Tìm Hiểu SÁu phái triết họC ẤN ĐỘ ht. Mãn Giác


V.THÀNH TỰU VÀ GIẢI THOÁT



tải về 1.03 Mb.
trang15/37
Chuyển đổi dữ liệu16.10.2017
Kích1.03 Mb.
#33722
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   37

V.THÀNH TỰU VÀ GIẢI THOÁT


Chương III của Yoga-sùtra, gồm 54 sùtras, nói về những thành tựu của tu tập hay thần thông: vibhùti. Ở Sùtra I.1, chú giải của Vàcaspati nói rằng những vibhùtis được thành tựu bằng nguyên lý tổng chế, hay samïyama. Sùtra II.9-15 trình bày sự diễn tiến của samïyama qua thứ tự chứng đắc ba giai đoạn cuối của bát phần Du Già.

Samïyama, nguyên nghĩa là “kỷ luật nội tại” được kể chung cho ba giai đoạn cuối, vì các bộ phận Yoga này không còn lấy ngoại giới làm đối tượng nữa. Vyàsa, chú giải Sùtra III.6, nói rằng: khi một tâm địa (citta-bhùmi) được chinh phục bởi samïyama, nó được áp dụng ngay cho giai đoạn tiếp theo sau. Nếu chưa chinh phục được tâm địa thấp không thể nhảy ngay lên một tâm địa cao hơn. Theo giải thích này, samïyama hay nguyên lý tổng chế là kỷ luật nội tại mà sự tiến bộ trong lúc tu tập tùy theo mức độ kiên cố của nó và khả năng chinh phục một tâm địa thấp để nhảy lên một tâm địa cao hơn. Ở đây, chúng ta cũng nên biết là có 5 cấp bực, hay trình độ của tâm, hay tâm địa (citta-bhùmi): ksïipta, tán loạn; mùdha, hay quên; viksïipta, vừa tán vừa định, nghĩa là chỉ có thể chú tâm trong khoảng thời gian ngắn; ekàgra, nhất tâm; và nirudha, tĩnh chỉ. Các tu tập đều có mục đích là hướng đến hai tâm địa sau cùng này.

Do khả năng đạt được bằng nguyên lý tổng chế, khi chinh phục được một tâm địa, thì mở ra một tâm địa khác, cao hơn, và tâm địa cũng sẽ bị chinh phục do khả năng đạt được bằng tổng chế. Sự diễn biến này có ba giai đoạn, coi như là ba giai đoạn khai triển (parinïàma) của tâm.

Trước hết, nơi giai đoạn tu tập chấp trì (dhàranïà), tác dụng của tâm bây giờ diễn ra theo hai chiều hướng: chiều hướng động, khuynh hướng đi ra ngoài (vyuthàna) bị chế ngự, khuất phục bằng tổng chế (samïyama) và khuynh hướng tĩnh chỉ (niroddha) xuất hiện. Giai đoạn này được gọi là khai triển tĩnh chỉ (niroddha-parinïàma).

Giai đoạn thứ hai là khai triển đẳng trì (samàdhi-parinïàma). Sau khi đã khai triển được khuynh hướng tĩnh chỉ, thành tựu dhàranà tức thì tiến lên dhyàna. Trong dhyàna, tâm cũng có hai phương diện, một tán (sarvàthatà) và một định (ekàgratà). Bằng tổng chế, khuất phục sarvàthatà và khai triển ekàgratà.

Sau cùng là khai triển tâm nhất cảnh (ekàgratà-parinïàma). Ở đây, cũng đối với hai phương diện của tâm mà tổng chế là điều hòa sự quân bình của chúng: phương diện tịch tĩnh (sùànta) và phương diện hoạt động (udita).

Từ giai đoạn này bước sang một giai đoạn khác, mỗi nơi đều xảy ra sự biến đổi và phát huy năng lực cao hơn về tính chất (dharma), đặc tướng (laksïanïa) và trạng thái (avasthà) của nhục thể (bhùta) và quan năng (indriya).

Về những biến đổi này, nói một cách đơn giản, khi tác dụng của tâm càng vi tế, thì đối tượng càng xuất hiện tế nhị; cho đến khi tâm cảnh hiệp nhất, và sự biến đổi càng lúc càng tế nhị của tâm làm thay đổi cơ cấu vật lý và sinh lý. Các năng lực được phát huy và cuối cùng hành giả đạt được thần thông bất tư nghị. Mức độ của thần thông tùy mức độ của tổng chế đối với đối tượng mà nó phải chế ngự. Thí dụ, Sùtra III.16 nói: bằng sự tổng chế trên ba khai triển mà đạt được tri thức về quá khứ, hiện tại và vị lai. Hoặc Sùtra III.17: ngôn từ, đối tượng và ý niệm xuất hiện như là một, bởi vì mỗi cái một liên hệ nhau; bằng sự tổng chế về sai biệt này mà đạt được thắng trí hay thần thông nghe đủ âm thanh của các loại hữu tình. Hoặc Sùtra III.25: bằng tổng chế đối với mặt trời, thắng trí về các phương hướng v.v... Cứ như vậy, bằng tổng chế trên một đối tượng, sẽ đạt được thắng trí hay thần thông tương ứng.

Cũng bằng tổng chế ấy, khi phân biệt rõ sự khu biệt giữa tự tánh và thần ngã, bấy giờ hành giả sẽ đạt được nhất thiết trí, và cuối cùng đạt đến trạng thái độc tồn (kaivalya) hay giải thoát. Tuy nhiên, đối với các năng lực thần thông đạt được bằng sự tổng chế về một đối tượng đó, Yoga-sùtra cảnh giác rằng chúng có thể là những trở ngại cho samàdhi, mà mục tiêu cuối cùng phải là kaivalya.

Chương IV, gồm 34 sùtras, nói về kaivalya hay độc tồn, hay giải thoát. Khái niệm về giải thoát cũng được đề cập rải rác trong các chương trước. Thí dụ, Sùtra 19, chương I, trình bày hai trường hợp giải thoát đạt được sau khi thành tựu vô tâm tam muội (asamprajnõà-samàdhi). Trường hợp thứ nhất là vô thân (videha) mà hành giả đạt được, hưởng thụ khoái lạc không có thân thể. Trường hợp thứ hai, xúc tánh (prakrïtilaya) khi tâm (citta) thu hồi về nguyên ủy prakrïti.

Sùtra 27, chương II, trình bày bảy giai đoạn mà phân biệt trí trải qua để đạt được hai loại giải thoát là thân giải thoát (kàya-vimukti) và tâm giải thoát (citta-vimukti). Trong diễn tiến của thân giải thoát, phân biệt trí lướt qua bốn bậc: (1) biết rằng sự khổ đã bị trừ, không còn gì cần phải biết thêm nữa; (2) biết rằng căn nguyên dẫn đến sự khổ đã bị hủy diệt, luân hồi đãi bị bứng trốc gốc rễ; (3) sự đoạn trừ được kinh nghiệm trực tiếp như một sự kiện hiển nhiên; (4) thấu triệt phương tiện của tri thức do phân biệt tự tánh và thần ngã.

Bốn trí (prajnõà) trên thành tựu do phân tích hiện tượng ngoại giới. Chúng được trình bày như có nhiều liên hệ với Tứ diệu đế của Phật giáo, và như vậy cũng cho thấy tương quan ảnh hưởng như thế nào giữa Phật giáo và Yoga. Ta nên nhớ là Yoga chỉ được hệ thống hóa sau Phật.

Ba trí còn lại diễn tiến trong tâm giải thoát là: 5. trực nhận hai mục tiêu của buddhi, hoặc hưởng thụ (bhoga) hoặc giải thoát (apavarga); 6. ba gunïa có khuynh hướng trở lại nguyên ủy prakrïti của chúng như những tảng đá nặng từ đỉnh cao phải rơi xuống đất; 7. bấy giờ, purusïa độc lập, vì buddhi bị thu nhiếp vào ba gunïa và các gunïa đã trở về với prakrïti.

Sau khi đạt đến trí (prajnõà) thứ bảy, purusïa độc lập trong trạng thái của một samàdhi được mô tả như là đám mây giữa hư không vì purusïa không còn ham muốn, các hạt giống ngã chấp, ngã kiến, v.v... đã hoàn toàn bị hủy diệt. Đây là trạng thái samàdhi mà Sùtra IV.29 mệnh danh là pháp vân tam muội (dharma-megha-samàdhi). Từ đó, hành giả diệt trừ tất cả nghiệp và phiền não, giải thoát ngay trong đời hiện tại: hữu thân giải thoát (jìvan-mukta).

---o0o---


tải về 1.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương