TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 6238-1: 2011 iso 8124-1: 2009



tải về 0.7 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.7 Mb.
#26583
1   2   3   4   5   6   7   8   9

4.21.3. Yêu cầu đối với phanh

Xe đạp đồ chơi có cơ cấu bánh quay tự do xác định theo 5.16.1 phải được trang bị một hệ thống phanh tác động lên bánh sau.

Đối với phanh tay, kích thước của cần phanh d đo từ điểm giữa của cần như trong Hình 14 không được vượt quá 60 mm. Phạm vi điều chỉnh của cần có thể điều chỉnh phải đảm bảo để đạt được kích thước này. Chiều dài của cần phanh / phải lớn hơn hoặc bằng 80 mm.

Khi thử theo 5.16.3 (tính năng phanh của xe đạp đồ chơi) đồ chơi không được di chuyển quá 5 cm.



CHÚ DẪN


1 Kích thước cần phanh, d

2 Điểm giữa của cần phanh

3 Chiều dài cần phanh, l

4 Trục xoay



Hình 14 - Kích thước cần phanh tay

4.22. Giới hạn tốc độc của đồ chơi do trẻ lái chạy bằng điện

Xem Điều E.36.

Đồ chơi do trẻ lái chạy bằng điện phải có vận tốc tối đa là 8 km/h khi thử theo 5.17.

4.23. Đồ chơi có chứa nguồn nhiệt

Các yêu cầu này không áp dụng cho các đèn đốt trong các bộ thí nghiệm hóa học hoặc các bộ dụng cụ thí nghiệm liên quan, bóng đèn và sản phẩm tương tự.

Khi thử theo 5.18 (xác định sự tăng nhiệt độ):

a) đồ chơi có chứa nguồn nhiệt không được bốc cháy khi sử dụng ở công suất tối đa;

b) sự tăng nhiệt độ của các tay cầm, tay nắm và các bộ phận tương tự mà tay có thể chạm vào không được vượt các giá trị sau:

- phần bằng kim loại 25K

- phần bằng thủy tinh hoặc sứ 30K

- phần bằng chất dẻo hoặc gỗ 35K

c) sự tăng nhiệt độ của các phần có thể tiếp xúc được khác của đồ chơi không được vượt quá các giá trị sau:

- phần bằng kim loại 45K

- phần bằng các vật liệu khác 55K

CHÚ THÍCH Sự chênh lệch nhiệt độ 1K tương đương với sự chênh lệch nhiệt độ 10C.



4.24. Đồ chơi chứa chất lỏng

Xem Điều E.37.

Trong quá trình thử các phép thử có liên quan theo Điều 5, đồ chơi có chứa chất lỏng không tiếp xúc được phải được thử theo 5.19 (sự rò rỉ của các đồ chơi có chứa chất lỏng) và phải không được có bất kỳ sự rò rỉ nào của các chất ở bên trong đồ chơi vì sự rò rỉ này sẽ gây ra các nguy cơ tiềm ẩn.

4.25. Đồ chơi kích hoạt bằng miệng

Xem Điều E.38.

Đồ chơi kích hoạt bằng miệng phải phù hợp với các yêu cầu sau:

a) Đồ chơi kích hoạt bằng miệng và các chi tiết để ở miệng có thể tháo rời được của chúng không được lọt hoàn toàn vào ống trụ để thử các chi tiết nhỏ khi thử theo 5.2 (thử các chi tiết nhỏ).

b) Các chi tiết không tháo rời được để ở miệng của đồ chơi kích hoạt bằng miệng nếu bị rời ra khi thử theo 5.24.5 (thử xoắn) và 5.24.6.1 (thử kéo - quy định chung) thì các chi tiết này phải không được lọt hoàn toàn vào ống trụ để thử các chi tiết nhỏ khi thử theo 5.2 (thử các chi tiết nhỏ).

c) Các đồ chơi kích hoạt bằng miệng có chứa các chi tiết rời như quả cầu trong cái còi hoặc lưỡi gà trong một vật tạo âm thanh, khi thử theo 5.20 (độ bền của các đồ chơi kích hoạt bằng miệng), thì không được có bất kỳ chi tiết nào rơi ra và lọt hoàn toàn vào ống trụ để thử các chi tiết nhỏ khi thử theo 5.2 (thử các chi tiết nhỏ).

d) Các chi tiết để ở miệng có thể hoặc không thể tháo rời, được gắn với bóng bay, phải phù hợp với các yêu cầu tại 4.25 a) và 4.25 b) (xem 4.5.6).

4.26. Đồ chơi giày trượt, giày trượt có các bánh xe thẳng hàng và ván trượt

Đồ chơi giày trượt, giày trượt có các bánh xe thẳng hàng và ván trượt là các sản phẩm được thiết kế dành cho trẻ có khối lượng tối đa là 20 kg.

Đồ chơi giày trượt, giày trượt có các bánh xe thẳng hàng và ván trượt đồ chơi phải có lời cảnh báo là nên mang thiết bị bảo vệ và sản phẩm này được thiết kế cho trẻ có khối lượng tối đa là 20 kg (xem hướng dẫn tại B.2.14).

4.27. Kíp nổ giấy

Xem Điều E.39.

Khi sử dụng một cách hợp lý theo dự kiến, kíp nổ giấy được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong đồ chơi phải không tạo ra ngọn lửa, các phần quá chói sáng hoặc các mảnh vụn khác có nguy cơ gây chấn thương mắt.

Bao gói của kíp nổ giấy phải có lời cảnh báo (xem hướng dẫn tại B.2.18).



4.28. Các yêu cầu về độ ồn

Xem Điều E.41.

Khi thử theo 5.25 (xác định mức áp suất âm) các đồ chơi được thiết kế để phát ra âm thanh phải phù hợp với các yêu cầu sau.

a) Mức áp suất âm tương đương phát trọng số A, LpAtđ­, ­­của âm thanh liên tục tạo ra bởi các đồ chơi để gần tai không được vượt quá 65 dB.

b) Mức áp suất âm tương đương phát trọng số A, LpAtđ­ (mức áp suất âm trọng số A tối đa LpAmax, đối với các phép thử "đi qua") của âm thanh liên tục tạo ra bởi tất cả các đồ chơi khác, loại trừ đồ chơi để gần tai không được vượt quá 85 dB.

c) Mức áp suất âm đỉnh phát trọng số C, LpCđỉnh, của âm thanh xung tạo ra bởi đồ chơi để gần tai không được vượt quá 95 dB.

d) Mức áp suất âm đỉnh phát trọng số C, L­pCđỉnh, của âm thanh xung tạo ra bởi đồ chơi bất kỳ trừ các đồ chơi tạo tiếng nổ (ví dụ kíp nổ giấy) không được vượt quá 115 dB.

e) Mức áp suất âm đỉnh phát trọng số C, LpCđỉnh, của âm thanh xung tạo ra bởi đồ chơi sử dụng các kíp nổ giấy hoặc các đồ chơi tạo tiếng nổ khác không được vượt quá 125 dB.

f) Nếu áp suất âm đỉnh phát trọng số C, LpCđỉnh, của âm thanh xung tạo ra bởi đồ chơi sử dụng kíp nổ giấy hoặc các đồ chơi tạo tiếng nổ khác vượt quá 115 dB thì phải lưu ý người sử dụng về nguy hiểm tiềm ẩn đối với thính giác (xem B.2.19).

Các yêu cầu này không áp dụng cho:

- đồ chơi được kích hoạt bằng miệng, nghĩa là đồ chơi mà mức ồn của chúng được xác định bằng việc thổi của trẻ (ví dụ còi và các nhạc cụ mô phỏng như kèn trompet, sáo);

- đồ chơi do trẻ kích hoạt, nghĩa là đồ chơi mà mức ồn của chúng được xác định bằng tác động cơ bắp của trẻ [ví dụ đàn phiến gỗ (xylophon), chuông, trống, đồ chơi bóp]. Yêu cầu về áp suất âm liên tục không áp dụng cho lúc lắc; tuy nhiên, lúc lắc là đối tượng của yêu cầu áp suất âm thanh xung;

- Radio, thiết bị mở băng, thiết bị mở CD và các đồ chơi điện tử tương tự khác.

- Đồ chơi được nối hoặc kết nối với các thiết bị bên ngoài (ví dụ tivi, máy tính) mà mức áp suất âm được xác định bởi thiết bị bên ngoài này.

- Âm thanh phát ra từ tai nghe/ống nghe.

4.29. Xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi)

Xem Điều E.43.



4.29.1. Quy định chung

Theo mục đích của tiêu chuẩn này, xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) được chia thành hai nhóm:

- xe dành cho trẻ có khối lượng nhỏ hơn hoặc bằng 20 kg;

- xe dành cho trẻ có khối lượng từ 20 kg đến 50 kg.

Bên cạnh các yêu cầu có liên quan trong các điều nhỏ thuộc Điều 4, xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) phải tuân theo các yêu cầu nêu tại 4.29.

4.29.2. Cảnh báo và hướng dẫn sử dụng

Xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) phải có lời cảnh báo và chỉ báo liên quan đến khối lượng của trẻ có thể sử dụng đồ chơi. Xe cũng phải có kèm theo hướng dẫn sử dụng và các điều cần lưu ý. Các nguy hiểm tiềm ẩn khi lái xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) cũng phải được đưa ra để lưu ý cha mẹ hoặc người chăm nom (xem B.2.20).



4.29.3. Độ bền

Khi thử theo 5.26 [độ bền tĩnh của xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi)] và 5.27 [độ bền động của xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi)], xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) phải không được:

- tạo ra các cạnh sắc nguy hiểm tiếp xúc được (xem 5.8, thử cạnh sắc);

- tạo ra các đầu nhọn nguy hiểm tiếp xúc được (xem 5.9, thử đầu nhọn);

- làm cho các cơ cấu truyền động có nguy cơ gây kẹp ngón tay, ngón chân hoặc các bộ phận khác của cơ thể trở thành tiếp xúc được;

- bị sập xuống và do đó không còn tiếp tục phù hợp với các yêu cầu có liên quan của tiêu chuẩn.

Khi thử theo 5.29 [(độ bền của trục tay lái xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi)];

- trục tay lái không được bị sập xuống và do đó không còn tiếp tục phù hợp với các yêu cầu có liên quan của tiêu chuẩn này;

- trục tay lái không được tách thành hai hoặc nhiều phần;

- các cơ cấu khóa không bị hỏng hoặc rời ra.



4.29.4. Độ ổn định

Khi khoảng cách giữa các tâm của bánh xe ngoài cùng lớn hơn 150 mm, xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) có ba bánh xe hoặc nhiều hơn không được bị đổ khi thử với tải trọng 50 kg theo 5.12.2 (thử tính ổn định ở phía hai mặt bên, trẻ có thể giữ ổn định bằng chân).



4.29.5. Tay cầm và trục tay lái điều chỉnh và gấp được

Các yêu cầu đối với trục tay lái và tay cầm điều chỉnh và gấp được như sau.

a) Để tránh việc bị thay đổi đột ngột về chiều cao, trục tay lái có chiều cao điều chỉnh được phải

- chỉ có thể điều chỉnh được khi sử dụng dụng cụ, hoặc

- có ít nhất một cơ cấu khóa chính và một cơ cấu khóa phụ, trong đó ít nhất một cơ cấu khóa phải khóa tự động khi chiều cao được điều chỉnh.

Trục tay lái phải không bị rời ra khi không có chủ định.

b) Trục tay lái loại gấp được phải có cơ cấu khóa trên cơ cấu gấp.

c) Nếu có thể đưa que dò 5 mm vào khoảng trống giữa các bộ phận chuyển động có thể làm các ngón tay bị thương thì cũng phải đưa được que dò 12 mm vào khoảng trống này.

d) Phải không đưa được que dò 5 mm vào giữa các khoảng hở tiếp xúc được trong các bộ phận chuyển động có thể làm kẹp ngón tay, ngón chân.

e) Tay cầm phải không được tách rời làm hai hoặc nhiều phần khi thử theo 5.30 (thử độ bền tách rời của tay cầm).



4.29.6. Phanh

Không yêu cầu có hệ thống phanh đối với xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) có dán nhãn dành cho trẻ có khối lượng nhỏ hơn hoặc bằng 20 kg.

Các loại xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) khác phải có ít nhất một hệ thống phanh tác động lên bánh sau và hệ thống phanh này phải làm giảm tốc độ một cách hiệu quả, từ từ và không làm xe bị dừng đột ngột.

Khi thử theo 5.28 [(thử phanh của xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi)] thì lực cần thiết để giữ xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) trên mặt phẳng nghiêng phải nhỏ hơn 50 N.



4.29.7. Kích thước bánh xe

Đường kính (các) bánh trước của xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) phải lớn hơn hoặc bằng 120 mm.



4.29.8. Các chi tiết nhô ra

Xem Điều E.13.

Phải có các đầu chụp tròn hoặc các nút bịt bằng vật liệu đàn hồi ở các đầu tay cầm của xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi). Các đầu chụp bảo vệ và nút bịt này phải có đường kính lớn hơn hoặc bằng 40 mm khi được đo ở vị trí nhỏ hơn hoặc bằng 20 mm tính từ phần đầu của đầu chụp hoặc nút bịt.

5. Phương pháp thử

5.1. Quy định chung

Các phương pháp thử quy định trong Điều 5 được sử dụng để xác định sự phù hợp của đồ chơi với các yêu cầu trong tiêu chuẩn này.

Các phép thử từ 5.2 đến 5.23 áp dụng cho một số loại đồ chơi cụ thể nêu tại Điều 4.

Phép thử nêu tại 5.24 mô phỏng việc sử dụng sai có thể dự đoán trước do hành vi thông thường của trẻ và những hư hỏng có thể xảy ra cho đồ chơi. Các phương pháp thử này được sử dụng để kiểm tra xem có các nguy cơ tiềm ẩn do việc sử dụng sai có thể dự đoán trước do hành vi thông thường của trẻ và do các hư hỏng của đồ chơi gây ra hay không.

Một số phương pháp thử đã được xây dựng cho các lứa tuổi

- từ khi mới sinh đến dưới 18 tháng tuổi;

- từ 18 tháng tuổi đến dưới 36 tháng tuổi;

- từ 36 tháng tổi đến dưới 96 tháng tuổi.

Nếu tuổi sử dụng đồ chơi được ghi nhãn, dán nhãn, quảng cáo hoặc bằng cách khác chỉ ra là dành cho trẻ em của nhiều hơn một nhóm tuổi thì đồ chơi phải được thử theo các yêu cầu thử nghiêm ngặt nhất.

Nếu trên đồ chơi hoặc bao gói không quy định nhóm tuổi sử dụng một cách rõ ràng, hoặc (do những yếu tố như việc tiếp thị hay do cách dùng đồ chơi thông thường của trẻ em) việc quy định nhóm tuổi là không thích hợp và đồ chơi được dành cho hoặc thích hợp với trẻ em nhỏ hơn và bằng 96 tháng tuổi thì khi đó đồ chơi cũng sẽ được thử theo các yêu cầu thử nghiêm ngặt nhất.

Nếu trong một phép thử đồ chơi bị ảnh hưởng đáng kể, ví dụ như bởi ngàm kẹp hoặc một thiết bị thử tương tự, thì các phép thử tiếp theo phải được tiến hành trên một đồ chơi mới.

Ngoài ra, trừ khi trong phép thử quy định rõ, trước khi thử phải điều hòa mẫu ở nhiệt độ (21 ± 5)0C trong ít nhất 4 h. Những đồ chơi bằng vật liệu dệt hoặc những đồ chơi nhồi mềm (đồ chơi nhồi) bằng vật liệu dệt phải được điều hòa ở nhiệt độ (21 ± 5)0C và độ ẩm tương đối (65 ± 10)% trong ít nhất 4 h. Phép thử phải được bắt đầu trong vòng 5 min kể từ khi đồ chơi được lấy ra khỏi môi trường điều hòa sơ bộ.

Những đồ chơi phải do người lớn lắp ráp và không nhằm mục đích để cho trẻ em tháo ra phải được thử ở tình trạng đã được lắp ráp nếu trên bao bì và hướng dẫn lắp ráp ghi rõ rằng đồ chơi chỉ được lắp ráp bởi người lớn.

Trong trường hợp một qui trình thử có thể được áp dụng theo nhiều cách đối với một chi tiết thử của đồ chơi thì phải sử dụng lực (hoặc mômen) tại vị trí (hoặc hướng) sẽ gây ra những tác động xấu nhất.



5.2. Thử các chi tiết nhỏ

Xem 4.3.2, 4.4, 4.18.2 và 4.25.

Đặt nhưng không được ấn đồ chơi vào một ống trụ như trong Hình 15 theo mọi chiều của đồ chơi.

Lặp lại qui trình này với chi tiết bất kỳ có thể tháo rời nào của đồ chơi và phần bất kỳ bị rời ra sau khi thử theo 5.24 (phép thử việc sử dụng sai có thể dự đoán trước do hành vi thông thường của trẻ).

Xác định xem đồ chơi hoặc các chi tiết có thể tháo rời hoặc bị rời ra có lọt hoàn toàn vào trong ống trụ không.

Kích thước tính bằng milimét





Hình 15 - Ống trụ để thử các chi tiết nhỏ

5.3. Thử hình dạng và kích cỡ của một số loại đồ chơi

Xem 4.5.1.

Đặt và kẹp dưỡng thử A như chỉ ra tại Hình 16 sao cho trục của khe hở thẳng đứng và khe hở không bị vướng cả ở phía trên và phía dưới.

Đặt đồ chơi cần thử theo cách sao cho khả năng nó nhô ra khỏi khe hở ở phía đáy của dưỡng thử là lớn nhất. Đặt đồ chơi vào khe hở theo cách này sao cho lực duy nhất tác dụng lên đồ chơi là lực tạo ra bởi chính khối lượng của nó.

Xác định xem có chi tiết nào của đồ chơi nhô ra khỏi đáy của dưỡng thử hay không.

Lặp lại quy trình nêu trên đối với các đồ chơi có đầu gần như hình cầu, bán cầu hoặc đầu hình tròn loe ra bằng cách sử dụng dưỡng thử B như chỉ ra tại Hình 17, trừ khi chỉ các đầu hình cầu, bán cầu hoặc đầu hình tròn loe ra nhô ra đáy của dưỡng thử này.

Kích thước tính bằng milimét





Hình 16 - Dưỡng thử A

Hình 17 - Dưỡng thử B

5.4. Thử các quả bóng nhỏ

Xem 4.5.2.

Đặt và kẹp dưỡng thử C như ở Hình 18 sao cho trục của khe hở thẳng đứng và khe hở không bị vướng cả ở phía trên và phía dưới.

Đặt quả bóng cần thử theo cách sao cho khả năng nó lọt qua khe hở của dưỡng thử là lớn nhất. Đặt quả bóng vào khe hở sao cho lực duy nhất tác dụng lên đồ chơi là lực tạo bởi chính khối lượng của nó.

Xác định xem quả bóng có lọt hoàn toàn qua dưỡng thử hay không.



Hình 18 - Dưỡng thử C

5.5. Thử quả len

Xem 4.5.3.

Đặt và kẹp dưỡng thử C như chỉ ra tại Hình 18 sao cho trục của khe hở thẳng đứng và khe hở không bị vướng cả ở phía trên và phía dưới.

Đặt quả len cần thử theo cách sao cho khả năng quả len lọt qua khe hở của dưỡng thử là lớn nhất, đưa các đầu sợi tự do của quả len vào dưỡng thử trước. Đặt quả len vào khe hở sao cho lực duy nhất tác dụng lên đồ chơi là lực tạo bởi chính khối lượng của nó.

Xác định xem quả len có lọt hoàn toàn qua dưỡng thử hay không.

5.6. Thử đồ chơi hình người

Xem 4.5.4.

Đặt và kẹp dưỡng thử B như nêu tại Hình 17 sao cho trục của khe hở thẳng đứng và khe hở không bị vướng cả ở phía trên và phía dưới.

Đặt đồ chơi cần thử theo cách sao cho khả năng phần đầu tròn nhô ra khỏi phía đáy của dưỡng thử là lớn nhất. Đặt đồ chơi vào khe hở sao cho lực duy nhất tác dụng lên đồ chơi là lực tạo ra bởi chính khối lượng của nó.

Xác định xem phần đầu tròn có nhô ra khỏi đáy của dưỡng thử hay không.

5.7. Thử khả năng tiếp xúc được của một phần hoặc một chi tiết

Xem 4.6, 4.7, 4.13 và 4.14.



5.7.1. Nguyên tắc

Dùng một dụng cụ dò có khớp nối để thử khả năng tiếp xúc được của một bộ phận hay chi tiết cần thử. Nếu bất kỳ phần nào ở phía trước vòng đai của dụng cụ dò tiếp xúc được với bộ phận hay chi tiết cần thử thì bộ phận hoặc chi tiết đó được coi là tiếp xúc được.



5.7.2. Thiết bị, dụng cụ

5.7.2.1. Dụng cụ dò khả năng tiếp xúc có khớp nối được làm bằng vật liệu cứng, như quy định trong Bảng 1 và minh họa trong Hình 19.

Sai số cho phép của các kích thước là ± 0,1 mm, trừ f và g có sai số cho phép là ± 1 mm.



Bảng 1 - Kích thước của dụng cụ dò khả năng tiếp xúc

Tuổi sử dụng đồ chơia

Dụng cụ dò

Kích thướcb

mm

a

b

c

d

e

f

g

Dưới 36 tháng tuổi

A

2,8

5,6

25,9

14,7

44,0

25,4

464,3

Từ 36 tháng tuổi trở lên

B

4,3

8,6

38,4

19,3

57,9

38,1

451,6

a Đối với đồ chơi dành cho trẻ thuộc cả hai nhóm tuổi thì phải sử dụng cả hai dụng cụ dò khả năng tiếp xúc.

b Xem Hình 19.

CHÚ DẪN


1 Điểm chốt xoay

2 Bán kính đầu bán cầu (a)

3 Vòng đai

4 Phần nối dài



Hình 19 - Dụng cụ dò khả năng tiếp xúc

5.7.3. Cách tiến hành

Tháo tất cả các chi tiết có thể tháo rời ra khỏi đồ chơi theo thiết kế mà không cần sử dụng dụng cụ.

Khi có một dụng cụ đi kèm với đồ chơi thì tất cả các chi tiết có thể tháo rời khỏi đồ chơi bằng dụng cụ này phải được tháo ra.

Từ từ đưa dụng cụ dò có khớp nối tương ứng đến bộ phận hoặc chi tiết cần thử của đồ chơi theo cách thích hợp như mô tả từ 5.7.3 a) đến 5.7.3 c). Mỗi khớp nối của dụng cụ dò có thể xoay đến 900 để mô phỏng chuyển động của đốt ngón tay. Nếu cần thiết thì xoay dụng cụ dò tại các khớp nối của nó để thử khả năng tiếp xúc với bộ phận hoặc chi tiết cần thử của đồ chơi.

CHÚ THÍCH 1 Nếu bộ phận là một đầu nhọn nằm kề với một mặt phẳng và khe hở giữa đầu nhọn và mặt phẳng nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 mm thì đầu nhọn đó được coi là không thể tiếp xúc được và không cần tiến hành phép thử quy định tại 5.7.3 b).

a) Đối với các khe, lỗ hoặc khe hở khác có kích thước nhỏ nhất (xem Chú thích 2) nhỏ hơn đường kính vòng đai của dụng cụ dò tương ứng thì đưa dụng cụ dò vào cho đến khi chạm đến tận vòng đai của dụng cụ dò.

CHÚ THÍCH 2 Kích thước nhỏ nhất của một khe hở là đường kính của khối cầu lớn nhất có thể đi qua khe hở đó.

b) Đối với các khe, lỗ hoặc khe hở khác có kích thước nhỏ nhất lớn hơn đường kính vòng đai của dụng cụ dò A nhưng nhỏ hơn 187 mm khi sử dụng dụng cụ dò A, hoặc kích thước nhỏ nhất lớn hơn đường kính vòng đai của dụng cụ dò B nhưng nhỏ hơn 230 mm khi sử dụng dụng cụ dò B thì xác định chiều sâu để dò khả năng tiếp xúc được bằng cách đưa dụng cụ dò tương ứng với phần nối dài như ở Hình 19 theo mọi hướng với chiều sâu dò gấp 2,25 lần kích thước nhỏ nhất của khe, lỗ hoặc khe hở tính từ điểm bất kỳ trên mặt phẳng của khe hở đó.

c) Đối với các khe, lỗ hoặc khe hở khác có kích thước nhỏ nhất lớn hơn hoặc bằng 187 mm khi sử dụng dụng cụ dò A hoặc kích thước nhỏ nhất lớn hơn hoặc bằng 230 mm khi sử dụng dụng cụ dò B thì chiều sâu để dò khả năng tiếp xúc được là không giới hạn, trừ trường hợp lại có các khe, lỗ hoặc khe hở khác nằm trong các khe, lỗ hoặc khe hở ban đầu có kích thước phù hợp với các kích thước nêu ở a) hoặc b) của điều này; trong trường hợp này thử tiếp theo 5.7.3 a) hoặc 5.7.3 b) tương ứng. Nếu cả hai dụng cụ dò được sử dụng thì kích thước nhỏ nhất lớn hơn hoặc bằng 187 mm sẽ được dùng để xác định chiều sâu dò không giới hạn.

Xác định xem bộ phận hoặc chi tiết cần thử có thể tiếp xúc được bởi bất cứ phần nào ở phía trước vòng đai của dụng cụ dò hay không.



5.8. Thử cạnh sắc

Xem 4.6, 4.9 và 4.29.3.



5.8.1. Nguyên tắc

Dính băng dính vào trục quay và quay một vòng 3600 dọc theo cạnh tiếp xúc được cần thử. Kiểm tra chiều dài vết cắt trên băng dính.



5.8.2. Thiết bị, dụng cụ

Thiết bị, dụng cụ thử được minh họa tại Hình 20.



5.8.2.1. Trục quay, được làm bằng thép, có đường kính (9,53 ± 0,12) mm, bề mặt thử của trục không được có vết xước, vết khía hoặc bavia và có độ nhám bề mặt Ra  0,40 m khi đo theo ISO 4287.

Bề mặt này phải có giá trị độ cứng Rockwell  40 HRC khi đo theo TCVN 257-1 (ISO 6508-1).



5.8.2.2. Thiết bị để làm quay trục quay và tác động lực lên trục quay, có khả năng làm quay trục quay với vận tốc tiếp tuyến không đổi là (23 ± 4) mm/s trong khoảng 75 % chuyển động ở đoạn giữa của hành trình 3600 của nó, khởi động và dừng trục phải êm.

Dù thiết bị được thiết kế là loại xách tay hay để cố định, nó cũng phải có khả năng tác dụng một lực đến 6 N vuông góc với trục của trục quay.



5.8.2.3. Băng dính polytetrafluroetylen (PTFE) nhạy áp lực, có độ dày từ 0,066 mm đến 0,090 mm, chiều rộng  6 mm và lớp dính bằng polymer silicon nhạy áp lực có độ dày danh nghĩa là 0,08 mm.

Kích thước tính bằng milimét



CHÚ DẪN


1 Dụng cụ, có thể xách tay hay để cố định, tác dụng lực F đã biết và làm quay trục quay (xem 5.8.2.2)

2 Một lớp băng dính PTFE (xem 5.8.2.3)

3 Góc có thể thay đổi để xác định tình trạng xấu nhất (xem 5.8.3)

4 Trục quay

5 Cạnh cần thử

Hình 20 - Dụng cụ thử cạnh sắc

5.8.3. Cách tiến hành

Phải chắc chắn rằng cạnh cần thử là cạnh tiếp xúc được theo phương pháp mô tả tại 5.7 (thử khả năng tiếp xúc được của một phần hoặc chi tiết).

Giữ đồ chơi sao cho cạnh tiếp xúc được không bị uốn cong hoặc di chuyển khi tác dụng lực vào trục quay. Phải đảm bảo rằng khoảng cách từ chỗ giữ đồ chơi đến cạnh cần thử không nhỏ hơn 15 mm.

Nếu một bộ phận của đồ chơi được lấy hoặc tháo ra để thử một cạnh riêng biệt và do vậy làm ảnh hưởng đến độ cứng của cạnh cần thử thì phải đỡ cạnh này sao cho độ cứng của nó xấp xỉ với độ cứng của cạnh trong đồ chơi được lắp ráp hoàn chỉnh.

Quấn một lớp băng dính xung quanh trục quay với một diện tích đủ để thực hiện phép thử.

Đặt trục quay đã quấn băng dính sao cho trục của nó tạo thành một góc (90 ± 5)0 so với cạnh thẳng hoặc với tiếp tuyến tại điểm thử của một cạnh cong và băng dính tiếp xúc với phần sắc nhất của cạnh cần thử (có nghĩa là ở tình huống xấu nhất) khi trục quay được quay hết một vòng (xem Hình 20).

Tác động một lực F bằng N vào trục quay cách phần đầu của băng dính 3 mm và quay trục quay 3600 xung quanh trục của nó và áp vào cạnh cần thử sao cho không có chuyển động tương đối nào khác giữa trục và cạnh cần thử trong quá trình quay của trục quay. Nếu quá trình thử nghiệm này làm cho cạnh cần thử bị uốn cong thì tác động một lực tối đa mà không làm cạnh bị uốn cong.

Lấy băng dính ra khỏi trục quay mà không làm vết cắt trên băng dính bị rộng ra hoặc không làm vết rạch trên băng trở thành vết cắt. Đo chiều dài của băng dính đã tiếp xúc với cạnh trong quá trình thử. Đo chiều dài của băng dính bị cắt, bao gồm cả những vết cắt gián đoạn.

Tính tỉ lệ phần trăm chiều dài của băng dính đã bị cắt trong khi thử. Nếu tỉ lệ này lớn hơn 50% chiều dài tiếp xúc thì cạnh đó được coi là cạnh sắc có nguy hiểm tiềm ẩn.



tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương