TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 6238-1: 2011 iso 8124-1: 2009


Hình B.1 - Biểu tượng cảnh báo về tuổi sử dụng



tải về 0.7 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.7 Mb.
#26583
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Hình B.1 - Biểu tượng cảnh báo về tuổi sử dụng

Chi tiết về việc thiết kế biểu tượng này như sau:

- vòng tròn và đường kẻ màu đỏ;

- nền màu trắng;

- phạm vi tuổi sử dụng và đường vẽ khuôn mặt màu đen;

- biểu tượng phải có đường kính ít nhất là 10 mm và tỉ lệ giữa các chi tiết của biểu tượng phải giống như trong Hình B.1;

- phạm vi tuổi không thích hợp với việc sử dụng đồ chơi nên được thể hiện theo năm, ví dụ 0-3.

B.2.4. Bóng bay

Xem 4.5.6.

Bao gói của bóng bay phải có câu cảnh báo với nội dung tương tự như sau:

"Cảnh báo! Trẻ em dưới tám tuổi có thể bị nghẹt thở bởi các bóng chưa được thổi phồng hoặc bóng vỡ. Cần sự giám sát của người lớn. Không cho trẻ chơi bóng chưa thổi. Vứt bỏ ngay các bóng vỡ'.

B.2.5. Các quả bóng nhỏ và viên bi

Xem 4.5.2 và xem 4.5.7.

Bao gói đối với các quả bóng nhỏ và viên bi phải được mang dòng cảnh báo có nội dung tương đương với các nội dung dưới đây.

a) Nếu đồ chơi là một quả bóng nhỏ hoặc đồ chơi chứa một quả bóng nhỏ, trên đồ chơi hoặc bao gói của đồ chơi phải có lời cảnh báo với nội dung tương tự như sau:



"Đồ chơi quả bóng nhỏ này có nguy cơ gây ghẹt thở. Không thích hợp cho trẻ dưới 3 tuổi"

Hoặc


"Sản phẩm này có chứa quả bóng nhỏ có nguy cơ gây nghẹt thở. Không thích hợp cho trẻ dưới 3 tuổi"

b) Nếu đồ chơi là viên bi hoặc đồ chơi có chứa một viên bi, trên đồ chơi hoặc bao gói của đồ chơi phải có lời cảnh báo với nội dung tương tự như sau:



"Đồ chơi này là một viên bi có nguy cơ gây nghẹt thở. Không thích hợp cho trẻ dưới 3 tuổi"

Hoặc


"Sản phẩm này có chứa viên bi có nguy cơ gây nghẹt thở. Không thích hợp cho trẻ dưới 3 tuổi"

B.2.6. Đồ chơi dưới nước

Xem 4.19.

Đồ chơi dưới nước phải có lời công bố rằng đây không phải là một thiết bị cứu hộ, và lời cảnh báo rằng đồ chơi này chỉ được sử dụng ở chỗ nước nông dưới sự giám sát của người lớn.

B.2.7. Đồ chơi gắn/treo trên nôi, cũi

Xem 4.11.5.

Đồ chơi và bao gói của nó phải có lưu ý về việc trẻ bị thương do vướng hoặc bị nghẹt thở nếu đồ chơi không được tháo ra khi trẻ bắt đầu nhổm dậy và tập bò (cũng xem B.3.2 và B.3.3).

B.2.8. Đồ chơi tiếp xúc với thực phẩm

Trên bao bì và/hoặc hướng dẫn của đồ chơi hoặc các chi tiết của đồ chơi tiếp xúc với thực phẩm phải có dòng lưu ý về việc người lớn phải rửa sạch sản phẩm trước và sau khi sử dụng.



B.2.9. Đồ chơi do người lớn lắp ráp

Bao gói của đồ chơi được thiết kế để người lớn lắp ráp phải mang nhãn chỉ rõ điều này (cũng xem B.3.6).



B.2.10. Đồ chơi treo ở phía trên để trẻ chưa biết ngồi với hoặc chạm vào và đồ chơi tương tự

Xem 4.11.6.

Đồ chơi treo ở phía trên để trẻ chưa biết ngồi với hoặc chạm vào và đồ chơi tương tự được thiết kế để treo trong nôi, cũi hoặc xe đẩy bằng sợi dây, dây, dây chun hoặc dây bện cũng như bao gói của chúng phải có lời cảnh báo lưu ý về việc trẻ bị thương do vướng hoặc nghẹt thở khi vướng vào các đồ chơi này và nếu đồ chơi không được lấy ra khi trẻ bắt đầu nhổm dậy và tập bò (cũng xem B.3.2 và B.3.3).

B.2.11. Thiết bị bảo vệ mô phỏng

Xem 4.17.

Thiết bị bảo vệ mô phỏng (ví dụ mũ bảo hộ lao động, mũ bảo vệ khi chơi thể thao và mũ của nhân viên cứu hỏa) cũng như bao gói của đồ chơi phải công bố với người sử dụng rằng đây là đồ chơi và chúng không có tác dụng bảo vệ.

B.2.12. Đồ chơi có các cạnh sắc và đầu nhọn chức năng

Xem 4.6.2 và 4.7.2.

Đồ chơi dành cho trẻ từ 36 tháng tuổi đến dưới 96 tháng tuổi, có chứa các cạnh sắc hoặc đầu nhọn tiếp xúc được và chúng là các chi tiết cần thiết cho chức năng của đồ chơi, trên bao gói phải có lời cảnh báo về sự tồn tại của cạnh sắc hoặc đầu nhọn, hoặc cả hai.

B.2.13. Đồ chơi chức năng

Đồ chơi chức năng phải mang nhãn nêu rõ sản phẩm phải được sử dụng dưới sự giám sát trực tiếp của người lớn.



B.2.14. Đồ chơi giày trượt, giày trượt có các bánh xe thẳng hàng và ván trượt

Xem 4.26.

Đồ chơi giày trượt, giày trượt có các bánh xe thẳng hàng và ván trượt là các sản phẩm được thiết kế cho trẻ có khối lượng tối đa là 20 kg. Đồ chơi loại này phải có nhãn nêu rõ rằng các sản phẩm được thiết kế cho trẻ có khối lượng tối đa 20 kg và khuyến cáo người sử dụng về việc sử dụng các thiết bị bảo vệ như mũ bảo vệ, đệm cổ tay, đệm đầu gối và đệm khuỷu tay và không sử dụng trên các tuyến đường có phương tiện giao thông cơ giới lưu thông.

B.2.15. Đồ chơi phóng

Xem 4.18.1 và 4.18.2.

Đồ chơi có vật phóng phải có kèm các hướng dẫn sử dụng lưu ý người sử dụng về các nguy cơ khi nhắm vật phóng vào mắt hoặc mặt và nguy cơ khi sử dụng các vật phóng khác với các vật phóng do nhà chế tạo cung cấp hoặc khuyên dùng.

B.2.16. Diều đồ chơi

Xem 4.11.7.

Diều đồ chơi hoặc các đồ chơi nối với dây bay được khác phải có lời cảnh báo rằng không được sử dụng ở gần đường tải điện trên không và khi có dông bão.

B.2.17. Xe đạp đồ chơi

Xem 4.21.1.

Xe đạp đồ chơi phải mang nhãn khuyến cáo người sử dụng đội mũ bảo vệ khi lái xe.

Ngoài ra, hướng dẫn sử dụng phải có nội dung lưu ý rằng xe đạp này không cho phép sử dụng trên đường cao tốc. Ngoài ra, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em phải đảm bảo rằng trẻ em đã được hướng dẫn đầy đủ việc sử dụng xe đạp đồ chơi, đặc biệt là sử dụng hệ thống phanh một cách an toàn.



B.2.18. Kíp nổ giấy

Xem 4.27.

Bao gói của đồ chơi kíp nổ giấy phải có lời cảnh báo không được sử dụng đồ chơi trong nhà hoặc gần mặt và tai và không được để trong túi quần, túi áo.

B.2.19. Đồ chơi phát ra tiếng ồn xung động lớn

Xem 4.28 f).

Đồ chơi phát ra mức âm thanh xung động lớn hoặc bao gói của nó phải có lời cảnh báo sau:

"Cảnh báo! Không sử dụng gần tai! Sử dụng sai có thể gây hại cho thính giác"

Đối với đồ chơi kíp nổ giấy, thêm cảnh báo:



"Không đốt ở trong nhà!".

B.2.20. Xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi)

Xem 4.29.2.

Xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) dành cho trẻ có khối lượng nhỏ hơn hoặc bằng 20 kg phải có lời cảnh báo sau:

"Dành cho trẻ có khối lượng tối đa 20 kg"

Xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) dành cho trẻ có khối lượng nhỏ hơn hoặc bằng 50 kg phải có lời cảnh báo sau:



"Dành cho trẻ có khối lượng tối đa 50 kg"

Ngoài ra, nếu có bao gói, và hướng dẫn sử dụng, phải có lời cảnh báo sau:



"Cảnh báo! Cần mang thiết bị bảo vệ trong khi sử dụng"

Không dành cho trẻ có khối lượng lớn hơn 20 kg

(hoặc, "không dành cho trẻ có khối lượng lớn hơn 50 kg").

Hướng dẫn sử dụng phải có nội dung lưu ý người sử dụng về việc phải cẩn thận khi sử dụng đồ chơi do đây là loại đồ chơi yêu cầu người sử dụng phải có kỹ năng tốt để tránh bị ngã hoặc va chạm gây thương tích cho người sử dụng và những người xung quanh. Hướng dẫn sử dụng khi thích hợp cũng phải bao gồm các thông tin như:

- các nội dung cảnh báo nêu trên;

- cách gấp và mở an toàn đối với xe hẩy gấp được;

- sự cần thiết phải lưu ý rằng tất cả các bộ phận khóa đã vào khớp với nhau;

- sự nguy hiểm khi sử dụng xe hẩy trên đường cao tốc hoặc đường phố;

- khuyến cáo về việc sử dụng các thiết bị bảo vệ như mũ bảo hiểm, găng tay, đệm đầu gối và đệm khuỷu tay.

B.3. Tài liệu hướng dẫn

B.3.1. Thông tin và hướng dẫn

Thông tin và các hướng dẫn về việc sử dụng hoặc lắp ráp an toàn một đồ chơi, hoặc cả hai dù ở trên bao gói hoặc trong tờ rơi đều phải đọc được dễ dàng.



B.3.2. Đồ chơi gắn/treo trên nôi, cũi

Xem 4.11.5.

Bộ đồ chơi dành cho trẻ sơ sinh gắn vào nôi, cũi, tường hoặc trần nhà (sau khi lắp ráp các đồ chơi ở trong các bộ đồ chơi này sẽ được treo ở phía trên nôi, cũi) phải có hướng dẫn lắp ráp, lắp đặt và sử dụng đúng để đảm bảo sản phẩm không có nguy cơ gây vướng. Hướng dẫn phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:

- các đồ chơi này không nhằm để trẻ cầm/nắm hay túm được;

- nếu chúng được gắn vào nôi hoặc cũi thì phải được tháo ra khi trẻ bắt đầu nhổm dậy và tập bò;

- nếu đồ chơi được gắn vào tường hoặc trần thì phải lắp sao cho chúng ở ngoài tầm với của trẻ khi đứng;

- luôn luôn gắn chặt tất cả các bộ phận nối được cung cấp kèm với đồ chơi (dây, dây bện, ngàm kẹp, v.v…) vào nôi hoặc cũi theo hướng dẫn. Kiểm tra thường xuyên.

- không dùng thêm dây hoặc dây bện để nối đồ chơi với nôi hoặc cũi.



B.3.3. Đồ chơi treo ở phía trên để trẻ chưa biết ngồi với hoặc chạm vào và các đồ chơi tương tự

Xem 4.11.6.

Đồ chơi được thiết kế để treo qua nôi hoặc cũi bằng dây treo, dây, dây cao su hoặc dây bện (bao gồm, nhưng không giới hạn, các đồ chơi được treo sẵn trên khung mà trẻ có thể với hoặc chạm vào và đồ chơi vận động) phải có hướng dẫn lắp ráp, lắp đặt và sử dụng đúng để đảm bảo các sản phẩm này không có nguy cơ gây vướng hoặc gây nghẹt thở.

Hướng dẫn phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:

- đồ chơi này không được thiết kế để trẻ "ngậm" và phải được để ở vị trí cách xa mặt và miệng của trẻ;

- đối với nôi có thể điều chỉnh chiều cao của đệm, vị trí cao nhất có thể làm đồ chơi ở quá gần trẻ;

- không bao giờ được hạ thấp mặt bên có thể mở ra của nôi khi đồ chơi vẫn được treo ở vị trí như thường lệ và trẻ không được giám sát;

- luôn luôn gắn chặt tất cả các bộ phận nối được cung cấp kèm với đồ chơi (dây, dây bện, ngàm kẹp, v.v…) vào nôi hoặc cũi theo hướng dẫn. Kiểm tra thường xuyên.

- không dùng thêm dây hoặc dây bện để nối đồ chơi với nôi hoặc cũi.

B.3.4. Hòm đồ chơi

Xem 4.16.2.2 d).

Phải có hướng dẫn chi tiết về việc lắp ráp và bảo trì hòm đồ chơi trong đó mô tả cách lắp ráp các chi tiết, nguy cơ phát sinh nếu dụng cụ đỡ nắp không được lắp vào, và mô tả cách xác định xem chi tiết đỡ nắp hòm có hoạt động đúng hay không.

B.3.5. Cái để trẻ ngậm, nhai có chứa chất lỏng và đồ chơi để trẻ ngậm, nhai có chứa chất lỏng

Xem 4.24.

Phải có hướng dẫn kèm theo cái để trẻ ngậm, nhai có chứa chất lỏng và đồ chơi để trẻ ngậm, nhai có chứa chất lỏng về việc không được cho chúng vào ngăn đá tủ lạnh.

B.3.6. Đồ chơi do người lớn lắp ráp

Hướng dẫn lắp ráp kèm theo đồ chơi được lắp ráp bởi người lớn và có các cạnh sắc hoặc đầu nhọn có nguy hiểm tiềm ẩn, hoặc có các chi tiết nhỏ nếu là đồ chơi dành cho trẻ dưới 3 tuổi, phải có lời công bố về điều đó cũng như về việc đồ chơi phải do người lớn lắp ráp (xem B.2.9).



B.4. Ghi nhãn của nhà sản xuất
Trên bộ phận chính của đồ chơi, bao gói, nhãn hoặc một tờ rơi đi kèm với đồ chơi phải có các thông tin về tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối, hoặc nhãn hiệu thương mại và/hoặc dấu hiệu mà qua đó có thể nhận dạng rõ ràng nhà sản xuất/phân phối. Tất cả các nhãn này phải dễ nhìn, dễ đọc và bền dưới các điều kiện sử dụng thông thường.
PHỤ LỤC C

(tham khảo)



Hướng dẫn thiết kế đối với các đồ chơi gắn vào nôi hoặc cũi

C.1. Giới thiệu

Phụ lục này cung cấp các hướng dẫn về thiết kế nhằm mục đích khuyến khích sự kiểm tra cẩn thận các đặc tính và hình dạng của sản phẩm liên quan đến an toàn. Vì không có các phương pháp khách quan để xác định sự phù hợp với các hướng dẫn thiết kế này nên các hướng dẫn này không được sử dụng để đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn này.



C.2. Hướng dẫn

Các sản phẩm để gắn vào nôi hoặc cũi phải được thiết kế sao cho giảm thiểu khả năng tiềm ẩn của các chi tiết như dây, dải duy băng, dây đàn hồi hoặc các phần khác của quần áo bị vướng, mắc vào sản phẩm và có thể gây ra nghẹt thở.

Ví dụ về việc thiết kế tốt các sản phẩm dùng trong nôi và cũi gồm có:

- tránh các chi tiết nhô ra nguy hiểm góp phần vào việc gây vướng mắc vào các đồ chơi gắn vào nôi hoặc cũi;

- làm tròn các góc bằng cách sử dụng các đường cong rộng khi có thể;

- đường viền trơn, nhẵn để giảm thiểu những thay đổi đột ngột về hình dáng mà dễ dàng trở thành các điểm làm mắc dây, dải duy băng, dây đàn hồi hoặc quần áo rộng;

- che các chi tiết kết nối cứng bằng các hốc lõm vào hoặc phương pháp khác tương tự;

- giảm sự tiềm ẩn về việc không khớp giữa các bề mặt mà tại đó có thể tạo ra các điểm gây vướng.


PHỤ LỤC D

(tham khảo)



Ghi nhãn súng đồ chơi

D.1. Mục đích

Hướng dẫn trong phụ lục này nhằm mục đích giảm thiểu nguy cơ tiềm ẩn về việc súng đồ chơi bị nhầm là một khẩu súng thật.



D.2. Quy định chung

Hướng dẫn này áp dụng cho tất cả các đồ chơi giống và mô phỏng các loại súng có ngoại quan, hình dạng hoặc cấu trúc của một khẩu súng thật. Phần này bao gồm, nhưng không giới hạn các loại súng có không chức năng, súng phun nước, súng hơi, súng tạo tiếng nổ, súng phát sáng và súng bắn vật phóng không bằng kim loại.

Hướng dẫn này không áp dụng cho các loại súng sau:

- súng đồ chơi không có ngoại quan, hình dạng hoặc cấu trúc hoặc sự kết hợp của các yếu tố trên giống như súng thật;

- bộ sưu tập bản sao súng đồ cổ không bắn được mà giống súng thật và có thể là các mô hình thu nhỏ theo tỷ lệ nhưng không nhằm để sử dụng như đồ chơi;

- súng B-B truyền thống, súng bắn bi hoặc súng bắn bi giấy có thể phóng một vật phóng bằng lực không khí nén, khí nén hoặc tác động của lò xo, hoặc sự kết hợp của các yếu tố trên;

- các vật trang trí, trang hoàng và vật thu nhỏ có ngoại quan, hình thù hoặc hình dạng hoặc sự kết hợp của các yếu tố trên giống như súng thật và các vật này có chiều cao không quá 38 mm và chiều dài không quá 70 mm (không bao gồm chiều dài của báng súng). Các vật này được thiết kế để trưng bày trên bàn hoặc gắn vào vòng đeo tay, vòng cổ hoặc móc treo chìa khóa, v.v…

D.3. Ghi nhãn

Các chi tiết nêu trong phụ lục này phải được đánh dấu hoặc sản xuất, hoặc cả hai theo một trong các cách sau. Dấu hiệu này phải vĩnh cửu và vẫn ở nguyên vị trí sau khi được thử theo 5.24 (phép thử việc sử dụng sai có thể dự đoán do hành vi thông thường của trẻ). Với mục đích của điều này, từ "vĩnh cửu" loại trừ việc sử dụng sơn hoặc nhãn thông thường.

- Nút bịt màu da cam rực hoặc màu da cam tươi được gắn vào đầu họng súng như một phần đồ chơi. Nút này không được thụt vào quá 6 mm so với đầu họng súng.

- Một dải màu da cam rực hoặc màu da cam tươi có chiều rộng tối thiểu là 6 mm bao quanh chu vi của đầu họng súng.

- Tạo màu sắc cho toàn bộ bề mặt ngoài của đồ chơi với các màu như màu trắng, đỏ tươi, da cam tươi, vàng tươi, xanh lá tươi, xanh da trời tươi, hồng tươi hoặc màu tím, hoặc dùng các màu này như tông màu chính để kết hợp với các màu sắc khác trong các họa tiết bất kỳ.
PHỤ LỤC E

(tham khảo)



Cơ sở và lý do cơ bản để đưa ra các quy định trong tiêu chuẩn

E.1. Quy định chung

Xem Điều 1.

Với mục đích của tiêu chuẩn này, trong điều phạm vi áp dụng có liệt kê một số loại sản phẩm không được coi là đồ chơi. Tuy nhiên một số các chú giải có tính chất giải thích sau đây được cho là cần thiết:

a) Tiêu chuẩn này quy định cho xe đạp đồ chơi có chiều cao yên tối đa là 435 mm. Các xe đạp có chiều cao yên từ 435 mm đến 635 mm được quy định trong ISO 8098;

b) "Súng và súng ngắn hoạt động bằng hơi và khí nén" đề cập đến các vũ khí sử dụng không khí nén với áp suất cao hoặc các loại khí khác để phóng ra đạn bằng kim loại hoặc đạn bằng chất dẻo hoặc các mũi tên nhỏ và các loại súng này thường được người lớn sử dụng trong các cuộc thi. Ở nhiều nước pháp luật hạn chế việc bán các loại súng này cho trẻ em. Các súng đồ chơi như súng bắn nước bằng không khí nén không nằm trong danh sách loại trừ này;

c) "Các mô hình máy bay, tên lửa, tàu thủy và xe chạy trên mặt đất có động cơ sử dụng nhiên liệu" bao gồm cả động cơ cũng như các phụ tùng dự trữ;

d) "Đồ trang sức thời trang dành cho trẻ em" không bao gồm đồ trang sức ví dụ là một phần của búp bê và không phải để cho trẻ đeo. Cũng không gồm các bộ dụng cụ để làm trang sức.

E.2. Sử dụng thông thường

Xem 4.1.


Mục tiêu của các phép thử này là mô phỏng cách chơi thông thường của một đồ chơi và vì thế các phép thử này không liên quan đến những phép thử về việc sử dụng sai có thể dự đoán trước do hành vi thông thường của trẻ quy định trong 4.2. Các phép thử này có mục đích đưa ra các nguy cơ tiềm ẩn hơn là chứng minh tính đáng tin cậy của một đồ chơi.

Với mục đích của tiêu chuẩn này, thực tế là một đồ chơi không đạt khi thử nghiệm việc sử dụng thông thường chỉ được coi là thích đáng nếu sự không phù hợp này làm phát sinh các nguy cơ tiềm ẩn theo các phép thử tương ứng quy định tại Điều 5.

Các đồ chơi cần được thử các phép thử tương ứng mô tả cách sử dụng dự kiến của một loại đồ chơi cụ thể. Ví dụ, các tay cầm, bánh xe, khóa, nút bấm, dây, dây kim loại, xích v.v… sẽ được kích hoạt bởi trẻ và được vận hành lặp đi lặp lại. Các thiết bị vận hành bằng lò xo hay nguồn năng lượng cũng cần được thử tương tự.

Các phép thử cần được tiến hành ở môi trường m đồ chơi dự kiến sẽ sử dụng. Ví dụ, các đồ chơi sử dụng trong bồn tắm sẽ được thử nghiệm trong nước xà phòng, các đồ chơi sử dụng tại các bồn chứa cát sẽ phải được tiếp xúc với cát trong khi thử nghiệm.

Có thể nhận thấy rằng không có yêu cầu đặc biệt nào được đưa ra ở đây; điều này là không thể khi xét đến số lượng lớn các chủng loại đồ chơi thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, các nhà sản xuất hoặc nhà phân phối cần thử nghiệm tối đa để có thể tự đảm bảo rằng việc sử dụng thông thường trong khoảng thời gian tồn tại dự kiến của đồ chơi đã được mô phỏng.

E.3. Sử dụng sai có thể dự đoán trước do hành vi thông thường của trẻ

Xem 4.2.


Mục đích của các phép thử nêu trong 5.24 (phép thử việc sử dụng sai có thể dự đoán trước do hành vi thông thường của trẻ) là mô phỏng hư hại về mặt cấu trúc của đồ chơi như là hậu quả của việc ném, kéo, vặn xoắn và các hành động khác mà trẻ thường làm khi chơi đồ chơi. Các tương tác mô phỏng này được mô tả như việc sử dụng sai có thể dự đoán trước do hành vi thông thường của trẻ.

Tính nghiêm ngặt của các phép thử nêu trong 5.24 được xác định theo nhóm tuổi sử dụng dự kiến của đồ chơi. Nếu đồ chơi được dùng cho khoảng tuổi nhiều hơn một nhóm tuổi thì đồ chơi phải được thử theo phép thử nghiêm ngặt nhất.

Sau khi thử theo 5.24, đồ chơi vẫn phải tiếp tục phù hợp với các yêu cầu liên quan trong tiêu chuẩn này.

E.4. Chất lượng vật liệu

Xem 4.3.1.

Yêu cầu vật liệu dùng cho đồ chơi phải là vật liệu mới hoặc nếu là vật liệu tái chế, thì phải được xử lý sao cho mức ô nhiễm do các chất nguy hiểm gây ra không vượt quá mức xác định được trong vật liệu mới. Vật liệu phải không bị nhiễm dịch bệnh từ súc vật hoặc vật gây hại khác.

E.5. Vật liệu giãn nở

Xem 4.3.2.

Yêu cầu này nhằm giảm các rủi ro liên quan đến một số đồ chơi có thể giãn nở đột ngột khi bị nuốt phải. Đã có các tai nạn xảy ra khi trẻ nuốt phải các đồ chơi như vậy.

E.6. Các chi tiết nhỏ

Xem 4.4.


Yêu cầu này nhằm giảm các rủi ro từ việc nuốt vào hoặc hít phải các vật thể nhỏ như là các đồ chơi nhỏ hoặc các chi tiết nhỏ của đồ chơi.

Các đồ chơi làm bằng bọt biển tạo ra các miếng nhỏ do bị xé rách khi thử theo 5.24 (thử việc sử dụng sai có thể dự đoán trước do hành vi thông thường của trẻ) được coi là nguy hiểm. Điều này cũng được áp dụng đối với các đồ chơi nhồi mềm bằng các miếng bọt biển nhỏ mà các miếng bọt biển nhỏ này có thể tiếp xúc được khi thử theo 5.24.

Các mắt gỗ ở các đồ chơi bằng gỗ về bản chất không bao giờ như nhau và từ một đồ chơi riêng lẻ có các mắt gỗ lỏng lẻo thì không thể đưa ra bất kỳ một kết luận nào về mức độ an toàn cho một loại sản phẩm nào đó. Tuy nhiên các mắt gỗ nhỏ ở các đồ chơi bằng gỗ có thể dễ dàng lấy hoặc đẩy ra phải được coi như là các chi tiết nhỏ có thể tháo rời được.

E.7. Hình dáng, kích cỡ và độ bền của một số loại đồ chơi

Xem 4.5.


Mục đích của các yêu cầu này trong 4.5 là để nhận biết một số đồ chơi có thể có nguy cơ gây ngạt thở và/hoặc nghẹt thở vì thiết kế hoặc cấu tạo của đồ chơi cho phép chúng lọt vào miệng của trẻ em và bị mắc lại ở cổ họng. Các yêu cầu này cũng có ý nghĩa đối với việc nhận biết các nguy cơ gây nghẹn tiềm ẩn của các đồ chơi cho trẻ ngậm, nhai và đồ chơi bóp dành cho trẻ dưới 18 tháng tuổi.

Để xác định xem đồ chơi nào được thiết kế cho trẻ chưa biết ngồi và cho trẻ dưới 18 tháng tuổi, cần xem xét các yếu tố liên quan sau đây: công bố của nhà sản xuất (ví dụ trên nhãn mác) nếu hợp lý, theo quảng cáo, tiếp thị và xem xét một cách tổng quát xem đồ chơi có phù hợp với nhóm tuổi đó không.

Thông thường trẻ em bắt đầu tự ngồi lên được ở độ tuổi từ 5 đến 10 tháng tuổi.

E.8. Quả len

Xem 4.5.3.

Yêu cầu này nhằm mục đích chỉ ra các nguy cơ gây ngạt thở liên quan đến quả len (xem ví dụ trong Hình 3) của đồ chơi cho trẻ dưới 36 tháng tuổi.

Định nghĩa về quả len (3.36) bao gồm cả các quả len thông thường cũng như các quả tua tròn như mô tả trong Hình 3. Ngoài ra, mặc dù khác nhau về cấu tạo nhưng các chi tiết hình cầu được làm bằng các vật liệu nhồi gắn vào đồ chơi cũng rất giống các quả len về cảm quan và ngoại quan và được sử dụng nhằm mục đích trang trí cho đồ chơi theo cách tương tự. Các chi tiết này cũng có nguy cơ tương tự như quả len và vì thế cũng phải tuân theo các yêu cầu này.

Qua các dữ liệu về thương tích thì việc cần phải quy định cho các quả tua có các dây bện dài như mô tả trong Hình 4 là không cần thiết.

E.9. Đồ chơi hình người dành cho trẻ em

Xem 4.5.4.

Yêu cầu này nhằm mục đích chỉ ra các nguy cơ gây ngạt thở và/hoặc nghẹn tiềm ẩn liên quan đến một số đồ chơi hình người dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi.

E.10. Bóng bay

Xem 4.5.6.

Các mảnh của bóng bay cao su bị vỡ có nguy cơ gây ngạt thở và nghẹt thở cho trẻ em và phải có lời cảnh báo.

E.11. Cạnh

Xem 4.6.


Các yêu cầu này nhằm làm giảm những rủi ro liên quan đến các vết đứt và vết rách do các cạnh sắc trên đồ chơi gây ra.

Tiêu chuẩn này chỉ đề cập đến các cạnh bằng kim loại và thủy tinh do không có phương pháp thử đối với các cạnh bằng nhựa. Tuy nhiên, khi thiết kế đồ chơi và sản xuất các dụng cụ, các nhà sản xuất phải tránh không tạo ra các cạnh sắc bằng nhựa càng nhiều càng tốt.

Người ta cũng đã cân nhắc về việc bổ sung các đánh giá chủ quan vào phương pháp thử để đánh giá các cạnh sắc để xác định xem chúng có thực sự là các cạnh sắc nguy hiểm hay không vì có những cạnh của đồ chơi được đánh giá là cạnh sắc khi thử nghiệm nhưng lại không gây ra nguy hiểm cho người sử dụng.

Có thể xem xét sơ bộ xem có bavia trên một cạnh hay không bằng cách đưa ngón tay dọc theo cạnh đó nhưng để đánh giá là không đạt yêu cầu thì độ nhám này phải có mức đủ để cạnh phải không đạt yêu cầu khi thử bằng dụng cụ thử mép sắc.

Trong thực tế không thể sản xuất các chi tiết dẫn điện mà không có các cạnh sắc (ví dụ trong hộp pin). Tuy nhiên, mối nguy cơ này được coi là thứ yếu và cho phép có những cạnh như vậy.

E.12. Đầu nhọn

Xem 4.7.


Các yêu cầu này nhằm làm giảm những rủi ro do các đầu nhọn trên đồ chơi có thể gây ra như đâm thủng da v.v… Tuy nhiên, phải lưu ý rằng chúng không bao gồm các rủi ro liên quan đến mắt.

Người ta cũng đã cân nhắc về việc bổ sung các đánh giá chủ quan vào phương pháp thử để đánh giá các đầu nhọn để xác định xem chúng có thực sự là các đầu nhọn nguy hiểm hay không vì có những đầu nhọn của đồ chơi được đánh giá là đầu nhọn nguy hiểm khi thử nghiệm nhưng lại không gây ra nguy hiểm cho người sử dụng. Ví dụ về các đầu nhọn này là đầu nhọn của các dụng cụ làm sạch ống nước, được sử dụng như đồ chơi, các đầu nhọn này là quá yếu để có thể đâm thủng da.

Tuy nhiên, đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi, những đầu không nhọn theo phương pháp thử lại có thể gây ra các rủi ro không dự kiến trước được. Các yêu cầu đối với các đầu nhọn có mặt cắt ngang tối đa là 2 mm đã được đưa ra tại điều 4.7.1 c).



tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương