TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8774 : 2012



tải về 0.56 Mb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích0.56 Mb.
#17729
1   2   3   4   5   6   7

7.4. Máy phun vữa xi măng

7.4.1. Trước khi làm việc công nhân điều khiển máy khí nén cần phối hợp với công nhân điều khiển vòi phun để kiểm tra các đường ống, vòi phun và các bộ phận của máy.

7.4.2. Xung quanh miệng vòi phun cần có biển báo không người qua lại hoặc làm việc trong vùng bán kính 10 m lúc vòi phun đang làm việc.

Trước khi phun vào công trình có thành đứng như tường cách, vách cột v.v… cần tính toán cho áp lực hơi phun phù hợp với sức chịu của công trình ấy. Không người làm việc ở phía sau những công trình mà đằng trước vòi phun đang làm việc.

7.4.3. Dùng vòi phun cần chú ý:

a) Nếu công nhân điều khiển vòi phun và công nhân điều khiển máy cách nhau 30 m cần dùng biển hiệu lệnh bằng cờ hoặc đèn màu.

b) Các ống dẫn cần thông suốt, không bị vướng mắc, các đoạn nối của ống phun cần xiết chặt trước khi làm việc.

c) Chỉ được thông ống dẫn vữa và sửa chữa ở chỗ tiếp xúc giữa ống dẫn với thùng chứa, tháo những đoạn nối của các đường ống khi đã tắt máy cung cấp vật liệu cho vòi phun.

d) Ngang tầm vòi phun cần có một tấm gỗ chắc chắn cho công nhân làm việc.

e) Khi cấp thiết truyền khí nén thì cứ 5, 10 min cần theo dõi chỉ số đồng hồ áp lực.

g) Khi chuyển vị trí làm việc cần khóa vòi phun lại. Nếu di chuyển xa cần tắt máy.

h) Công nhân điều khiển vòi phun cần được trang bị kính phòng hộ và nên bơm vữa từ đầu thấp tới đầu cao.



7.5. Máy nghiền đá

7.5.1. Máy nghiền đá cần cách các máy khác ít nhất 10 m. Khi đổ đá vào máy nghiềng bằng các dụng cụ cầm tay cần đổ nhanh và gọn, không để dụng cụ va chạm vào bộ phận nghiền.

7.5.2. Kích thước đá không được quá 2/3 cửa cho đá vào. Trong quá trình làm việc cần dùng dụng cụ có cán dài để vun đá, không dùng tay không vun đá vào máy.

7.5.3. Nếu sử dụng máy xúc để phối hợp với máy nghiền đá thì cần được kết hợp chặt chẽ giữa hai bộ phận máy xúc và máy nghiền đá đã liên hợp để tránh tắt nghẹt hàm nhai.

7.5.4. Đưa đá vào hàm nhai cho phép tiến hành khi máy đang chạy. Khi hàm nhai đã ngừng hoạt động thì không cho đá vào nữa.

7.5.5. Cần có biện pháp phòng chống bụi đá có hiệu quả trong phạm vi bán kính 4 m. Không bố trí máy nghiền đá ở nơi đầu gió có nhiều người làm việc.

7.5.6. Những bậc lên xuống máy nghiền cần có lan can chắc chắn. Chú ý trời mưa cần có biện pháp đề phòng trượt chân vào hàm nhai, gây ra tai nạn.

7.6. Máy rửa sỏi cát

7.6.1. Khi vận chuyển sỏi đá lên bộ phận quay của máy để rửa cần theo các quy định về vận chuyển riêng. Nếu dùng bằng chuyền máng cài thì theo các quy định về sử dụng băng chuyền máng cào (các quy định này trong quy tắc an toàn xếp dỡ).



7.7. Các loại máy đóng cọc và tạo cọc

7.7.1.1. Trước khi tiến hành công tác cần:

a) Có số liệu đã nghiên cứu tính chất đất của công trình đóng cọc, nắm được tình hình mưa gió lũ.

b) Nghiên cứu phát hiện những khó khăn trở ngại có thể xảy ra, trong quá trình làm việc để dự kiến các biện pháp giải quyết.

c) Đã có kế hoạch và biện pháp thi công cụ thể, kế hoạch an toàn lao động.

7.7.1.2. Nếu đặt búa đóng cọc làm việc ở những công trình đất lún dưới nước thì bè mảng, sàn đặt máy và chỗ công nhân làm việc cần có đủ ánh sáng cho khu vực làm việc.

7.7.1.3. Những búa đóng cọc làm việc và di chuyển bằng đường ray thì nền đường cần trải bằng những vật liệu tốt để áp lực phân phối đều. Bánh sắt cần khít với đường ray; đầu nối các thanh ray và đường sắt cần bằng phẳng theo chiều ngang.

7.7.1.4. Chọn giá búa và búa đóng cọc cần phù hợp với yêu cầu công trình, chất đất và loại cọc nhưng trọng lượng búa không được quá 3 lần trọng lượng cọc.

7.7.1.5. Trước khi làm việc cần kiểm tra chất lượng của cọc để loại bỏ những cọc có thể gây vỡ, đổ không đảm bảo an toàn trong quá trình đóng xuống. Kiểm tra chỗ buộc chắc chắn và dây cáp buộc không bị xoắn mới được dựng cọc lên.

Dây cáp dựng cọc cần luôn luôn qua ròng rọc đầu tháp và ròng rọc ở chân tháp.

7.7.1.6. Khi dựng cần tính toán đường tim cọc cần trùng với đường tim của tháp, không dùng móc tự động và kéo lê cọc trong lúc dựng lên.

Khi làm việc hoặc di chuyển máy búa tới vị trí mới, những người không có nhiệm vụ cần cách xa máy với bán kính một lần rưỡi với chiều cao của cọc. Khu vực này cần có biển báo để mọi người biết không đến gần.

7.7.1.7. Trước khi đóng cọc cần giữ buộc chắc chắn giữa đầu búa với tháp để cho đường tim của cọc trùng với đường tim của búa. Mặt phẳng đầu cọc cần khít với mặt phẳng búa. Cọc ấn sâu xuống đất trên 2 m mới được tháo dây buộc ra.

7.7.1.8. Máy đóng cọc cần có bộ phận hạn chế nâng lên ở đầu tháp, khi làm việc sẽ hạn chế không cho đầu búa nâng đến bộ phận đó.

7.7.1.9. Nếu đầu cọc đóng chìm sâu xuống đất, hoặc còn để thừa trên mặt đất, cần đậy kín, lấp đất ngay hoặc rào lại để an toàn cho người qua lại.

Nếu dùng cọc phụ để đóng sâu cọc chính thì cọc phụ cần chịu được lực đóng của búa; tim cọc phụ cần trùng với tim cọc chính và tim đầu búa.

7.7.1.10. Khi sửa chữa, điều chỉnh lại tim cọc cần tắt máy nếu cọc chưa đóng xuống đất hoàn toàn thì nâng búa cách đầu cọc từ 20 cm đến 30 cm rồi buộc chặt búa với giá búa, hoặc cần hạ búa xuống đất để sửa chữa cho được an toàn.

7.7.1.11. Di chuyển máy búa đến công trình khác cần tháo toàn bộ tháp đóng cọc ra khỏi máy. Nếu di chuyển từ cọc này sang cọc khác thì cần làm theo trình tự sau đây:

a) Đường đi cần bằng phẳng và không có trở ngại.

b) Đã cắt dây dẫn điện tới máy búa.

c) Người ở trên máy búa cần xuống đất.

d) Hạ búa xuống hoàn toàn rồi giữ chặt búa vào tháp bằng các chốt của máy búa.

e) Các dây tăng-đơ chằng tháp, các con nêm đã lấy đi hết.

g) Kế hoạch di chuyển được chỉ dẫn kỹ; tất cả dụng cụ phương tiện để di chuyển đều chắc chắn và đầy đủ.

h) Nếu di chuyển bằng cách bẩy cần có người chỉ huy chung. Tất cả đòn bẩy cần tính sức chịu để không bị oằn, gẫy khi làm việc. Không được ngồi lên đòn bẩy. Sức bẩy ở các bên cần đều.

Sau khi di chuyển tới địa điểm mới cần kiểm tra lại các thiết bị, để đóng cọc và các bộ phận điều khiển búa hoạt động.

7.7.1.12. Chỉ được phép sử dụng những giá búa chế tạo theo thiết kế đã duyệt.

Tất cả các búa và búa vạn năng cần có lý lịch chế tạo, sơ đồ lắp ráp, sử dụng kèm theo.

Giá búa và quả búa cần đồng bộ. Không dùng quả búa lớn đưa vào giá nhỏ để sử dụng.

Giá búa cần phù hợp với chiều dài và trọng lượng cọc.

7.7.1.13. Dù búa mới hay búa cũ, trước khi sử dụng cần được kiểm tra thật đầy đủ, đảm bảo chất lượng mới được dùng. Trước khi chính thức dùng cần thử quả búa máy rung (trừ búa bé rơi tự do).

7.7.1.14. Trình tự và những thao tác an toàn của nồi hơi, máy bơm nước, tời máy dieden, mô tơ điện trong búa máy hơi nước, búa dieden hay búa rung cần làm đúng như quy định an toàn của từng thiết bị trong phần thi công cầu.

Riêng nồi hơi của búa máy hơi nước cần qua đăng kiểm và cần tuân theo Quy phạm về nồi hơi bình chịu áp lực cao của Nhà nước quy định.

7.7.1.15. Đối với tất cả các loại giá búa cần là thợ chuyên môn được đào tạo, có giấy chứng nhận mới được sử dụng.

7.7.1.16. Người chỉ huy đóng cọc cần có trình độ tối thiểu là thợ kích kéo bậc 4 cho loại búa dieden, hơi nước, búa rung. Chỉ huy cần thống nhất hiệu lệnh, rõ ràng và dứt khoát. Cần đứng ở vị trí thuận lợi nhất để bao quát chung tất cả các khâu trong công tác đóng cọc, để đảm bảo chất lượng và an toàn.

7.7.1.17. Người chỉ huy và cán bộ kỹ thuật trực ca cần có quan hệ khăng khít và cần nắm được tình hình địa chất thủy văn và thiết bị.

Quá trình đóng hạ cọc xuống thấy các hiện tượng bất thường cần ngừng ngay để tìm nguyên nhân để có biện pháp bổ cứu hoặc báo cáo cấp trên.

a) Độ chối thay đổi đột ngột.

b) Độ chối bằng 0 khi đóng cọc chưa đến cao độ thiết kế.

c) Cọc bị nghiêng hay chệch quá phạm vi cho phép.

d) Cọc bị vỡ toét đầu hay có hiện tượng cọc bị gẫy, đầu búa chạy khỏi đầu cọc.

e) Phao bị chạy hay giàn dáo bị biến dạng lún.

g) Giá búa bị biến dạng hay các thiết bị hỏng hóc.

h) Cây trôi hay bè mảng sắp va vào xà lan.

7.7.1.18. Hệ nổi dùng để đóng cọc cần có đủ neo, neo cần chắc chắn, đảm bảo.

7.7.1.19. Cần có nhật ký đóng cọc. Khi thay ca, đổi người, cần giao sổ nhật ký, bàn giao cụ thể tình trạng thiết bị, hệ thống neo, tình trạng cọc và những việc tiếp tục ca làm.

7.7.1.20. Gió bão từ cấp 6 trở lên không được đóng cọc. Búa đang hoạt động không được sửa chữa gì. Cần có biện pháp hạ búa, đưa búa và hệ nổi vào bờ neo tránh bão, thường xuyên có người trực trên hệ nổi để theo dõi tời cáp neo hệ nổi.

7.7.1.21. Nơi làm việc của người điều khiển tời điện trên giá búa cần có sàn lát chắc chắn, có mái che mưa nắng để đảm bảo cho người và thiết bị.

7.7.2. Búa rơi tự do

7.7.2.1. Các loại búa rơi tự do dùng để đóng cọc để đảm bảo an toàn khi sử dụng và giảm nhẹ cường độ lao động cần được bảo quản theo yêu cầu sau:

a) Đầu búa bảo quản ngoài bãi có mái che hoặc bạt phủ.

b) Giá búa bảo quản ngoài bãi cần sắp xếp gọn gàng, có mái che mưa nắng.

c) Múp, Cáp cần tuân theo các điều quy định trong đề mục 6 của Tiêu chuẩn này. Tời cần theo các điều quy định về tời trong đề mục 6 Tiêu chuẩn này.

7.7.2.2. Khi đưa búa vào sử dụng cần tiến hành bảo dưỡng toàn bộ đầu búa, giá búa, múp, cáp, tời, tra dầu mỡ đủ vào các nơi quy định.

7.7.2.3. Khi lắp ráp búa cần theo quy trình kỹ thuật và sự chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật chỉ đạo lắp ghép.

7.7.2.4. Công nhân điều khiển búa cần nắm chắt tính năng kỹ thuật thao tác điều khiển, nội quy sử dụng và cần qua sát hạch có giấy chứng nhận hợp cách.

7.7.2.5. Trước khi sử dụng cần thử để kiểm tra búa theo các nội dung sau đây:

a) Kéo theo quả búa từ độ cao 20 cm đến 50 cm và 100 cm từ 3 đến 5 lần.

b) Mỗi lần thử cần kiểm tra giá tời, múp, cáp, sàn kê búa.

c) Khi làm việc sau mỗi ca cần kiểm tra lại một lần.

7.7.2.6. Khi đóng cọc trên nền đất hay trên nền phao nổi cần có cáp chằng bảo đảm liên kết ổn định chắc chắn.

7.7.2.7. Khi làm việc cần có hiệu báo cho mọi người xung quanh biết, công nhân điều khiển cần tuân theo sự chỉ huy của cán bộ phụ trách.

Không cho người không có nhiệm vụ đứng gần búa khi đang làm việc. Mọi người cần đứng xa ít nhất 20 m.

7.7.3. Búa đóng cọc dieden

7.7.3.1. Đối với các loại búa đóng cọc dieden ngừng làm việc lâu quá 1 tháng cần tiến hành bảo quản trong các kho, lán; trường hợp chưa đưa vào kho, lán kịp cần có biện pháp kê kích và che đậy chu đáo.

7.7.3.2. Trước khi đưa búa dieden vào bảo quản cần thực hiện:

a) Rửa sạch muội và bụi trên pit-tông và xi-lanh, trục dẫn hướng (ti búa) và các chi tiết khác.

b) Tất cả các chi tiết không quét sơn đều cần bôi một lớp mỡ.

c) Tháo bơm, rửa sạch, bôi dầu mỡ và gói bằng giấy tẩm dầu. Bơm được bảo quản riêng cẩn thận.

d) Tháo nhiên liệu và nút lỗ đặt bơm bằng nút gỗ.

7.7.3.3. Khi đưa búa dieden vào sử dụng cần tiến hành bảo dưỡng sạch sẽ các chi tiết, tra dầu, bôi mỡ vào các nơi quy định; lắp ráp hoàn chỉnh búa và giá theo quy trình kỹ thuật, liên kết chặt chẽ giá với sàn theo quy định của bảng hướng dẫn sử dụng búa (của nhà chế tạo).

7.7.3.4. Trong quá trình làm việc không được nâng ben và xi-lanh lên chạm vào dầm ngang và khi công tác không được cho kim của ben đập vào dầm ngang.

7.7.3.5. Sau khi thả búa (phần động) cần thả phanh, thả từ từ để tránh cáp bị đứt khi cọc xuống sâu.

7.7.3.6. Khi cọc đã đạt độ chối (1,5cm/10 nhát búa hoặc theo yêu cầu hồ sơ thiết kế) cần ngừng đóng, kiểm tra tổng chiều dài cọc đã được đóng xuống, nếu thấy chưa đến cao độ thiết kế cần tạm dừng để tránh hiện tượng vỡ đầu cọc, gẫy thân cọc và có thể làm hư hỏng giá búa. Sau đó báo Tư vấn giám sát, Tư vấn thiết kế, Chủ đầu tư cùng Nhà thầu tìm nguyên nhân kết luận.

Trường hợp các bước tiến hành tìm nguyên nhân có sự sai khác với thiết kế trên, cần:

- làm tờ trình báo cáo Chủ đầu tư, có kèm theo biên bản hiện trường, có xác nhận của Tư vấn giám sát hiện trường.

- đề xuất phương án xử lý như: khoan kiểm tra lại địa chất để so sánh kết quả khảo sát thiết kế ban đầu; hoặc kiểm tra công suất hoạt động của giá búa và các yêu cầu như mục 7.3.12 của Tiêu chuẩn.

- khi chủ đầu tư cho phương án, xét duyệt kết quả và cho kết luận mới được thi công các hạng mục tiếp theo.

7.7.3.7. Cần thực hiện các quy định sau:

a) Sau một ca làm việc kiểm tra một lần các liên kết của búa và các chi tiết.

b) Sau 50 h máy (150 đến 200 cọc), cần lau chùi sạch sẽ séc-măng và rãnh séc-măng, lau rửa pit-tông và trục dẫn hướng.

c) Tuyệt đối không dây dầu nhờn vào móc ngoàm và chốt của xi-lanh.

d) Tất cả động tác nâng, hạ búa, công việc chỉ huy đóng cọc cần theo sự chỉ huy thống nhất của cán bộ phụ trách.

7.7.3.8. Thời gian làm việc liên tục của búa không quá 20 min về mùa hè và 30 min về mùa đông và cần cho nghỉ 10 đến 15 min để làm mát.

7.7.3.9. Khi di chuyển giá, cọc, búa thì xi-lanh cần để ở vị trí thấp.

7.7.3.10. Trong thời gian búa làm việc, mọi người không được ở dưới búa. Những người không có phận sự không cho vào khu vực đóng cọc.

7.7.3.10. Người sử dụng búa cần am hiểu tính năng kỹ thuật của búa qua lớp đào tạo, sát hạch và đã được kiểm tra kỹ thuật an toàn. Không cho người không am hiểu búa sử dụng búa.

7.7.3.11. Không sửa chữa khi búa đang làm việc và khi xi-lanh ở trên, không có gì hãm giữ.

7.7.3.12. Giá búa cần được tiếp địa hợp cách đề phòng điện hở mạch có thể giật chết người.

7.7.3.13. Trong quá trình đóng cọc không cẩu vật nặng quá sức cẩu của tời; khi tời làm việc số vòng dây cáp còn lại trên tang tời ít nhất là 3 vòng.

7.7.3.14. Không làm khi công tác điện hạn chế nâng búa bị hỏng (công tắc lắp ở đầu búa).

7.7.3.15. Cần thực hiện đầy đủ chế độ chăm sóc hàng ngày và định kỳ của búa, giá búa và tời theo quy định của kỹ thuật.

7.7.4. Búa rung

7.7.4.1. Khi không sử dụng trên một tháng, búa rung cần được đưa bảo quản theo điều 7.3.48 của Tiêu chuẩn. Trường hợp chưa đưa vào kho, lán được cần kê cao cách mặt đất tối thiểu 20 cm, có mái che mưa nắng.

7.7.4.2. Trước khi đưa vào bảo quản búa rung, cần tháo rửa hết dầu mỡ cũ trong các tổ hợp của bộ phận chấn động và đổ dầu mới.

Lau chùi sạch sẽ các bộ phận, các bu-lông liên kết. Tháo động cơ điện, bảng điện cần theo các điều quy định về điện.

7.7.4.3. Trước khi đưa búa rung vào sử dụng cần tiến hành kiểm tra:

a) Độ bền và độ chắc lắp ghép, giữ quả lệch tâm với trục.

b) Vặn chặt và hãm bu lông liên kết động cơ điện, con lăn dẫn hướng, mũ đầu cọc.

c) Vặn chặt và hãm bu lông của nắp ổ bi và chi tiết gối tựa của bánh răng.

d) Kiểm tra tình hình làm việc của bộ phận con tự chèn để liên kết cứng búa rung với đầu cọc.

e) Tra dầu mỡ vào các nơi quy định.

f) Kiểm tra bảng điện, động cơ điện theo quy định về phần điện.

7.7.4.4. Búa rung, bảng điện và giá cần được tiếp đất đúng quy cách, các bộ phận kiểm tra của bảng điện cần làm việc bình thường, các dây điện cần đảm bảo tốt.

7.7.4.5. Không cho phép búa làm việc khi dây điện qua nước bị hỏng.

7.7.4.6. Kiểm tra và sửa chữa thiết bị điện của các búa rung cần do thợ điện chuyên nghiệp làm.

Chỉ cho phép những người am hiểu về công tác đóng cọc và hiểu biết về cấu tạo và sử dụng búa rung mới được sử dụng búa.

7.7.4.7. Tất cả các công việc đóng cọc cần thống nhất theo sự điều khiển của một người chỉ huy; tín hiệu hay hiệu lệnh của người chỉ huy đóng cọc cần được phổ biến cho người xung quanh biết.

Không để những người không có trách nhiệm đến gần nơi búa làm việc.

Ban đêm nếu búa làm việc cần có đầy đủ ánh sáng ở khu vực đóng cọc.

7.7.4.8. Cần ngừng hay hoạt động của búa khi phát hiện cọc bị nguy hiểm (gẫy, nứt, cong v.v…)

7.7.4.9. Ít nhất một tháng một lần điều chỉnh, kiểm tra liên kết, khi cần thiết cần xiết lại các bu-lông. Cần thực hiện chế độ chăm sóc, sửa chữa định kỳ đúng thời gian quy định của búa.

7.7.5. Búa hơi nước

7.7.5.1. Đầu búa, múp, cáp, ống dẫn hơi, nồi hơi, tời cần được bảo quản trong khu lán. Khi đưa vào bảo quản cần tiến hành bảo dưỡng cẩn thận và bôi dầu mỡ phòng gỉ. Giá búa bảo quản ngoài bãi cần che mưa nắng.

7.7.5.2. Khi đưa búa hơi vào đóng cọc cần tiến hành bảo dưỡng toàn bộ búa, tời, múp, cáp v.v.,. công tác lắp đặt nồi hơi giá búa cần thực hiện đúng quy định lắp ráp, tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật chỉ đạo lắp ráp.

7.7.5.3. Sau khi lắp ráp xong cần tiến hành kiểm tra:

a) Liên kết giữa giá và phao hoặc xà lan (sàn đạo đặt búa v.v..) bảo đảm chắc chắn, ổn định khi búa làm việc ở các độ xiên cho phép theo tính năng của giá.

b) Kiểm tra côn, phanh của tời và điều chỉnh cho đúng yêu cầu kỹ thuật.

c) Kiểm tra nồi hơi: thử và kiểm tra thí nghiệm theo quy trình thử kiểm tra nồi hơi của quy phạm Nhà nước.

d) Kiểm tra đường ống dẫn hơi: khắc phục bảo đảm không dò hơi trong quá trình sử dụng.

e) Kiểm tra hệ thống cấp nước, cấp than.

7.7.5.4. Nồi hơi của búa hơi nước chỉ được phép sử dụng khi đã được Cục Đăng kiểm Bộ Giao thông vận tải kiểm tra cấp giấp phép sử dụng.

7.7.5.5. Công nhân sử dụng búa, đốt lò cần được đào tạo riêng theo chế độ quy định của ngành máy hơi nước. Những người không am hiểu về búa hơi nước không được phép sử dụng.

7.7.5.6. Khi sử dụng búa, mọi thao tác đóng cọc công nhân sử dụng búa cần tuân theo sự chỉ dẫn của người phụ trách chung. Mọi tín hiệu, hiệu lệnh cần quy định thống nhất.

7.7.5.7. Khi búa đang làm việc, mọi người không có nhiệm vụ cần đứng cách xa búa tối thiểu 25m. Công nhân sử dụng cần ở vị trí quy định.

7.7.5.8. Qúa trình chăm sóc kỹ thuật, bảo dưỡng sửa chữa cần thực hiện đúng quy định của quy trình bảo dưỡng, sửa chửa búa. Hàng ngày thực hiện chế độ kiểm tra kỹ thuật.

7.7.5.9. Cần trang bị đầy đủ mọi thiết bị phòng hoả và tổ chức hướng dẫn sử dụng các thiết bị phòng hoả chu đáo cho công nhân sử dụng búa.

7.7.5.10. Trong quá trình sử dụng nếu phát hiện thấy một bộ phận thiết bị nào của búa bị hư hỏng hoặc cọc bị gẫy cần ngừng búa, báo cáo cho cán bộ phụ trách biết để xử lý kịp thời. Sau khi sửa chữa an toàn mới được phép cho búa tiếp tục làm việc.

7.8. Máy bơm nước

7.8.1. Tất cả các loại máy bơm nước đều cần bảo quản trong kho lán. Động cơ của máy bơm nước được bảo quản, kiểm tra theo qui định riêng của động cơ điện hay động cơ đốt trong.

7.8.2. Khi đưa máy bơm nước vào bảo quản cần thực hiện kiểm tra bảo dưỡng cẩn thận, đặt máy trên bục kê cách mặt đất tối thiểu 20cm.

Các ống nước, đầu hút nước, vòi xói nước cần lau chùi sạch sẽ, xếp gọn gàng tránh làm gãy hoặc làm bẹp ống.



7.8.3. Trước khi đưa máy bơm vào sử dụng cần thực hiện bảo dưỡng toàn bộ máy, ống đầu hút nước, vòi xói nước, tra dầu mỡ đầy đủ vào các nơi quy định.

7.8.4. Nền đặt máy bằng gỗ, gạch, bê tông.v.v.. cần vững chắc; siết chặt các bu lông chân máy dùng 2 ê-cu bắt bu-lông chân máy với nền.

7.8.5. Máy bơm có ống hút, ống xả nặng cần có giá đỡ hay móc treo. Gía đỡ ống cần chặt chẽ. Vị trí đặt giá cân bằng làm cho ống không bị chấn động khi làm việc. Ống hút càng ngắn càng tốt.

7.8.6. Trước khi khởi động cần quay máy bằng tay vòng cho trơn và mồi nước đầy đủ.

7.8.7. Máy bơm nước nhiều cấp, nếu có những bộ phận thoát khí, khi khởi động cần xả hết khí trong máy ra.

7.8.8. Máy bơm nước dùng dây cua-roa, khoảng cách dây cua-roa dài Không người qua lại chỗ máy hoạt động.

7.8.9. Máy bị chấn động, phát tiếng kêu bất thường ở trục nóng v.v... cần dừng máy kiểm tra và sửa chữa.

7.8.10. Máy để lâu không dùng đến cần tháo hết trước trong máy và ống ra, thực hiện chế độ bảo quản động cơ.

7.8.11. Thực hiện chế độ định kỳ bảo dưỡng và kiểm tra máy, thân máy, bánh đà, làm sạch các tạp chất trong máy, tra dầu mỡ.

7.9 Các máy gia công về mộc

7.9.1 Máy cưa đĩa, cưa vòng, máy bào

7.9.1.1. Trước khi dùng cần kiểm tra lại máy để đảm bảo an toàn, thường xuyên tra dầu mỡ để máy chạy được tốt. Che lưới hoặc gỗ để an toàn cho người dùng.

7.9.1.2. Người có trách nhiệm qua huấn luyện đào tạo mới được sử dụng các cưa máy, bào máy, không có phận sự tuyệt đối Không mở máy hoặc điều khiển máy cưa, bào hoặc đứng trước chiều lưỡi cưa đang chạy.

7.9.1.3. Khi mới đưa gỗ vào máy cưa đĩa, cưa vòng hoặc máy bào cần đưa từ từ, không nên đẩy mạnh quá làm lưỡi cưa lưỡi bào cắt không kịp bị mẻ răng hoặc đứt lưỡi cưa.

7.9.1.4. Lưỡi cưa vòng sau mỗi ngày làm việc cần nới vít ra cho lưỡi cưa không bị ép nặng.

7.9.1.5. Khi dùng tay đưa các vật liệu nhỏ vào các máy cưa đĩa, máy bào cần dùng một thứ dụng cụ thích hợp (que đẩy bằng gỗ) không được dùng tay trực tiếp để đẩy.

7.9.1.6. Trong lúc dùng máy bào, máy cưa, tuyệt đối không được nói chuyện linh tinh hoặc lơ đễnh nhìn đi nơi khác, đề phòng dao cắt đứt ngón tay.

7.9.1.7. Cần tôn trọng mọi sự hướng dẫn về sử dụng mọi loại máy cưa, máy bào, như dao tách mạch, bộ phận chống gỗ đánh trả. Không được dùng lưỡi cưa to quá qui định đã nêu trong lý lịch máy cưa, không nên dùng sức để đẩy gỗ vào đường cắt của lưỡi cưa làm lưỡi cưa đứt nguy hiểm.

7.9.1.8 Bất kỳ ai sử dụng các máy cưa, máy bào đều cần che mũi và mồm bằng khẩu trang để chống mùn cưa chui vào đường hô hấp.

7.9.2 Sử dụng khoan gỗ cầm tay

7.9.2.1 Người điều khiển khoan gỗ cầm tay cần đứng với tư thế thoải mái, chắc chắn, đề phòng khi lỗ gần thủng mất đà lao theo nguy hiểm.

7.9.2.2. Khi gỗ đã thủng, hoặc đến độ sâu quy định muốn rút mũi khoan ra khỏi lỗ cần cho quay mũi khoan, đồng thời rút từ từ, đề phòng hẫng mất đà bị ngã ngửa.

7.10 Máy cẩu, máy nâng chuyển

7.10.1 Tốc độ chuyển động lớn nhất theo phương đứng của một máy nâng chuyển kiểu bất kỳ đều không được lớn hơn 10,5 m/min.

7.10.2 Tất cả máy nâng đều cần lắp bộ hãm chính và hãm phụ.

7.10.3 Mỗi máy nâng cần có bảng điều khiển riêng. Nếu bảng điều khiển nút bấm, thì áp lực bấm cần không đổi. Nếu bảng điều khiển kiểu cố định, thì cần được đặt trước chế độ khoá tự động khi ở vị trí “Ngắt”, để phòng ngừa tai nạn xảy ra.

7.10.4 Mỗi máy nâng đều cần được ghi nhãn với các nội dung sau:

- Tên nhà sản xuất;

- Tải trọng tối đa;

- Số chứng chỉ xác nhận;



- Những quy định kỹ thuật của cáp sợi thép.

7.10.5. Giữa người lái máy và người ra tín hiệu cần phối hợp nhịp nhàng, ngôn từ dùng cần theo quy định chung trong Quy chuẩn kỹ thuật an toàn thiết bị nâng

7.10.6 Trong quá trình nâng hạ, không cho người đứng trên cấu kiện và trong tầm vòng quay của máy

7.10.7. Nghiêm Không nâng tải khi cấu kiện đó đang bị vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên, cấu kiện đang liên kết với các vật khác bằng bu-lông, mối hàn hay liên kết với cấu kiện bê tông khác.

7.10.8. Trên máy cần luôn có tài liệu hướng dẫn kỹ thuật vận hành an toàn thiết bị

7.10.9. Các thiết bị máy cẩu, máy nâng chuyển cần được kiểm định theo các quy định hiện hành của Cục Đăng kiểm Việt nam trước khi đưa vào sử dụng.

8. An toàn áp dụng các công nghệ chuyên dụng trong xây dựng cầu

8.1. Đào và lấp kết cấu

8.1.1. Nhà thầu cần cung cấp các bản vẽ thi công, kèm theo những tính toán thích hợp về phương pháp đào, thi công nền đắp và các thao tác lấp đất một cách an toàn. Bản vẽ này cần cho thấy các chi tiết giằng, chống, xử lý mái dốc chống sụt trượt hoặc hệ thống bảo vệ kiến nghị sử dụng khác và cần kèm theo các tính toán thiết kế và các số liệu xác minh đủ chi tiết để cho phép đánh giá mức an toàn thi công là đã được đảm bảo.


tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương