakrïti, purusïa là nguyên lý tối cao không thể trực giác hay tri giác đến được, mà phải bằng vào suy luận. Sàmïkhya-kàrikà 25 dẫn năm chứng cứ cho suy luận về hiện hữu của purusïa:

1. Vì tụ tập là vì cái khác (sanïghàtaparàrthartvàt: tụ tập vị tha cố): chứng cứ mục đích luận. Sự vật được tạo ra là nhắm đến một mục đích nào đó. Người ta bện cỏ thành chiếu, vì hướng đến chủ đích ngồi. Màn kịch được trình diễn cũng nhắm mục đích phục vụ cho sự thưởng thức của khán giả. Cũng vậy, thế giới hiện thực này xuất hiện phải nhắm đến một mục đích nào đó. Khán giả của màn kịch, sự thưởng thức của họ, là nguyên nhân cứu cánh cho màn kịch đang trình diễn. Purusïa là khán giả để cho các đào kép, diễn viên gồm prakrïti và các phạm trù kia xuất hiện thành hiện tượng giới: sự thỏa mãn các cứu cánh của purusïa là nguyên nhân xuất hiện của prakrïti và ba trạng thái dị biệt26.

2. Vì khác với ba gunïa (trigunïàdiviparyayàt: dị tam đức). Chú giải chứng cứ này, Vàcaspati nói: với mục đích vì kẻ khác, chúng ta chỉ có thể suy luận từ một tụ tập này đến tụ tập khác, thành ra bất tận. Muốn tránh tính cách suy luận vô cùng này, phải chấp nhận sự hiện hữu của một purusïa. Nói rộng hơn, khi nhìn thấy thế giới vật chất, kể cả nội giới và ngoại giới, chúng ta biết rằng tất cả nhằm phục vụ cho sự thỏa mãn của cái tôi (ahamïkàra), nhưng thật ra, đó cũng chỉ là biến thái từ ba gunïa. Muốn tránh khỏi lý luận không đạt đến một kết luận cuối cùng, phải chấp nhận purusïa như là một nguyên lý khác biệt ba gunïa đó. Điều này có nghĩa rằng, tất cả mọi sự vật đều được kết cấu bằng ba gunïa, và do đó, xét theo khía cạnh luận lý, người ta phải thấy có sự hiện hữu của purusïa không có các tính chất gunïa, để làm chứng nhân cho các gunïa đó và đồng thời vượt lên chúng.

3. Vì là sở y (adhisïtïhànàt): Ba gunïa là những phẩm tính vô tri giác. Hiện tượng giới phải được thống nhất dưới sự chứng kiến của một chứng nhân sáng suốt. Mọi nhận thức đều giả thiết sự hiện hữu của một bản ngã. Bản ngã là nền tảng (adhisïtïhàna) của tất cả nhận thức thường nghiệm. Nhưng bản ngã trong tri thức thường nghiệm dưới khái niệm về một cái tôi ấy cũng chỉ là một biến thái có nguồn gốc trong nguyên chất tối sơ. Do đó, phải chấp nhận purusïa là sở y tối hậu của tất cả thế giới hiện thực, bao gồm cả tinh thần lẫn vật chất.

4. Vì là người hưởng thụ (bhaktrïbhàvàt). Prakrïti vô tri, không thể có kinh nghiệm về những sự vật do nó tạo thành. Như vậy phải có một tâm lý, tâm linh, trí tuệ, để kinh nghiệm những gì được sáng tạo từ prakrïti đó. Prakrïti chỉ là đối tượng của hưởng thụ, là thực khách (bhoktà). Tất cả mọi sự vật, bởi vì đều mang những tính chất của các gunïa, nên thảy đều có tính chất hoặc sung sướng, hoặc đau khổ, hoặc hờ hững. Tất cả những tính chất đó chỉ có ý nghĩa khi nào có một nguyên lý tâm linh, trí tuệ, kinh nghiệm đến.

5. Vì là độc ly (kaivalyàrthapravrïtïtïehï): chúng ta sống trong thế giới, bị trói buộc trong đau khổ, và tìm cách giải thoát. Khi giải thoát ra khỏi mọi phiền trược của thế gian, ta sẽ là kẻ độc nhất, độc lập, độc ly, đứng ngoài mọi biến thái và biến chuyển. Ta hay kẻ đó phải là purusïa. Ước vọng giải thoát cho biết có kẻ giải thoát. Kẻ đó là purusïa.

Purusïa như vậy được khám phá như là một nguyên lý tâm linh, một căn nguyên khác biệt căn nguyên nhất thể. Nhưng, purusïa đó là nhất thể hay phức thể, nghĩa là tất cả cùng từ một purusïa duy nhất, hay có sự hiện hữu của nhiều purusïa? Sàmïkhya-kàrikà chứng minh với năm lý do, rằng purusïa là phức thể:

1. Vì là căn nguyên sai biệt cho sinh tử (janamaranïa karanànàm pratiniyamàt: sinh tử biệt căn cố): trong hiện tượng giới, kẻ này sống rồi kẻ kia chết, và cũng chính kẻ đó, nay chết đây và sinh nơi kia, rồi lại từ nơi kia chết đi mà thác sinh nơi khác nữa. Sống và chết tiếp nối liên tục như vậy, với vô số loài người và loài vật như vậy, tất nhiên không phải chỉ có một linh hồn (jìvàtman). Nhưng nếu purusïa là nhất thể, chỉ có một, thì sự sống và sự chết của một người này sẽ cũng có nghĩa là sự sống và sự chết của tất cả những người khác. Và rồi, mọi kinh nghiệm đau khổ, khoái lạc của một người này cũng sẽ phải là tất cả. Như vậy, purusïa phải là phức thể (purusïabahutvam: các ngã).

2. Vì tác sự bất cộng (ayugapat pravrïttehï): nếu purusïa chỉ có một, sự sa đọa của người này cũng là sự sa đọa của tất cả, và giải thoát của một người là giải thoát của tất cả. Và rồi, một người hoạt động, tất cả cùng hoạt động. Nhưng thực tế không phải vậy, có người hoạt động thì cũng có những người khác lúc đó không hoạt động.

3. Vì dị biệt ba đức (traigunïyaviparyayàt: tam đức dị biệt cố ): Trong tình trạng giải thoát, không cần phải giả thiết có nhiều purusïa, bởi vì, nếu có nhiều thì cũng chỉ khác nhau về số lượng, trong khi đó tất cả đều ở ngoài ba gunïa. Nhưng trong trường hợp sa đọa, số lượng dĩ nhiên phải được giả thiết là nhiều, mà về phẩm tính, trong trường hợp này thì sattva trổi vượt mà trong trường hợp kia thì rajas trổi vượt hay trong trường hợp khác nữa tamas trổi vượt. Như vậy, về số lượng cũng như về phẩm tính, không thể tất cả chỉ là một như nhau. Vậy, purusïa phải là phức thể.

Vàcaspati chú giải Kàrikà về các chứng cứ này, kết luận rằng sự giả thiết về phức thể không có gì khó khăn, bởi vì thừa nhận có hai nguyên lý căn bản và tối sơ như vừa thấy, Sàmïkhya được đặc trưng như là một chủ thuyết lưỡng nguyên.

---o0o---




tải về 1.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương