TIỂu ban môi trưỜng (35 báo cáo)


So sánh lượng phát thải chất tiền axit và tổng lượng lắng đọng axit ở khu vực Hà Nội



tải về 365.24 Kb.
trang10/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích365.24 Kb.
#31064
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

21. So sánh lượng phát thải chất tiền axit
và tổng lượng lắng đọng axit ở khu vực Hà Nội

Phạm Thị Thu Hà, Hoàng Xuân Cơ, Phạm Thị Việt Anh


Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Trong bài báo này, tác giả đã nghiên cứu đánh giá lượng phát thải chất tiền axit và tổng lượng lắng đọng axit ở khu vực Hà Nội. Kết quả tính toán cho thấy lượng phát thải S và N có xu hướng tăng dần theo các năm. Lượng lắng đọng S, N nhìn chung tăng dần từ năm 2005 đến 2008 và lại giảm đi vào vào năm 2009. Lượng lắng đọng S lớn gấp 7,6 lần lượng phát thải vào năm 2005; 6,3 lần vào năm 2006 và 14,2 lần vào năm 2008. Lượng lắng đọng N lớn gấp 1,36 lần lượng phát thải vào năm 2005; 2,2 lần lượng phát thải vào năm 2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng lắng axit tổng cộng ( lắng ướt và lắng khô) thông qua nước mưa và các chất ô nhiễm( khí, hạt) trong không khí các năm 2005, 2006 và 2008 khá lớn và lớn hơn lượng phát thải do quá trình sinh hoạt và phát triển kinh tế ở Hà Nội. Điều đó cũng có nghĩa là khả năng lượng S và N tải theo lắng ướt và khô phải do các nguồn từ các nơi khác đem tới cho hoàn lưu khí quyển.


Comparing amount of pre-acid substance emission
and a total of acid deposition in Ha Noi


In this paper, the author has assessed an amount of pre- acid substance emission and a total of acid deposition in Ha Noi. The result has presented that an amount of S and N emissions have had a increasing trend by years. Basically, a total of S and N deposition have increased from 2005 to 2008 and decreased by 2009. An amount of S deposition is higher 7.6 times than the emission amount in 2005; 6,3 times in 2006 and 14,2 times in 2008. A total of acid deposition( dry and wet deposition) through rain - water and air pollutant( gases, particles) in the year 2005, 2006 and 2008 are rather high and higher than the emission amount due to activities process and economic development in Ha Noi. This means that the amount of S and N loaded with wet and dry deposition must be due to emission sources from another places bringing along the circulation of atmosphere.

22. Một số đặc điểm của caolanh biến tính bởi nhiệt và axit

Nguyễn Mạnh Khải, Lê Anh Vân, Phạm Vy Anh,
Nguyễn Hoàng Việt, Đinh Thị Hiền


Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN


Hấp phụ trên khoáng sét tự nhiên, đặc biệt trên cao lanh, là quá trình phổ biến kiểm soát sự ô nhiễm trong thủy vực, đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng ở nồng độ thấp. Tuy nhiên, do điện tích bề mặt của cao lanh tự nhiên nhỏ, do đó khả năng hấp phụ không cao. Trong bài nghiên cứu này, cao lanh được biến tính bởi nhiệt độ và axit để tăng cường khả năng hấp phụ hướng tới ứng dụng trong xử lí ô nhiễm kim loại nặng. Mẫu cao lanh được (i) sử dụng cao lanh tự nhiên để so sánh (M1); (ii) biến tính với HCl 2M (M2); (iii) nung ở 550oC trong 1 giờ (M3); (iv) hoạt hóa axit với HCl 0,01M kết hợp với gia nhiệt ở 550oC trong 1 giờ (M4). Kết quả chụp kính hiển vi điện tử quét (SEM) của vật liệu hấp phụ cho thấy diện tích bề mặt của mẫu M3 và M4 có xu hướng tăng lên. Dựa trên kết quả X-ray, cấu trúc tinh thể của cao lanh bị ảnh hưởng bởi biến tính nhiệt. Dung tích trao đổi cation (CEC) của cao lanh tăng lên dưới tác động của hoạt hóa axit kết hợp với gia nhiệt.

Thermal and acid treatment on properties
of natural raw Kaolinite


Adsorption of natural clay minerals, especially kaolinite, is the common process which controls the pollution in aquatic system, especially pollution caused by heavy metals in low concentration. However, due to small surface area of natural kaolinite, so that adsorption capacity is not high. In this research, kaolinite was modified by medium temperature and acid to enhance adsorption capacity to dispose heavy metals pollution. Kaolinite samples were (i) used natural raw kaolinite as control (M1); (ii) treated with 2 M HCl (M2); (iii) heated to 550oC for 1 hour (M3); (iv) acidificated and then heated to 550oC for 1 hour. The result of scanning electron microscopy (SEM) of adsorption materials indicated that surface area of sample M3, M4 tend to increase significantly. According to the X-ray result, the crystalline structure of kaolinite was affected by thermal modification. The cation exchange capacity (CEC) of clay samples increased due to thermal and acid modification.

23. Nghiên cứu chỉ số liều lượng rủi ro của asen (As) từ gạo tại làng nghề tái chế nhôm tại đồng bằng sông Hồng, Việt Nam

Nguyễn Mạnh Khải1, Ngô Đức Minh2, Nguyễn Công Vinh2,
Rupert Lloyd Hough3, Ingrid Öborn3,4


1Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

2Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

3Ban khoa học đất, Viện nghiên cứu sử dụng đất Macaulay,
Aberdeen, Vương quốc Anh

4Khoa Tài nguyên Thiên nhiên và Khoa học nông nghiệp,


Đại học Khoa học nông nghiệp Thụy Điển (SLU)

Nghiên cứu được tiến hành tại làng nghề tái chế nhôm xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, ngoại thành Hà Nội. 45 mẫu gạo được lấy ngẫu nhiên để phân tích hàm lượng Asen (As) bao gồm 35 mẫu gạo từ khu vực nông nghiệp có ảnh hưởng bởi nguồn thải của làng nghề và 10 mẫu gạo từ vùng ít chịu ảnh hưởng do nguồn thải của làng nghề làm khu vực đối chứng. Chỉ số liều lượng rủi ro (HQI) được tính toán theo hướng dẫn của Cơ quan bảo vệ Môi trường Mỹ (US-EPA). Kết quả cho thấy hàm lượng As trong mẫu gạo ở khu vực làng nghề (0,139 mg/kg) cao hơn có ý nghĩa so với vùng đối chứng (0,109 mg/kg) cho thấy xu hướng tích lũy As trong gạo, nông sản chủ yếu của làng nghề. Chỉ số liều lượng rủi ro (HQI) của As từ gạo của vùng làng nghề cao hơn từ 1,5 - 2 lần so với vùng đối chứng và giới hạn cho phép theo quy định của US-EPA (HQI <1). HQI đạt cao nhất ở lứa tuổi lao động chính (13-60 tuổi) và HQI của cả nam và nữ ở làng nghề cao hơn có ý nghĩa so với vùng đối chứng. Kết quả nghiên cứu bước đầu đã thấy được nguy cơ tích lũy As gạo và mức độ rủi ro đối với sức khỏe người dân tại làng nghề tái chế nhôm. Nghiên cứu này mới chỉ tính chỉ số HQI từ gạo. Do vậy các nguồn thâm nhập khác như hít thở, qua bụi, qua nước uống và các nguồn thức ăn khác cần phải được xem xét trong nghiên cứu tiếp theo để đánh giá chính xác hơn về HQI và đề xuất các phương án giảm thiểu.




tải về 365.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương