TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 6238-1: 2011 iso 8124-1: 2009


Độ bền tĩnh của xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi)



tải về 0.7 Mb.
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.7 Mb.
#26583
1   2   3   4   5   6   7   8   9

5.26. Độ bền tĩnh của xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi)

Xem 4.29.3.

Đặt một tải trọng thử lên vùng trung tâm của sàn xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) (xem Hình 28).

Đối với xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) có nhãn dành cho trẻ có khối lượng nhỏ hơn hoặc bằng 20 kg thì sử dụng tải trọng thử có khối lượng (50 ± 0,5) kg.

Đối với các xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) khác, sử dụng tải trọng thử có khối lượng (100 ± 1) kg.

Duy trì tải trọng trong 5 min.

Kích thước của tải trọng thử được nêu tại Hình 29.

Đường kính đáy của tải trọng thử khoảng 150 mm (xem Hình 29).

Kiểm tra xem đồ chơi có còn tiếp tục phù hợp với các yêu cầu liên quan trong tiêu chuẩn nữa hay không.

CHÚ DẪN


1 tải trọng thử

Hình 28 - Thử độ bền tĩnh của xe hẩy đồ chơi

Kích thước tính bằng milimét



CHÚ DẪN


1 tải trọng thử, 50 kg hoặc 100 kg

2 trọng âm



Hình 29 - Tải trọng để xác định độ bền và độ ổn định

5.27. Độ bền động của xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi)

Xem 4.29.3.



5.27.1. Nguyên tắc

Buộc một tải trọng lên xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi), sau đó gắn cánh tay có khớp nối với các khớp nối ở khuỷu tay quay xuống phía dưới vào tay lái của xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi). Đâm vuông góc xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) vào một bậc không đàn hồi ba lần.

Sau đó kiểm tra xem xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) có còn tiếp tục phù hợp với các yêu cầu liên quan trong tiêu chuẩn nữa hay không.

5.27.2. Tải trọng

Sử dụng tải trọng như quy định tại Hình 30, tải trọng được trang bị các chi tiết mô phỏng hai cánh tay có khớp nối và một tấm đệm tháo ra được có các dây đai.

Khối lượng của mỗi cánh tay có khớp nối là (2 ± 0,02) kg.

Khối lượng của tấm đệm gồm cả cát và các dây đai là (0,5 ± 0,01) kg.

Khối lượng danh nghĩa của tải trọng với hai cánh tay có khớp nối và bổ sung lớp đệm phải là 54,5 kg đối với xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) dành cho người sử dụng có khối lượng đến 50 kg, và là 29,5 kg đối với xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) dành cho người sử dụng có khối lượng nhỏ hơn hoặc bằng 20 kg.

Các cánh tay có khớp nối này phải được gắn vào hai bên tại điểm trên cùng của tải trọng bằng các khớp nối hình cầu cho phép các cánh tay này có thể di chuyển theo mọi hướng.

Các khớp nối tại "khuỷu tay" chuyển động được theo một hướng và phải có thể khóa được. Các khớp nối tại "cổ tay" chuyển động được theo hai hướng và phải có khả năng khóa được. Phần đầu của cánh tay phải có các ngàm kẹp để kẹp các cánh tay này vào đồ chơi.

5.27.3. Cách tiến hành

Chất tải phù hợp với loại xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) lên trên mặt phẳng của bệ đỡ có chiều cao (250 ± 25) mm và khối lượng (4,8 ± 0,2) kg đặt trên sàn của xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) (xem ví dụ về bệ đỡ này tại Hình 31). Đặt tải ở vị trí tương ứng như khi đồ chơi được sử dụng thông thường và dùng dây buộc tải vào đồ chơi. Có thể sử dụng một tấm đệm để tránh gây hư hại cho xe nhưng có thể không cần dùng đến tấm đệm này nếu như rõ ràng là tải trọng thử sẽ không gây hư hại cho xe đồ chơi.

Gắn các ngàm kẹp của các cánh tay có khớp nối vào tay cầm của xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) tại vị trí tương ứng như khi đồ chơi được sử dụng thông thường, khóa các khớp nối tại khuỷu tay và cổ tay.

Tăng tốc xe từ từ và cho xe chuyển động với vận tốc không đổi là (2 ± 0,2) m/s và đâm vuông góc vào một bậc cao (50 ± 2) mm làm bằng vật liệu không đàn hồi. Thực hiện phép thử này 3 lần. Tải trọng thử phải được kéo lên trên ngay khi xe đâm vào bậc để tải trọng không bị đổ và gây ra các hư hại không liên quan đến các phép thử đối với đồ chơi.

Trong suốt quá trình thử, cần cẩn trọng đối với tải trọng 50 kg vì các lý do an toàn. Để có thể kéo tải lên ngay tại thời điểm va đập và để giữ an toàn cho nhân viên thí nghiệm, có thể nối tải với một đường cáp ở trên cao bằng một dây kim loại hoặc bằng cơ cấu tương tự. Cần sử dụng thêm thiết bị hỗ trợ để (các) bánh của xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) đâm vuông góc với bậc làm bằng vật liệu không đàn hồi. Có thể sử dụng thiết bị giữ ổn định để giữ xe và tải trọng ở vị trí thẳng đứng trong suốt quá trình thử.

Kiểm tra xem đồ chơi có còn tiếp tục phù hợp với các yêu cầu liên quan trong tiêu chuẩn nữa hay không.

Kích thước tính bằng milimét





a) Tải trọng thử cho xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) dành cho trẻ có khối lượng từ 20 kg đến 50 kg

b) Tải trọng thử cho xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) dành cho trẻ có khối lượng nhỏ hơn hoặc bằng 20 kg




Yêu cầu kỹ thuật của tải trọng dùng để thử độ bền động

Phần

Khối lượng

kg


Đường kính

mm


Chiều cao

mm


a

10,42

150 ± 2

75 ± 2

b

14,58

178 ± 2

75 ± 2

c

4,16

-

150 ± 2

d (mỗi tay)

2,00







e

0,50 (tối đa)




40 (tối đa)

CHÚ DẪN

1 trọng tâm

2 khớp nối hình cầu

3 khớp nối một chiều

4 khớp nối hai chiều

5 ngàm kẹp

d cánh tay có khớp nối

e lớp đệm với các dây buộc (có thể tháo rời)



Hình 30 - Tải trọng dùng để thử độ bền động

5.28. Thử tính năng phanh của xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi)

Xem 4.29.6.



5.28.1. Xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) có phanh tay

Chất tải có khối lượng (50 ± 0,5) kg như mô tả tại 5.27.2 lên mặt phẳng của bệ đỡ có chiều cao 250 mm (có bộ phận ổn định) và khối lượng (4,8 ± 0,2) kg như mô tả tại Hình 31 sao cho trọng tâm của tải trọng cách sàn của xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) một khoảng là 400 mm.

Gắn các cánh tay có khớp nối với tay cầm và đặt xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) lên một mặt phẳng nghiêng (10 ± 1)0 được phủ bằng giấy nhám (nhôm oxit P60) sao cho trục dọc của xe song song với mặt phẳng nghiêng.

Tác dụng một lực (30 ± 2) N vuông góc với trục của tay phanh tại điểm chính giữa.

Xác định lực cần thiết để giữ được xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) trên mặt phẳng nghiêng, song song với mặt phẳng đó.

5.28.2. Xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) có phanh chân

Chất tải có khối lượng (50 ± 0,5) kg như mô tả tại 5.27.2 lên mặt phẳng của bệ đỡ có chiều cao 250 mm (có bộ phận ổn định) và khối lượng (4,8 ± 0,2) kg như mô tả tại Hình 31 sao cho trọng tâm của tải trọng cách sàn của xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) một khoảng là 400 mm.

Gắn các tay có khớp nối với tay lái và đặt xe hẩy đồ chơi lên một mặt phẳng nghiêng (10 ± 1)0 được phủ bằng giấy nhám (nhôm oxit P60) sao cho trục dọc của xe song song với mặt phẳng nghiêng (xem Hình 31). Đặt tải trọng (20 ± 1) N lên trên phanh chân.

Xác định lực cần thiết để giữ được xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) trên mặt phẳng nghiêng, song song với mặt phẳng đó.



CHÚ DẪN


1 tải trọng thử 25 kg với các cánh tay có khớp nối

2 lực kế


3 tải trọng thử, 20 kg

4 bệ đỡ tải trọng có chiều cao 250 mm và khối lượng (48 ± 0,2) kg.



Hình 31 - Thử tính năng phanh của xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) có phanh chân

5.29. Độ bền của trục tay lái xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi)

Xem 4.29.3.



5.29.1. Độ bền với các lực hướng xuống dưới

Đặt và giữ xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) trên một mặt phẳng ngang sao cho xe ở vị trí thẳng đứng trong suốt quá trình thử. Kiểm tra xem các cơ cấu khóa đã được khóa đúng chưa.

a) Đối với xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) có hai tay cầm, treo đồng thời các tải trọng có khối lượng (50 ± 0,5) kg tại tâm của mỗi tay cầm [(xem Hình 32 a)]. Duy trì tải trọng trong 5 min.

Kiểm tra xem trục tay lái có bị sập xuống và các cơ cấu khóa có còn hoạt động và vẫn còn ở trạng thái đang khóa nữa hay không.

Nếu tay lái có chiều cao điều chỉnh được, tháo hai tải trọng 50 kg ra. Nhả cơ cấu khóa chính và vẫn khóa bằng cơ cấu khóa phụ, treo các tải trọng có khối lượng (25 ± 0,2) kg lên mỗi tay cầm và duy trì tải trọng này trong 5 min.

Kiểm tra xem cơ cấu khóa phụ có còn hoạt động và vẫn còn ở trạng thái đang khóa nữa hay không.

CHÚ THÍCH Mỗi cơ cấu khóa được thử với giả thiết rằng nó là cơ cấu khóa chính.

b) Đối với xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) loại chỉ có trục tay lái và không có tay cầm, thực hiện phép thử như nêu tại 5.29.1 a) bằng cách chất lần lượt các tải trọng có khối lượng (100 ± 1) kg và (50 ± 0,5) kg lên đầu trục tay lái [xem Hình 32 b)].



CHÚ DẪN


1 tải trọng thử

2 khung thử



Hình 32 - Thử tay lái

5.29.2. Độ bền với các lực hướng lên trên

Đặt và giữ xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) quay ngược xuống trên một khung thử [ xem Hình 32 c)]. Kiểm tra chắc chắn rằng các cơ cấu khóa đều được khóa đúng.

a) Đối với xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) có hai tay cầm, treo đồng thời các tải trọng có khối lượng (25 ± 0,2) kg vào tâm của mỗi tay cầm. Duy trì tải trọng này trong 5 min.

b) Đối với xe hẩy đồ chơi (xe scooter đồ chơi) loại chỉ có trục tay lái và không có tay cầm, treo một tải trọng có khối lượng (50 ± 0,5) kg vào đầu cuối của trục tay lái. Duy trì tải trọng này trong 5 min.

Kiểm tra xem trục tay lái có bị rời ra thành từng đoạn hay không và các thiết bị khóa có còn hoạt động và vẫn còn ở trạng thái đang khóa nữa hay không.

5.30. Độ bền tách rời của tay cầm

Xem 4.29.5.

Tác động lực 90 N lên mỗi đầu của tay cầm theo hai hướng đối diện nhau (xem Hình 33). Duy trì lực tác động trong 5 min.

Kiểm tra xem tay cầm có bị tách rời ra hay không.



CHÚ DẪN


1 phương pháp đo lực

2 thiết bị kẹp

F lực, 90 N

Hình 33 - Thử sự tách rời của tay cầm
PHỤ LỤC A

(tham khảo)



Hướng dẫn phân loại tuổi sử dụng đồ chơi

A.1. Giới thiệu

Việc phân loại tuổi sử dụng đồ chơi một cách hợp lý là rất quan trọng để đảm bảo rằng một đồ chơi là phù hợp và an toàn ở các giai đoạn phát triển khác nhau về thể chất và tinh thần của trẻ sử dụng đồ chơi.

Việc ghi nhãn tuổi sử dụng đồ chơi nhằm cung cấp chỉ dẫn cho người tiêu dùng cách lựa chọn đồ chơi phù hợp cho trẻ trên cơ sở khả năng và sự ham thích thông thường của các nhóm tuổi khác nhau và khía cạnh an toàn của đồ chơi.

Hướng dẫn này nhằm đưa ra các suy xét và sự cân nhắc cần thiết để xác lập các khuyến cáo có ý nghĩa về lứa tuổi sử dụng đồ chơi.

Xem thông tin bổ sung trong tài liệu tham khảo [6] và [7].

A.2. Tiêu chuẩn để phân loại tuổi sử dụng đồ chơi

Các tiêu chuẩn sau cần được xem xét khi đưa ra phân loại để tuổi sử dụng một đồ chơi. Trong khi tất cả các tiêu chuẩn này phải được xem xét tổng thể thì từng tiêu chuẩn có thể được xem xét riêng biệt để đưa ra phân loại tuổi sử dụng phù hợp.

a) Đồ chơi phải phù hợp với khả năng về thể chất của trẻ để trẻ có thể thao tác và chơi với các đặc trưng riêng của một đồ chơi.

Điều này đòi hỏi hiểu biết về sự kết hợp thể chất, năng lực vận động tổng thể và sự khéo léo, kích thước cơ thể và sức khỏe thông thường của trẻ ở lứa tuổi đó.

b) Đồ chơi phải phù hợp với khả năng về trí tuệ của trẻ để trẻ có thể hiểu được cách sử dụng đồ chơi (có nghĩa là hiểu các hướng dẫn, sau đó là cách vận hành, mục đích của đồ chơi).

Việc xem xét đến các kỹ năng về trí tuệ ở một lứa tuổi nhất định là rất quan trọng đối với việc đưa ra một ý tưởng/khái niệm thách thức khả năng qua đó khuyến khích sự phát triển của trẻ và nếu không đạt được như vậy thì có thể coi là thất bại khi đồ chơi sẽ hoặc là quá dễ hoặc quá khó đối với trẻ.

c) Đồ chơi phải đáp ứng các nhu cầu chơi và sự quan tâm ở các mức độ phát triển khác nhau của trẻ.

Hiểu được các mức độ phát triển và nhận biết được vật liệu đồ chơi và môi trường chơi để hỗ trợ cho từng giai đoạn phát triển là rất quan trọng đối với việc ấn định các lứa tuổi phù hợp. Các quan tâm và các sở thích chơi thay đổi rất nhanh vì vậy cần lưu ý đặc biệt đến các sở thích cũng như những điều không thích của trẻ đối với các đối tượng đồ chơi cụ thể qua từng giai đoạn. Để làm cho một đồ chơi được trẻ chơi, rõ ràng rằng nó phải gây hấp dẫn cho người sử dụng nó, nói tóm lại nó phải gây sự thích thú.



A.3. Cơ sở để quy định tuổi sử dụng đồ chơi

Sử dụng các cơ sở sau có thể giúp cho việc quy định tuổi sử dụng đồ chơi. Các cơ sở này không được sắp xếp theo thứ tự quan trọng và nên xem xét tất cả các cơ sở này trong quá trình phân loại tuổi:

- kinh nghiệm trước đây về một đồ chơi hoặc đồ chơi tương tự có ngoài thị trường cho biết sự thích hợp của đồ chơi đối với một nhóm tuổi nhất định;

- các dữ liệu liên quan đến các phép đo tương đối về cơ thể và các yếu tố về nhân tố con người;

- nguồn tham khảo về các tiêu chuẩn phát triển của trẻ em để đưa ra các mốc phát triển quan trọng;

- sự nhận biết các đặc trưng phát triển để nâng cao/khuyến khích trong các khoảng tuổi nhất định;

- ý kiến của các nhà tư vấn bên ngoài, các chuyên gia, bác sỹ và nhà tâm lý học nghiên cứu về sự phát triển của trẻ em;

- phép thử các mô hình hoặc nguyên mẫu với trẻ em;

- sự quan sát các mức độ về kỹ năng của trẻ em khi chơi;

- tìm hiểu ý kiến của cha mẹ;

- sự tương tác với trẻ và đưa ra các câu hỏi.

A.4. Xem xét các khía cạnh an toàn để phân loại tuổi sử dụng đồ chơi

A.4.1. Quy định chung

Đồ chơi phải an toàn cho đối tượng sử dụng dự kiến. Một khi mức độ kỹ năng được xác định, thiết kế phải phù hợp để thỏa mãn các yêu cầu của quy định này liên quan đến tuổi sử dụng, chẳng hạn một đồ chơi ở mức độ quan tâm và kỹ năng của trẻ hai tuổi và có các chi tiết nhỏ không thể được xếp vào nhóm 3 tuổi, để tránh phải làm cho các chi tiết đó to ra.

Phân loại lứa tuổi là các chỉ dẫn cho sự phát triển trung bình, không nhất thiết phản ánh sự thích hợp đối với một đứa trẻ đặc biệt. Cha mẹ phải là người đánh giá tốt nhất xem đứa trẻ ở một giai đoạn phát triển tương ứng có thể chơi với một đồ chơi một cách an toàn hay không.

A.4.2. Đồ chơi phù hợp với trẻ dưới ba tuổi

Lưu tâm đầu tiên là các nguy cơ tiềm ẩn của việc hít và nuốt phải các chi tiết nhỏ của đồ chơi. Trẻ em dưới ba tuổi thường hay cho các đồ vật vào miệng. Tuy nhiên, xu hướng cho các đồ vật không phải là thức ăn vào miệng không mất đi ở giai đoạn ba tuổi. Các đồ chơi sau đây phù hợp với trẻ dưới ba tuổi:

- Đồ chơi bóp, đồ chơi để nhai, đồ chơi treo phía trên chỗ nằm của trẻ chưa biết ngồi, đồ chơi dùng để treo vào cũi, xe tập đi, xe cũi hoặc xe nôi, đồ chơi kéo và đẩy, đồ chơi gồm các khối hình học đơn giản bằng gỗ, bộ đồ chơi gồm hình khối và xếp chồng, đồ chơi ở bồn tắm, đồ chơi ở chỗ nước nông và đồ chơi cát, đồ chơi cưỡi/bập bênh, đồ chơi cưỡi, nhún, gắn trên các lò xo, đồ chơi đầu con thú gắn trên một cây gậy, đồ chơi hình con thú hay quả bóng phát ra tiếng nhạc khi lăn hay chạm vào, đồ chơi hình con thú, hình người chồi lên khi mở nắp hộp, đồ chơi nhồi mềm và các đồ chơi trước tuổi đi học, trò chơi và đồ chơi xếp hình, đồ chơi do trẻ lái, búp bê và hình các con vật, ô tô đồ chơi và các xe đồ chơi khác dành cho trẻ dưới 3 tuổi.

Một số các đặc tính mô tả các đồ chơi trước tuổi đi học phù hợp với trẻ dưới ba tuổi được liệt kê theo các nhóm đồ chơi dưới đây:

- Nhóm đồ chơi búp bê, bao gồm: búp bê thân mềm hình em bé hoặc búp bê loại để trẻ vuốt ve, ôm ấp, búp bê nhồi mềm hay nhồi bằng các hạt nhỏ, búp bê vải với các đặc tính đơn giản (kể cả các phụ kiện của búp bê) và búp bê bằng nhựa có khối lượng nhẹ với các chi tiết đơn giản và có ít khớp nối ở tay chân.

- Nhóm đồ chơi dành cho trẻ sơ sinh: đồ chơi để sử dụng trong nôi hoặc cũi, đồ chơi mà trẻ có thể cầm dễ dàng bằng các bàn tay nhỏ, đồ chơi để rung, cầm, lắc cho kêu hoặc vuốt ve.

- Nhóm đồ chơi xe cộ: xe ôtô, xe tải, tàu thủy và tàu hỏa có hình dáng đơn giản và thấp, được trang trí bằng các màu sắc cơ bản và không có quá nhiều chi tiết hoặc đặc trưng cho một kiểu loại xe cụ thể và chỉ cần các hành động đơn giản để chơi như lăn, ném, đẩy hay thả đồ chơi.

- Nhóm đồ chơi hoạt động: các đồ chơi hoạt động đơn giản để nhận biết âm thanh hoặc hình ảnh và các đồ chơi gây ngạc nhiên cho trẻ.

- Nhóm đồ chơi học tập: các đồ chơi, sách và đồ chơi xếp hình để học những điều cơ bản như chữ cái, số hoặc hình dạng, và các chuyển động vật lý đơn giản như quay bánh xe hoặc các núm, kéo và thả hoặc phân loại theo kích cỡ, v.v…

- Nhóm đồ chơi bóng mềm và đồ chơi tương tự: bóng nhẹ, mềm hoặc các hình khối khác để bóp, lắc, lăn hoặc ném.



A.4.3. Đồ chơi không phù hợp cho trẻ dưới ba tuổi

Các đồ chơi được cho là không phù hợp với trẻ dưới ba tuổi và vì vậy không được dán nhãn dành cho trẻ dưới ba tuổi có các đặc tính sau:

- đồ chơi yêu cầu sự chuyển động phức tạp hoặc sự điều chỉnh có kiểm soát của các ngón tay để lắp các chi tiết phức tạp với nhau;

- đồ chơi, ví dụ trò chơi đòi hỏi hoặc kết hợp các yếu tố như khả năng đọc phải hơn mức ABC hoặc 123;

- đồ chơi mô phỏng các hình hoặc đặc điểm và các phụ kiện đi kèm của người lớn;

- bộ sưu tập (ví dụ, các nhân vật và xe cộ);

- đồ chơi phóng, máy bay hay xe cộ có thể phóng lên;

- bộ đồ chơi trang điểm;

- đồ chơi có dây dài hoặc dây bện dài.

A.4.4. Đồ chơi cho trẻ từ tám tuổi trở lên

Một ngưỡng phát triển quan trọng khác là giai đoạn khoảng tám tuổi, khi đó khả năng đọc của trẻ đã phát triển, trẻ có thể tự mình đọc, hiểu và chú ý đến các hướng dẫn, các lời cảnh báo v.v. Vì các hướng dẫn và lời cảnh báo này cần thiết cho sự sử dụng an toàn sản phẩm trong một số trường hợp nên các sản phẩm này phải được dán nhãn sử dụng cho trẻ trên tám tuổi.

Các sản phẩm thuộc loại này bao gồm:

- bộ dụng cụ đồ chơi khoa học và môi trường có các chi tiết bằng thủy tinh dễ vỡ và các hướng dẫn phức tạp;

- bộ mô hình và bộ lắp ráp phức tạp từ các chi tiết nhỏ, đòi hỏi lắp ráp chính xác và sự khéo léo của các ngón tay hoặc kết hợp các dụng cụ;

- đồ chơi chạy điện có các bộ phận đốt nóng;

- bộ đồ chơi hóa học, xe chạy bằng nhiên liệu, tên lửa, v.v… có chứa các hóa chất có thể gây độc mà thường không thể sử dụng một cách an toàn bởi trẻ chưa biết đọc và hiểu các hướng dẫn và lời cảnh báo. Lứa tuổi tối thiểu để sử dụng các sản phẩm này được khuyến cáo là tám tuổi và chỉ sử dụng khi có sự giám sát của người lớn.

A.5. Dán nhãn mô tả tuổi sử dụng

Các nhà sản xuất có thể hỗ trợ cha mẹ và những người mua đồ chơi về việc lựa chọn đồ chơi thích hợp bằng cách kết hợp việc dán nhãn mô tả để nhận biết các vấn đề tiềm ẩn có liên quan đến an toàn nếu đồ chơi được tiếp cận bởi trẻ nằm ngoài nhóm tuổi được khuyến cáo.

Các yếu tố để xem xét bao gồm sự hấp dẫn của đồ chơi đối với trẻ, kinh nghiệm trên thị trường, thiết kế hoặc cấu tạo của đồ chơi và bao gói có đưa ra các dấu hiệu trực quan về các chi tiết nhỏ hay không. Ngoài ra, nhà sản xuất phải xem xét đến khả năng người mua đánh giá quá cao khả năng về thể chất hoặc trí tuệ của trẻ và sự hiểu biết của trẻ về các nguy cơ tiềm ẩn có liên quan đến đồ chơi.
PHỤ LỤC B

(Tham khảo)



Hướng dẫn về nhãn an toàn và ghi nhãn của nhà sản xuất

B.1. Giới thiệu

Phụ lục này đưa ra các hướng dẫn về việc ghi nhãn cho một số loại đồ chơi.

Mục đích của nhãn an toàn là cung cấp các thông tin an toàn phù hợp đến người sử dụng khi mua đồ chơi (nghĩa là thông tin trên đồ chơi hoặc trên bao gói của đồ chơi, nếu có) và/hoặc trước lần sử dụng đồ chơi đầu tiên (nghĩa là trong hướng dẫn sử dụng) và/hoặc trước mỗi lần sử dụng đồ chơi (nghĩa là nhãn trên đồ chơi).

Yêu cầu về nhãn an toàn cho một số loại đồ chơi hoặc các đặc tính đồ chơi được đưa ra trong Điều 4.

Cần phải lưu ý rằng, các hướng dẫn này không đảm bảo việc phù hợp hoàn toàn với các yêu cầu quốc gia tương ứng về an toàn đồ chơi tại thị trường mà sản phẩm này được phân phối. Vì vậy người sử dụng các hướng dẫn này được khuyến cáo về việc cần nghiên cứu các yêu cầu quốc gia tương ứng.

B.2. Hướng dẫn về nhãn an toàn

B.2.1. Định nghĩa và vị trí nhãn

Nhãn an toàn phải ở dạng dễ nhìn thấy, dễ đọc, có thể hiểu được và không tẩy xóa được.

Thông tin về an toàn phải ở dạng gây được sự chú ý của người tiêu dùng và phải nằm trên bao gói hoặc trên sản phẩm để người tiêu dùng có thể dễ dàng nhìn thấy khi mua hàng.

Nhãn an toàn và ghi nhãn sản xuất phải theo ngôn ngữ của quốc gia mà đồ chơi đó được phân phối.



B.2.2. Tuổi sử dụng đồ chơi

Đồ chơi là đối tượng của các quy định của tiêu chuẩn này phải có nhãn nêu lứa tuổi tối thiểu dự kiến sẽ sử dụng đồ chơi. Nếu đồ chơi hoặc bao gói của nó không có nhãn quy định tuổi sử dụng theo cách rõ ràng và dễ thấy hoặc có nhãn không phù hợp thì đồ chơi sẽ phải được thử theo các quy định nghiêm ngặt nhất áp dụng trong tiêu chuẩn này.

Đối với một số đồ chơi như đồ chơi quần áo hóa trang và đồ chơi do trẻ lái, trên quan điểm về an toàn, việc ghi trên nhãn đồ chơi, bao gói của nó hoặc cả hai về giới hạn kích thước hoặc khối lượng của trẻ sử dụng đồ chơi cũng có thể được coi là phù hợp.

Hướng dẫn về việc xác định lứa tuổi phù hợp sử dụng đồ chơi nêu trong Phụ lục A.



B.2.3. Đồ chơi nhỏ và đồ chơi có các chi tiết nhỏ

Đồ chơi nhỏ và đồ chơi có các chi tiết nhỏ (xem 4.4) hoặc bao gói của nó phải có câu cảnh báo có nội dung tương tự như sau:



"Cảnh báo! Không thích hợp cho trẻ dưới 3 tuổi. Có các chi tiết nhỏ"

Cụm từ "Cảnh báo! Không thích hợp cho trẻ dưới 3 tuổi" có thể được thay thế bằng một biểu tượng như nêu ra trong Hình B.1.

Chỉ dẫn về (những) mối nguy hiểm có thể được ghi trên chính đồ chơi, trên bao gói đồ chơi hoặc trong hướng dẫn sử dụng.




tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương