TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 6238-1: 2011 iso 8124-1: 2009


Đồ chơi khác có cơ cấu gấp



tải về 0.7 Mb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.7 Mb.
#26583
1   2   3   4   5   6   7   8   9

5.22.3. Đồ chơi khác có cơ cấu gấp

Xem 4.12.2.

a) Dựng đồ chơi lên. Nâng đồ chơi lên và quan sát xem cơ cấu khóa có bị rời ra không khi nghiêng đồ chơi một góc (30 ± 1)0 theo phương ngang.

b) Dựng đồ chơi trên một mặt phẳng nghiêng (10+0,50)0 theo hướng kém thuận lợi nhất đối với các bộ phận gấp. Cài khóa. Chất tải trọng có khối lượng thích hợp như mô tả trong 5.22.1 lên đồ chơi trong 5 min. Chất tải vào các vị trí mà trẻ có thể ngồi và ở vị trí kém thuận lợi nhất đối với các bộ phận gấp. Đảm bảo rằng phần chịu tải là khung đồ chơi. Nếu cần, phải sử dụng giá đỡ để vật liệu làm chỗ ngồi không bị hỏng.

Quan sát xem đồ chơi có bị sập xuống hoặc các cơ cấu khóa có bị rời ra hay không.

5.23. Đồ chơi có thể giặt được

Xem 4.1.


Xác định khối lượng của mỗi đồ chơi trước khi bắt đầu thử.

Nếu nhà sản xuất không chỉ định phương pháp giặt khác trên nhãn gắn liền với đồ chơi thì tiến hành giặt đồ chơi bằng máy giặt qua sáu chu kỳ giặt máy và sấy thùng quay.

Có thể sử dụng máy giặt, máy sấy hoặc bột giặt gia dụng cho phép thử này. Cần lưu ý đến những loại máy giặt đặc biệt (thùng đứng hay ngang) được sử dụng tại các nước có bán đồ chơi.

Giặt đồ chơi cùng với một lượng quần áo sao cho khối lượng đồ khô ít nhất là 1,8 kg trong một máy giặt tự động, dùng chế độ nước "ấm" và chu kỳ giặt khoảng 12 min cài đặt ở chế độ "bình thường".

Sấy khô đồ chơi và quần áo theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

CHÚ THÍCH Đối với các chế độ cài đặt tương đương trên các loại máy giặt khác, chế độ "ấm" là khoảng 400C và khối lượng bình thường là khối lượng trung bình theo máy đang được sử dụng.

Đồ chơi sẽ được coi là khô nếu khối lượng cuối cùng không vượt quá khối lượng khô ban đầu nhiều hơn 10%.

Kiểm tra xem đồ chơi có còn tiếp tục phù hợp với các yêu cầu liên quan nêu tại Điều 4 nữa hay không.



5.24. Phép thử việc sử dụng sai có thể dự đoán trước do hành vi thông thường của trẻ

Xem 4.2.


5.24.1. Yêu cầu chung

Các phép thử nêu tại 5.24 nhằm mô phỏng những tình huống trong đó những hư hỏng có thể xảy ra đối với đồ chơi do việc sử dụng sai có thể dự đoán trước do hành vi thông thường của trẻ.

Trừ khi có những quy định khác, các phép thử này chỉ áp dụng cho các đồ chơi dành cho trẻ em dưới 96 tháng tuổi.

Sau khi trải qua các phép thử này, đồ chơi vẫn phải tiếp tục phù hợp với các yêu cầu liên quan nêu tại Điều 4.



5.24.2. Thử rơi

Trừ các đồ chơi nêu ra tại 5.24.3 (phép thử lật đổ đối với đồ chơi lớn và cồng kềnh), các đồ chơi có khối lượng thấp hơn mức giới hạn nêu tại Bảng 4 phải được thả rơi trên một mặt phẳng chịu va đập theo quy định. Số lần đồ chơi được thả rơi và độ cao khi thả được quy định tại Bảng 4. Đồ chơi phải được thả theo hướng bất kỳ.

Mặt phẳng chịu va đập là một khối có bề mặt là tấm trải sàn bằng hợp chất vinyl có độ dày danh nghĩa xấp xỉ 3 mm được dán trên một tấm bê tông có độ dày ít nhất 64 mm. Mặt phẳng chịu va đập này phải có độ cứng là (80 ± 10) Shore A và có diện tích tối thiểu là 0,3 m2.

Đối với đồ chơi chạy bằng pin thì pin phải ở đúng vị trí của nó trong khi thử rơi. Nếu không có yêu cầu riêng về loại pin thì sử dụng loại pin nặng nhất sẵn có để thử.



Bảng 4 - Thử rơi

Tuổi sử dụng đồ chơi

Chuẩn khối lượng

kg


Số lần thả rơi

Độ cao thả rơi

cm


Dưới 18 tháng tuổi

< 1,4

10

138 ± 5

Từ 18 tháng tuổi đến dưới 96 tháng tuổi

< 4,5

4

93 ± 5

Sau mỗi lần thử rơi, đồ chơi được đưa trở về trạng thái nghỉ và phải được kiểm tra và đánh giá trước khi tiếp tục.

Kiểm tra xem đồ chơi có còn tiếp tục phù hợp với các yêu cầu liên quan nêu tại Điều 4 nữa hay không.



5.24.3. Thử lật đối với đồ chơi lớn và cồng kềnh
Đồ chơi lớn và cồng kềnh không phải thử theo 5.24.2 (thử rơi) mà thử theo quy trình sau đây:

Lật đồ chơi ba lần, một trong ba lần phải thực hiện ở vị trí kém thuận lợi nhất, bằng cách đẩy đồ chơi từ từ qua tâm cân bằng của nó lên trên mặt phẳng chịu va đập như mô tả tại 5.24.2 (thử rơi).

Sau mỗi lần lật, đồ chơi được đưa về trạng thái nghỉ và phải được kiểm tra và đánh giá trước khi tiếp tục thử.

Kiểm tra xem đồ chơi có còn tiếp tục phù hợp với các yêu cầu liên quan nêu tại Điều 4 nữa hay không.



5.24.4. Phép thử độ bền động đối với đồ chơi do trẻ lái trừ xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi)

Chất tải có khối lượng thích hợp quy định tại Bảng 2 lên bề mặt đứng hoặc ngồi của đồ chơi tại vị trí kém thuận lợi nhất trong vòng 5 min.

Buộc chặt tải trọng trên đồ chơi ở vị trí tương ứng với cách sử dụng thông thường của đồ chơi.

Lái đồ chơi ba lần với vận tốc (2 ± 0,2) m/s vào một bậc không đàn hồi có độ cao 50 mm.

Nếu đồ chơi được chế tạo để mang khối lượng của nhiều đứa trẻ cùng một lúc thì phải thử đồng thời đối với từng chỗ ngồi hoặc đứng.

Kiểm tra đồ chơi có còn tiếp tục phù hợp với các yêu cầu liên quan nêu tại Điều 4 nữa hay không.



5.24.5. Thử xoắn

Bất kỳ đồ chơi nào có chi tiết nhô ra, có chi tiết hoặc phần lắp ráp mà trẻ có thể cầm được chỉ bằng ngón cái và ngón trỏ hoặc bằng răng đều phải thực hiện phép thử này.

Đặt đồ chơi một cách chắc chắn tại vị trí thử hợp lý bất kỳ. Dùng ngàm kẹp có khả năng kẹp chặt chi tiết và truyền lực xoắn lên mẫu thử hoặc chi tiết thử.

Dùng một đồng hồ mômen hoặc tay quay mômen, tác động một mômen xoắn (0,45 ± 0,02) Nm theo chiều kim đồng hồ cho đến khi

a) chi tiết xoay một góc 1800 so với vị trí ban đầu, hoặc

b) đạt được mômen xoắn quy định.

Xoay chi tiết một góc tối đa hoặc tác dụng một mômen xoắn quy định đều đặn trong vòng 5 s và duy trì thêm 10 s nữa. Sau đó ngừng tác dụng và để chi tiết trở về trạng thái nghỉ.

Lặp lại trình tự này theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

Các chi tiết nhô ra, chi tiết hoặc phần lắp ráp được gắn chặt trên một thanh hoặc một trục tiếp xúc được, được thiết kế để quay cùng với các chi tiết nhô ra, chi tiết hoặc phần lắp ráp phải được thử với các thanh hoặc trục được kẹp chặt để chúng không quay được trong khi thử nghiệm.

Nếu một chi tiết được gắn bằng một đinh ốc đã được lắp ráp bởi nhà sản xuất hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất, và chi tiết này bị lỏng ra trong khi thử xoắn thì tiếp tục thực hiện phép thử này cho đến khi vượt quá mômen xoắn quy định hoặc cho đến khi chi tiết này bị rời ra. Nếu thấy rõ rằng chi tiết thử vẫn tiếp tục xoay tại mômen xoắn nhỏ hơn mức giới hạn mômen xoắn quy định và chi tiết sẽ không bị rời ra thì kết thúc phép thử.

Nếu chi tiết bị rời ra và để lộ ra một chi tiết có thể tiếp xúc được và có thể cầm được như mô tả ở trên thì lặp lại phép thử xoắn đối với chi tiết này.

Kiểm tra xem đồ chơi có còn tiếp tục phù hợp với các yêu cầu liên quan nêu tại Điều 4 nữa hay không.



5.24.6. Thử kéo

5.24.6.1. Quy trình chung

Bất kỳ đồ chơi nào có chi tiết nhô ra, chi tiết hoặc phần lắp ráp mà trẻ em có thể cầm được chỉ bằng ngón cái và ngón trỏ hoặc bằng răng đều phải thực hiện phép thử này. Phép thử kéo sẽ được thực hiện trên cùng chi tiết của đồ chơi là đối tượng của phép thử trong 5.24.5 (thử xoắn).

Dùng ngàm kẹp có khả năng tác động một lực kéo lên chi tiết cần thử theo cách sao cho không làm ảnh hưởng đến tính đồng nhất về mặt cấu trúc của cơ cấu gắn kết giữa chi tiết cần thử và đồ chơi. Thiết bị thử kéo có thể là một đồng hồ đo lực kéo hoặc là phương tiện thích hợp khác có độ chính xác ± 2N. Với mẫu thử được giữ chặt ở vị trí thuận lợi, kẹp một ngàm kẹp thích hợp lên mẫu thử hoặc chi tiết cần thử.

Tác dụng một cách đều đặn trong vòng 5 s một lực (70 ± 2) N theo hướng song song với trục chính của chi tiết cần thử và duy trì trong 10 s.

Tháo ngàm kẹp ra và gắn một ngàm kẹp khác phù hợp cho việc tác dụng một lực kéo vuông góc với trục chính của chi tiết thử.

Tác dụng một cách đều đặn trong vòng 5 s một lực (70 ± 2) N theo hướng vuông góc với trục chính của chi tiết cần thử và duy trì trong 10 s.

Kiểm tra xem đồ chơi có còn tiếp tục phù hợp với các yêu cầu liên quan nêu tại Điều 4 nữa hay không.

5.24.6.2. Thử kéo cho đường nối trong đồ chơi nhồi mềm và đồ chơi nhồi bằng các hạt nhỏ

Đối với những đồ chơi nhồi mềm (đồ chơi nhồi) hoặc đồ chơi nhồi bằng các hạt nhỏ có lớp bọc bên ngoài bằng vật liệu mềm và có các đường nối (bao gồm, nhưng không giới hạn, các đường may bằng chỉ, đường dán bằng keo, dán nóng hay hàn siêu âm), thì phải thử kéo đối với các đường nối này.

Ngàm kẹp dùng để kẹp vật liệu ở hai bên của đường nối phải có các má kẹp có gắn các đĩa có đường kính 19 mm (xem Hình 22).

CHÚ DẪN


1 Các đĩa phẳng

Hình 22 - Ngàm kẹp để thử đường nối

Kẹp ngàm kẹp vào vật liệu bọc bên ngoài đồ chơi nhồi mềm đã được lắp ráp hoàn chỉnh sao cho đường kính ngoài của hai đĩa 19 mm ở điểm gần nhất với đường nối sẽ cách cạnh của đường nối 13 mm, nhưng không được gần hơn.

Tác dụng một cách đều đặn trong vòng 5 s một lực (70 ± 2) N và duy trì trong 10 s.

Nếu phần vật liệu ở cạnh đường nối không thể cầm được chỉ bằng ngón trỏ và ngón cái của người thử để kẹp hết bằng đĩa đường kính 19 mm thì không thực hiện phép thử với đường nối. Trong trường hợp này, thay vì thử đường nối thì tiến hành thử theo 5.24.5 (thử xoắn) và 5.24.6.1 (thử kéo, qui trình chung) đối với tay, chân hay các phần phụ khác của đồ chơi.

Kiểm tra xem đồ chơi có còn tiếp tục phù hợp với các yêu cầu liên quan nêu tại Điều 14 nữa hay không.

5.24.6.3. Thử kéo đối với quả len

Xem 4.5.3.

Quả len sẽ được thử theo 5.24.5 (thử xoắn) và thử kéo như sau.

Các ngàm kẹp dùng để kẹp vật liệu thử phải có các má kẹp có gắn các đĩa có đường kính 19 mm (xem Hình 22). Gắn một ngàm kẹp vào quả len và dùng ngàm kẹp kia giữ vật liệu nền.

Tác dụng một cách đều đặn trong vòng 5 s một lực (70 ± 2) N và giữ trong 10 s.

Kiểm tra xem đồ chơi có còn tiếp tục phù hợp với các yêu cầu liên quan nêu tại Điều 4 nữa hay không.



5.24.6.4. Thử kéo đối với các chi tiết bảo vệ

Xem 4.8, 4.9 và 4.18.

Tác dụng một cách đều đặn một lực kéo (70 ± 2) N lên chi tiết cần thử trong vòng 5 s và duy trì trong 10 s.

Kiểm tra xem đồ chơi có còn tiếp tục phù hợp với các yêu cầu liên quan nêu tại Điều 4 nữa hay không.



5.24.7. Thử nén

Bất kỳ vùng nào trên bề mặt của đồ chơi mà trẻ có thể tiếp xúc được nhưng vùng đó lại không tiếp xúc được với mặt phẳng khi thử theo 5.24.2 (thử rơi) đều là đối tượng của phép thử này.

Lực nén cho đồ chơi theo nhóm tuổi sử dụng được quy định tại Bảng 5.

Bảng 5 - Lực nén

Tuổi sử dụng đồ chơi

Lực nén

Dưới 36 tháng tuổi

114 ± 2,0

Từ 36 tháng tuổi đến dưới 96 tháng tuổi

136 ± 2,0

Thiết bị chất tải là một đĩa kim loại cứng có đường kính (30 ± 1,5) mm và độ dày ít nhất là 10 mm. Mép ngoài cùng của đĩa phải được làm tròn đến bán kính 0,8 mm để loại bỏ các cạnh không đều.

Gắn đĩa vào một thang nén thích hợp có độ chính xác ± 2 N.

Đặt đồ chơi lên một mặt phẳng cứng ở bất kỳ vị trí thuận lợi nào. Đặt đĩa lên sao cho bề mặt tiếp xúc phẳng song song với mặt phẳng được thử.

Tác dụng lực theo quy định thông qua đĩa một cách đều đặn trong vòng 5 s và duy trì trong 10 s.

Kiểm tra xem đồ chơi có còn tiếp tục phù hợp với các yêu cầu liên quan nêu tại Điều 4 nữa hay không.

5.24.8. Thử uốn

Xem 4.9.


Phép thử này áp dụng cho các dây hoặc thanh bằng kim loại dùng làm khung cho đồ chơi.

Kẹp đồ chơi vào một êtô có các tấm chắn được làm từ thép cán nguội có độ dày (1,7 ± 0,1) mm hoặc vật liệu tương tự khác có bán kính trong là (10 ± 0,5) mm như mô tả tại Hình 23.

Tác dụng một lực F (70 ± 2) N vuông góc với trục chính của chi tiết tại điểm cách giao điểm của chi tiết với phần chính của đồ chơi một khoảng 50 mm để uốn chi tiết cần thử một góc 600. Nếu chi tiết có chiều dài nhỏ hơn 50 mm thì tác dụng lực lên phần cuối của chi tiết cần thử.

Sau đó uốn chi tiết theo hướng ngược lại một góc 1200. Lặp lại quá trình này 30 chu kỳ với tốc độ 2 s cho một chu kỳ và nghỉ 60 s sau mỗi 10 chu kỳ. Hai lần uốn 1200 tạo thành một chu kỳ.

Kiểm tra xem đồ chơi có còn tiếp tục phù hợp với các yêu cầu liên quan nêu tại 4.9 nữa hay không.

Kích thước tính bằng milimét



1 Tấm chắn êtô được làm từ thép cán nguội dày 1,7 mm

2 Êtô

Hình 23 - Thiết bị thử uốn

5.25. Xác định mức áp suất âm

Xem 4.28.



5.25.1. Điều kiện lắp đặt

5.25.1.1. Quy định chung

Tiến hành đo trên đồ chơi mới chưa được thử lần nào. Dùng các pin mới hoặc pin sạc đã được sạc đầy để thử các đồ chơi chạy pin.

Không được dùng các nguồn năng lượng bên ngoài do trong nhiều trường hợp chúng ảnh hưởng đến tính năng của đồ chơi.

5.25.1.2. Môi trường thử

Môi trường thử phải đáp ứng các yêu cầu của ISO 3746:1995, Phụ lục A.

CHÚ THÍCH Trong thực tế điều này có nghĩa là hầu hết các phòng được trang bị thông thường với thể tích lớn hơn 30 m3 sẽ được coi là đủ điều kiện cho các khoảng cách đo 50 cm với điều kiện kích thước lớn nhất của đồ chơi không vượt quá 50 cm. Với các khoảng cách ngắn hơn 25 cm thì hầu hết môi trường nào cũng đủ điều kiện.

Nếu sử dụng ISO 11201 chính xác hơn thì môi trường thử phải đáp ứng các yêu cầu của ISO 3744.



5.25.1.3. Lắp đặt

Giá thử dùng cho việc lắp đặt đồ chơi và/hoặc người vận hành đồ chơi phải không được ảnh hưởng đến âm thanh phát ra của đồ chơi đang thử hoặc không được gây ra các phản xạ âm thanh làm tăng mức áp suất âm tại các điểm đo.

CHÚ THÍCH 1 Thông thường việc xoay đối tượng thử sẽ thuận lợi hơn là di chuyển micro.

- Lắp các đồ chơi để gần tai và các đồ chơi cầm tay vào một gá thử thích hợp cách phía trên mặt phẳng phản xạ ít nhất là 100 cm hoặc để một người lớn vận hành chúng bằng một tay duỗi ra.

CHÚ THÍCH 2 Nếu sử dụng người vận hành thì người đó phải dùng thiết bị bảo vệ tai khi thử các đồ chơi kêu rất to.

- Để các đồ chơi cố định đặt trên mặt bàn, trên sàn và gắn vào cũi trên một bàn thử tiêu chuẩn như mô tả trong ISO 11201. Mặt bàn phải đủ lớn để sao cho khi đặt đồ chơi nằm hoàn toàn trên mặt bàn thì cạnh của hộp đo được dùng để đo cũng phải nằm trên mặt bàn (xem 5.25.2.3.6).

- Lắp các đồ chơi tự hành đặt trên sàn và trên bàn lên bàn thử tiêu chuẩn như mô tả ở trên vào một gá thử sao cho chúng không di chuyển nhưng vẫn có thể được vận hành với công suất đầy đủ.

- Đặt các đồ chơi kéo và đẩy trên một mặt phẳng phản xạ (ví dụ như bê tông, gạch hay mặt phẳng phẳng khác) và cố định chúng trong một gá thử giúp chúng di chuyển với vận tốc khác nhau theo một đường thẳng qua micro đo (thử "đi qua"). Phải đảm bảo rằng mặt phẳng phản xạ có đủ độ ma sát để ngăn không cho các bánh xe bị trượt.

- Đặt đồ chơi lên dây cót bằng tay, với dây cót vặn hết cỡ lên trên mặt phẳng phản xạ (ví dụ như bê tông, gạch hay mặt phẳng cứng khác) sao cho mặt trước của đồ chơi cách các micro của phép thử "đi qua" (40 ± 1) cm dọc theo trục x (xem Hình D).

- Lắp các loại đồ chơi khác bằng cách thích hợp nhất theo các nguyên tắc đã mô tả ở phần trước.



5.25.1.4. Điều kiện thao tác

Cho đồ chơi cần thử hoạt động theo cách đã định hoặc dự kiến trước để tạo ra mức áp suất âm thanh phát ra lớn nhất ở micro, có nghĩa là tại đó đạt được độ ồn lớn nhất.

Cụ thể như sau:

- Vận hành đồ chơi được kích hoạt bằng tay, trừ các đồ chơi đẩy hoặc kéo, bằng cách tác động một lực tại vị trí và theo hướng tạo ra mức áp suất âm phát ra lớn nhất theo cách sử dụng đã định hoặc dự kiến trước. Đối với các đồ chơi lắc bằng tay thì lắc đồ chơi với tốc độ ba lần trong một giây. Một chu kỳ lắc bao gồm một hành trình lần đầu là 15 cm và sau đó quay lại vị trí ban đầu.

- Cầm cái lúc lắc tại vị trí tay cầm thông thường hoặc tại vị trí sao cho khoảng cách giữa tay với bộ phận phát ra âm thanh của lúc lắc là dài nhất. Phải đảm bảo rằng việc cầm lúc lắc bằng tay không làm ảnh hưởng đến âm thanh phát ra. Lắc mạnh về phía dưới mười lần với nhịp độ chậm bằng cổ tay. Giữ cho cẳng tay nằm ngang sao cho đạt được mức âm thanh cao nhất. Đứng đối diện với micro và giữ cho lúc lắc ở cùng độ cao với micro và cách nó 50 cm.

- Điều khiển đồ chơi kéo và đẩy với vận tốc không quá 2 m/s sao cho mức áp suất âm thanh phát cao nhất.

- Thử đồ chơi phát nổ-phát sáng sử dụng kíp nổ giấy đã được nhà sản xuất khuyên dùng có sẵn trên thị trường.

5.25.2. Tiến hành đo

5.25.2.1. Các tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng

Yêu cầu tối thiểu là xác định mức âm thanh phát ra tại các vị trí quy định xung quanh đồ chơi theo các phương pháp khảo sát quy định tại ISO 11202 và ISO 11204. Trong trường hợp tranh chấp, phải áp dụng phương pháp chính xác hơn nêu tại ISO 11201.

CHÚ THÍCH 1 Vì có những phản xạ âm nhỏ từ các tường bao quanh phòng nên phương pháp này có chiều hướng đưa ra những giá trị thấp hơn một chút so với ISO 11202 và 11204.

CHÚ THÍCH 2 Trong một vài trường hợp, ISO 11204 có thể có độ chính xác của phương pháp kỹ thuật.



5.25.2.2. Thiết bị thử

Thiết bị bao gồm micro và cáp, phải đáp ứng các yêu cầu đối với thiết bị loại 1 hoặc loại 2 quy định tại IEC 61672-1: 2002 và IEC 61672-2:2003. Khi đo các mức áp suất âm thanh đỉnh phát ra, ví dụ từ các đồ chơi sử dụng kíp nổ giấy, micro và toàn bộ hệ thống thiết bị đo phải có khả năng xử lý mức đỉnh tuyến tính vượt quá mức đỉnh trọng số C ít nhất là 10 dB.

Khi áp dụng ISO 11201 phải sử dụng dụng cụ đo loại 1.

5.25.2.3. Vị trí của micro

5.25.2.3.1. Yêu cầu chung

Phải sử dụng một số vị trí của micro. Trong thực tế, điều này có nghĩa là một micro được di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Nếu có thể thì nên xoay đối tượng thử. Phải giữ một khoảng cách đúng khi đo.



5.25.2.3.2. Đồ chơi để gần tai

Xác định vị trí có mức áp suất âm lớn nhất của đồ chơi để gần tai bằng cách di chuyển đồ chơi hoặc micro đo sao cho khoảng cách đo từ bề mặt của đồ chơi tại nơi có nguồn âm thanh chủ yếu và micro là (50 ± 0,5) cm. Vị trí này chính là vị trí của micro khi đo.



5.25.2.3.3. Đồ chơi phát nổ-phát sáng

Sử dụng sáu micro xung quanh đồ chơi. Đặt bộ phận phát âm thanh chính của đồ chơi tại tâm của hệ thống đo phối hợp theo hướng hoạt động thông thường của nó sao cho các trục của đồ chơi trùng với trục của hệ thống đo phối hợp (xem Hình A). Nếu chiều dài của đồ chơi vượt quá 50 cm, xoay đồ chơi trong mặt phẳng xy một góc 450 xung quanh trục z nhưng không thay đổi các vị trí của micro.

Chọn hai vị trí của micro dọc theo mỗi trục ở khoảng cách 50 cm ± 1 cm theo hai hướng kể từ tâm như nêu tại Hình 24.

5.25.2.3.4. Lúc lắc

Lắp micro cách sàn 1,2 m và cách nguồn âm thanh 0,5m trong một phòng đủ rộng hoặc phòng có mức hấp thụ âm thanh đủ để làm cho âm thanh phản xạ là không đáng kể.



5.25.2.3.5. Đồ chơi cầm tay khác

Lựa chọn sáu vị trí micro trên một bề mặt đo hình hộp ở khoảng cách đo 50 cm từ hộp quy chiếu của đồ chơi, như quy định tại ISO 3746 và được minh họa tại Hình 25. Các vị trí đo này ở tâm của các bề mặt đo và cách hộp quy chiếu 50 cm.



CHÚ DẪN


1 Micro

Hình 24 - Các vị trí của micro để đo mức áp suất âm thanh của đồ chơi phát nổ-phát sáng

Kích thước tính bằng milimét



CHÚ DẪN


1 Hộp đo

2 Hộp quy chiếu



Hình 25 - Các vị trí của micro cho tất cả đồ chơi cầm tay khác

5.25.2.3.6. Đồ chơi cố định và đồ chơi tự hành đặt trên bàn, sàn và gắn vào nôi cũi

Lựa chọn năm, hoặc nếu chiều dài hoặc chiều rộng của đồ chơi lớn hơn 100 cm thì lựa chọn 9 vị trí micro trên bề mặt đo dạng hộp ở khoảng cách đo 50 cm tính từ hộp quy chiếu của đồ chơi như quy định ở Hình 26. Các mặt bên của hộp đo với chiều cao H luôn ở cách mặt bên của hộp chuẩn 50 cm, trừ đáy hộp nằm trên cùng một mặt phẳng. Tất cả các vị trí của micro đều nằm ở trên hộp đo.



5.25.2.3.7. Đồ chơi kéo và đẩy và đồ chơi chạy bằng lò xo được kích hoạt bằng tay

Với các đồ chơi có chiều rộng, w, nhỏ hơn hoặc bằng 25 cm sử dụng hai vị trí micro cách trục x của hệ thống phối hợp đo 50 cm như nêu tại Hình D.

Với các đồ chơi có chiều rộng w lớn hơn 25 cm, sử dụng hai vị trí micro cách trục x một khoảng bằng 40 cm cộng với một nửa chiều rộng của đồ chơi, (40 + w/2) như nêu tại Hình 27.

Đặt đồ chơi lên một gá thử hoặc trên bề mặt phản xạ theo hướng hoạt động thông thường của nó sao cho đồ chơi chuyển động dọc theo trục x và đi qua các vị trí của micro.



5.25.2.4. Cách đo

5.25.2.4.1. Yêu cầu chung

Đồ chơi phải hoạt động bình thường trước khi thực hiện các phép thử.



5.25.2.4.2. Đo âm thanh liên tục

Nếu đồ chơi có chu kỳ hoạt động rõ ràng, đo mức áp suất âm tương đương ở mỗi vị trí micro trong ít nhất một chu kỳ. Phải loại các khoảng thời gian yên tĩnh hơn 15 s ra khỏi khoảng thời gian đo. Đo ba lần.

Nếu đồ chơi không có chu kỳ hoạt động không rõ ràng, đo mức áp suất âm tương đương ở mỗi vị trí micro trong ít nhất 15 s ở chế độ hoạt động bình thường khi độ ồn lớn nhất. Đo ba lần.

Với phép thử "đi qua", đo mức áp suất âm thanh phát trọng số A tối đa. Mỗi mặt đo hai lần.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN


1 Hộp đo

2 Hộp quy chiếu



Hình 26 - Các vị trí của micro để đo đồ chơi cố định và đồ chơi tự hành đặt trên bàn, trên sàn và đồ chơi gắn vào nôi cũi

Kích thước tính bằng milimét



CHÚ DẪN


1 Micro

2 kết thúc đo

w chiều rộng của đồ chơi

Hình 27 - Các vị trí của micro để đo đồ chơi kéo và đẩy và đồ chơi chạy bằng lò xo được kích hoạt bằng tay (thử "đi qua")

5.25.2.4.3. Đo âm thanh xung

Đo mức áp suất âm thanh đỉnh phát trọng số C, LpCđỉnh, của âm thanh xung tại mỗi vị trí micro. Đo ba lần.



5.25.2.4.4. Cách đo đối với lúc lắc

Đo mức áp suất âm thanh đỉnh phát trọng số C, LpCđỉnh, trong 10 chu kỳ. Đo ba lần.



5.25.2.4.5. Kết quả đo

Phải ghi kết quả đo âm thanh như sau:

a) Mức áp suất âm thanh tương đương trọng số A phát ra ở một vị trí quy định, LpAtđ, tính bằng đexiben.

b) Mức áp suất âm thanh tối đa trọng số A phát ra ở một vị trí quy định, LpAmax (thử đi qua), tính bằng đexiben.

c) Mức áp suất âm thanh đỉnh trọng số C phát ra ở một vị trí quy định, LpCđỉnh, tính bằng đexiben.

Giá trị tối đa của các giá trị đo (LpAtđ, LpAmax và LpCđỉnh) tại bất cứ vị trí nào của micro là kết quả của phép đo.




tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương