TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8774 : 2012


Hố thế (cọc thế, hố neo, hố hãm)



tải về 0.56 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích0.56 Mb.
#17729
1   2   3   4   5   6   7

6.9. Hố thế (cọc thế, hố neo, hố hãm)

6.9.1. Cần có điểm neo giữ cố định tời cáp, không được phép neo giữ vào mố trụ công trình.

Trường hợp lợi dụng tản đá lớn, vật kiến trúc cũ để làm điểm neo cố hay hố thế, cần tính toán cụ thể trên cơ sở điều tra tỷ mỷ để có những lý do kinh tế và kỹ thuật rõ ràng.

6.9.2. Trước khi đặt hố thế, cần điều tra địa hình và địa chất chỗ định đặt. Các vật liệu làm hố thế như gỗ, cáp và các phụ kiện cần căn cứ vào tiêu chuẩn tương ứng.

6.9.3. Việc làm hố thế cần làm trên cơ sở bản thiết kế được phê duyệt tùy theo tải trọng của nó.

6.9.4. Không được gây ra va chạm vào dây thế hoặc để các vật phủ kín dây thế.

6.9.5. Đầu dây buộc vào hố thế cần để lộ ra ngoài, trường hợp hố thế đặt ở chỗ công nhân đi lại và làm việc cần đặt ván trên miệng hố và rãnh để làm đường qua lại.

6.9.6. Khi sử dụng hố thế cần có người chuyên kiểm tra theo chế độ định kỳ. Sau mội trận mưa cần kiểm tra tỷ mỷ và có biện pháp chú ý tới các mối nút cáp, gỗ (làm cọc thế), tính ổn định của đất đá lấp, hố thế và sự ổn định của khối đất chịu lực trước hố thế.



6.10. Thiết bị hàn hơi và công tác hàn hơi

6.10.1. Mọi công tác và thiết bị liên quan đến hàn hơi phải tuân theo các yêu cầu của TCVN 4245:1996.

6.10.2. Bình sinh khí a-xê-ty-len, chai ôxy, mỏ hàn v.v… gọi chung là thiết bị hàn hơi, toàn bộ thiết bị khi không sử dụng cần được bảo quản trong kho cẩn thận.

Khi đưa thiết bị vào bảo quản cần được bảo dưỡng sạch sẽ theo yêu cầu kỹ thuật bảo quản.

Khi đưa thiết bị hàn hơi vào sử dụng cần tiến hành bảo dưỡng cẩn thận các chi tiết, lắp ráp hoàn chỉnh, kiểm tra thử trước khi dùng.

6.10.3. Đại điểm hàn hơi cần rộng rãi. Các chai chứ ô-xy và bình sinh khí a-xê-ty-len cần đặt xa chỗ hàn, và xa chất dễ cháy ít nhất 10 m. Điểm đặt thiết bị hàn hơi nơi bố trí ở phía đầu hướng gió.

6.10.4. Khi mở van giảm áp cần mở từ từ. Khi sử dụng cần luôn luôn xem van có lọt khí không, áp lực công tác sau khi giảm áp có hợp với yêu cầu công tác không; nếu có hiện tượng dò hơi, áp lực không đúng yêu cầu cần ngừng làm việc để sửa chữa lại.

6.10.5. Khi điều chế a-xê-ty-len (C2H2) cần đặt bình nơi bằng phẳng, kiểm tra bình cẩn thận.

Không dùng bình chế tạo sai quy cách, quá thời hạn sử dụng an toàn và thiếu các thiết bị an toàn của bình như bộ phận dập lửa, van an toàn, áp kế, vòng lọc bụi v.v…

6.10.6. Trước khi điều chế a-xê-ty-len cần tháo hết không khí trong bình ra để tránh tạo thành hỗn hợp nổ.

Khi điều chế cần đảm bảo nhiệt độ tại vùng phản ứng dưới 700C. Nhiệt độ a-xê-ty-len sinh ra không được quá 1150C, nhiệt độ của nước làm nguội không được quá 600C. Không mở nắp để tháo bã hay thêm đất đèn khi buồng phản ứng hãy còn nóng.

6.10.7. Áp suất của tất cả các bình chứa khí a-xê-ty-len nhất thiết không vượt quá 1,5kg/cm2. Không tăng áp suất bình phao bằng cách đặt cách vật nặng lên phao.

6.10.8. Khi sửa chữa bình, không dùng đồng để chế tạo các chi tiết của thùng.

Hàng tháng cần định kỳ rửa sạch bình để cặn bã và ô-xy sắt khỏi bám vào thành bình.

6.10.9. Bầu dập lửa cần đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Vị trí bầu dập lửa lắp trên bình chế khí a-xê-ty-len cần luôn luôn thẳng đứng.

b) Mức nước trong bầu dập lửa cần luôn luôn ngang mức quy định, mỗi ngày cần kiểm tra lại một lần.

c) Khi ngừng công tác trên 10 min cần đóng van hơi đi vào bầu dập lửa, không nên chỉ đóng van ở mỏ hàn.

d) Hàng tháng cần rửa sạch một lần.

e) Không dùng bầu dập lửa hư hỏng, chưa nghiệm thu và không thích hợp với bình chế khí a-xê-ty-len.

6.10.10. Khi cho đất đèn vào bình hay lấy bã ra cần cẩn thận nhẹ nhàng, không ném mạnh có thể gây nguy hiểm.

Khi ngừng công tác 10 min, cần ngừng điều chế khí a-xê-ty-len.

Khi kiểm tra bình xem có lọt khí không, tuyệt đối không được dùng lửa hoặc dầu mà cần dùng nước xà phòng để kiểm tra.

6.10.11. Bình chứa ô-xy chịu áp lực cao nên cứ 5 năm thử lại một lần, nếu thấy tốt thì được dùng lại, nếu quá tiêu chuẩn quy định cần bỏ không được dùng.

Cần làm theo các quy định sau:

a) Vận chuyển nên đặt bình trên giá kê có đệm, tránh va chạm ở nơi công tác, khi di chuyển nên dùng xe riêng, không khuân vác bằng tay. Xe chở bình ô-xy không được chở các hàng khác.

b) Bình chứa ô-xy không được để gần nơi có lửa cần xa lửa xa chất dễ cháy ít nhất 10m.

c) Muốn kiểm tra bình ô-xy chỉ được dùng nước xà phòng, không soi lửa hay dùng bất kỳ loại dầu mỡ nào.

6.10.12. Khi sử dụng mỏ hàn cần thực hiện:

a) Lau chùi sạch dầu mỡ bảo quản, trong quá trình sử dụng không để dầu mỡ bám vào mỏ hàn.

b) Không để bụi bậm rơi vào trong mỏ hàn.

c) Khi hàn không dùng mỏ hàn để đẩy các vật hàn hay làm các công việc khác, khánh để lung tung.

d) Van điều chỉnh cần trơn, nhậy và khít.

6.10.13. Các ống cao su dẫn khí ô-xy và a-xê-ty-len bên trong cần có lớp vải bền, thành ống dày 2,5 mm, ống cao su cần dùng loại tốt dài từ 6 m trở lên. Khi sử dụng cần bắt kín các chỗ nối, không để ống cao su gần lửa.

6.10.14. Cần thường xuyên kiểm tra khóa bảo hiểm trong bình chứa khí a-xê-ty-len xem có tốt không. Nếu hư hỏng cần sửa chữa hoặc thay cái mới.

6.10.15. Khi hàn, công nhân cần đeo kính bảo vệ mắt. Kính cần đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về mặt vệ sinh công nghiệp, đeo găng tay và mang đủ các trang bị phòng hộ theo quy định.

Khi hàn không được bỏ mỏ hàn khỏi tay, nếu cần thiết cần tắt lửa, đóng các van khí lại rồi mới được buông mỏ hàn ra.

6.10.16. Nơi hàn cần cao ráo, thoáng khí, có trang bị dụng cụ phòng hỏa. Khi cần thiết có trang bị thông gió cho phòng làm việc.

6.10.17. Không tự ý lắp phụ kiện phân nhánh từ bình ô-xy và axetylen vì có thể gây hiện tượng giảm áp suất xả khí làm nguồn lửa cháy ngược lại bình chứa và kích nổ.

6.10.18. Không được hàn hơi gần thép cường độ cao (cán thép hoặc thanh cường độ cao). Nếu khoảng cách < 2m thì cần có biện pháp che chắn.



6.11. Thiết bị hàn điện và công tác hàn điện

6.11.1. Mọi công tác hàn điện và thiết bị hàn điện cần tuân theo quy định an toàn của TCVN 3146-1986.

6.11.2. Máy biến thế hàn, máy hàn điện tự hành, dây hàn và kim hàn gọi là thiết bị hàn điện. Cán bộ và công nhân bảo quản, vận hành sửa chữa thiết bị hàn, thợ hàn điện cần thực hiện đúng các điều quy định về thiết bị của quy trình này và các quy định có liên quan về điện của Nhà nước.

Thiết bị hàn điện khi không sử dụng cần được bảo quản trong kho, cần đặt trên bục kê hay gỗ cách mặt đất từ 30 cm trở lên.

6.11.3. Khi đưa thiết bị hàn điện vào sửa dụng cần tiến hành bảo dưỡng kiểm tra thực hiện theo các điểm sau:

a) Động cơ nổ được kiểm tra theo các điều về máy phát điện.

b) Máy phát điện được kiểm tra theo các điều về máy phát điện.

c) Máy biến thế được kiểm tra về độ cách điện của các cuộn dây và vỏ, nếu quá tiêu chuẩn quy định cần sửa chữa lại.

d) Dây cáp tải điện cần xem lớp vỏ cách điện còn tốt không? tiết diện dây có đúng không? tối thiểu tiết diện dây cần đảm bảo theo quy định của bảng 8 dưới đây:

6.11.4. Máy hàn và máy biến thế hàn cần đặt nơi cao ráo, ít người qua lại nhất. Cần kê cao cách mặt đất ít nhất 30 cm trở lên, có mái che mưa nắng, có cầu dao cắt điện khỏi mạch điện hay máy phát điện.



Bảng 8 – Tiết diện cáp và cường độ an toàn

Tiết diện cáp

(mm2)

Cường độ an toàn lớn nhất

(A-ampe)

Tiết diện cáp

(mm2)

Cường độ an toàn lớn nhất

(A)

Tiết diện cáp

(mm2)

Cường độ an toàn lớn nhất

(A)

25

100

70

200

150

325

35

125

95

240

185

380

50

160

130

280

240

450

6.11.5. Kìm hàn là dụng cụ để cặp que hàn. Kìm hàn cần đảm bảo cách điện hoàn toàn với tay cầm (kể cả lúc thợ hàng không mang găng tay), cần nhẹ nhàng và dễ dàng thay que hàn.

6.11.6. Vỏ máy hàn, biến thế hàn cần tiếp đất đúng quy cách.

6.11.7. Sau khi kiểm tra thấy an toàn lúc đó mới đóng cầu dao, điều chỉnh cho máy làm việc.

Trong quá trình làm việc thấy máy chạy không an toàn hoặc đột xuất có sự cố hư hỏng cần dừng máy để sửa chữa. Sửa chữa thiết bị hàn cần là thợ điện chuyên nghiệp. Những người không có trách nhiệm và cả thợ hàn không được sửa chữa thiết bị hàn hư hỏng.

6.11.8. Mỗi khi hàn xong, trước khi rời khỏi vị trí hàn, thợ hàn cần cắt cầu dao điện.

6.11.9. Thợ hàn, kể cả thợ chính và thợ phụ, khi làm việc cần sử dụng đầy đủ những trang bị phòng hộ. Quần áo mặc khi hàn không được ẩm ướt, đóng kín khuy cổ tay áo, chân quần. Xung quanh chỗ hàn cần có tấm chắn phòng hộ cho người xung quanh.

6.11.10. Khi hàn trong các bình kim loại, bãi kim loại, cần có người trực ở ngoài, sau khi đã thực hiện các biện pháp phòng hộ chu đáo, ngắt điện kịp thời khi bất trắc và khi thợ hàn thay que hàn. Cần tuân thủ các điểm sau:

a) Không dùng dây điện hở hay lớp cao su bọc dây bị hỏng.

b) Không ngồi trực tiếp trên các nền bằng kim loại để hàn, cần có các ghế bằng vật liệu cách điện tốt.

c) Khi hàn thiếu ánh sáng nếu dùng đèn tay soi cần dùng loại điện thế dưới 12 V.

6.11.11. Khi hàn trong phân xưởng cố định cần có thiết bị thông gió hợp quy cách. Nếu hàn trong thùng kín như nồi hơi, xi-téc dầu, phao, v.v… cần có thiết bị hút hơi độc và thổi gió vào.

Nếu hàn ở những nơi có chất độc như chì, kẽm v.v… thì cần dùng hóa chất khử độc tẩm vào khẩu trang bịt kín mồm và mũi.

6.11.12. Không hàn những bình thùng có áp lực cao; các bình thùng có chứa hoặc dính dầu, xăng và các chất lỏng dễ cháy, nổ; trước khi hàn cần đổ hết, xúc rửa sạch bằng nước sạch đun sôi, pha từ 10% đến 20% các-bô-nát na-tơ-ri (CO3Na) sau đó quạt cho khô thùng.

Gần nơi hàn không được để dầu, xăng hoặc các chất dễ cháy (vỏ bào, mùn cưa, bông, rơm).

Khi hàn ở những nơi vị trí dễ cháy cần thận trọng và cần có người phòng vệ chu đáo.

6.11.13. Khi hàn trên cao ngoài việc mang dây an toàn, đúng quy cách, giàn dáo cần chắc chắn , ván lót cần thẳng, đóng đinh kỹ. Thang lên xuống cần chắc chắn, thuận tiện, an toàn.

6.11.14. Không hàn điện gần thép cường độ cao (cáp thép hoặc thanh cường độ cao). Nếu khoảng cách < 2m thì cần có biện pháp che chắn.

6.12. Máy phát điện, động cơ điện dùng trên công trường.

6.12.1. Việc lắp đặt và vận hành thiết bị điện hệ thống điện trên công trường cầu cần đáp ứng yêu cầu an toàn của TCVN 7447-4-41:2010 – Phần 4-41: Bảo vệ an toàn, bảo vệ chống điện giật.

6.12.2. Máy phát điện, động cơ điện và các thiết bị phụ tùng như tủ điện, đồng hồ, dây dẫn v.v… đều cần đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, mái không dột, mưa không hắt. Tuyệt đối không đặt nơi cần dầm mưa dãi nắng.

Nếu vì hoàn cảnh đặc biệt do tiến độ thi công khống chế chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện trên thì tối thiểu cũng cần kê cao cách mặt đất ít nhất 0,30 m, che tạm bằng bạt, cót ép hoặc lợp mái; nhưng không được kéo dài quá 3 tháng.

6.12.3. Khi sử dụng, vận hành động cơ điện, máy phát điện cần tiến hành các quy định sau:

a) Lau chùi sạch sẽ.

b) Tra dầu mỡ vào các chỗ quy định.

c) Dùng đồng hồ kiểm tra độ cách điện của các cuộn dây, giữa cuộn dây với vỏ, nếu thấy điện trở trên 0,5 mΩ thì được, nhỏ hơn thì cần sấy lại trước khi sử dụng.

d)Kiểm tra lại tụ điện, dây dẫn v.v…

Các công tác lau chùi, tra dầu mỡ, vặn ốc vít chỉ thực hiện khi máy không vận hành.

6.12.4. Các máy phát điện, động cơ điện đều cần tiếp đất đúng quy cách. Trường hợp các động cơ điện lắp trên các thiết bị di động thì cần thường xuyên kiểm tra đầu dây điện đấu vào động cơ. Khi vận hành cần kiểm tra điện ở vỏ máy.

6.12.5. Sau khi kiểm tra máy phát điện an toàn, cho máy chạy thử khi phát điện chạy, công nhân điều khiển cần kiểm tra theo dõi các đồng hồ báo có phù hợp không? có sự cố cần lập tức ngừng vận hành để sửa chữa.

Khi làm việc ổn định, các đồng hồ báo an toàn mới được đóng cầu dao cho máy làm việc.

6.12.6. Trong quá trình máy làm việc, thấy máy có sự cố cần ngừng máy, thì ngoài thợ điện ra, những người không thông thạo về điện không được sửa chữa điện. Công nhân vận hành và sửa chữa điện khi làm việc cần có trang bị đủ dụng cụ phòng hộ theo quy định.

6.12.7. Trước khi đóng cầu dao để đưa điện vào mạng điện, công nhân vận hành điện cần kiểm tra toàn bộ mạng điện. Việc đóng cầu dao điện chỉ do công nhân vận hành mạng điện làm.

6.12.8. Các trạm biến thế điện cần đặt ở nơi cao ráo, bằng phẳng, cách xa đường đi lại ít nhất 15 m, cách xa khu vực nhà ở và khu vực làm việc ít nhất 30 m. Cần tuân thủ các điều quy định chặt chẽ về trạm biến thế của cơ quan chuyên môn quy định về biển báo, nghiệm thu và bảo dưỡng v.v…

6.12.9. Để đảm bảo an toàn cần có các biển báo phòng ngừa dùng để:

- Cảnh báo và ngăn không cho người tới gần các trang thiết bị có điện.

- Ngăn không thao tác các khóa, cầu dao có thể phóng điện vào nơi đang sửa chữa hoặc làm việc.

Tùy theo mục đích, các loại biển báo có thể chia làm 4 nhóm:

- Biển báo ngăn ngừa: “Không sờ mó – chết người”, “Điện cao áp – nguy hiểm chết người”…

- Biển báo Không: “Không đóng điện – có người làm việc”, “Không đóng điện – làm việc trên đường dây”,…

- Biển báo loại cho phép: “Làm việc ở đây” để chỉ rõ chỗ làm việc cho công nhân,…

- Biển báo loại nhắc nhở để nhắc nhở về các biện pháp cần thiết: “Nối đất”,…

- Các loại biển báo di động dùng trong các trang thiết bị có điện áp trên và dưới 1000 V cần làm bằng vật liệu cách điện hoặc dẫn điện xấu (chất dẻo hoặc bìa cứng cách điện). Không dùng sắt tây làm biển báo. Phía trên biển báo cần có lỗ và móc để treo.

7. An toàn sử dụng các máy thi công cầu

7.1. Quy định chung

7.1.1. Công nhân điều khiển các máy thi công cầu cần đảm bảo an toàn cho máy và cho người trong phạm vi máy làm việc cụ thể là:

a) Không sử dụng máy ngoài công dụng, quá công suất máy.

b) Cần chỉ dẫn công việc cho thợ phụ và cần phân công trách nhiệm rõ ràng giữa thợ chính và thợ phụ. Cần chấp hành những hiệu lệnh của Ban chỉ huy thi công quy định.

c) Trước khi cho máy chạy cần:

- Kiểm tra các bộ phận của máy; phanh; dây cua-roa, dầu, nước cũng như bộ phận che chắn an toàn cần thiết.

- Báo hiệu cho mọi người biết.

- Thử máy và các thiết bị an toàn có bảo đảm tốt mới làm việc.

d) Điều khiển máy cần theo quy trình kỹ thuật.

e) Trong khi máy cần chạy luôn luôn có mặt nơi máy làm việc, không được tự tiện giao máy cho người khác điều khiển.

Đối với công nhân học điều khiển, thợ chính luôn luôn kèm cặp bên cạnh.

Không được sửa chữa, tra dầu mỡ khi máy đang chạy.

f) Sau khi cho máy chạy hết ca, hoặc giao lại cho người khác vận hành cần tắt máy đưa về trạng thái an toàn và cần ghi vào Nhật trình tình trạng máy khi bàn giao.

7.1.2. Thợ mới và người học việc cần làm việc dưới sự hướng dẫn của người thợ chính. Khi máy đang chạy nếu làm việc có liên quan tới máy cần báo cho người điều khiển biết. Không tự động cho máy chạy khi vắng mặt thợ chính.

Cần nhắc nhở và không cho những người không có trách nhiệm tới gần khu vực làm việc.

7.1.3. Trước khi sửa chữa máy, cần tắt máy, ngắt cầu dao điện, treo biển “Không đóng điện” và thử xem có còn điện không. Nếu sửa chữa lớn cần đưa máy tới nơi an toàn.

7.1.4. Các máy khi được đưa ra sử dụng đều cần có lý lịch rõ ràng. Mỗi kỳ sửa chữa lớn đều cần ghi vào lý lịch.

Ngoài lý lịch mỗi máy còn có sổ giao ca để khi đổi ca hoặc hết giờ làm việc người điều khiển ghi vào tình trạng của máy cho ca sau biết đề phòng tai nạn bất ngờ.

7.1.5. Các thiết bị an toàn cho máy cần có đầy đủ và luôn luôn tốt, nếu không cần sửa chữa ngay.

7.1.6. Muốn cải tiến thêm hoặc bớt bộ phận quan trọng nào của máy cần có thiết kế trước và cần được cơ quan kỹ thuật cấp trên đơn vị xây lắp duyệt mới được phép làm. Đồng thời nếu cần thiết cần bổ sung bản nội quy an toàn của máy đó cho phù hợp.

7.1.7. Máy cần đặt nơi bằng phẳng, không đọng nước, vững chắc không sụt lở, cần kê chèn chắc chắn.Sau mỗi trận mưa bão hay động đất cần kiểm tra lại vị trí đặt máy đề phòng lún lở. Các máy móc thiết bị thi công cần đảm bảo giới hạn an toàn chạy tàu hoặc chạy xe ô-tô.

7.1.8. Trong khu vực máy làm việc cần có biển báo hoặc rào chắn; không để người không có trách nhiệm đến gần hoặc qua lại. Nếu máy làm việc ngay trên lối đi lại, cần mở đường khác cho người đi lại.

7.1.9. Khi bố trí hai máy làm việc gần nhau cần đảm bảo đúng khoảng cách an toàn. Không bố trí máy làm tầng trên máy làm tầng dưới nếu không có sàn che vững chắc.

7.1.10. Khi làm việc hoặc sửa chữa máy trên cao 3 m cần có dây an toàn. Dây an toàn cần thử thường xuyên theo quy định.

Gió cấp 5 máy không được làm việc trên cao.

Các lán đặt máy cần có trang bị thu lôi theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

7.1.11. Các máy sử dụng điện trên 100 vôn cần tiếp đất đúng quy cách. Đối với các máy di động không thể tiếp đất trực tiếp nơi máy làm việc thì cần dùng dây bọc cao su có 4 lõi, 3 dây pha cung cấp điện cho động cơ – còn 1 dây tiếp đất. Dây tiếp đất thì một đầu bắt vào vỏ máy còn đầu kia chôn xuống đất ở trạm điện cung cấp cho máy.

Dây cáp điện dẫn tới máy cần dùng dây cáp bọc cao su và cần có cột chống lên, không để trực tiếp trên mặt đất.

7.1.12. Cầu dao điện cần có hộp gỗ bao che chắc chắn. Những cầu dao dùng để đóng mở máy thường xuyên cần đặt nơi công nhân có thể sử dụng dễ dàng khi cần thiết.

Đèn điện sử dụng trên máy và đèn điện cầm tay cần sử dụng loại điện thế từ 36 vôn trở xuống.

7.1.13. Các máy lớn trước khi di chuyển cán bộ kỹ thuật và công nhân điều khiển máy cần đề ra biện pháp an toàn, cần kiểm tra vị trí máy sẽ chuyển đến, đường máy di chuyển qua (về chiều rộng của đường, độ vững chắc, đường dây điện trên không) phanh hoặc neo giữ chắc chắn các bộ phận treo di động trên máy. Các máy có cần cồng kềnh cần hạ cần xuống.

7.1.14. Đối với các máy thi công cầu làm việc trên sông nước, để ổn định trên phương tiện nổi, cần chèn, buộc chắc chắn trước khi sử dụng máy để thi công.

7.1.15. Các thiết bị nổi có điểm neo đậu cố định hoặc tạm thời. Kết cấu khi neo giữ thiết bị cần đảm bảo an toàn không bị bật nhổ trong mọi điều kiện về mưa lũ, dông bão. Các thiết bị nổi không được neo đậu hoặc không được va đập vào mố trụ, công trình.

7.1.16. Khi nâng hạ cấu kiện, tốc độ di chuyển cần phù hợp với thiết kế, tránh hãm phanh đột ngột làm đổ máy. Công nhân vận hành máy cần đảm bảo yêu cầu về sức khỏe, không mắc các bệnh như mắt kém, tai ngễnh ngãng, bệnh tim mạch.



7.2. Các máy thi công bê tông, trộn vữa, đầm lèn

7.2.1. Yêu cầu chung

7.2.1.1. Nếu bố trí máy làm việc trên cao, thì giàn dáo hay sàn đạo cần chịu được lực rung chuyển khi máy làm việc. Thang lên xuống và giàn dáo để công nhân đi lại phục vụ cho máy cần có lan can, tay vịn chắc chắn, lối đi lại cần bằng phẳng gọn gàng, trước khi làm việc cán bộ phụ trách thi công hoặc công nhân điều khiển máy cần kiểm tra những bộ phận trên.

7.2.1.2. Những máy có bánh xe cần chèn giữ vững chắc để không cho máy di chuyển tự do khi làm việc. Dây điện vào máy cần là dây bọc cách điện tốt.

7.2.2. Máy trộn bê tông, trộn vữa

7.2.2.1. Mặt đất hay sàn đạo để công nhân đổ vật liệu vào cần bằng phẳng, vững chắc. Nếu mặt sàn lát ván thì ván cần khít, có thành cao 20 cm để xe và dụng cụ chuyên chở vật liệu đến máy không tụt xuống ben.

Trước khi làm việc cần kiểm tra tời, cáp và hệ thống thủy lực đối với các máy trộn có hệ thống thủy lực.

7.2.2.2. Chỗ ben lên xuống cần gọn nhẹ, hai bên cần rào cao 80 cm để ngăn người qua lại. Sau khi đổ vật liệu vào ben, tất cả dụng cụ làm việc và chuyên chở đến cần đổ cạnh ben cách 30 cm.

7.2.2.3. Tuyệt đối không:

a) Đi lại, làm việc ở chỗ ben lên xuống.

b) Giữ ben dừng lại trên cao (trường hợp đặc biệt chỉ được giữ ben ở trên cao bằng chốt hãm, không được dùng má phanh, má hãm để giữ ben).

c) Không đưa dụng cụ vào trong máy lúc máy đang chạy.

7.2.2.4. Tốc độ lên xuống ben cần đều. Khi nâng ben lên cần nâng từ từ để tránh dây cáp bị đứt đột ngột. Muốn nạo vét, lau chùi, sửa ở trong ben cần báo cho thợ máy biết, để ngắt cầu dao điện và treo bảng “Không đóng điện có người làm trong máy”.

7.2.2.5. Khi di chuyển cần nâng ben lên cao, và lấy dây cáp thép buộc giữ chặt lại, nếu chuyển đi xa cần tháo ben ra.

7.2.3. Máy đầm bê tông

7.2.3.1. Thợ sử dụng máy đầm bê tông cần được cấp phát đầy đủ các trang bị đã được quy định để đề phòng nước xi măng ăn tay, chân và điện giật.

7.2.3.2. Khi bố trí máy đầm bê tông làm việc ở trên cao mà ở dưới không có sàn che đỡ chắc chắn cần rào lại và treo biển “Không cho phép người qua lại”.

7.2.3.3. Dây dẫn điện chỉ được để một đoạn dài 10 m từ chỗ làm việc tới máy nằm trên mặt đất còn cần đặt trên cột tạm thời hay cố định để tránh những xe cộ hay những vật hoạt động khác làm hư hỏng.

Khi di chuyển cần chú ý tránh để dây điện bị căng, nếu di chuyển xa cần cắt nguồn điện truyền vào máy.

7.3. Máy nén khí

7.3.1. Máy nén khí cần đủ bộ phận an toàn như áp kế, van an toàn… khi sử dụng cần bảo vệ thường xuyên kiểm tra các bộ phận ấy để đảm bảo đúng tác dụng của nó. Kết quả kiểm tra cần ghi vào sổ riêng để hàng ngày theo dõi tình hình làm việc của máy, nếu các ống bị thủng, van hay các bộ phận bảo hiểm mòn gỉ,… làm việc không tốt cần thay ngay.

7.3.2. Mỗi năm cần thử bình áp lực một lần theo quy cách sử dụng các loại bình chịu áp lực, 7 tháng một lần lau chùi sạch sẽ những chất cặn bã đóng lại ở bình chứa, trong các ống dẫn và dây hơi, 3 tháng một lần thử áp kế bằng đồng hồ mẫu.

7.3.3. Máy nén khí cần đặt xa máy phát điện cần cách các vật dễ cháy, nơi có lửa, nơi phát sinh ra tia lửa tối thiểu là 10 m. Không dùng đèn dầu có ngọn lửa lấy ánh sáng để xem xét bình chứa hơi.

7.3.4. Không sử dụng quá áp lực và nhiệt độ cho phép của bình hơi. Khi làm việc cần thường xuyên theo dõi chỉ số của các bộ phận ấy.

Khi máy nén khí làm việc, thợ máy luôn có mặt để điều khiển, cần có biển Không người không có nhiệm vụ ra vào khu vực máy làm việc.

7.3.5. Những ống dẫn hơi qua đường giao thông cần buộc trên cột cao chắc chắn, hoặc đặt trong ống bảo vệ rồi chôn ngầm xuống đất, để tránh xe cộ, máy móc làm đứt, dập nát.

7.3.6. Không được lau chùi, rửa những bộ phận dễ bốc cháy, bộ phận lọc hơi, ống dẫn bình dẫn và những bình chứa… bầu dầu xăng, dầu ma dút, mà cần lau chùi bằng dầu dành riêng cho máy hơi ép.

7.3.7. Khi sử dụng những dụng cụ chạy bằng khí nén cần lưu ý:

a) Sau khi đã khóa hơi và thông ống dẫn khí, mối nối dẫn ống hơi.

b) Sau khi chuẩn bị đầy đủ dụng cụ mới được mở hơi vào ống dẫn và dụng cụ làm việc.

c) Khi ống dẫn có khí nén thì không được để các dụng cụ chạy bằng khí nén nằm không. Cần bố trí sử dụng hết khí nén trong ống dẫn hoặc đóng van rồi mới được để máy nghỉ.

d) Khi mang dụng cụ cần cầm vào cán, không được cầm vào bộ phận làm việc hay ống dẫn hơi.

e) Nếu làm việc trên cao cần đứng trên giàn dáo vững chắc, không đứng trên thang dựa vào tường.




tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương