TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 9588: 2013 iso 27085: 2009


Bảng A.3 - Các kết quả thống kê của phép thử liên phòng thử nghiệm - As, Pb, Cd



tải về 486.18 Kb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích486.18 Kb.
#28521
1   2   3   4   5   6

Bảng A.3 - Các kết quả thống kê của phép thử liên phòng thử nghiệm - As, Pb, Cd

Thông số

As

Thức ăn cho lợn

(1)


Thức ăn cho cừu

(1)

Phosphat

(1)


Premix khoáng

(1)


Hỗn hợp khoáng

(2)


Số lượng các phòng thử nghiệm

11

11

10

11

8

Số lượng các phòng thử nghiệm còn lại sau khi trừ ngoại lệ

10

9

10

10

7

Số lượng các phòng thử nghiệm ngoại lệ

1

2

0

1

1

Giá trị trung bình, (%)

4,56

6,04

7,92

10,3

3,44

Độ lệch chuẩn lặp lại, sr (%)

0,21

0,44

0,73

0,37

0,15

Giới hạn lặp lại, r (%)

0,58

1,23

2,04

1,03

0,41

Độ lệch chuẩn tái lập, SR (%)

0,55

1,14

1,74

1,34

0,49

Giới hạn tái lập, R (%)

1,54

3,18

4,88

3,76

1,36

Tỷ lệ Horwitz, HorRat R

0,9

1,5

1,9

1,2

1,1

Thông số

Pb

Thức ăn cho lợn

(1)


Thức ăn cho cừu

(1)

Phosphat

(1)


Premix khoáng

(1)


Hỗn hợp khoáng

(2)


Số lượng các phòng thử nghiệm

9

10

10

9

6

Số lượng các phòng thử nghiệm còn lại sau khi trừ ngoại lệ

9

9

9

8

6

Số lượng các phòng thử nghiệm ngoại lệ

0

1

1

1

0

Giá trị trung bình, (%)

4,93

4,88

38,7

6,26

1,86

Độ lệch chuẩn lặp lại, sr (%)

0,27

0,45

0,73

0,50

0,1

Giới hạn lặp lại, r (%)

0,76

1,27

2,03

1,41

0,36

Độ lệch chuẩn tái lập, SR (%)

0,93

1,05

2,3

1,3

0,3

Giới hạn tái lập, R (%)

2,61

2,93

6,34

3,55

0,72

Tỷ lệ Horwitz, HorRat R

1,5

1,7

0,6

1,7

0,9

Thông số

Cd




Phosphat

(1)


Phosphat

(2)


Số lượng các phòng thử nghiệm

9

10

Số lượng các phòng thử nghiệm còn lại sau khi trừ ngoại lệ

8

10

Số lượng các phòng thử nghiệm ngoại lệ

1

0

Giá trị trung bình, (%)

4,78

5,15

Độ lệch chuẩn lặp lại, sr (%)

0,12

0,16

Giới hạn lặp lại, r (%)

0,32

0,44

Độ lệch chuẩn tái lập, SR (%)

0,84

0,65

Giới hạn tái lập, R (%)

2,35

1,83

Tỷ lệ Horwitz, HorRat R

1,4

1,0


Phụ lục B

(tham khảo)



Các chú ý về kỹ thuật phát hiện, nhiễu và phép định lượng

B.1. Khái quát

Kỹ thuật AES được dùng rộng rãi để phân tích định tính và định lượng. Phụ lục này mô tả một số vấn đề quan trọng để diễn giải các quy trình quy định trong tiêu chuẩn này. Mặc dù đã có sự xem xét về lý thuyết, nhưng phụ lục này không dùng để làm sổ tay hướng dẫn kỹ thuật đo quang phổ.



B.2. Các nhiễu

B.2.1. Yêu cầu chung

Để xác định một chất phân tích cụ thể trong mẫu, thường ưu tiên các vạch phổ nhạy nhất. Trong trường hợp bị nhiễu, đặc biệt các nhiễu phổ, thì cần chọn vạch khác, thậm chí vạch đó kém nhạy hơn. Kỹ thuật ICP-AES chịu nhiều loại nhiễu khác nhau, được mô tả ngắn gọn dưới đây.



B.2.2. Nhiễu phổ

Nhiễu phổ có các vạch phổ nguyên tử chồng lên nhau hoặc không phân giải được nhiễu này, thường xuất hiện trong phát xạ nguyên tử khi ánh sáng được phát xạ không chỉ do nguyên tố cần xác định mà còn từ các nguyên tố khác có mặt trong mẫu. Loại nhiễu này thường được loại bỏ nếu lựa chọn đúng đường phát xạ.

Một loại nhiễu phổ gặp phải trong kỹ thuật phát xạ là sự xuất hiện của phổ phát xạ đám do có mặt các loại phân tử.

B.2.3. Nhiễu ion hóa

Các nhiễu ion hóa là do có mặt các nguyên tố dễ ion hóa trong chất nền mẫu, dẫn đến sự thay đổi cân bằng ion của chất phân tích vì làm tăng mật độ số lượng electron.

Có thể bổ sung những lượng lớn nguyên tố dễ ion hóa vào mẫu và có thể dùng các dung dịch hiệu chuẩn để khắc phục loại nhiễu này.

B.2.4. Nhiễu vật lý

Các nhiễu vật lý là do sự khác nhau về một số các đặc tính vật lý của các dung dịch (mẫu và các chất chuẩn hiệu chuẩn) ví dụ độ nhớt, sức căng bề mặt và áp suất hơi nước. Sự khác nhau này có thể dẫn đến sự thay đổi về sự hút, khí dung hóa, hoặc hiệu quả nguyên tử hóa.

Các nhiễu này có thể khắc phục bằng cách áp dụng chất nền với dung dịch hiệu chuẩn, bằng cách pha loãng hoặc bổ sung nồng độ axit tương đối cao phù hợp hoặc bằng kỹ thuật thêm chuẩn.

B.3. Định lượng và điều chỉnh chất nền

B.3.1. Yêu cầu chung

Vì các kỹ thuật quang phổ không thể đo trực tiếp nồng độ mà phải qua chuyển đổi tín hiệu phát xạ sang nồng độ, nên việc hiệu chuẩn là không thể tránh khỏi. Tiến hành hiệu chuẩn bằng cách dùng đường chuẩn hoặc thêm chuẩn.

Dựa vào các loại gây nhiễu khác nhau và thực tế là phần lớn thức ăn chăn nuôi có các chất nền hỗn hợp, nên cần có sự điều chỉnh nền giữa các dung dịch hiệu chuẩn và dung dịch mẫu, để loại các ảnh hưởng của chất nền.

Nếu cần xử lý một số mẫu chưa biết thì nên xác định nồng độ của chất phân tích bằng phương pháp thêm chuẩn.



B.3.2. Đường chuẩn

Dựng đường chuẩn bằng cách tăng dần các lượng chất cần xác định được bổ sung vào dung dịch chất nền hỗ trợ. Điều kiện khó khăn nhất cần đáp ứng là tạo ra các dung dịch để dựng đường chuẩn là giống hệt các dung dịch mẫu cần phân tích. Tuy nhiên, đường chuẩn thường được ghi lại ở các dung dịch chỉ chứa hợp chất cần phân tích, trong khi đó mẫu thử lại chứa các chất nền.

Sự hiểu biết không đầy đủ về thành phần mẫu có thể làm khó khăn cho việc điều chỉnh nền. Ngược lại, nếu đã biết rõ về thành phần của mẫu và mẫu phải thay đổi quá nhiều, thì nên điều chỉnh chất nền qua việc thêm chuẩn, đặc biệt là trong các phương pháp xác định nhiều nguyên tố.

Thông thường, tỷ số giữa hàm lượng của chất phân tích với hàm lượng của nguyên tố thứ hai (chất chuẩn nội) được bổ sung vào mẫu được sử dụng để tăng độ chụm của phép phân tích. Cũng theo cách này, một số thay đổi về điều kiện kích thích và quá trình đo quang phổ có thể tối thiểu hóa hoặc được loại trừ được nhiễu bằng cách áp dụng kỹ thuật nội chuẩn.

Nếu đảm bảo được độ tuyến tính, thì hai dung dịch hiệu chuẩn cần đủ để dựng đường chuẩn. Tuy nhiên, nên sử dụng từ ba đến năm dung dịch hiệu chuẩn. Trong tất cả các trường hợp, độ tuyến tính cần được kiểm tra định kỳ. Dải nồng độ làm việc cần được chọn sao cho nồng độ của dung dịch mẫu nằm ở giữa đường chuẩn.

B.3.3. Điều chỉnh đường nền

Đối với các chất nền đã biết, thì kỹ thuật điều chỉnh đường nền giữa các dung dịch hiệu chuẩn và các dung dịch mẫu được thực hiện bằng cách thêm một lượng thích hợp các thuốc thử loại phân tích vào dung dịch hiệu chuẩn để mô phỏng chất nền của dung dịch mẫu.



B.3.4. Thêm chuẩn

Phương pháp thêm chuẩn là cách đo các nồng độ phù hợp vào các mẫu có nồng độ cao nhưng chưa biết tổng nồng độ ion (chất nền) hoặc đối với các mẫu có thành phần dung dịch biến động cao. Cách tiếp cận này không yêu cầu chuẩn bị đường chuẩn. Phương pháp thêm chuẩn này cũng sử dụng để bù các nhiễu hóa học, các ảnh hưởng và các nhiễu chất nền khác.

Thông thường, thêm chuẩn với một thể tích nhỏ của dung dịch đậm đặc sao cho tổng thể tích dung dịch và nồng độ ion không thay đổi đáng kể. Các phép xác định chính xác được thực hiện khi thay đổi nồng độ của nguyên tố cần xác định thì tổng nồng độ là khoảng gấp đôi.

Việc thêm chuẩn bị ảnh hưởng đặc biệt bởi sự không tuyến tính, vì vậy cần thêm chuẩn tối thiểu từ ba lần đến năm lần. Độ chụm tốt nhất có thể đạt được, bằng cách tăng thêm một vài lượng nhỏ, tốt hơn là thực hiện đo thêm một chất chuẩn đơn lẻ.

Khi sử dụng phương pháp này, thì điều kiện về các thành phần như nhau của các dung dịch cần so sánh phải được đáp ứng chặt chẽ.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1:1994), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo. Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung.

[2] TCVN 4325:2007 (ISO 6497:2002), Thức ăn chăn nuôi - Lấy mẫu.

[3] Council directive 96/51/EC, 1996-07-23, amending directive 70/524/EEC concerning additive in feedingstuff. Official J.Eur. Commun. (L235), 1996-09-17, pp. 0039-0058. Available (2009-01-12) at: http://faolex.fao.org/docs/texts/eur234762.doc.



[4] Council directive 2003/32/EC, 2002-05-07, on undesirable substances in animal feed. Official J.Eur. Commun. (L235), 1996-09-17, pp. 0039-0058. Available (2009-01-02) at: http://eur-lex.europa.eu/pri/en/oi/dat/2002/I 140/I 1402002053en00100021.pdf.

tải về 486.18 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương