TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 6238-1: 2011 iso 8124-1: 2009



tải về 0.7 Mb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.7 Mb.
#26583
1   2   3   4   5   6   7   8   9

5.9. Thử đầu nhọn

Xem 4.7, 4.9 và 4.29.3.



5.9.1. Nguyên tắc

Lồng đầu nhọn tiếp xúc được vào trong một dụng cụ thử đầu nhọn và quan sát xem đầu nhọn này có xuyên vào trong dụng cụ thử một khoảng quy định hay không. Độ sâu xuyên được của đầu cần thử xác định độ nhọn. Nếu đầu nhọn có thể tiếp xúc được với đầu cảm ứng nằm ở vị trí cách đầu của nắp chụp một khoảng cách (0,38 ± 0,02) mm và làm cho đầu cảm ứng di chuyển hơn (0,12 ± 0,02) mm ứng với lực của lò xo phản hồi là N, thì đầu này có thể được coi là nhọn tiềm ẩn.



5.9.2. Thiết bị, dụng cụ

5.9.2.1. Dụng cụ thử đầu nhọn, có khe đo nằm ở đầu nắp chụp của dụng cụ thử với hai kích thước chuẩn là chiều rộng (1,02 ± 0,02) mm và chiều dài (1,15 ± 0,02) mm, đầu cảm ứng nằm ngay ở đáy của khe đo, cách nắp chụp (0,38 ± 0,02) mm (như mô tả tại Hình 21).

5.9.3. Cách tiến hành

Phải biết chắc rằng đầu nhọn cần thử có thể tiếp xúc được theo phương pháp mô tả tại 5.7 (thử khả năng tiếp xúc được của một phần hoặc chi tiết).

Giữ đồ chơi cần thử sao cho đầu nhọn không di chuyển trong quá trình thử. Trong hầu hết các trường hợp sẽ không cần phải trực tiếp đỡ đầu nhọn, tuy nhiên nếu cần thiết, đỡ đầu nhọn tại điểm cách nó một khoảng không nhỏ hơn 6 mm.

Nếu một bộ phận của đồ chơi được tháo ra để thử một đầu nhọn riêng biệt và do vậy làm ảnh hưởng đến độ cứng của đầu nhọn cần thử thì phải đỡ đầu nhọn sao cho độ cứng của nó xấp xỉ với độ cứng của đầu nhọn trong đồ chơi được lắp hoàn chỉnh.

Điều chỉnh dụng cụ thử đầu nhọn (5.9.2.1) bằng cách nới lỏng vòng khóa và xoay sao cho nó di chuyển về phía đèn chỉ thị một khoảng thích hợp để vạch hiệu chuẩn trên ống lộ ra. Xoay nắp đo theo chiều kim đồng hồ cho đến khi đèn chỉ thị sáng lên. Xoay nắp ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi đầu cảm ứng di chuyển một khoảng (0,12 ± 0,02) mm từ vạch tiếp xúc với pin khô, như mô tả trong Hình 21.

CHÚ THÍCH Nếu trên nắp đo đã có các vạch chia micromet thì có thể xác định được khoảng cách này bằng cách xoay nắp ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi vạch chia micromet tương ứng với vạch hiệu chuẩn. Khóa nắp đo tại vị trí này bằng cách xoay vòng khóa cho đến khi nó khớp chặt với nắp.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN


1 Khe đo

2 Nắp chụp

3 Đầu cảm ứng

4 Lò xo nén

5 Vòng khóa

6 Ống


7 Vạch hiệu chuẩn

8 Vạch chia của micromet

9 Pin khô R03

10 Lò xo nối công tắc điện

11 Đèn chỉ thị và đai ốc có ren

12 Đầu nhọn cần thử



13 Khe hở này được đóng kín khi đầu cần thử xuyên qua được khe đo và ấn đầu cảm ứng xuống 0,12 mm. Nhờ đó mạch điện được nối và đèn chỉ thị sáng lên, có nghĩa là đầu cần thử là đầu nhọn.

Hình 21 - Dụng cụ thử đầu nhọn

Đưa đầu nhọn cần thử vào khe đo theo hướng kém thuận lợi nhất và tác động một lực (4,50-0,2) N để ấn lò xo xuống càng sâu càng tốt nhưng không để đầu nhọn cạo vào mép khe hoặc cố đẩy đầu nhọn qua khe. Nếu đầu nhọn được thử xuyên vào khe đo một khoảng lớn hơn hoặc bằng 0,5 mm làm cho đèn chỉ thị sáng lên và đầu nhọn vẫn giữ được hình dạng ban đầu của nó dưới tác dụng của lực (4,50-0,2) N thì đầu thử này được coi là đầu nhọn có nguy hiểm tiềm ẩn.



5.10. Xác định độ dày của màng nhựa và tấm nhựa

Xem 4.10.

Cắt dọc theo cạnh bên của túi làm bằng màng nhựa mỏng thành hai miếng, nhưng không căng túi ra.

Dùng một dụng cụ đo có thể do độ dày chính xác đến 4m theo ISO 4593, đo độ dày của một miếng bất kỳ tại 10 điểm cách đều nhau theo đường chéo của một diện tích mẫu bất kỳ có kích thước 100 mm x 100 mm.

Xác định xem độ dày của màng có phù hợp với các yêu cầu liên quan nêu tại 4.10 a) hay không.

5.11. Thử dây

5.11.1. Xác định độ dày của dây

Xem 4.11.1.

Kéo căng sợi dây với một lực là (25 ± 2) N.

Đo độ dày của dây tại ba đến năm điểm dọc theo chiều dài của nó bằng một dụng cụ thích hợp có độ chính xác đến ± 0,1 mm. Đối với những dây nhỏ có độ dày đến 1,5 mm sử dụng phương pháp không nén để đo, ví dụ dùng một máy chiếu quang học.

Tính độ dày trung bình của dây.

Xác định xem độ dày có phù hợp với các yêu cầu nêu tại 4.11.1 hay không.



5.11.2. Dây kéo tự do

Xem 4.11.2.

Dùng một ngàm kẹp thích hợp để kẹp đồ chơi sao cho dây thẳng đứng và đồ chơi ở vị trí thích hợp nhất để co lại. Kéo căng dây và buộc vào dây một tải trọng có khối lượng kg.

Đối với dây đơn có đường kính nhỏ hơn 2 mm, buộc vào dây một tải trọng có khối lượng kg.

Xác định xem dây có co lại một khoảng lớn hơn 6,4 mm hay không.

5.11.3. Điện trở của dây

Xem 4.11.7.

Điều hòa mẫu trong ít nhất 7 h ở nhiệt độ (25 ± 3)0C và độ ẩm tương đối từ 50% đến 65% và tiến hành thử trong môi trường đó.

Xác định bằng một thiết bị thích hợp xem điện trở của dây có lớn hơn 108 /cm hay không.



5.12. Thử độ ổn định và sự quá tải

Xem 4.15.



5.12.1. Quy định chung

Nếu đồ chơi được thiết kế để mang khối lượng của hai đứa trẻ trở lên tại cùng một thời điểm thì tiến hành thử đồng thời mỗi chỗ ngồi hoặc đứng.



5.12.2. Thử độ ổn định ở phía các mặt bên, trẻ có thể giữ ổn định bằng chân

Xem 4.15.1.1 và 4.29.4.

Đặt đồ chơi trên một mặt phẳng nhẵn, nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang.

Quay cơ cấu lái, nếu có, đến vị trí mà tại đó đồ chơi dễ bị đổ nhất. Chèn để bánh xe không bị quay nhưng không chèn các bánh xe nhỏ và để nó ở vị trí tự nhiên như trước khi chèn.

Đặt lên trên bề mặt đứng hoặc ngồi của đồ chơi một tải trọng có khối lượng tương ứng như nêu tại Bảng 2.

Bảng 2 - Tải trọng để thử độ ổn định

Tuổi sử dụng đồ chơi

Tải trọng

kg


Dưới 36 tháng tuổi

25 ± 0,2

Từ 36 tháng tuổi trở lên

50 ± 0,5

Đặt tải sao cho trục chính của nó vuông góc với mặt phẳng nằm ngang trong khi đồ chơi được đặt trên mặt phẳng nghiêng theo quy định. Thiết kế tải trọng sao cho trọng tâm của nó cao hơn bề mặt ngồi (220 ± 10) mm. Tuy nhiên, đối với xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) sử dụng tải trọng có kích thước như quy định tại Hình 29. Đối với tất cả các đồ chơi do trẻ lái, phải đảm bảo trọng tâm của tải trọng cách phía sau của phần trước nhất của vị trí ngồi một khoảng cách là (43 ± 3) mm, và cách phần đằng sau nhất của vị trí ngồi là (43 ± 3) mm.

CHÚ THÍCH Điều này liên quan đến hai phép thử khác nhau.

Nếu không có vị trí ngồi, đặt tải trọng ở vị trí kém thuận lợi nhất mà có thể đoán được là trẻ sẽ chọn để ngồi.

Quan sát xem đồ chơi có bị đổ trong vòng 1 min hay không kể từ khi đặt tải.



5.12.3. Thử độ ổn định ở phía các mặt bên, trẻ không thể giữ ổn định bằng chân

Xem 4.15.1.2.

Tiến hành thử theo 5.12.2 (thử độ ổn định, trẻ có thể giữ ổn định bằng chân), với mặt phẳng nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang.

Quan sát xem đồ chơi có bị đổ trong vòng 1 min hay không kể từ khi đặt tải.



5.12.4. Độ ổn định ở phía trước và phía sau

Xem 4.15.1.3.

Các đồ chơi do trẻ lái phải được thử với bánh lái, nếu có

a) ở vị trí trước;

b) ở một góc khoảng 450 về bên trái ở phía trước;

c) ở một góc khoảng 450 về bên phải ở phía trước.

Đối với đồ chơi cưỡi/bập bênh, điều chỉnh đồ chơi đến mức giới hạn của vòng bập bênh.

Đặt đồ chơi trên một mặt phẳng nhẵn nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang. Thử cả hai trường hợp khi đồ chơi hướng lên trên và chúc xuống dưới mặt dốc.

Chất tải lên đồ chơi theo quy định tại 5.12.2.

Quan sát xem đồ chơi có bị đổ trong vòng 1 min hay không kể từ khi đặt tải.



5.12.5. Thử quá tải đối với đồ chơi do trẻ lái và các ghế ngồi

Xem 4.15.2.

Đặt đồ chơi trên một mặt phẳng nằm ngang.

Đặt lên trên bề mặt đứng hoặc ngồi của đồ chơi một tải trọng có khối lượng tương ứng như nêu tại Bảng 3.



Bảng 3 - Tải trọng để thử quá tải

Tuổi sử dụng đồ chơi

Tải trọng

kg


Dưới 36 tháng tuổi

35 ± 0,3

Từ 36 tháng đến dưới 96 tháng tuổi

80 ± 1,0

Từ 96 tháng tuổi trở lên

140 ± 2,0

Nếu khả năng chịu tải theo quảng cáo của đồ chơi cao hơn so với quy định tại Bảng 3 thì tiến hành thử theo tải trọng được quảng cáo này.

Xác định xem đồ chơi có bị sập xuống và không phù hợp với các yêu cầu có liên quan hay không.



5.12.6. Thử độ ổn định của đồ chơi cố định đặt trên sàn

Xem 4.15.3.

Đặt đồ chơi trên một mặt phẳng nhẵn, nghiêng 100 ± 10 so với mặt phẳng nằm ngang, với tất cả các chi tiết kéo ra được của đồ chơi được kéo ra hết cỡ và đồ chơi quay xuống mặt nghiêng.

Quan sát xem đồ chơi có bị đổ trong vòng 1 min hay không.



5.13. Thử cửa, nắp và nắp hòm đồ chơi

Xem 4.16.2.



5.13.1. Cửa, nắp

Khi cửa, nắp ở vị trí đóng, tác động một lực 45 N ± 1,3 N vào mặt trong của các bộ phận này theo hướng từ trong ra ngoài và vuông góc với mặt phẳng của cửa, nắp tại vị trí bất kỳ cách tâm hình học của cửa, nắp khoảng 25 mm.

Quan sát xem cửa, nắp có mở ra hay không.

5.13.2. Nắp của hòm đồ chơi

Trước khi thử, lắp hòm đồ chơi theo hướng dẫn của nhà sản xuất.



5.13.2.1. Thử cơ cấu đỡ nắp

Nâng nắp đến vị trí bất kỳ cao hơn 50 mm so với vị trí đóng hoàn toàn khi đo từ cạnh ngoài cùng của nắp nhưng không quá 600 trong hành trình của nó. Thả nắp và đo khoảng rơi nếu có của nắp tại điểm gần giữa cạnh ngoài cùng của nó.

Xác định xem nắp có rơi quá 12 mm hay không (xem 4.16.2).

5.13.2.2. Thử độ bền của nắp hòm đồ chơi

Tiến hành thử 7000 chu kỳ đóng mở nắp, trong đó một chu kỳ bao gồm nâng nắp lên từ vị trí đóng hoàn toàn để chuyển sang vị trí mở hoàn toàn và sau đó lại chuyển về vị trí đóng hoàn toàn. Để ngăn ngừa việc các ốc vít, móc cài của cơ cấu đỡ nắp bị căng quá mức, cần lưu ý không tiếp tục tác động lực lên nắp sau khi nắp đã ở vị trí mở hết cỡ thông thường của nó.

Thời gian để hoàn thành một chu kỳ sẽ mất khoảng 15 s. Trong vòng 72 h sẽ hoàn thành thử 7000 chu kỳ, sau đó lặp lại phép thử theo 5.13.2.1.

Kiểm tra xem nắp hòm đồ chơi và cơ cấu đỡ nắp có còn tiếp tục phù hợp với yêu cầu nêu tại 4.16.2.2 nữa hay không.



5.14. Thử va đập của đồ chơi che mặt

Xem 4.17.

Kẹp chặt đồ chơi bằng một ngàm kẹp thích hợp sao cho phần che mặt hoặc phần xung quanh vùng lỗ để mắt nhìn qua nằm trên một mặt phẳng nằm ngang.

Thả một viên bi thép có đường kính 16 mm và khối lượng g từ độ cao (130 ± 0,5) cm lên phía trên mặt phẳng nằm ngang của vùng sẽ che vào mắt khi sử dụng đồ chơi theo cách thông thường. Trong trường hợp đồ chơi có cắt lỗ ở vị trí mắt, tác động lên vùng ở ngay cạnh mắt khi sử dụng theo cách thông thường.

Có thể dẫn hướng rơi cho viên bi nhưng vẫn không làm giới hạn việc rơi của nó bằng cách sử dụng một ống có đầu hở và có khoảng cách đến đồ chơi nằm trong khoảng 100 mm.

Kiểm tra xem đồ chơi có tạo ra cạnh sắc nguy hiểm, đầu nhọn nguy hiểm hay chi tiết rời ra có thể đâm vào mắt hay không.



5.15. Động năng của các vật phóng, cung và tên

Xem 4.18.



5.15.1. Nguyên tắc

Tính động năng của vật phóng từ giá trị lớn nhất của năm lần đo vận tốc trong các điều kiện sử dụng thông thường.

Nếu có nhiều loại vật phóng được cung cấp cùng với đồ chơi, phải tính toán động năng của từng loại vật phóng.

Đối với cung, sử dụng một mũi tên của bộ đồ chơi và căng dây cung tới hết khoảng cách mà mũi tên cho phép nhưng không quá 70 cm.



5.15.2. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng dụng cụ sau.



5.15.2.1. Dụng cụ xác định vận tốc, có khả năng cung cấp động năng được tính toán với độ chính xác đến 0,005 J.

5.15.3. Cách tiến hành

5.15.3.1. Xác định động năng

Xác định động năng tối đa, Ek của vật phóng bay tự do theo phương trình (1)

Ek = mV2/2 (1)

Trong đó


m là khối lượng của vật phóng, tính bằng kilôgam (kg);

v là vận tốc của vật phóng, tính bằng mét trên giây (m/s);

Ek là động năng cực đại, tính bằng Jun (J).

5.15.3.2. Xác định động năng trên diện tích tiếp xúc

Xác định động năng tối đa trên diện tích tiếp xúc Ek­,dt theo phương trình (2)

Ek,dt = mv2/2A (2)

Trong đó


m là khối lượng của vật phóng, tính bằng kilôgam (kg);

v là vận tốc của vật phóng, tính bằng mét trên giây (m/s);

A là diện tích tác động của vật phóng, tính bằng centimét vuông (cm2);

Ek,dt là động năng tối đa trên diện tích tiếp xúc, tính bằng Jun trên centimét vuông (J/cm2).

Phương pháp được chấp nhận để xác định diện tích tiếp xúc của một vật phóng có đầu bịt đàn hồi là bôi màu hay mực (ví dụ như xanh Prussian) lên đầu của vật phóng và phóng nó lên một mặt phẳng vuông góc thích hợp từ khoảng cách (300 ± 5) mm và đo diện tích do vết màu/mực dây ra. Ngược lại, thay vì bôi màu/mực lên đầu vật phóng, có thể sử dụng mặt phẳng có thể bị đánh dấu tại vùng chịu va đập của vật phóng (ví dụ như mặt phẳng chịu va đập được phủ bởi giấy cacbon). Xác định diện tích chịu va đập như sau:

a) Bôi màu hoặc mực lên đầu của vật phóng. Đặt một tờ giấy trắng sạch lên một khối gỗ. Giữ khối gỗ sao cho nó không bị di chuyển khi chịu va đập.

Giữ tờ giấy phẳng trên mặt khối gỗ hoặc đặt một tờ giấy trắng sạch giữa khối gỗ và một tờ giấy cacbon (mặt cacbon úp vào mặt tờ giấy trắng). Giữ cho các tờ giấy phẳng trên bề mặt khối gỗ.

b) Đưa vật phóng cần thử vào cơ cấu phóng. Hướng cơ cấu phóng vuông góc với bề mặt khối gỗ, với đầu của vật phóng cách khối gỗ (300 ± 5) mm. Nếu cơ cấu phóng có thể điều chỉnh với nhiều tốc độ phóng khác nhau thì chỉnh ở tốc độ phóng lớn nhất.

c) Phóng vật phóng lên giấy.

d) Đo diện tích vùng bị đánh dấu trên tờ giấy trắng. Diện tích chịu va đập là giá trị trung bình cộng của ít nhất năm giá trị đo.

e) Tính động năng tối đa trên diện tích tiếp xúc.

5.16. Thử cơ cấu bánh quay tự do và thử tính năng phanh

5.16.1. Xác định cơ cấu bánh quay tự do

Xem 4.20 và 4.21.3.

Để xác định cơ cấu bánh quay tự do, chất tải có khối lượng tương ứng như nêu tại Bảng 2 trong 5.12.2 (thử độ ổn định, trẻ có thể giữ ổn định bằng chân) lên đồ chơi và đặt đồ chơi lên một mặt phẳng nằm ngang.

Kéo đồ chơi với vận tốc không đổi là 2 m/s ± 0,2 m/s trên một mặt phẳng phủ giấy nhôm oxit P60 và xác định lực kéo lớn nhất, F.

Đồ chơi được coi là không có cơ cấu bánh quay tự do nếu [sử dụng Công thức (3) hoặc (4)]:

F1  (m + 25) x 1,7 (3)

Hoặc

F2  (m + 50) x 1,7 (4)



Trong đó

F1 là lực kéo tối đa đối với đồ chơi dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi, tính bằng Niutơn (N);

F2 là lực kéo tối đa đối với đồ chơi dành cho trẻ từ 36 tháng tuổi trở lên, tính bằng Niutơn (N);

m là khối lượng của đồ chơi, tính bằng kilôgam (kg).

CHÚ THÍCH Nếu một đồ chơi trượt xuống khỏi mặt dốc nghiêng 100 khi được chất tải 50 kg thì có thể đồ chơi đó có cơ cấu bánh quay tự do.

5.16.2. Tính năng phanh của đồ chơi do trẻ lái chạy bằng cơ hoặc bằng điện trừ xe đạp đồ chơi

Xem 4.20.

Chất tải có khối lượng tương ứng như nêu tại Bảng 2 trong 5.12.2 (thử độ ổn định, trẻ có thể giữ ổn định bằng chân) lên đồ chơi và đặt đồ chơi lên một mặt phẳng nghiêng được phủ bằng giấy nhôm oxit P60 sao cho trục dọc của đồ chơi song song với mặt phẳng nghiêng.

Tác động một lực (50 ± 2) N vào tay phanh theo hướng như khi tay phanh được sử dụng thông thường.

Đối với phanh được vận hành bằng tay tương tự như phanh xe đạp, tác động một lực (30 ± 2) N vuông góc với trục của tay phanh tại điểm giữa của tay phanh.

Đối với phanh chân, tác động một lực (50 ± 2) N vào bàn đạp theo hướng tạo tác dụng hãm của phanh.

Nếu xe có nhiều phanh thì thử từng phanh riêng biệt.

Kiểm tra xem đồ chơi có di chuyển quá 5 cm trong quá trình tác động lực lên phanh hay không.



5.16.3. Tính năng phanh của xe đạp đồ chơi

Xem 4.21.3.

Chất tải khối lượng (50 ± 0,5) kg lên xe đạp đồ chơi sao cho trọng tâm của tải cao hơn bề mặt ngồi 150 mm. Đặt xe đạp đồ chơi trên một mặt phẳng nghiêng với trục dọc của nó song song với mặt phẳng nghiêng.

Đối với phanh tay tương tự như phanh xe đạp thông thường, tác động một lực (30 ± 2) N vuông góc với trục của tay phanh tại điểm giữa của tay phanh.

Đối với phanh chân, tác động một lực (50 ± 2) N vào bàn đạp theo hướng tạo tác dụng hãm của phanh.

Kiểm tra xem đồ chơi có di chuyển quá 5 cm trong quá trình tác động lực lên phanh hay không.



5.17. Xác định vận tốc của đồ chơi do trẻ lái chạy bằng điện

Xem 4.22.

Chất tải có khối lượng (25 ± 02) kg lên đồ chơi tại các vị trí ngồi và đứng thông thường.

Cho đồ chơi chạy trên một mặt phẳng nằm ngang và xác định xem vận tốc tối đa có vượt quá 8 km/h hay không.



5.18. Xác định sự tăng nhiệt độ

Xem 4.23.

Trong môi trường không có gió lùa có nhiệt độ (21 ± 5) 0C, cho đồ chơi hoạt động ở mức tối đa theo các hướng dẫn sử dụng cho đến khi đạt được sự cân bằng về nhiệt độ.

Đo nhiệt độ của các bộ phận có thể tiếp xúc được và tính sự tăng nhiệt độ.

Quan sát xem đồ chơi có bốc cháy hay không.

5.19. Sự rò rỉ của đồ chơi có chứa chất lỏng

Xem 4.24.

Điều hòa đồ chơi ở nhiệt độ (37 ± 1)0C ít nhất trong 4 h.

Trong vòng 30 s sau khi lấy đồ chơi ra khỏi điều kiện điều hòa, tác động một lực N vào bề mặt ngoài của đồ chơi bởi một cái kim bằng thép có đường kính (1 ± 0,1) mm và có bán kính đầu kim là (0,5 ± 0,05) mm.

Tác động lực từ từ trong vòng 5 s. Duy trì lực trong 5 s.

Sau đó kiểm tra sự rò rỉ của đồ chơi bằng cách áp một tờ giấy coban clorua lên vùng vừa thử và tác động lên miếng giấy một lực N bằng một phương tiện thích hợp khác.

Lặp lại phép thử sau khi điều hòa đồ chơi ở nhiệt độ (5 ± 1)0C ít nhất trong 4 h.

Sau khi kết thúc, kiểm tra xem đồ chơi có bị rò rỉ hay không.

Nếu chất lỏng chứa trong đồ chơi không phải là nước thì kiểm tra sự rò rỉ bằng phương pháp thích hợp khác.

Không sử dụng giấy coban clorua cho phép thử 50C vì sự ngưng tụ hơi nước có thể dẫn đến kết quả sai.



5.20. Độ bền của các đồ chơi kích hoạt bằng miệng

Xem 4.25.

Nối phần để vào miệng của đồ chơi với một bơm pittông có khả năng đẩy và hút nhiều hơn 300 cm3 không khí trong khoảng thời gian ít hơn 3 s. Đặt một van an toàn sao cho bơm không tạo ra một áp suất dương hoặc âm lớn hơn 13,8 kPa. Thử đồ chơi với 10 chu kỳ xen kẽ đẩy ra và hút vào, mỗi chu kỳ trong vòng 5 s với thể tích không khí ít nhất là (295 ± 10) cm3 kể cả thể tích có thể bị đẩy ra qua van an toàn. Nếu lỗ ra của không khí tiếp xúc được thì cũng phải thử như trên đối với lỗ này.

Xác định xem có chi tiết nào bị rời ra lọt hoàn toàn vào ống trụ quy định tại 5.2 (thử các chi tiết nhỏ) hay không.



5.21. Vật liệu giãn nở

Xem 4.3.2.

Điều hòa đồ chơi hoặc chi tiết ở nhiệt độ (21 ± 5)0C và độ ẩm tương đối là (65 ± 5)% trong vòng 7 h trước khi thử. Sử dụng thước cặp để đo các kích thước lớn nhất của đồ chơi hoặc bất kỳ chi tiết nào có thể tháo rời theo các chiều x, y và z. Ngâm đồ chơi hoàn toàn vào một thùng chứa nước khử khoáng ở nhiệt độ (21 ± 5)0C trong (2 ± 0,5) h. Phải đảm bảo rằng sử dụng đủ nước cho phép thử, nghĩa là khi kết thúc thử nghiệm vẫn còn nước trong thùng.

Lấy mẫu đã được ngâm ra bằng một cái kẹp. Nếu không thể nhấc vật thử nghiệm ra được do quá nặng thì nó được coi là phù hợp với yêu cầu nêu tại 4.3.2.

Để cho nước thừa chảy bớt đi trong vòng 1 min và đo lại các kích thước của đồ chơi.

Tính toán độ giãn nở theo các kích thước x, y và z theo tỉ lệ phần trăm so với kích thước ban đầu.

Xác định xem đồ chơi có còn phù hợp với các yêu cầu nêu tại 4.3.2 nữa hay không.

5.22. Cơ cấu gấp hoặc trượt

5.22.1. Tải trọng

Chất tải có khối lượng (50 ± 0,5) kg lên đồ chơi.

Đối với đồ chơi dành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi thì chất tải có khối lượng (25 ± 0,2) kg lên đồ chơi.

5.22.2. Ghế đẩy và xe đẩy đồ chơi

Xem 4.12.1.

Xử lý sơ bộ đồ chơi bằng cách dựng và gấp nó 10 lần.

a) Đối với ghế đẩy và xe đẩy đồ chơi quy định trong 4.12.1 a), tiến hành như sau.

Dựng đồ chơi trên một mặt phẳng nằm ngang với các cơ cấu khóa được vào khớp và chất tải có khối lượng phù hợp như quy định tại 5.22.1, đảm bảo rằng phần chịu tải là khung đồ chơi. Nếu cần, dùng giá đỡ thích hợp để đảm bảo rằng vật liệu làm chỗ ngồi không bị hỏng. Chất tải lên khung ở vị trí kém thuận lợi nhất cho các bộ phận gấp. Chất tải trong vòng 5 s và duy trì tải trong 5 min.

Kiểm tra xem nếu một trong các cơ cấu khóa không vào khớp thì có thể dựng một phần đồ chơi lên được hay không. Nếu được thì tiến hành thử chất tải như trên khi đồ chơi chỉ được dựng lên một phần.

Nếu ghế ngồi có thể tháo rời được khỏi khung, thì cũng phải tiến hành thử chỉ trên phần khung đỡ ghế ngồi bằng cách sử dụng giá đỡ thích hợp để đỡ tải trọng.

Kiểm tra xem đồ chơi có bị sập xuống hay không và các cơ cấu khóa có còn hoạt động và có vào khớp nữa hay không.

b) Đối với ghế đẩy và xe đẩy đồ chơi quy định trong 4.12.1 b), tiến hành như sau.

Dựng đồ chơi trên một mặt phẳng nằm ngang với các cơ cấu khóa được vào khớp và chất tải trọng có khối lượng như mô tả trong 5.22.1, đảm bảo rằng phần chịu tải là khung đồ chơi. Nếu cần, dùng giá đỡ thích hợp để đảm bảo rằng vật liệu làm chỗ ngồi không bị hỏng. Chất tải lên khung ở vị trí kém thuận lợi nhất cho các bộ phận gấp. Chất tải trong vòng 5s và duy trì tải trong 5 min.

Kiểm tra xem nếu một trong các cơ cấu khóa không vào khớp thì có thể dựng một phần đồ chơi lên được hay không. Nếu được thì tiến hành thử chất tải như trên khi đồ chơi chỉ được dựng lên một phần.

Kiểm tra xem đồ chơi có bị sập xuống hay không và các cơ cấu khóa hay chốt an toàn có còn hoạt động và có vào khớp nữa hay không.




tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương