Tìm Hiểu SÁu phái triết họC ẤN ĐỘ ht. Mãn Giác


VII.Ý NGHĨA HIỆP TÁC (Hiện tượng luận)



tải về 1.03 Mb.
trang10/37
Chuyển đổi dữ liệu16.10.2017
Kích1.03 Mb.
#33722
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   37

VII.Ý NGHĨA HIỆP TÁC (Hiện tượng luận)


Có hai thái độ mà một triết gia có thể lựa chọn khi muốn khảo sát về căn nguyên và xuất hiện của vũ trụ. Nếu từ một thái độ tri thức thuần túy, ông có thể chiêm nghiệm bản chất tồn tại của hiện tượng giới, từ đó dễ dàng khám phá một nguyên lý nhất thống của chúng, chi phối và điều hành tất cả những vạn thù sai biệt. Thái độ này thông thường dẫn đến một nhất nguyên luận. Đằng khác, ông cũng có thể chiêm nghiệm sự tồn tại của hiện tượng giới từ thân phận đau khổ của mình, và cảm giác những áp bức và hạn chế của vũ trụ vật chất; giải thoát đối với ông bây giờ có một ý nghĩa hệ trọng: nó là sự giải thoát những ràng buộc của tinh thần đối với vật chất. Như thế, từ kinh nghiệm chủ quan về đau khổ, ông nhìn thấy căn nguyên của vũ trụ trên một thái độ lưỡng nguyên trong trường hợp của một nhà Sàmïkhya của chúng ta ở đây.

Prakrïti là nguyên lý vật chất tối sơ, có khả năng linh hoạt không ngừng. Nó là một con dê cái mà nhiệm vụ là sinh sản. Trong khi đó, purusïa là một nguyên lý tâm linh, mà đích điểm của nó là sự hưởng thụ, và thong dong tự tại. Trước những đau khổ bức bách và những trói buộc của hiện tượng, một nhà Sàmïkhya có thể tự hỏi: đau khổ này bởi đâu mà có? Cũng như một người đau khổ và tuyệt vọng vì tình yêu, y thấy rõ ý nghĩa của ràng buộc và đau khổ, và chấm dứt những đau khổ tuyệt vọng đó có nghĩa là tách rời khỏi sức hấp dẫn của người yêu. Cũng vậy, giải thoát khỏi sự khổ của thế gian tức là trả purusïa về trạng thái nguyên sơ của nó. Đau khổ do tình yêu có thể giải trừ bằng sự dứt khoát phân ly giữa hai người mà không còn luyến tiếc. Cũng vậy, giải thoát đau khổ thế gian có nghĩa là trực nhận được đầu mối của lưỡng nguyên. Đau khổ là vì cảm giác “tuy hai mà một”. Bởi không thấy đây và đó là hai, cho nên “vì chàng thân thiếp lẻ loi” mà cũng “vì chàng (cho nên) lệ thiếp nhỏ đôi một mình”.

Cũng vậy, một nhà Sàmïkhya có thể tự hỏi: vì sao có sự hiệp tác giữa purusïa và prakrïti để từ đó phát sinh thế giới hiện thực này? Và sự hiệp tác đó diễn ra như thế nào?

Phần chú giải Kim Thất Thập luận 27, khi giới thiệu khởi điểm của lịch trình hiện tượng hóa, đã tự đặt ra câu hỏi thứ nhất. Và kế đó, trình bày trả lời của Kàrikà: “Thần ngã vì để thấy tự tánh, và tự tánh vì sự độc tồn của thần ngã, do đó có sự hiệp nhất. Như người què và người mù cùng hiệp nhất; và do sự hiệp nhất đó mà thế giới hiện hành”28.

Chú giải cho Kàrikà này, về ý nghĩa “vì sự độc tồn của thần ngã”, Vàcaspati nói: Purusïa, trong khi hiệp nhất với prakrïti, tưởng rằng ba loại khổ là của chính mình; và từ sự tự trói buộc đó, nó đi tìm sự giải thoát và độc tồn; sự độc tồn này do phân biệt giữa purusïa và ba gunïa; sự phân biệt này không thể có nếu không có prakrïti. Theo giải thích đó, purusïa trong hai trường hợp, hoặc tự trói hoặc tìm cách cởi trói, thảy đều phải hiệp tác với prakrïti.

Tản văn của Kim Thất Thập luận 29 chú giải Kàrikà cũng nói tương tợ: Purusïa vì mục đích thấy (darsùanàrtham), nghĩa là vì mục đích muốn hưởng thụ khoái lạc thế gian, cho nên đến để hiệp nhất với purusïa. Đằng khác, prakrïti vì sự độc tồn (kaivakyàrtham) của purusïa khốn khổ đó, vốn là cái có khả năng tri kiến đó, mà hiệp tác với purusïa.

Sự hiệp nhất, nguyên Phạn văn nói là “samyoga”, không chỉ cho ý nghĩa hiệp nhất của nước và sữa, mà chỉ hàm ý như là tính cách tương ứng mật thiết, sự ràng buộc chặt chẽ giữa hai cái để cùng hiệp tác. Thí dụ chính xác cho ý nghĩa hiệp nhất này có thể là sự phản chiếu giữa cảnh vật và mặt kính. Rõ ràng hơn nữa, đó là sự hiệp nhất và hiệp tác của một người què và một người mù.

Kàrikà 20 trước đó cũng đã giải thích ý nghĩa hiệp nhất giữa các gunïa của prakrïti và purusïa: Như thế, từ sự hiệp nhất này, cái biến thái vô tri xuất hiện như là hữu tri; và tương tợ, từ hoạt tính thực sự tùy thuộc các phẩm tính, purusïa, vốn là trung dung, xuất hiện như là hoạt tính. Ý nghĩa kàrikà này có thể hiểu theo bản dịch chữ Hán như sau 30: Vì ba gunïa hiệp với purusïa cho nên cái vô tri giống cái hữu tri. Vì ba gunïa vốn năng tác, trung thực như tác giả.

Theo tản văn của Kim Thất Thập luận31, Kàrikà vừa dẫn muốn giải quyết hai trường hợp trái ngược: thứ nhất, nếu purusïa không phải là tác giả, thì quyết ý do ai? Nghĩa là, khi muốn tu tập để xa lìa những xấu xa, thành tựu ý nguyện, ai là người tạo ra quyết ý đó; và thứ hai, nếu ba gunïa đưa ra quyết ý đó, vậy nó là cái hữu trí, hữu tri, và như vậy trái với những điều đã nói trước. Trả lời cho mâu thuẫn thứ nhất, Kàrikà muốn nói rằng ba gunïa vô tri và năng tác; purusïa hữu tri và phi tác; do sự tương ứng của cả hai mà ba gunïa có vẻ như là hữu tri. Cũng như đồ nung, nếu tương ưng với lửa thì nóng, tương ưng với nước thì lạnh. Cũng vậy, ba gunïa cùng với tri giả tương ưng cho nên nó trở thành hữu trí và có thực hiện quyết ý. Trả lời mâu thuẫn thứ hai, tản văn chú giải đưa ra một thí dụ: Như một người Bà la môn đi lầm giữa một bọn giặc cướp. Mặc dù không phải là cướp, nhưng ông vẫn bị gọi là kẻ cướp. Ngã cũng vậy, vì đi theo tác giả cho nên nó được coi như là tác giả.

Bởi vì purusïa là nguyên lý tâm linh, bất động, không tạo tác, do đó, dù hiệp nhất với prakrïti, nguyên lý vật chất, năng động, vẫn không trở thành là một, đồng nhất thể. Sự hiệp nhất như vậy chỉ có nghĩa là sự phối hợp giả tạo, tạm bợ của hai nguyên lý độc lập và biệt lập. Đó là sự hiệp nhất được hiểu theo nghĩa “tương tợ tương ưng” (samyogàbhàsa). Giải thích như vậy, nếu xét theo bản chất của purusïa và prakrïti mà Sàmïkhya quan niệm, không thể không gây ra thắc mắc. Trong hai trường hợp, hoặc hiệp tác cho mục đích hưởng thụ (darsùanàrtham), hoặc hiệp tác cho mục đích độc tồn (kaivakyàrtham), trường hợp nào cũng chứa sẵn một nan giải. Trong mục tiêu hưởng thụ của mình, bằng cách nào mà purusïa có thể tiến sát lại prakrïti với bản chất không hoạt động của nó? Trong mục tiêu độc tồn của nó, purusïa bằng cách nào để có thể tách rời khỏi các gụna?

Tản văn của Kim Thất Thập luận (chú giải Kàrikà 21 đã dẫn) hình như có ngụ ý giải quyết hai trường hợp thắc mắc này. Có hai thí dụ được nêu ra để giải thích. Thí dụ thứ nhất, không có trong Kàrikà đã dẫn. Hiệp nhất giữa purusïa và prakrïti được thí dụ như là giữa một quốc vương và một thần dân. Quốc vương nghĩ: ta phải sai khiến người đó, tức thì người đó đến để quốc vương sai khiến; đây là sự hiệp nhất từ quốc vương xảy ra cho thần dân. Ngược lại, thần dân kia nghĩ rằng, quốc vương hãy nên buông tha ta; đây là sự hiệp nhất từ thần dân đến quốc vương. Trong trường hợp thứ nhất, quốc vương như là purusïa, ngồi yên, không hoạt động, bởi vì ý nghĩa của nhà vua tạo ra hoạt động của thần dân. Trường hợp thứ hai, thần dân là purusïa, và ý muốn của y là hành động của nhà vua. Trong cả hai trường hợp, purusïa vẫn là nguyên lý tinh thần không hoạt động.

Thí dụ thứ hai, được nói đến trong chính Kàrikà, và đây là thí dụ lừng danh về sự hiệp tác giữa purusïa và prakrïti của Sàmïkhya mỗi khi người ta nói đến chúng. Tản văn Kim Thất Thập luận mô tả chi tiết thí dụ này. Một đoàn lữ hành đi qua xứ Ujjana bị giặc cướp, phân tán nhau bỏ chạy, và bỏ lại một người què, một người mù. Người què ngồi yên một chỗ. Người mù chạy quờ quạng. Người què nhìn thấy, hỏi: Ông là ai? Người mù đáp: Tôi là một người mù từ trong bụng mẹ, vì không thấy đường đi nên chạy quờ quạng; còn ông là ai? Người què đáp: Tôi là một người què từ trong bụng mẹ, thấy được đường đi mà không thể đi được. Rồi cả hai đề nghị hiệp tác. Và cuối cùng, cả hai cùng đi đến đích. Tản văn đó còn nêu lên một thí dụ thứ ba: do sự giao hiệp giữa một người con trai và một người con gái mà sinh con đẻ cháu.

Ở đây, chúng ta hãy lặp lại hai thắc mắc trên, rồi phối hợp các thí dụ vừa dẫn, để thử đưa ra một giải thích tạm thời. Purusïa, như đã nói, là nguyên lý tâm linh căn bản, không hoạt động, trong tình trạng nguyên ủy tách ngoài prakrïti, cố nhiên là vĩnh viễn tách ngoài. Nhưng làm thế nào để tiến sát lại gần prakrïti? Và cũng với bản chất đó, khi nó hiệp nhất với prakrïti cố nhiên vĩnh viễn hiệp nhất không thể tách rời? Các thí dụ đều ngụ ý chủ động về ý chí là purusïa nhưng chủ động về hành động là prakrïti. Do đó, tiến sát hay tách xa, tất cả đều do prakrïti thực hiện chứ không phải do purusïa. Các thắc mắc hình như không xác đáng.

Nhưng còn một thắc mắc cuối: nếu, sau khi đã giải thoát trở lại tình trạng nguyên ủy, thì cũng như trước kia nó đã từng như vậy, và do đó người ta có quyền hy vọng một lúc nào đó, purusïa nổi hứng phát biểu ý chí, và prakrïti thực hiện ý chí đó bằng cách tiến sát lại để hiệp nhất và hiệp tác với purusïa: một trường lịch sử của đau khổ lại bắt đầu, và giải thoát như vậy có nghĩa lý gì? Hình như không thấy Sàmïkhya dự liệu thắc mắc này. Tuy nhiên, cứ suy luận theo hiểu biết thông tục, với kinh nghiệm vô số về những đau khổ đã trải qua, như một người đã từng kinh sợ về nỗi khổ ngục tù, có lẽ không bao giờ hứng khởi tâm niệm thực hiện những gì có thể tái diễn ngục tù nữa. Tuy nhiên, xác đáng hơn, ý nghĩa giải thoát của Sàmïkhya cũng ám chỉ một giải thích. Khi đề cập vấn đề liên hệ, chúng ta sẽ thấy nó tự giải thích như thế nào.

---o0o---




tải về 1.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương