Tìm Hiểu SÁu phái triết họC ẤN ĐỘ ht. Mãn Giác



tải về 1.03 Mb.
trang23/37
Chuyển đổi dữ liệu16.10.2017
Kích1.03 Mb.
#33722
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   37

VIII.TÔNG (PRATIJNÕA)


Tông là một mệnh đề67 trong đó chủ ngữ và thuật ngữ là hai khái niệm mà cả luận giả và đối phương cùng thỏa thuận về ý nghĩa; tức chúng phải thỏa mãn điều kiện cực thành (siddhànta). Thí dụ, khi một nhà Vedànta lập luận với một nhà Phật học mà nói rằng: “Brahman (là) bất tử”. Trong tông chi này, Brahman đứng ở vị trí chủ ngữ. Nhưng ý nghĩa của từ ngữ không được quan niệm như nhau giữa luận giả và đối phương. Nhà Vedànta hiểu Brahman như là một bản thể của vũ trụ, trong khi nhà Phật học chỉ có thể coi đó là một chúng sanh cao cấp. Chủ ngữ không cực thành, cho nên ý nghĩa sở lập (sàdhya) của tông chi trở thành mơ hồ, bất xác. Nếu thuật ngữ không thỏa mãn được điều kiện cực thành, sở lập cũng trở thành bất xác như thế.

Khi chủ ngữ và thuật ngữ đã thỏa mãn yếu tố cực thành, tông chi đương nhiên được đặt thành vấn đề thảo luận. Nó được gọi là sàdhya, và cũng được gọi là paksïa. Trong thuật ngữ Sanskrit, nghĩa đen của paksïa là cánh cung. Ở đây, nó có nghĩa là ý kiến hay chủ trương tức chủ đề của một luận thức.

Xét theo cơ cấu văn pháp của Sanskrit, giữa chủ ngữ và thuật ngữ, mà Hán văn xưa gọi là tiền trần và hậu trần, không có những liên từ (copula) như “là”, hay “có” để đặt quan hệ của chúng; do đó, nơi mệnh đề tông chi người ta cần phải phân biệt rõ chủ điểm tranh luận đặt ở đâu. Chúng ta có thể giả lập một tông chi nói: “Âm thanh (là) thường tại tánh - sùabdahï / nityatàhï”68.

Mệnh đề được phát biểu bằng tiếng Sanskrit có thể đảo ngược mà nội dung sẽ không thay đổi theo ngôn ngữ thường đàm: “nityatàhï / sùabdahï”. Tuy nhiên, trên pháp thức luận đó, người ta phải biết chủ điểm tranh luận đặt trên “âm thanh” hay trên “vô thường tánh”.

Để tránh sự mơ hồ có thể xảy ra, mệnh đề tông chi phải theo quy tắc cố định, mà chủ điểm tranh luận nhất định phải đặt ở hậu trần. Trong trường hợp này, tiền trần được gọi là hữu pháp (dharmin) và hậu trần là pháp (dharma). Hậu trần, pháp, như vậy là thuộc tính. Tiền trần là cái sở hữu thuộc tính đó. Hữu pháp như một người chủ, mà pháp có tính cách như một nô bộc.

Tiền trần còn được gọi là sở biệt (visùesya), và hậu trần là năng biệt (visùesïa). Bộ thuật ngữ này phân biệt tương quan giữa tiền trần và hậu trần. Nói “hoa sen màu xanh”, trong đó, hậu trần “màu xanh” có nhiệm vụ xác định loại hoa sen màu xanh giữa những hoa sen màu trắng, đỏ, hồng phấn, v.v...

Điểm quan trọng phải lưu ý là tính cách hiện diện của tiền trần và hậu trần. Tiền trần phải là một sự thể mà tri thức có thể trực giác được, trong khi hậu trần chỉ xuất hiện một cách gián tiếp. Suy luận khởi lên khi một dấu hiệu nào đó xuất hiện nơi tiền trần. Thí dụ, trông thấy khói xuất hiện trên núi mà đặt nghi vấn về sự hiện diện của lửa trên núi đó. Dấu hiệu luận này chính là linïga (tướng) và hetu (nhân). Nếu lửa cũng hiện diện trực tiếp mà tri giác có thể trực giác được, nghi vấn sẽ không khởi lên, và suy luận không diễn ra. Cho nên, trong tông chi, người ta không thể nói:

- Dưới đám khí kia là núi

hay:

- Dưới đám khói kia có lửa.

Nhưng, dưới điều kiện tâm lý nào mà nghi vấn như vậy khởi lên? Theo Nagin J.Shah16, trong Triết học Ấn Độ, về phương diện này, có ba ý kiến xảy ra giữa các nhà luận lý:

(1) Sở lập bị nghi: điều kiện tất yếu để lập luận là sự nghi ngờ về thuộc tính của một sự thể nào đó. Thí dụ, khi thấy khói mà nghi ngờ sự hiện hữu của lửa.

(2) Sở lập bị khảo sát: sở lập (sàdhya) bị đặt thành nghi vấn có thể là nguyên nhân cho suy luận, nhưng nghi vấn ấy phải chứng tỏ rằng người ta muốn xác chứng vấn đề; đây mới là điều kiện tất yếu.

(3) Không mâu thuẫn với hiện lượng: sự kiện cần được xác chứng đó phải không trái ngược với kinh nghiệm tri giác, với suy luận, với kinh nghiệm thông tục. Nói cách khác, chủ đề luận lý không được vi phạm các điều sau đây:

- hiện lượng tương vi (pratyaksïa-virudha), mâu thuẫn với tri giác;

- tỉ lượng tương vi (anumàna-virudha), mâu thuẫn với suy luận;

- thế gian tương vi (lokavirudha).

---o0o---


IX.LẬP NHÂN


Nhân là bộ phận chủ yếu trong Ngũ chi tác pháp. Sùtra I.1.34 định nghĩa: “Nhân là phương tiện để thiết lập sự thể cần được thành lập (sở lập) nhờ vào đặc tính của đồng dụ và dị dụ.” Định nghĩa này như thế không chỉ cho biết nhân (hetu) là chứng lý của suy luận để thiết lập lý tắc cho chủ đề luận lý được phát biểu nơi tông chi, nó còn quy định ba phương diện, hay đặc tính của nhân. Tarka-sanïgraha giới thuyết ba phương diện này là: biến sung toàn phần (anvayavyatireki); biến sung tích cực (kevalànvayi) và biến sung tiêu cực (kevalavyatireki)17.

Biến sung (vyàpti) là tính chất tất yếu của nhân. Với tính chất này, nhân là một tính chất hiện diện nơi cả tiền trần và hậu trần của tông. Trên phương diện thứ nhất, quan hệ giữa nhân và tông là quan hệ nhân quả. Thí dụ:

Tông: Đằng núi kia có lửa

Nhân: Vì núi kia có khói.

Khói, dấu hiệu luận lý (linïga) nhất định phải hiện diện nơi núi, tiền trần hay hữu pháp (dharmin); và quan hệ giữa nó với lửa, hậu trần hay pháp (dharma) hay năng biệt (visùesïa), là quan hệ nhân quả tất yếu = nguyên tắc nói: Ở đâu có lửa, ở đó có khói. Đây là nguyên tắc tổng quát, trong đó hàm ngụ rằng chỉ những nơi có lửa mới có khói như trong bếp chẳng hạn; trái lại, những nơi không có lửa thì nhất định không có khói, như nước trong hồ. Nói cách khác, trong biến sung toàn phần, nhân đã hàm ngụ biến sung tích cực và tiêu cực.

Trong tông chi, người ta lấy sự cực thành (siddhànta) của tiền trần và hậu trần làm sở y; vậy, khi lập nhân, người ta lấy gì làm sở y? Thử xét mô thức dưới đây:

Tông: Âm thanh / vô thường

Nhân: Vì tính bị tạo tác.

Tính bị tạo tác (krïtakatva) là dấu hiệu luận lý, mà thuật ngữ Sanskrit gọi là linïga hay tướng. Bởi vì tính bị tạo tác này có thể tìm thấy ở bất cứ những sự thể nào chịu chi phối bởi tính vô thường. Để thiết lập quan hệ giữa nhân và tông, thuật ngữ nói tính vô thường này là linïgin hay hữu tướng. Quan hệ giữa nhân và hậu trần của tông, giữa linïga và linïgin, cũng như quan hệ giữa tiền trần và hậu trần của tông, tức dharma và dharmin.

Từ ba phương diện biến sung của nhân đó, người ta có thể quy định được năm điều kiện tất yếu để lập nhân:

1. Nhân tất yếu phải hiện diện nơi tiền trần của tông chi (paksïadharmatà: đồng phẩm định hữu tánh); thí dụ: sự hiện diện tất yếu của khói trên núi;

2. Nhân tất yếu phải hiện diện trong mọi trường hợp tích cực mà hậu trần có thể hiện diện (sapaksïasattva: ĐỒNG PHẨM ĐỊNH HỮU TÁNH (sai)); thí dụ, sự hiện diện tất yếu của khói trong bếp mà nơi đó lửa được chứng tỏ cũng hiện diện tất yếu;

3. Nhân không thể hiện diện bất cứ nơi nào mà hậu trần không thể hiện diện (vipaksïasattva: dị phẩm biến vô tánh); thí dụ, sự vắng mặt của khói trong hồ nước là điều tất yếu;

4. Nhân không được hiện diện mơ hồ nơi tiền trần (abàdhita); thí dụ, khói phải thực sự không tỏ ra có tính lạnh;

5. Không được phép mâu thuẫn (avirudha); thí dụ, không thể lấy tính bị tạo tác để chứng minh tính thường trụ.

Trong năm điều kiện vừa kể, ba trường hợp đầu thực sự là phương diện biến sung của nhân. Các nhà luận lý học Phật giáo cho rằng điều kiện 4 được hàm ngụ nơi điều kiện 3, và điều kiện 5 được hàm ngụ nơi 3; do đó, họ chỉ công nhận có ba mà thôi.

---o0o---




tải về 1.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương