TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8774 : 2012


Dọn dẹp lòng sông, trục vớt cấu kiện cầu cũ chìm dưới sông



tải về 0.56 Mb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích0.56 Mb.
#17729
1   2   3   4   5   6   7

8.2 Dọn dẹp lòng sông, trục vớt cấu kiện cầu cũ chìm dưới sông

8.2.1. Trước và sau khi thi công, Nhà thầu cần dọn dẹp để luôn luôn đảm bảo lòng sông ở trong điều kiện an toàn không ảnh hưởng xấu đến môi trường và điều kiện vận tải thuỷ

8.2.2. Sau khi thi công xong Nhà thầu cần dọn sạch các vật chướng ngại ở dưới lòng sông trong khu vực thi công và hoàn thiện, bàn giao hồ sơ hoàn công cho đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa theo quy định.

8.2.3. Công tác trục vớt dầm cầu cũ dưới sông cần được thực hiện theo thiết kế riêng biệt trên cơ sở số liệu khảo sát dưới nước cụ thể của thợ lặn. Khi trục vớt bằng cần cẩu nổi trên phương tiện nổi cần thường xuyên theo dõi mớn nước chìm của phương tiện nổi để đảm bảo đủ mớn nước an toàn. Cần có quy trình an toàn thi công được biên soạn cụ thể cho từng trường hợp.

8.3. Tháo dỡ kết cấu hiện có.

8.3.1. Các phương pháp và trình tự tháo dỡ kết cấu hiện có được trình bày trong bảng vẽ thi công cần kèm theo thể hiện các biện pháp và chi tiết nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện thi công.

8.3.2. Không được dùng thuốc nổ, trừ tại các vị trí và điều kiện nói trong các hồ sơ hợp đồng. Tất cả việc nổ mìn cần hoàn thành trước khi làm công trình mới.

8.4. Công trình tạm (ván khuôn, giàn dáo, lắp ráp, vận chuyển, treo hạ khung vây)

8.4.1. Việc thi công và thu dọn các công trình tạm do Nhà thầu thiết kế và sử dụng trong thi công công trình cần được thực hiện đúng đắn sao cho tránh được mọi ảnh hưởng có hại đến tính chất của công trình chính hoặc gây mất an toàn cho các công trình tiện trình tiện ích kề bên, bất động sản hoặc cộng đồng.

Cần tuân thủ Quy trình thiết kế công trình phụ tạm trong thi công cầu 22 TCN 200-1989.



8.4.2. Khi sử dụng các cấu kiện chế sẵn để làm kết cấu phụ tạm, thiết kế không được đặt tải lên các cấu kiện chế sẵn này vượt quá mức tải trọng do nhà sản xuất các cấu kiện chế sẵn đó quy định. Mức tải trọng dung cho thiết bị đặc biệt, như các giàn phục vụ lắp ráp, không trường hợp nào mức tải trọng được vượt quá 80% tải trọng tối đa chịu đựng được trong khi thử nghiệm tải trọng thiết bị.

8.4.3. Đà giáo và ván khuôn cần đủ cứng và đủ cường độ để đỡ được mọi tải trọng đặt lên nó một cách an toàn.

Độ bền và ổn định của giàn dáo và yếu tố cơ bản để đảm bảo an toàn, tránh sự cố gẫy đổ khi sử dụng chúng. Tuy nhiên hệ số an toàn độ bền và ổn định cũng không lấy lớn quá tránh lãng phí vật liệu, làm giảm các chỉ tiêu kinh tế.

Để đảm bảo an toàn làm việc trên giàn dáo, cần tính toán với sơ đồ tải trọng tác dụng phù hợp với điều kiện làm việc thực tế, tức là kết cấu chịu được trọng lượng bản thân giàn dáo, người làm việc và số lượng máy móc vật liệu cần thiết.

8.4.4. Đà giáo cần xây dựng trên một bệ móng chắc chắn an toàn không bị xói dưới chân, được bảo vệ không bị hóa mềm và có thể chịu được tải trọng đặt trên đó. Khi Tư vấn giám sát yêu cầu, Nhà thầu cần thực hiện các thử tải thích hợp để chứng minh rằng hệ thống đà giáo là an toan mọi mặt.

8.4.5. Đà giáo và ván khuôn không được tháo dỡ nếu không được Tư vấn giám sát chấp thuận. Khi xác định thời gian tháo đà giáo và ván khuôn cần xét tới vị trí và tính chất của kết cấu, thời tiết, các vật liệu sử dụng trong mẻ trộn và các điều kiện khác ảnh hưởng đến cường độ sớm của bê tông sao cho đảm bảo an toàn.

8.4.6. Các điều kiện lao động an toàn trên giàn dáo:

- Sàn giàn dáo thường làm bằng gỗ, thép, không nên dùng tre. Khi lát sàn cần đặc biệt chú ý sự liên kết chắc chắn giữa sàn và thanh ngang đỡ sàn. Mặt sàn công tác cần bằng phẳng, không có lỗ hỗng, không để hụt ván, khe hở giữa các tấm ván không được rộng quá 5mm.

- Chiều rộng sàn trong công tác xây dựng không hẹp hơn 2m, trong công tác trát là 1.5m, trong công tác sơn là 1m.

- Sàn công tác không nên làm sát tường bề mặt kết cấu:

- Trên mặt giàn dáo và sàn công tác cần làm thành chắn để ngăn ngừa ngã và dụng cụ, vật liệu rơi xuống dưới. Thành chắn cao hơn 1m, cần có tay vịn. Thành chắn, tay vịn cần chắc chắn và liên kết với các cột giàn dáo về phía trong, chịu được lực đẩy ngang của 1 công nhân bằng 1 lực tập trung là 25 kg. Mép sàn cần có tấm gỗ chắn cao 15cm.

- Số tầng giàn dáo trên đó cùng 1 lúc có thể tiến hành làm việc không vượt quá 3 tầng, đồng thời cần bố trí công việc sao cho công nhân không làm việc trên 1 mặt phẳng đứng.

- Để thuận tiện cho việc lên xuống, giữa các tầng cần đặt các cầu thang:

 Khoảng cách từ cầu thang đến chỗ xa nhất không quá 25m theo phương nằm ngang.

 Độ dốc cầu thang không được quá 100.

 Chiều rộng thân thang tối thiểu là 1m nếu lên xuống 1 chiều và 1,5m nếu lên xuống 2 chiều.

 Nếu giàn dáo cao dưới 12m, thang có thể bắt trực tiếp từ trên sàn; khi cao hơn 12m để lên xuống cần có lồng cầu thang riêng.

 Lên giàn dáo cần dùng thang, Không trèo cột, bấu víu đu người lên, không được mang vác, gánh gồng vật liệu nặng lên thang; không được phép chất vật liệu trên thang.

- Để bảo vệ công nhân khi làm việc khỏi bị sét đánh cần có thiết bị chống sét đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn. Giàn dáo kim loại cần được tiếp đất.

- Trong thời gian làm việc cần tổ chức theo dõi thường xuyên tình trạng của giàn dáo nói chung, đặc biệt sàn và thành chắn. Nếu phát hiện có hư hỏng cần sửa chữa ngay. Khi có mưa dông hoặc gió lớn hơn cấp 6, sương mù dày đặc thì không được làm việc trên giàn dáo. Sau cơn gió lớn, mưa dông cần kiểm tra lại giàn dáo trước khi tiếp tục dùng.

- Khi làm việc về ban đêm, chỗ làm việc trên giàn dáo cần được chiếu sáng đầy đủ. Tất cả lối đi lại cầu thang trên giàn dáo và mặt đất xung quanh chân cầu thang cũng cần được chiếu sáng theo tiêu chuẩn chiếu sáng chung.

- Giàn dáo lắp dựng ở cạnh các đường đi có nhiều người và xe cộ qua lại cần có biện pháp bảo vệ chu đáo để các phương tiện vận tải khỏi va chạm làm đổ gãy giàn dáo.

- Công nhân làm việc giàn dáo cần có dây an toàn, đi giầy có đế nhám, đầu đội mũ cứng. Không cho phép:

 Đi các loại giầy đế trơn nhẵn dễ bị trượt ngã.

 Tụ tập nhiều người cùng đứng trên 1 tấm ván sàn.

 Ngồi trên thành chắn hoặc leo ra ngoài thành chắn.

- Những công nhân cần leo lên cao làm việc trên giàn dáo, công nhân làm việc dưới đất xung quanh giàn dáo đều cần học tập về kỹ thuật an toàn có liên quan. Những người có bệnh tim, động kinh, huyết áp cao, tai điếc, mắt kém, phụ nữ có thai không được làm việc trên cao.

8.4.7. An toàn vận chuyển vật liệu trên giàn dáo:

- Để đưa các bộ phận chi tiết giàn dáo lên cao trong khi lắp dựng, trên công trường thường được dùng pu-li, ròng rọc và tời kéo tay. Lúc lắp giàn dáo ở trên cao, khi chưa có sàn công tác, công nhân cần đeo dây an toàn buộc vào các bộ phận chắc chắn hoặc cột giàn dáo bằng cáp hay xích.

- Để đưa vật liệu xây dựng lên giàn dáo trong quá trình sử dụng có thể áp dụng 2 dạng vận chuyển:

 Khi phương tiện vận chuyển trực tiếp liên quan đến giàn dáo có thể dùng cẩu nhỏ hoặc máy thăng tải. Chỗ đặt cần trục và chỗ nhận vật liệu cần nghiên cứu trước trong thiết kế và tính toán đủ chịu lực.

 Khi cần trục và máy thăng tải bố trí đứng riêng, độc lập với giàn dáo thì cần cố định chúng với các kết cấu của công trình hoặc dùng neo xuống đất chắc chắn.

- Các thao tác bốc xếp vật liệu từ cần trục lên giàn dáo cần nhẹ nhàng, không được quăng vứt vật liệu vỡ hoặc thừa không dùng đến. Muốn đưa xuống cần dùng cần trục hoặc tời.

- Chỉ cho phép vận chuyển vật liệu trên giàn dáo bằng xe cút kít hay xe cải tiến khi giàn dáo đã được tính toán thiết kế với những tải trọng đó cần lát ván cho xe đi.

8.4.8. An toàn khi tháo dỡ giàn dáo:

- Trước khi tháo dỡ ván sàn, giàn dáo cần dọn sạch vật liệu, dụng cụ, rác rưởi trên sàn và rào kín đường đi đến chỗ đó.

- Trong khu vực đang tháo dỡ giàn dáo cần có hàng rào di động đặt cách chân giàn dáo ít nhất bằng 1/3 chiều cao của giàn dáo, cần có biển Không không cho người lạ vào.

- Các tấm ván sàn, các thanh kết cấu giàn dáo được tháo dỡ ra không được phép lao từ trên cao xuống đất mà cần dùng cần trục hoặc tời để đưa xuống đất 1 cách từ từ.



8.4.9. Các cầu tránh tạm thời cần được thi công, sử dụng và bảo trì theo đúng thiết kế

8.4.10. Các cầu tạm cần thi công, bảo trì và tháo dỡ sao cho không làm nguy hại cho công trình và dân chúng.

8.4.11. Khi làm một cầu công vụ hoặc các cầu khác cho thi công mà không dùng cho giao thông công cộng vượt bên trên một hành lang đường cho giao thông công cộng hoặc một đường sắt, cần có biện pháp đảm bảo an toàn cho giao thông trên và dưới cầu này.

8.5. Móng cọc đóng (công trình chế tạo cọc-hạ cọc)

8.5.1 Việc tháo ván khuôn, bảo dưỡng, cất giữ, vận chuyển và cẩu lắp cọc bê tông cốt thép đúc sẵn cần thực hiện theo cách nào đó để tránh các ứng suất uốn quá mức,

8.5.2. Ngay khi cọc đủ cứng , để tránh hư hỏng chúng được tháo khỏi khuôn và xếp trong một chồng cọc bảo dưỡng ngăn cách với nhau bằng các khối gỗ kê.

8.5.3. Không được đóng cọc trước khi bê tông cọc được ít nhất 90% cường độ thiết kế.

8.5.4. Việc tạo dự ứng lực cho cọc bê tông cần phù hợp với các quy định an toàn chế tạo kết cấu dự ứng lực.

8.5.5. Phương pháp đóng cọc không được lạm dụng quá mức và sai phạm quá đáng làm cho bê tông bị vỡ và nát, bị nứt nẻ có hại, gỗ bị vỡ và xơ ra, hoặc thép bị biến dạng quá mức.

8.5.6. Không sử dụng thiết bị đóng cọc làm hư hại đến cọc.

Tất cả thiết bị đóng cọc, bao gồm búa đóng cọc, đệm búa, đầu dẫn, đệm cọc và các phụ tùng khác mà Nhà thầu cung cấp cần được Tư vấn giám sát chấp thuận trước khi đóng cọc. Để được chấp thuận, ít nhất hai tuần trước khi đóng cọc Nhà thầu cần nộp bản mô tả thiết bị đóng cọc cho Tư vấn giám sát.



8.5.7. Tất cả thiết bị đóng cọc kiểu va đập trừ búa trọng lực cần được trang bị đệm búa với vật liệu đệm có bề dày thích hợp để ngăn ngừa hư hại búa hoặc cọc và đảm bảo tác động đóng cọc đồng đều. Đệm búa cần làm bằng các vật liệu bền, được chế tạo giữ được các tính chất đồng đều trong khi đóng. Không được sử dụng các đệm búa bằng gỗ, cáp thép và amiăng. Cần đặt một tấm va đập trên đệm búa để đảm bảo nén đồng đều vật liệu đệm. Đệm búa cần được kiểm tra với sự có mặt của Tư vấn giám sát khi bắt đầu đóng cọc và sau mỗi 100 h đóng cọc. Đệm búa cần được Nhà thầu thay thế trước khi cho phép tiếp tục đóng cọc khi bề dày đệm búa bị giảm quá 25 % bề dày ban đầu.

8.5.8. Phương pháp nối cọc cần được quy định trong hồ sơ hợp đồng hoặc được Tư vấn giám sát chấp thuận. Nên dùng phương pháp hàn hồ quang khi nối các cọc thép. Chỉ các thợ hàn được cấp chứng chỉ mới được hàn.

8.6. Cọc khoan giếng khoan

8.6.1. Cần dùng mọi cách phòng ngừa hợp lý để đề phòng hư hỏng cho các kết cấu hiện có và công trình tiện ích công cộng. Các biện pháp này cần bao gồm, nhưng không chỉ hạn chế ở việc lực chọn các phương pháp thi công và các phương thức ngăn ngừa việc lún sụt quá mức khi lấy đất trong cọc, giám sát và kiểm tra các rung động do hạ các ống vách hoặc cọc ván, khoan cọc hoặc do nổ mìn nếu được phép

8.6.2. Sau khi thử nghiệm cọc xong, các cọc thử và cọc neo nếu không được dùng làm cọc của công trình, cần cắt đi ở cao độ thấp hơn mặt đất hoàn thiện 900mm. Phần cọc cắt đi do Nhà thầu bố trí chỗ thanh thải.

8.7. Thi công giếng chìm

8.7.1. Cần lựa chọn các giải pháp thi công chế tạo giếng chìm phù hợp có xét đến các điều kiện an toàn cụ thể phù hợp với giải pháp thi công.

8.7.2. Đối với các giếng chìm thi công chở nổi, cần xét các điều kiện an toàn vận chuyển trên sông và đánh chìm giống như đối với các phương pháp thi công chở nổi kết cấu nhịp cầu.

8.8. Neo đất

8.8.1. Bó cáp neo đất cần gồm có một hoặc nhiều phần tử thép dự ứng lực, thiết bị neo và nếu cần thiết, các bộ nối phù hợp với các yêu cầu về vật liệu thép dự ứng lực trong Hồ sơ thiết kế.

8.8.2. Phương pháp khoan được sử dụng có thể là khoan lấy lõi, khoan xoay, khoan dập, khoan ruột gà hoặc đóng ống vách. Phương pháp khoan được sử dụng cần phòng ngừa được việc mất đất phía trên lỗ khoan có thể làm tổn hại cho kết cấu hoặc các kết cấu hiện có. Nếu dùng ống vách cho lỗ neo, cần tháo bỏ, trừ khi Tư vấn giám sát cho để lại tại chỗ. Vị trí, độ nghiêng và tuyến lỗ khoan cần thể hiện trong hồ sơ thiết kế.

8.8.3. Mỗi neo đất cần được thử tải bởi Nhà thầu bằng cách thử tính năng hoặc phương thức thử kiểm chứng quy định ở đây. Không được tác động một tải trọng lớn hơn tải trọng tính toán 10% vào neo đất trước khi thử tải. Tải trọng thử cần đồng thời tác động vào toàn bộ cáp.

8.8.4. Khi một neo đất bị phá hoại, Nhà thầu cần sửa đổi thiết kế và/hoặc các phương thức lắp đặt. Các sửa đổi này có thể bao gồm, nhưng không cần chỉ hạn chế ở việc lắp đặt một neo đất thay thế, giảm tải trọng thiết kế bằng cách tăng số lượng neo đất, sửa đổi các phương pháp lắp đặt, tăng chiều dài dính kết hoặc thay đổi loại neo đất. Bất kỳ việc sửa đổi nào về phương pháp thiết kế và thi công đều không được Chủ đầu tư cấp kinh phí thêm và không được phép kéo dài hợp đồng.

8.8.5. Không thử lại một neo đất, trừ các neo đất được phun vữa lại có thể được thử lại.

8.9. Các kết cấu chắn đất

8.9.1. Các bộ phận tường bê tông đúc sẵn thẳng đứng với bệ móng bằng bê tông đúc tại chỗ cần được đỡ và giằng chống thỏa đáng để phòng lún hoặc chuyển vị ngang cho tới khi bệ móng bê tông đã đổ xong và có đủ cường độ để đỡ các bộ phận tường.

8.9.2. Tường cọc ván cần được giằng bằng thanh giằng hoặc các hệ thống giằng khác cho trên hồ sơ hợp đồng hoặc theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.

8.9.3. Việc thi công các tường có neo gồm có việc thi công các tường cọc ván và tường cọc chống đỡ áp lực ngang được neo bằng một thanh giằng và hệ thống neo bê tông hoặc neo đất.

Hệ thống neo bê tông gồm có cọc khoan hoặc các khối bê tông cốt thép đặt trong giới hạn của hố đào đất đá, có hoặc không có cọc đỡ, cần phù hợp với các chi tiết trong hồ sơ hợp đồng hoặc các bản vẽ thi công được chấp thuận.

Cọc neo xiên cần đóng theo đúng độ xiên đã cho. Cọc neo chịu kéo cần được cung cấp với các biện pháp thỏa đáng để neo vào khối bê tông neo.

8.10. Kết cấu bê tông

8.10.1. Yêu cầu chung đối với các phương pháp thi công

Nói chung, mọi kết cấu bê tông cần được chống đỡ hoàn toàn cho đến khi đạt được cường độ và tuổi yêu cầu. Tuy nhiên được phép sử dụng phương pháp ván khuôn trượt để thi công các than trụ và lan can với điều kiện kế hoạch của Nhà thầu đảm bảo an toàn:



8.10.2. An toàn đối với việc cung cấp bê tông

8.10.2.1. Các phương pháp giao và vận chuyển bê tông cần sao cho việc đổ bê tông dễ dàng và giảm đến tối thiểu việc thao tác lại và không gây hư hại cho kết cấu hoặc bê tông.

8.10.2.2. Trong và sau khi đổ bê tông, cần chú ý không làm hư hỏng bê tông hoặc phá vỡ dính kết nối với cốt thép. Công nhân không được đi lại trên bê tông tươi. Các sàn dành cho công nhân và thiết bị không được đặt trực tiếp trên bất kỳ cốt thép nào. Một khi bê tông đã hóa cứng, không được tác động lực vào ván khuôn hay các thanh cốt thép thò ra ngoài bê tông, cho tới khi bê tông đủ cường độ để không bị hư hỏng.

8.10.3. Yêu cầu an toàn khi lập trình tự đổ bê tông

8.10.3.1. Bê tông dùng cho cột, kết cấu phần dưới, tường cống, và các điều kiện thẳng đứng tương tự khác cần đổ và để hóa cứng và lún trong một thời gian trước khi đổ bê tông cho các cấu kiện nằm ngang gắn liền với chúng, như mũ cột, tấm bản hoặc bệ đỡ. Thời gian này cần thỏa đáng để cho phép lún hoàn toàn do mất nước và không ít hơn 12 h đối với các cấu kiện thẳng đứng cao trên 4500 mm và không ít hơn 30 min đối với các cấu kiện cao trên 1500 mm nhưng không quá 4500 mm. Khi lắp các đai ma sát hoặc các giá công xon đỡ đà giáo trên các cấu kiện thẳng đứng như vậy, và trừ khi được chấp nhận làm khác, cấu kiện thẳng đứng cần để tại chỗ ít nhất bẩy ngày và cần đạt được cường độ quy định trước khi tác động tải trọng từ các cấu kiện nằm ngang.

8.10.3.2. Trừ khi được phép làm khác, chỉ được đổ bê tông trong các kết cấu phần trên sau khi các ván khuôn kết cấu phần dưới đã được tháo dỡ đủ để xác định tính chất của bê tông kết cấu phần dưới đỡ bên dưới.

8.10.3.3. Bê tông trong các vành vòm cần đổ sao để khuôn vòm được chất tải đồng đều và đối xứng.

8.10.3.4. Nói chung, tấm bản đáy hoặc đế móng của cống hộp cần được đổ bê tông và để hóa cứng trước khi thi công phần còn lại của cống. Đối với các cống có tường cao 1500 mm trở xuống, tường bên và tấm bản mặt, có thể đổ trong một đợt liên tục. Với các tường cống cao hơn, cần áp dụng các yêu cầu đối với các cấu kiện thẳng đứng.

8.10.4. An toàn khi Lưu kho và cẩu lắp

8.10.4.1. Cần thao tác hết sức cẩn thận khi cẩu lắp và di chuyển các cẩu kiện bê tông đúc sẵn. Dầm đúc sẵn cần vận chuyển trong tư thế đứng thẳng như trong vị trí nhịp khai thác sau này và phương phản lực đối với cấu kiện cần như khi ở vị trí cuối cùng. Các điểm tựa khi vận chuyển và lưu kho cần nằm cách vị trí cuối cùng trong phạm vi 750 mm, nếu không vị trí đó cần được xác định trên bản vẽ thi công.

8.10.4.2. Không được vận chuyển các cấu kiện bê tông đúc sẵn cho đến khi thử nghiệm các mẫu thử bê tông, được chế tạo bằng cùng thứ bê tông và bảo dưỡng trong các điều kiện giống như các cấu kiện bê tông đúc sẵn, cho thấy bê tông của cấu kiện đó đã đạt cường độ nén bằng cường độ nén thiết kế quy định của bê tông trong cấu kiện.

8.10.5. An toàn khi Lắp ráp

Nhà thầu cần chịu trách nhiệm về an toàn đối với các cấu kiện đúc sẵn trong mọi giai đoạn thi công. Các thiết bị nâng cần sử dụng sao để không gây ra các lực uốn, lực xoắn làm hư hỏng cấu kiện. Sau khi một cấu kiện được lắp đặt và còn chưa được cố định vào kết cấu, cần thiết cần bố trí các thanh giằng tạm ngay lập tức để đảm bảo chống gió và các tải trọng khác.



8.10.6. An toàn khi Trộn và Bôi keo Epôxy

8.10.6.1. Các chỉ dẫn do Nhà cung cấp keo epôxy cung cấp liên quan đến cất giữ, trộn và xử lý an toàn chất dính kết epôxy cần được tuân thủ.

8.10.6.2. Việc bôi chất dính kết epoxy hỗn hợp cần tuân theo các chỉ dẫn của Nhà sản xuất, sử dụng bay, găng tay cao su, hoặc bàn chải để quết trên một hoặc cả hai bề mặt sẽ ghép nối với nhau.

8.10.6.3. Các tải trọng chỉ được tác động lên các kết cấu bê tông sau khi bê tông đạt đủ cường độ và, nếu có, sau khi đã tạo đủ dự ứng suất mới được phép chất tải trọng để không xảy ra hư hỏng.

8.10.7. An toàn khi lấp đất

Mỗi khi còn có thể, trình tự lấp đất xung quanh kết cấu cần phải sao cho để giảm tối thiểu các lực lật hoặc trượt. Khi việc lấp đất gây ra ứng suất uốn trong bê tông, trừ khi Tư vấn giám sát cho phép làm khác, việc lấp đất chỉ được bắt đầu sau khi bê tông đã đạt không dưới 80% cường độ quy định.



8.10.8. An toàn khi chất các tải trọng thi công

8.10.8.1. Các vật liệu và thiết bị nhẹ chỉ có thể đưa lên mặt cần sau khi bê tông đã được đổ 24 h, với điều kiện việc bảo dưỡng không bị trở ngại và cấu trúc bề mặt không bị hư hỏng. Các xe cần thiết cho hoạt động thi công và có trọng lượng trong khoảng 450 đến 1800 kg, và các tải trọng vật liệu và thiết bị tương đương chỉ được phép đặt trên bất kỳ nhịp nào sau khi bê tông mặt cầu đổ cuối cùng đã đạt cường độ nén ít nhất là 27 Mpa hoặc 90% cường độ thiết kế. Các tải trọng vượt quá quy định trên chỉ được đưa lên mặt cầu sau khi bê tông mặt cầu đã cường độ quy định. Ngoài ra, đối với các kết cấu dự ứng lực căng kéo sau, các xe nặng trên 2000 kg và các tải trọng vật liệu và thiết bị tương đương không được đưa lên bất cứ nhịp cầu nào khi cáp thép tạo dự ứng lực của nhịp đó chưa được căng.

8.10.8.2. Bê tông đúc sẵn hoặc dầm thép không được đặt lên các bộ phận kết cấu phần dưới khi bê tông kết cấu phần dưới chưa đạt được 70% cường độ quy định.

8.10.8.3. Mặt khác, các tải trọng do các thao tác thi công tác động lên các kết cấu hiện hữu, mới hoặc đã có một số phần đã hoàn thành, không được vượt quá khả năng chịu tải của kết cấu hoặc bộ phận kết cấu, như xác định theo “Tổ hợp tải trọng Cường độ II” trong Bảng 3.4.1-1 của Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05 (AASHTO LRFD). Cường độ nén của bê tông (fc) được dùng trong tính toán khả năng chịu tải cần nhỏ hơn cường độ chịu nén thực có ở thời điểm chất tải hoặc cường độ chịu nén quy định của bê tông.

8.10.8.4. Trừ khi có quy định khác trong hồ sơ hợp đồng, xe cộ giao thông không được phép đi trên các mặt cầu bê tông cho đến khi kần đổ bê tông cuối cùng đã qua ít nhất 14 ngày và cho đến khi bê tông đã đạt cường độ quy định.

8.11. Lắp đặt cốt thép thường

Mọi cốt thép cần được đặt đúng theo bản vẽ và liên kết cố định sao cho không bị biến dạng. Không đi lại trực tiếp lên cốt thép.



8.12. Kéo căng cáp và thanh thép để tạo dự ứng lực

8.12.1. Các quy định cụ thể trong mỗi trường hợp về an toàn trong công tác lắp đặt, căng kéo cáp dự ứng lực trong Nhà máy hoặc trên công trường cần được ghi rõ trong bản vẽ thi công của Nhà thầu và được Tư vấn giám sát phê duyệt.

8.12.2. Công nhân thực hiện thao tác căng kéo cáp dự ứng lực cần có tay nghề chuyên môn và được huấn luyện chuyên nghiệp, có đủ trang bị bảo hộ và nắm vững các trình tự thao tác và nguyên tắc an toàn căng cáp theo đúng Quy trình thi công đã được Tư vấn giám sát phê duyệt. Trước mỗi ca làm việc, người phụ trách công tác căng cáp cần phổ biến lại nội quy an toàn và nội dung công việc cụ thể cho cả nhóm công tác.

8.12.3. Cần có biện pháp dự phòng xử lý tránh nạn đứt cáp (hoặc thanh thép) đột ngột khi đang kéo căng (quy định rõ vị trí đứng thao tác của công nhân, bố trí vật chắn hướng văng ra của cáp khi bị đứt,v,v...)

8.12.4. Cần có thiết bị bảo đảm thông tin hiệp đồng chính xác và tức thời giữa 2 nhóm công nhân căng cáp từ 2 đầu cáp cách xa nhau trong cùng một kết cấu.

8.12.5. Để đảm bảo an toàn, các thiết bị kéo căng như kích, đồng hồ, máy bơm, đường ống cần được kiểm tra thường xuyên và hiệu chuẩn định kỳ theo quy định của Tiêu chuẩn thi công cầu được áp dụng cho dự án.

8.13. Kết cấu thép : chế tạo và chế sửa kết cấu thép, vận chuyển và cẩu lắp dầm cầu thép (lắp trên đà giáo, lắp hẫng,v.v...)

8.13.1. Các quy dịnh cụ thể trong mỗi trường hợp về an toàn trong chế sửa, vận chuyển và cẩu lắp kết cấu cầu thép cần được ghi rõ trong bản vẽ thi công của Nhà thầu và được Tư vấn giam sát phê duyệt.

8.13.2. Trong quá trình gia công, chế sửa cần bố trí và lắp đặt các bộ phận định vị và gông giữ đủ năng lực chống các biến dạng bất ngờ do các yếu tố nhiệt, hoặc ngoại lực, biến dạng cưỡng bức xuất hiện khi thi công.

8.13.3. Quá trình lắp hẫng, lắp trên đà giáo cần đảm bảo ổn định và được tính toán thiết kế với mức độ an toàn cần thiết theo các Tiêu chuẩn kết cấu chính và kết cấu phụ tạm.

8.14. Công tác sơn

8.14.1. Công tác cạo rỉ và sơn kết cấu thép và sơn kết cấu BTCT cần tuân theo các quy định an toàn của TCVN 2292-78.

Ngoài ra còn cần tuân theo các quy định an toàn về:

- an toàn làm việc trong môi trường có hoá chất độc hại

- an toàn làm việc trên đà giáo cao



8.14.2. An toàn bảo vệ công chúng và tài sản

Nhà thầu cần tuân thủ các tiêu chuẩn, quy tắc, điều lệ và mệnh lệnh đối với sức khoẻ, an toàn nghề nghiệp và bảo vệ môi trường có thể áp dụng được. Việc không tuân thủ các Tiêu chuẩn, quy tắc, điều lệ và mệnh lệnh này đủ là lý do để cần ngưng việc hoặc không đủ tư cách.

Cần có các biện pháp phòng ngừa hợp lý để thu gom các vật liệu phế thải (vật liệu thổi đã dùng và sơn cũ) được xếp vào loại nguy hiểm. Việc loại bỏ các vật liệu phế thải nguy hiểm cần tiến hành theo tất cả các quy định của Nhà nước.

Nhà thầu cần bố trí các dụng cụ bảo vệ như vải thô, tấm chắn và các tấm che phủ cần thiết để phòng ngừa hư hỏng cho công trình và thiệt hại cho các tài sản khác hoặc cho người do các thao tác làm sạch và sơn. Nhà thầu cần chịu trách nhiệm về mọi hư hỏng gây ra bởi dự án sơn đối với xe cộ, con người hoặc tài sản.

Sơn hoặc các vết sơn làm cho các bề mặt không được chỉ định sơn có vẻ ngoài khó coi cần được Nhà thầu tẩy sạch hoặc xoá sạch bằng chi phí của họ.



tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương