TIỂu ban môi trưỜng (35 báo cáo)


Đánh giá khả năng xử lý các hợp chất nitơ trong nước sông Tô Lịch của hệ thống đất ngập nước nhân tạo với một số loài thực vật thuỷ sinh khác nhau



tải về 365.24 Kb.
trang8/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích365.24 Kb.
#31064
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

16. Đánh giá khả năng xử lý các hợp chất nitơ trong nước sông Tô Lịch của hệ thống đất ngập nước nhân tạo
với một số loài thực vật thuỷ sinh khác nhau

Nguyễn Thị Loan, Hoàng Minh Lâm, Trương Văn Viết


Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp “Đất ngập nước nhân tạo” với các loài thực thủy sinh đang được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về khả năng xử lý các hợp chất ni tơ (NH3, NO2- , NO3- và Ni tơ tổng) của nước thải từ sông Tô Lịch của hệ thống đất ngập nước với các loại cây như: bèo tây, cây ngổ, cây sậy, và thủy trúc; Tìm ra thời gian lưu nước hợp lý cho từng hệ thống thí nghiệm khác nhau; và so sánh khả năng xử lý của các loại thực vật trong các hệ thống để đề xuất hệ thống đất ngập nước kết hợp tối ưu nhất. Kết quả thí nghiệm cho thấy thực vật thủy sinh đóng vai trò quan trọng trong hệ thống đất ngập nước vì chúng tăng hiệu suất xử lý (HSXL) các hợp chất ni tơ lên khoảng 10 lần (trung bình HSXL 5% ở mẫu đối chứng và 50% ở mẫu có thực vật). HSXL của tất cả các loại thực vật ở thời gian lưu nước 12 ngày đạt cao nhất, dao động từ 50% đến trên 98%. Khả năng xử lý ni tơ của ngổ tốt hơn một chút so với Bèo cái và Thủy trúc tốt hơn Sậy, với hiệu quả xử lý của các thông số đều tăng hơn khoảng 10% (loại trừ HSXL NO2-). Hệ thống kết hợp Ngổ-Thủy trúc có hiệu xuất xử lý tốt hơn hệ thống Bèo-sậy. Hệ thống này được đề xuất cho việc xây dựng các hệ thống đất ngập nước kết hợp trong tương lai.


Assessing the ability to treat nitrogen compounds in the water of To Lich river of a constructed wetland with different aquatic plant species


Wastewater treatment Technology by "Cóntructed Wetlands" with aquatic plants are being widely used in Vietnam. This paper presents research results on the ability to treat the nitrogen compounds (NH3, NO2-, NO3-and total nitrogen) of water from To Lich river system with aquatic plants such as : pistia, Enydra fluctuans Lour, Phragmites communis, and Cyperaceae; suitable retention time for each experiment, and compare the performance of aquatic plants in the proposed system in order to suggest the best combined constructed wetland system. Results showed that aquatic plants play an important role in wetland systems because they increase the treatment efficiency (HSXL) for nitrogen compounds by about 10 times (average of 5% in samples without plants and 50% in samples with plants). HSXL of all vegetation in the retention time of 12 days reached the highest value, ranging from 50% to over 98%. The ability of Enydra fluctuans Lour to treat nitrogen a little better than Pistia, and Cyperaceae is better than Phragmites communis with treatment efficiency of the parameters increased by approximately 10% (excluding HSXL NO2-). The combined system of Enydra fluctuans Lour and Cyperaceaehave gave better treatment efficiency and this constructed wetland system would be recommended for the future.

17. Ứng dụng mô hình Hydrus-1D để đánh giá quá trình
di chuyển NO3- trong đất trồng lúa

Nguyễn Ngọc Minh


Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN




Sự di chuyển của NO3- trong đất lúa được mô phỏng thông qua mô hình Hydrus-1D với điều kiện biên là áp suất thủy tĩnh ổn định và hệ số phân bố NO3- giữa pha rắn và pha lỏng lấy từ phương trình đẳng hấp Freundlich. Kết quả nghiên cứu cho thấy với lớp nước trên mặt ruộng ổn định ở 20cm, NO3- di chuyển xuống độ sâu 1 m mất xấp xỉ 60 ngày. Khi lớp nước bề mặt tăng từ 1 đến 30 cm, thời gian NO3- di chuyển sẽ rút ngắn từ 73 ngày xuống còn 58 ngày, tương ứng với tốc độ di chuyển tăng ~25%. Sự di chuyển của NO3- trong đất nghiên cứu phụ thuộc chủ yếu vào thành phần cơ giới đất, oxit sắt-nhôm và độ chua đất. Các yếu tố khác nhưthời tiết bất thường, hoạt động tưới tiêu, sự hút thu NO3- của cây trồng, các phản ứng sinh hóa trong đất... có khả năng ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả mô phỏng. Tuy nhiên, mô hình Hydrus-1D phù hợp để đánh giá sự di chuyển chất ô nhiễm nói chung và NO3- nói riêng trong đất lúa.

Application of Hydrus-1D model to evaluating nitrate transport in paddy soil


The transport of nitrate in paddy soils was simulated by numerical modeling of non-equilibriumsolute transport with an adaptation of the Hydrus-1D model. For the simulation, a water layer on the soilsurface was included, from which nitrate can infiltrate into the soil depending on the soil hydraulicproperties. Sorption coefficients, obtained from batch experiments were used as input data for thesimulations.Under constant flooded conditions at a water table of 20 cm, nitrate was estimated to reach the soil depth of 1 m within 60 days,emphasizing that reactive pollutants can reach groundwater in a relatively short time. A change of thewater layer from 1 to 30 cm can accelerate the leaching rate of nitrate up to 25%. The hard pan layer wasobserved to induce a hysteresis in hydraulic conductivity and slow down the movement of nitrate.Uncertainties in modeling arise as several parameters in the simulation can be determined only withsignificant errors. However, Hydrus-1D is a suitable tool for simulation of the transport of nitrate in paddysoils.

18. Nghiên cứu ảnh hưởng của canh tác cây trồng đến sự tích luỹ kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường đất vùng thâm canh rau, hoa xã Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội

Lê Văn Thiện, Nguyễn Kiều Băng Tâm, Nguyễn Hoàng Linh


Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Nghề trồng rau, hoa tại các vùng ven đô Hà Nội đang phát triển mạnh mẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội. Tuy nhiên tại các khu vực này đã và đang xuất hiện nhiều vấn đề môi trường bức xúc do tồn dư hoá chất độc hại trong môi trường và nông sản. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, thâm canh hoa, rau tại xã Tây Tựu đã làm tích luỹ kim loại nặng (KLN) và thuốc bảo vệ thự vật (BVTV) trong môi trường đất. Cụ thể, trong tầng đất 0-20cm trồng hoa Hồng Cuts cao hơn 1,6-3 lần; Pbts cao hơn 1,2-1,63 lần so với QCVN 03:2008 và nhóm hoạt chất DDT cũng cao hơn 1,4-1,7 lần so với QCVN 15:2008.




tải về 365.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương