TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 6238-1: 2011 iso 8124-1: 2009


E.13. Các chi tiết nhô ra



tải về 0.7 Mb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.7 Mb.
#26583
1   2   3   4   5   6   7   8   9

E.13. Các chi tiết nhô ra

Xem 4.8. và 4.29.8.

Phần đầu của các chi tiết nhô ra có nguy cơ đâm thủng da hoặc nguy cơ va đập phải được bảo vệ. Kích cỡ và hình dáng của phần bảo vệ không được quy định nhưng chúng phải có diện tích bề mặt đủ rộng.

Nếu chi tiết nhô ra ở trên một đồ chơi nhỏ và đồ chơi bị lật khi chịu tác động một lực vào phần đầu của chi tiết nhô ra, thì chi tiết nhô ra này được coi là không gây ra nguy hiểm.

Tay cầm và các ống nhô ra trên xe đạp phải luôn luôn được bảo vệ để giảm thiểu nguy cơ va đập khi đứa trẻ ngã lên trên đồ chơi trong khi sử dụng.

Giống như E.12, các yêu cầu này không đề cập đến các rủi ro liên quan đến mắt.



E.14. Dây và thanh kim loại

Xem 4.9.


Dây kim loại để uốn hoặc có thể bị uốn, được hoặc không được bọc bằng các vật liệu khác, phải được thử uốn và dây phải không được gãy và tạo thành các đầu nhọn. Các dây kim loại thường được sử dụng trong các đồ chơi nhồi mềm, các đồ chơi này được coi là thích hợp với trẻ dưới 36 tháng tuổi. Nếu dây bị gãy thì sẽ xuyên qua lớp bọc và gây ra nguy hiểm cho trẻ.

E.15. Màng nhựa dẻo hoặc túi nhựa dẻo trong bao gói và trong đồ chơi

Xem 4.10.

Yêu cầu này nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra nguy cơ trẻ bị ngạt thở gây ra bởi màng nhựa mỏng, mềm nếu như màng nhựa này phủ lên mặt trẻ hoặc bị hít vào.

Màng nhựa mỏng có thể dính vào miệng hay mũi trẻ làm cho trẻ không thở được. Nếu màng có độ dày lớn hơn 0,038 mm thì rủi ro này được cho là ít nguy hiểm hơn.

Các quả bóng bay bằng cao su không thuộc quy định tại điều 4.10 do chúng không được làm từ vật liệu nhựa. Các quả bóng bay bằng nhựa thường rất chắc chắn nên trẻ không xé ra được và vì vậy việc đo độ dày của màng nhựa đối với các quả bóng bay loại này được thực hiện đối với 2 lớp màng (nghĩa là không cắt quả bóng ra).

E.16. Dây và dây đàn hồi

Xem 4.11.

Yêu cầu này nhằm giảm nguy cơ do các dây có trong đồ chơi tạo thành thòng lọng hoặc vòng cố định và có thể quấn chặt vào cổ của trẻ. Yêu cầu này cũng chỉ ra rủi ro khi trẻ có thể bị vướng vào dây tự co, ví dụ của đồ chơi phát ra âm thanh bằng cách kéo dây.

Một sợi dây monofilamăng không thể dễ dàng tạo thành một thòng lọng.

Yêu cầu tại 4.11.6 nhằm giảm rủi ro bị nghẹt thở có thể gây ra bởi các đồ chơi gắn trên một sợi dây chăng ngang qua, ví dụ nôi, cũi. Nếu đứa trẻ cố gắng đứng dậy trong nôi cũi, trẻ có thể bị vướng do sợi dây có thể quấn quanh cổ hoặc trẻ có thể bị ngã và cổ họng của trẻ đè ngang qua sợi dây.

Mục đích của các yêu cầu trong 4.11.7 là ngăn ngừa việc người sử dụng diều đồ chơi bị điện giật do diều chạm phải đường dây điện ở trên không. Yêu cầu này cũng nêu lên mối nguy khi chơi diều lúc trời dông bão.



E.17. Ghế đẩy, xe đẩy đồ chơi và đồ chơi tương tự

Xem 4.12.1.

Các yêu cầu này đề cập đến một số nhưng không phải tất cả những nguy cơ do bị kẹp, bị rách da thịt có thể xảy ra do sự đổ sập bất ngờ và không dự kiến được của các đồ chơi gấp, bất kể là đồ chơi này có được sử dụng để mang khối lượng của trẻ hay không.

Các yêu cầu này cũng nhằm làm giảm rủi ro do trẻ bị mắc kẹt bên trong ghế đẩy hoặc xe đẩy bị sập xuống cũng như khi trẻ bị kẹp tay khi chơi đồ chơi.

Những tai nạn chết người đã xảy ra khi những xe đẩy đồ chơi bị sập xuống và tay cầm đập vào đầu hoặc cổ của trẻ trong khi trẻ cố gắng ngồi vào hoặc trèo vào xe đẩy đồ chơi. Vì vậy các ghế đẩy hoặc xe đẩy đồ chơi cần phải được trang bị hai cơ cấu khóa và/hoặc thiết bị an toàn riêng biệt như đối với ghế đẩy và xe đẩy thật.

Những ghế đẩy có tay cầm được thiết kế để không gập xuống phía dưới đồ chơi khi đồ chơi bị sập mà lại gập lại với nhau theo hướng của các mặt bên được xem là những đồ chơi không gây ra nguy hiểm như nêu ở trên và do vậy các đồ chơi này không cần phải có hai cơ cấu khóa riêng biệt.

Tuy nhiên, không được cho rằng có thể loại bỏ được tất cả các mối nguy hiểm có thể xảy ra do bị kẹp bởi đồ chơi ngay cả khi chúng được gập lại theo cách đã định. Các nhà sản xuất phải giảm thiểu các rủi ro đó, ví dụ như phải tạo khoảng cách 12 mm giữa các chi tiết chuyển động hoặc bằng cách sử dụng các chốt an toàn. Phải hết sức cẩn thận khi thiết kế đồ chơi có các bộ phận gấp hoặc trượt để tránh đến mức tối đa các chuyển động giống như của một chiếc kéo cắt giữa các bộ phận.

E.18. Đồ chơi khác có cơ cấu gấp

Xem 4.12.2.

Yêu cầu này áp dụng cho các đồ chơi có thể mang khối lượng của trẻ hoặc các khối lượng tương đương, trừ các đồ chơi nhỏ.

E.19. Khe hở đường bản lề

Xem 4.12.3.

Yêu cầu này nhằm loại bỏ mối nguy hiểm do kẹp tay có thể xảy ra liên quan đến những bản lề có khe hở bản lề thay đổi, do đó trẻ có thể đưa ngón tay vào khe hở này tại một số vị trí trong khi lại không được đưa ngón tay vào các vị trí còn lại.

Yêu cầu này chỉ áp dụng cho các cơ cấu bản lề mà cả hai phần của nó đều có khối lượng lớn hơn hoặc bằng 250 g và phần chuyển động của cơ cấu bản lề có tác dụng như "cửa" hoặc "nắp". Theo yêu cầu này cửa hay nắp được định nghĩa là một vật để đóng một diện tích bề mặt mở rộng với một đường bản lề. Các phần có khớp bản lề khác không có diện tích bề mặt hoặc đường bản lề thì có thể xếp vào loại có cơ cấu gấp (xem 4.10.1).

Yêu cầu này chỉ đề cập đến việc bị thương do bị kẹp tay giữa các cạnh dọc theo đường bản lề và giữa các bề mặt song song với đường bản lề như nêu ở Hình 1 nhưng không đề cập đến các tổn thương khác có thể xảy ra do bị kẹp tay giữa cạnh và các bề mặt khác của cơ cấu lắp ráp. Nó chỉ liên quan đến những lực có thể tác động vào các cạnh của đường bản lề khi cửa hoặc nắp đóng hoặc mở.

Không thể quy định một vùng bản lề thay vì một đường bản lề. Tuy nhiên người chế tạo phải xem xét điều này và cố gắng giảm sự rủi ro gây kẹp tay hoặc các bộ phận khác của cơ thể, ví dụ như bằng cách để một khe hở 12 mm giữa các bộ phận chuyển động gần đường bản lề.



E.20. Lỗ tròn trên vật liệu cứng

Xem 4.13.1.

Yêu cầu này nhằm tránh nguy cơ bị kẹt ngón tay trong các lỗ tiếp xúc được trên tấm kim loại mỏng hoặc vật liệu cứng khác có trong đồ chơi dành cho trẻ dưới 60 tháng tuổi. Các lỗ không phải hình tròn được cho rằng không có nguy cơ đáng kể hoặc ngăn cản sự lưu thông máu của ngón tay bị ngàm kẹp.

E.21. Khe hở tiếp xúc được của các phần chuyển động

Xem 4.13.2.

Yêu cầu này đề cập đến các khe hở giữa các phần chuyển động của đồ chơi dành cho trẻ dưới 96 tháng tuổi, và chỉ khi có nguy cơ ngàm kẹp các ngón tay hoặc các bộ phận khác. Yêu cầu này bao gồm nhưng không giới hạn, bánh xe, và lồng của bánh xe cứng, tấm chắn hoặc khe hở cong giữa bánh xe và khung xe của đồ chơi do trẻ lái chạy bằng năng lượng điện, lò xo hoặc quán tính.

E.22. Xích và dây đai trong đồ chơi do trẻ lái

Xem 4.13.3.

Cơ cấu truyền động phải được bao bọc để tránh làm kẹp hoặc nghiến vào các ngón tay hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Đồ chơi phải do người lớn lắp ráp cần được thử sau khi đã được lắp ráp xong.

E.23. Cơ cấu dẫn động khác

Xem 4.13.4.

Các yêu cầu này nhằm giảm các rủi ro gây ra bởi các cạnh sắc và đầu nhọn bị lộ ra và tránh việc bị kẹp tay hoặc đứt tay khi ngón tay bị kẹp trong các lỗ nếu đồ chơi bị hỏng.

Nếu cơ cấu sau khi thử có thể tiếp xúc được và các bộ phận chuyển động có thể làm kẹp ngón tay hoặc gây thương tích cho trẻ thì cơ cấu được đánh giá là không đạt yêu cầu. Các cơ cấu dẫn động nhỏ như các cơ cấu trong các xe ô tô nhỏ được loại trừ vì chúng không đủ lực để làm kẹt ngón tay. Thử lực này bằng cách đưa một ngón tay hoặc bút chì vào cơ cấu.



E.24. Khóa lên dây cót

Xem 4.13.5.

Yêu cầu này nhằm mục đích tránh việc tay bị kẹp hoặc đứt tay khi ngón tay bị kẹp trong các lỗ ở đầu khóa lên dây cót hoặc giữa khóa lên dây cót và thân đồ chơi.

E.25. Lò xo

Xem 4.14.

Các yêu cầu này nhằm ngăn ngừa việc các ngón tay, ngón chân hoặc các bộ phận khác của cơ thể bị kẹp hoặc bị nghiến bởi các đồ chơi có lò xo.

E.26. Yêu cầu về độ ổn định về hai phía mặt bên

Xem 4.15.1.1 và 4.15.1.2.

Các yêu cầu này nhằm giảm thiểu các nguy cơ bất ngờ có thể xảy ra gây ra bởi đồ chơi dễ bị lật đổ. Người ta nhận thấy rằng có hai loại nguy cơ về độ ổn định có thể xảy ra: nguy cơ liên quan đến các đồ chơi do trẻ lái hoặc các ghế ngồi mà trẻ có thể dùng chân để giữ ổn định và nguy cơ liên quan đến đồ chơi mà chân của trẻ bị giới hạn bởi các cấu trúc đóng kín. Yêu cầu này có tính đến việc sử dụng chân của trẻ như một phương tiện để giữ xe ổn định, và thừa nhận rằng một đứa trẻ sẽ học được cách giữ thăng bằng ở các vị trí nghiêng bằng bản năng của mình.

E.27. Độ ổn định phía trước và phía sau

Xem 4.15.1.3.

Yêu cầu này liên quan đến việc giữ ổn định phía trước và phía sau của đồ chơi do trẻ lái hoặc ghế ngồi, khi mà trẻ không thể dễ dàng dùng chân để giữ ổn định. Yêu cầu này cũng nhằm đảm bảo độ ổn định phía trước và phía sau, ví dụ đối với xe đạp ba bánh, đồ chơi cưỡi/bập bênh sao cho chúng không bị lật đổ.

E.28. Yêu cầu quá tải của đồ chơi do trẻ lái và ghế ngồi

Xem 4.15.2.

Yêu cầu này nhằm giảm nguy cơ bất ngờ có thể xảy ra do đồ chơi không chịu được tình trạng bị quá tải.

E.29. Độ ổn định của đồ chơi cố định đặt trên sàn

Xem 4.15.3.

Yêu cầu này nhằm giảm nguy cơ xảy ra khi một đồ chơi, ví dụ đồ dùng đồ chơi và hòm đồ chơi bị lật khi cửa, ngăn kéo hoặc bộ phận chuyển động khác của đồ chơi bị kéo/mở ra hết cỡ.

E.30. Đồ chơi tạo thành không gian khép kín

Xem 4.16.

Mục đích của yêu cầu này là làm giảm rủi ro có thể xảy ra do trẻ bị kẹt trong các đồ chơi tạo thành một không gian khép kín như lều, hòm đồ chơi và để tránh việc trẻ có thể bị ngạt thở khi chơi các đồ chơi ôm lấy đầu như mũ theo kiểu của các nhà du hành vũ trụ.

Tất cả các đồ chơi tạo thành không gian hạn chế và trẻ có thể chui vào đều thuộc phạm vi của yêu cầu này bất kể đồ chơi đó có được thiết kế để trẻ chui vào hay không. Ngay cả khi việc thông gió được đảm bảo thì đồ chơi cũng phải được thiết kế sao cho trẻ có thể chui ra khỏi không gian hạn chế này một cách dễ dàng mà không cần sự giúp đỡ từ bên ngoài.



E.31. Thiết bị bảo vệ mô phỏng như mũ bảo vệ các loại và kính bảo vệ

Xem 4.17.

Các yêu cầu này nhằm giảm thiểu rủi ro có thể gây ra ví dụ do kính hoặc mũ bảo vệ kiểu của phi hành gia nếu các vật liệu làm ra chúng không đạt yêu cầu hoặc do các đồ chơi mô phỏng các thiết bị bảo vệ như mũ bảo vệ dùng trong thể thao và các miếng đệm nếu như người mang/đội các thiết bị này sử dụng chúng như một thiết bị bảo vệ thực sự chứ không phải như một đồ chơi.

Các thiết bị như kính bơi và mặt nạ lặn với tác dụng bảo vệ trẻ thật sự không được coi là đồ chơi và không được quy định trong tiêu chuẩn này.

Kính râm dùng cho trẻ không được coi như là đồ chơi do chúng có tác dụng bảo vệ chống tia cực tím. Tuy nhiên, đối với các kính quá nhỏ và trẻ không thể đeo được như kính râm cho búp bê, gấu bông v.v… thì lại được coi là đồ chơi.

E.32. Vật phóng

Xem 4.18.

Các yêu cầu này liên quan đến một số nhưng không phải tất cả các nguy cơ bất ngờ tiềm ẩn do các đồ chơi vật phóng hoặc do việc bắn các vật phóng khác với các vật phóng được bán kèm với đồ chơi này.

Các nguy cơ dễ dàng nhận thấy vốn có trong các đồ chơi truyền thống như là súng cao su và phi tiêu không được quy định bởi các yêu cầu này.

Đồ chơi có động năng được xác định bởi đồ chơi và không phụ thuộc vào trẻ thường là một khẩu súng hoặc là một thiết bị có lò xo nén. Đồ chơi ống thổi là một ví dụ về đồ chơi với vật phóng (hạt đậu) mà động năng do trẻ quyết định bằng cách thổi.

Đồ chơi xe cộ chạy trên mặt đất được phóng theo một đường ray hoặc một bề mặt khác không được coi là đồ chơi vật phóng ngay cả khi chúng có bộ phận tạo chuyển động bay tự do, ví dụ giữa các đường ray.

Tốc độ của vật phóng có thể đo bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

CHÚ THÍCH Phương pháp khác để xác định động năng của vật phóng hiện nay đang được nghiên cứu.



E.33. Đồ chơi dưới nước

Xem 4.19.

Các yêu cầu này nhằm làm giảm rủi ro bị chết đuối do không khí có trong đồ chơi thổi phồng để chơi dưới nước bị thoát ra qua van một cách bất ngờ và làm cho đồ chơi không nổi được nữa. Chúng cũng nhằm thông báo cho người lớn và trẻ em về những nguy hiểm khi sử dụng những đồ chơi này ở chỗ nước sâu. Tiêu chuẩn này áp dụng cho những đồ chơi thổi phồng được sử dụng để mang khối lượng của trẻ và được sử dụng để chơi ở chỗ nước nông dưới sự giám sát của người lớn.

Các nút đậy ở các van để thổi không khí vào không được rời ra và phải được bảo vệ để không bị lấy ra khỏi đồ chơi do vô ý. Việc thổi phồng đồ chơi sẽ dễ dàng hơn với các van không hồi lưu.

Các sản phẩm khác như các thuyền to thổi phồng được, do kích cỡ và thiết kế của chúng là để nhằm mục đích cho việc sử dụng ở chỗ nước sâu, sẽ không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này. Phao tay và các phương tiện nổi tương tự được loại trừ do chúng được coi là những phương tiện hỗ trợ khi bơi và không phải là đồ chơi.

Đồ chơi phòng tắm thường được dùng trong bồn tắm trong nhà và không thuộc phạm vi của điều này, cũng như các quả bóng được thổi để chơi ngoài bãi biển, chủ yếu là để sử dụng trên bãi biển và không dùng dưới nước.



E.34. Phanh

Xem 4.20.

Các yêu cầu này nhằm ngăn chặn các tai nạn xảy ra do khả năng phanh của các xe đồ chơi không đáp ứng yêu cầu. Yêu cầu này quy định tất cả các đồ chơi có cơ cấu bánh quay tự do và do trẻ lái đều phải có phanh. Các yêu cầu này không áp dụng đối với các đồ chơi được truyền động trực tiếp, ví dụ xe ba bánh có bàn đạp ở bánh trước, ô tô đạp chân, và cả ô tô chạy điện trong đó chân của trẻ được tự do và có thể dùng để hãm xe.

Trong thực tế, để tiện cho việc đánh giá cơ cấu bánh quay tự do, người ta thường thử bằng cách để đồ chơi trên một mặt phẳng nghiêng 100 và xem nó có bị trượt xuống không. Chỉ trong trường hợp không chắc chắn mới cần sử dụng công thức để tính toán.

Công thức để tính toán cơ cấu bánh quay tự do là

(m + 25).g.sin 100

= (m + 25)g x 0,173

= (m + 25) x 1,70

Trong đó m là khối lượng của xe đồ chơi.

E.35. Xe đạp đồ chơi

Xem 4.21.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho xe đạp với chiều cao yên tối đa là 435 mm. Các xe đạp nhỏ này không được thiết kế và cũng không được phép sử dụng trên đường phố hay trên xa lộ.

Ở một vài nước có thể có những yêu cầu pháp lý nhất định liên quan đến thiết bị và/hoặc việc sử dụng xe đạp đối với trẻ em.



E.36. Giới hạn tốc độ của đồ chơi do trẻ lái chạy bằng điện

Xem 4.22.

Một số nước có thể đưa ra các giới hạn về tốc độ của đồ chơi do trẻ lái chạy bằng điện trong các quy định mang tính pháp lý của quốc gia đó.

E.37. Đồ chơi có chứa chất lỏng

Xem 4.24.

Các yêu cầu này nhằm làm giảm các rủi ro liên quan đến cái để trẻ ngậm, nhai và các sản phẩm tương tự bị đâm thủng do đó trẻ có thể tiếp xúc với các chất lỏng bị nhiễm bẩn hoặc trở nên nhiễm bẩn do bị đâm thủng.

Nếu xảy ra sự rò rỉ khi thử theo 5.19, phải xem xét đến các yếu tố sau khi đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn của chất lỏng.

a) Đối với chất lỏng là nước

- dễ bị rò rỉ;

- trong chất lỏng có vi trùng không (ví dụ sự có mặt của vi trùng gây bệnh đã được biết đến);

- việc sử dụng chất bảo quản hóa học (chỉ đối với các chất bảo quản cho phép sử dụng trong thực phẩm, lưu ý rằng giới hạn này có thể không áp dụng trong trường hợp thể tích chất lỏng ít);

- các chất hòa tan khác (ví dụ chất màu, v.v.)

b) Đối với chất lỏng không phải là nước (các quy định pháp lý khác của quốc gia có thể được áp dụng đối với một số chất lỏng không phải là nước)

- dễ bị rò rỉ;

- bản chất và nhận dạng chất lỏng;

- thể tích chất lỏng;

- độc tính của chất lỏng;

- tính dễ bắt cháy của chất lỏng;

- ảnh hưởng của chất lỏng đến các vật liệu khác mà nó rò rỉ ra.

CHÚ THÍCH Yêu cầu này không áp dụng cho chất điện phân trong pin. Nó cũng không áp dụng cho sơn, sơn bằng tay hoặc các sản phẩm tương tự đựng trong các lọ nhỏ.

Lời cảnh báo được yêu cầu ở 4.24 nhằm làm cho các phụ huynh thấy được sự rủi ro liên quan đến việc đưa cho trẻ sản phẩm để trẻ ngậm, nhai quá lạnh đến mức có thể gây hại cho trẻ.



E.38. Đồ chơi kích hoạt bằng miệng

Xem 4.11.

Các yêu cầu này nhằm ngăn ngừa việc vô tình nuốt phải đồ chơi hoặc phần để ngậm vào miệng của các đồ chơi kích hoạt bằng miệng và làm cho người sử dụng bị ngạt thở.

Vì vậy các đồ chơi này cũng như các phần ngậm vào miệng có thể tháo rời hay có thể bị rời ra của chúng (ví dụ phần ngậm vào miệng của kèn trompet) phải không được nhỏ đến mức có thể vô tình nuốt phải.

Để chắc chắn rằng chi tiết nhỏ không bị rời ra khi sử dụng đồ chơi kích hoạt bằng miệng như kèn amonica hoặc còi, các đồ chơi này phải được thử hút và thổi bằng cách cho một thể tích không khí quy định đi qua đồ chơi.

Điều này áp dụng cho tất cả các đồ chơi được kích hoạt bằng miệng không kể đến lứa tuổi sử dụng của đồ chơi.



E.39. Kíp nổ giấy được thiết kế riêng cho đồ chơi

Xem 4.27.

Các yêu cầu này nhằm giảm rủi ro gây hại cho mắt do các tia lửa, ngọn lửa và các phần phát sáng khi các kíp nổ giấy của đồ chơi bị phát nổ ở bên ngoài vũ khí đồ chơi hoặc do tác động cực kỳ nguy hiểm của các đồ chơi được thiết kế hoặc chế tạo không thích hợp. Ngoài ra các thương tích còn có thể xảy ra bởi các phản ứng đồng thời của một lượng lớn các kíp nổ.

E.40. Đồ chơi có hình bán cầu

Xem 4.5.8.

Yêu cầu này nhằm chỉ ra các rủi ro bị nghẹt thở do một số đồ chơi có hình dạng nhất định (ví dụ nửa quả bóng hoặc quả trứng, bình bát) có thể đè lên miệng và mũi của trẻ nhỏ và bịt kín mũi và miệng trẻ. Các dữ liệu sẵn có cho thấy rủi ro gây chết người này liên quan đến trẻ trong khoảng từ 4 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi, trong đó tai nạn xảy ra lại liên quan đến trẻ ở độ tuổi đến 36 tháng tuổi.

Nhân viên của Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ đã phân tích các dữ liệu liên quan đến các tai nạn và đưa ra các kết luận liên quan đến các kích thước của các đồ chơi gây ra tai nạn như sau:



Bảng E.1 - Kích thước của đồ chơi gây tai nạn

Khoảng đường kính

69 mm đến 97 mm

Khoảng độ sâu

41 mm đến 51 mm

Khoảng thể tích

100 ml đến 177 ml

Nhóm công tác đã quan sát trẻ em sử dụng cốc có đường kính từ 51 mm đến 114 mm. Dựa trên các quan sát này và các kích thước của các cốc liên quan đến tai nạn, người ta đã đi đến kết luận là khoảng kích cỡ được lưu tâm là từ 64 mm đến 102 mm.

Vị trí của hai lỗ mô tả trong Hình 8 a) và Hình 8 b) nhằm giảm thiểu khả năng cả hai lỗ đồng thời bị bít lại.

Kích cỡ của lỗ được quy định để ngăn ngừa việc tạo ra khoảng chân không. Các lỗ này không nhằm mục đích để trẻ thở qua.

E.41. Yêu cầu về độ ồn

Các yêu cầu này nhằm làm giảm rủi ro gây hại cho thính giác do các mức ồn nhiễm xung cao và liên tục. Xem 4.28. Chúng chỉ áp dụng cho đồ chơi được thiết kế để phát ra tiếng động, nghĩa là các đồ chơi có đặc tính tạo âm thanh như các thiết bị điện hoặc điện tử, các động cơ phát ra âm thanh, kíp nổ, chi tiết lúc lắc v.v…

Các yêu cầu tại 4.28 a) và 4.28 b) nhằm chỉ ra các nguy cơ do âm thanh liên tục (ví dụ tiếng nói, âm nhạc, v.v…). Các nguy cơ này là thường xuyên và thông thường chỉ được biểu lộ sau nhiều năm bị phơi nhiễm.

Các yêu cầu tại 4.28 c) đến 4.28 f) nhằm chỉ ra các nguy cơ do âm thanh xung (ví dụ kíp nổ giấy, nổ bóng bay, v.v…), và các nguy cơ này có thể là đặc biệt nguy hiểm. Sự hủy hoại vĩnh viễn đối với thính giác có thể xảy ra chỉ sau một lần chịu các mức âm thanh đỉnh cao.

Yêu cầu về mức âm thanh xung được chia thành hai loại: hoạt động gây nổ và hoạt động không gây nổ. Mức đêxiben cao hơn cho phép đối với các đồ chơi gây ra âm thanh xung do hoạt động nổ của đồ chơi. Mức cao hơn này được cho phép vì tai người không có khả năng đáp ứng với các sóng âm thanh tăng nhanh như vậy.

Đồ chơi gần tai được thử ở 50 cm để giảm thiểu sai số đo. Mức đexiben cho phép đã được điều chỉnh xuống thấp để bù lại khoảng cách sử dụng gần hơn.

Đồ chơi tạo âm thanh cũng phải phù hợp với những yêu cầu có liên quan khác của tiêu chuẩn này.

E.42. Thuật ngữ về khoảng tuổi sử dụng đồ chơi

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ sau: "đối với trẻ dưới 18 tháng tuổi"; "đối với trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên", "đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi", "đối với trẻ từ 36 tháng tuổi trở lên", "đối với trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên nhưng dưới 36 tháng tuổi", v.v… Điều này làm rõ việc áp dụng các phương pháp thử cho các khoảng tuổi này như thế nào.

Ví dụ, với một đồ chơi được phân loại tuổi sử dụng và được mang nhãn "18+" hoặc "dành cho trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên", hoặc "dành cho trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi" sẽ không phải thử theo các yêu cầu áp dụng cho "trẻ dưới 18 tháng".

Nếu các thông số thử được chỉ ra như trong bảng dưới đây và một đồ chơi đã được phân loại tuổi sử dụng phù hợp và mang nhãn, ví dụ "dành cho trẻ từ 24 đến 36 tháng tuổi", hoặc "24-36 tháng tuổi" thì sử dụng tải trọng 25 kg.



Bảng E.2 - Các thông số thử để phân loại tuổi sử dụng phù hợp và mang nhãn

Tuổi sử dụng đồ chơi

Tải trọng (kg)

Dưới 36 tháng tuổi

25 ± 0,2

Từ 36 tháng tuổi trở lên

50 ± 0,5

Đồ chơi dành cho trẻ em thuộc hơn một nhóm tuổi phải được thử theo các yêu cầu nghiêm ngặt nhất. Đối với đồ chơi đã được phân loại tuổi sử dụng phù hợp với lứa tuổi và mang nhãn, ví dụ, "2-5 năm" thì sử dụng tải trọng 50 kg như nêu trong bảng trên.

Nếu thuật ngữ "tháng" được thay bằng "năm" thì vẫn áp dụng quy ước trên theo cách tương tự. Ví dụ, công bố "dưới 3 tuổi" có thể hiểu tương đương với "dưới 36 tháng tuổi".



E.43. Xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi)

Xem 4.29


Khối lượng cơ thể 20 kg tương ứng một cách tương đối với khối lượng trung bình của một trẻ 5 tuổi. Khối lượng cơ thể 50 kg thì tương ứng một cách tương đối với khối lượng trung bình của một trẻ 14 tuổi.

Điều này đã được xem xét và người ta thấy rằng cần phải chia xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) thành hai nhóm khối lượng, và giới hạn khối lượng 20 kg cũng giống với giới hạn được sử dụng cho giầy trượt đồ chơi, v.v… Giới hạn cao hơn được áp dụng cho xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) là 50 kg. Cần lưu ý rằng tiêu chuẩn Châu Âu đối với xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) được sử dụng như một thiết bị thể thao bắt đầu ở khối lượng 35 kg và, vì vậy, ở đây sẽ có hai loại xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) đối với nhóm khối lượng cơ thể từ 35 kg đến 50 kg - một loại có nhãn CE, và một loại không có.

Người ta đã xem xét và thấy rằng việc yêu cầu phải có phanh đối với xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) cho trẻ 5 tuổi hoặc dưới 5 tuổi là không cần thiết do trẻ ở lứa tuổi này thường không lái xe với tốc độ cao và trẻ cũng không có khả năng sử dụng phanh một cách hiệu quả. Yêu cầu đối với đường kính bánh trước là để làm giảm nguy cơ người điều khiển ngã khi xe hẩy chạy trên những viên đá nhỏ hoặc các vật thể tương tự.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ISO 3744, Acoustics - Determination of sound power levels of noise sources using sound pressure - Engineering method in an essentially free field over a reflecting plane.

[2] ISO 8089, Cycles-Safety requirements for bicycles for young children.

[3] IEC 62115, Electric toys - Safety.

[4] EN 71-1:2005, Safety of toys - Part: Mechanical and physical properties.

[5] ASTM F963, Standard Consumer Safety Specification for Toy Safety.

[6] Age determination guidelines: Relating children's ages to toy characteristics and play behavior.

US Consumer Product Safety Commission, Washington, D.C., 2002.

Available at: http://www.cpsc.gov

[7] Manufactures' abbreviated guide for age-labeling toys: Matching toy characteristics to children's age. US Consumer Product Safety Commission, Washington, D.C., 2002.

Available at: http://www.cpsc.gov

[8] Noise from toys and its effect on hearing. The Institute of Sound and Vibration Research, University of Southampton, Southampton, August 1997.


MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Yêu cầu chung

4.1. Sử dụng thông thường

4.2. Sử dụng sai có thể dự đoán trước do hành vi thông thường của trẻ

4.3. Vật liệu

4.4. Các chi tiết nhỏ

4.5. Hình dạng, kích thước và độ bền của một số đồ chơi

4.6. Cạnh

4.7. Đầu nhọn

4.8. Các chi tiết nhô ra

4.9. Dây và thanh kim loại

4.10. Màng nhựa hoặc túi nhựa dùng làm bao gói và có trong đồ chơi

4.11. Dây và dây co giãn

4.12. Cơ cấu gấp

4.13. Lỗ, khe hở và khả năng tiếp xúc được của các cơ cấu

4.14. Lò xo

4.15. Yêu cầu về độ ổn định và quá tải

4.16. Đồ chơi tạo thành một không gian khép kín

4.17. Thiết bị bảo vệ mô phỏng như mũ bảo vệ các loại và kính bảo vệ

4.18. Đồ chơi phóng

4.19. Đồ chơi dưới nước

4.20. Phanh

4.21. Xe đạp đồ chơi

4.22. Giới hạn tốc độ của đồ chơi do trẻ lái chạy bằng điện

4.23. Đồ chơi có chứa nguồn nhiệt

4.24. Đồ chơi chứa chất lỏng

4.25. Đồ chơi kích hoạt bằng miệng

4.26. Đồ chơi giày trượt, giày trượt có các bánh xe thẳng hàng và ván trượt

4.27. Kíp nổ giấy

4.28. Các yêu cầu về độ ồn

4.29. Xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi)

5. Phương pháp thử

5.1. Quy định chung

5.2. Thử các chi tiết nhỏ

5.3. Thử hình dạng và kích cỡ của một số loại đồ chơi

5.4. Thử các quả bóng nhỏ

5.5. Thử quả len

5.6. Thử đồ chơi hình người

5.7. Thử khả năng tiếp xúc được của một phần hoặc một chi tiết

5.8. Thử cạnh sắc

5.9. Thử đầu nhọn

5.10. Xác định độ dày của màng nhựa và tấm nhựa

5.11. Thử dây

5.12. Thử độ ổn định và sự quá tải

5.13. Thử cửa, nắp và nắp hòm đồ chơi

5.14. Thử va đập của đồ chơi che mặt

5.15. Động năng của các vật phóng, cung và tên

5.16. Thử cơ cấu bánh quay tự do và thử tính năng phanh

5.17. Xác định vận tốc của đồ chơi do trẻ lái chạy bằng điện

5.18. Xác định sự tăng nhiệt độ

5.19. Sự rò rỉ của đồ chơi có chứa chất lỏng

5.20. Độ bền của các đồ chơi kích hoạt bằng miệng

5.21. Vật liệu giãn nở

5.22. Cơ cấu gấp hoặc trượt

5.23. Đồ chơi có thể giặt được

5.24. Phép thử việc sử dụng sai có thể dự đoán trước do hành vi thông thường của trẻ

5.25. Xác định mức áp suất âm

5.26. Độ bền tĩnh của xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi)

5.27. Độ bền động của xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi)

5.28. Thử tính năng phanh của xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi)

5.29. Độ bền của trục tay lái xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi)

5.30. Độ bền tách rời của tay cầm

Phụ lục A - Hướng dẫn phân loại tuổi sử dụng đồ chơi

Phụ lục B - Hướng dẫn về nhãn an toàn và ghi nhãn của nhà sản xuất

Phụ lục C - Hướng dẫn thiết kế đối với các đồ chơi gắn vào nôi hoặc cũi

Phụ lục D - Ghi nhãn súng đồ chơi

Phụ lục E - Cơ sở và lý do cơ bản để đưa ra các quy định trong tiêu chuẩn



Thư mục tài liệu tham khảo

tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương