TIỂu ban môi trưỜng (35 báo cáo)


Effectiveness of yeast preparation to improvement of tea cultivation soil properties and tea productivity in Melinh, Hanoi 60



tải về 365.24 Kb.
trang2/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích365.24 Kb.
#31064
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

Effectiveness of yeast preparation to improvement of tea cultivation soil properties and tea productivity
in Melinh, Hanoi 60


Using microorganisms to improve soil properties in general and soil moisture in particular has significant importance to face with clime change and plant productive increase. The result show that, after fertilization Lipomycin M, the tea cultivation soil proprerties has significantly improved. In the experimental formulars fertilized Lipomycin M, soil moisture has increased from 17.21 - 24.96%, the content of effective water increased from 22.71 - 35.81% in comparision with control formular. Fertilization Lipomycin M also increased the growth ability of tea, the productivity of tea has increased 0.6 tons/ha in rainy season and 0.9 tons/ha in dry season compared with control ones, bringing economic effect with interest rate was 6.3 millions VND/ha in rainy season and 14.18 millions VND/ha in rainy season. 60

12. Giá trị đa dạng sinh học đất ngập nước
trong lưu vực sông Phan và định hướng phát triển bền vững 61


Trần Văn Thụy1, Lưu Đức Hải1, Nguyễn Đức Toàn2 61

1Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 61

2Bộ Tài nguyên và môi trường 61

Nội dung nghiên cứu đã trình bày kết quả khảo sát, thu thập mẫu vật, phân tích và đánh giá tính đa dạng sinh học của giới sinh vật như: Thực vật bậc cao có mạch, Tảo, Động vật không xương sống ở nước, Động vật có xương sống ở nước…phân bố trong tất cả các thủy vực liên thông với sông Phan. Đồng thời các kết quả nghiên cứu cũng phản ánh thực trạng tác động của con người tới thủy vưc như nuôi trồng thủy sản, khai thác, lấn chiếm san lấp,... Đây là những cơ sở khoa học để đưa ra các giải pháp sử dụng hợp lý phát triển bền vững cảnh quan sinh thái lưu vực sông Phan nói chung và quản lý hiệu quả thủy vực nước ngọt cho các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 61

Biodiversity value of wetlands in the basin of Phan river
and oriented sustainable development 61


The scientific paper presented research results of the survey, collect samples, analyze and evaluate the biodiversity of the biota such as vascular plants, algae, invertebrate animals in water, vertebrate animals in the water.... distributed in all water bodies linked with Phan river. At the same time the research results also reflect the actual status of human impacts to water bodies as aquaculture, exploitation, lake filling, wetland encroachment ect... This is the scientific basis for making solutions using appropriate sustainable development of landscape ecology in Phan watersheds generally and efficient management of freshwater aquatic for activities of local socio-economic development. 61

13. Nghiên cứu sử dụng mô hình ISC3 trong đánh giá
ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội
do các nguồn thải công nghiệp 62


Phạm Thị Việt Anh, Phạm Thị Thu Hà, Cấn Anh Tuấn 62

Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 62



Bài báo giới thiệu những kết quả nghiên cứu ban đầu về đánh giá và dự báo mức độ ô nhiễm không khí do các nguồn thải công nghiệp gây ra cho khu vực thành phố Hà Nội ( cũ) theo số liệu năm 2007 và theo các kịch bản khác nhau. Kết quả tính toán cho thấy, một số khu vực ở Hà Nội đã bị ô nhiễm TSP, đặc biệt là các vùng xung quanh khu công nghiệp Thượng Đình, Vĩnh Tuy - Mai Động. Giá trị cực đại của TSP trung bình 1giờ ở những khu vực này tương đối cao , có thể >2-4 lần Qui chuẩn cho phép. Ô nhiễm buị chỉ giảm đi rõ rệt cả về giá trị và phạm vi ảnh hưởng khi các nhà máy có các biện pháp giảm thiểu rõ rệt. Các kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào việc xây dựng cơ sở khoa học trong vấn đề quản lý chất lượng môi trường không khí ở Hà Nội. 62

Study on and application of ISC3 model for assessing
and forecasting air pollution created from industrial sources for Hanoi area 62


The article presents some of the initial results of assessment of air pollution levels created from industrial emission sources for Hanoi area according to the database in 2007 and different scenarios. The calculated results shows that some areas of Hanoi city were polluted by TSP, especially Thuong Dinh, Vinh Tuy - Mai Dong industrial areas. The maximum 1hour- average values of TSP are rather high in these areas, up to > 2-4 times in the comprision with permissible standard. TSP pollution will be diminished only when the plants have pollution diminishable measurements. The research results can contribute scientific basics to the management of air quality in Hanoi. 62

14. Hồ đô thị - Không gian mở quan trọng của đô thị
(Nghiên cứu điển hình tại thành phố Hà Nội) 63


Nguyễn Thị Hoàng Liên 63

Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 63

Không gian mở là một yếu tố quan trọng của cấu trúc đô thị. Không gian mở công cộng là nơi để cộng đồng đến nghỉ ngơi, thư giãn, tận hưởng không khí đô thị và tổ chức các hoạt động ngoài trời như thể thao, giải trí hoặc đơn giản chỉ là đi dạo hoặc ngắm cảnh. Một thành phố sẽ trở nên hấp dẫn hơn nếu như có nhiều không gian mở có giá trị. Các dạng không gian mở chính của đô thị là công viên, rừng đô thị, sân chơi, quảng trường và mặt nước. Trong đó, các hồ đô thị bao gồm cả hồ tự nhiên và hồ nhân tạo là những cảnh quan quan trọng. Hồ đô thị đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường cho người dân đô thị. Cách chúng ta nhìn nhận về các giá trị đó sẽ ảnh hưởng đến việc chúng ta sẽ ‘ứng xử’ với hồ đô thị như thế nào. Bài báo này sẽ tập trung vào các hồ đô thị ở thành phố Hà Nội - nơi được xem là ‘Thành phố của sông hồ’. 63

Urban lakes - important urban open spaces 63

(Hanoi case study) 63

Open space is an important component of urban structure. Public open space is a place for communities to relax, enjoy urban atmosphere and organize different activities such as sport, entertainment, or just simply walking or sightseeing. A city will become more attractive if it has more livable open spaces. Major types of urban open spaces are parks, urban forest, playgrounds, squares and water areas. In which urban lakes including natural and artificial ones are important landscapes. It can provide various benefits including social, economic and ecological values for the urban residents. The way we aware of those values will decide the way we behave with urban lakes. This paper focuses on urban lakes in Hanoi which is also called ‘A city of rivers and lakes’. 63

15. Nghiên cứu sử dụng đất ngập nước nhân tạo để xử lý nước sông Tô Lịch cho mục đích sản xuất nông nghiệp 64

Nguyễn Thị Loan, Trần Văn Quy 64

Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 64

Nước sông Tô Lịch hiện nay bị ô nhiễm nặng nhưng vẫn được sử dụng để tưới trong sản xuất nông nghiệp. Việc này gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và sức khỏe của người nông dân. Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu về khả năng xử lý các hợp chất hữu cơ và kim loại nặng trong nước sông Tô Lịch bằng hệ thống đất ngập nước nhân tạo ở các thời gian lưu nước khác nhau 4, 5, 6 ngày để từ đó đưa ra thời gian lưu nước với hiệu suất xử lý cao nhất. Các kết quả thí nghiệm cho thấy thời gian lưu nước 6 ngày cho hiệu quả xử lý cao nhất. Trong đó các thông số lần lượt đạt hiệu quả là: TSS giảm 80,67%; COD giảm 91,53%; BOD giảm 91,54%; PO43- giảm 77,8%; NO3- giảm 75,12%; NO2- giảm 90,65% và NH4+ giảm 84,19%. Phân tích hàm lượng kim loại nặng trong nước sông Tô Lịch cho thấy các chỉ số Cu, Hg thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Duy chỉ có Pb và As cao hơn một chút so với tiêu chuẩn. Tuy nhiên khi đi qua hệ thống đất ngập nước nhân tạo với thời gian lưu 6 ngày, hàm lượng các kim loại nặng đã giảm đáng kể, Pb và As đã đạt tiêu chuẩn cho phép, cụ thể: Cu giảm 86,67%; Hg giảm 100%; As giảm 80% và Pb giảm 71,4%. 64

Studying use of constructed wetland system to treat To Lich River’s water for agricultural production purposes 64

To Lich river water is heavily polluted, but it is still used for irrigation in agricultural production. This affects public health and the health of farmers. This paper presents the results of research on capabilities to treat organic compounds and heavy metals in water of To Lich river by constructed wetlands with the different hydraulic retention times (4, 5, 6 days) to find the retention time with the highest treatment efficiency. The results showed that the 6 day retention time gives the highest treatment efficiency, particularly: TSS decreased 80.67%, COD decreased 91.53%, BOD decreased 91.54% ; PO43-decreased 77.8%, NO3 decreased 75.12%; NO2-decreased 90.65% and NH4 decreased 84.19%. Analysis of heavy metal concentration in river To lich river water showed that Cu, Hg concentration is lower than the permitted standard, only Pb and As one is a bit higher than standard. However, when passing through constructed wetland system with 6 day retention time, levels of heavy metals have decreased significantly, Pb and As have been met permitted standard, in particular: Cu decreased 86.67%, Hg decreased 100%, As decreased 80% and Pb decreased 71.4%. 64

16. Đánh giá khả năng xử lý các hợp chất nitơ trong nước sông Tô Lịch của hệ thống đất ngập nước nhân tạo
với một số loài thực vật thuỷ sinh khác nhau 65


Nguyễn Thị Loan, Hoàng Minh Lâm, Trương Văn Viết 65

Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 65

Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp “Đất ngập nước nhân tạo” với các loài thực thủy sinh đang được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về khả năng xử lý các hợp chất ni tơ (NH3, NO2- , NO3- và Ni tơ tổng) của nước thải từ sông Tô Lịch của hệ thống đất ngập nước với các loại cây như: bèo tây, cây ngổ, cây sậy, và thủy trúc; Tìm ra thời gian lưu nước hợp lý cho từng hệ thống thí nghiệm khác nhau; và so sánh khả năng xử lý của các loại thực vật trong các hệ thống để đề xuất hệ thống đất ngập nước kết hợp tối ưu nhất. Kết quả thí nghiệm cho thấy thực vật thủy sinh đóng vai trò quan trọng trong hệ thống đất ngập nước vì chúng tăng hiệu suất xử lý (HSXL) các hợp chất ni tơ lên khoảng 10 lần (trung bình HSXL 5% ở mẫu đối chứng và 50% ở mẫu có thực vật). HSXL của tất cả các loại thực vật ở thời gian lưu nước 12 ngày đạt cao nhất, dao động từ 50% đến trên 98%. Khả năng xử lý ni tơ của ngổ tốt hơn một chút so với Bèo cái và Thủy trúc tốt hơn Sậy, với hiệu quả xử lý của các thông số đều tăng hơn khoảng 10% (loại trừ HSXL NO2-). Hệ thống kết hợp Ngổ-Thủy trúc có hiệu xuất xử lý tốt hơn hệ thống Bèo-sậy. Hệ thống này được đề xuất cho việc xây dựng các hệ thống đất ngập nước kết hợp trong tương lai. 65

Assessing the ability to treat nitrogen compounds in the water of To Lich river of a constructed wetland with different aquatic plant species 66

Wastewater treatment Technology by "Cóntructed Wetlands" with aquatic plants are being widely used in Vietnam. This paper presents research results on the ability to treat the nitrogen compounds (NH3, NO2-, NO3-and total nitrogen) of water from To Lich river system with aquatic plants such as : pistia, Enydra fluctuans Lour, Phragmites communis, and Cyperaceae; suitable retention time for each experiment, and compare the performance of aquatic plants in the proposed system in order to suggest the best combined constructed wetland system. Results showed that aquatic plants play an important role in wetland systems because they increase the treatment efficiency (HSXL) for nitrogen compounds by about 10 times (average of 5% in samples without plants and 50% in samples with plants). HSXL of all vegetation in the retention time of 12 days reached the highest value, ranging from 50% to over 98%. The ability of Enydra fluctuans Lour to treat nitrogen a little better than Pistia, and Cyperaceae is better than Phragmites communis with treatment efficiency of the parameters increased by approximately 10% (excluding HSXL NO2-). The combined system of Enydra fluctuans Lour and Cyperaceaehave gave better treatment efficiency and this constructed wetland system would be recommended for the future. 66

Nguyễn Ngọc Minh 66

Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 66

Sự di chuyển của NO3- trong đất lúa được mô phỏng thông qua mô hình Hydrus-1D với điều kiện biên là áp suất thủy tĩnh ổn định và hệ số phân bố NO3- giữa pha rắn và pha lỏng lấy từ phương trình đẳng hấp Freundlich. Kết quả nghiên cứu cho thấy với lớp nước trên mặt ruộng ổn định ở 20cm, NO3- di chuyển xuống độ sâu 1 m mất xấp xỉ 60 ngày. Khi lớp nước bề mặt tăng từ 1 đến 30 cm, thời gian NO3- di chuyển sẽ rút ngắn từ 73 ngày xuống còn 58 ngày, tương ứng với tốc độ di chuyển tăng ~25%. Sự di chuyển của NO3- trong đất nghiên cứu phụ thuộc chủ yếu vào thành phần cơ giới đất, oxit sắt-nhôm và độ chua đất. Các yếu tố khác nhưthời tiết bất thường, hoạt động tưới tiêu, sự hút thu NO3- của cây trồng, các phản ứng sinh hóa trong đất... có khả năng ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả mô phỏng. Tuy nhiên, mô hình Hydrus-1D phù hợp để đánh giá sự di chuyển chất ô nhiễm nói chung và NO3- nói riêng trong đất lúa. 66

Application of Hydrus-1D model to evaluating nitrate transport in paddy soil 67

The transport of nitrate in paddy soils was simulated by numerical modeling of non-equilibriumsolute transport with an adaptation of the Hydrus-1D model. For the simulation, a water layer on the soilsurface was included, from which nitrate can infiltrate into the soil depending on the soil hydraulicproperties. Sorption coefficients, obtained from batch experiments were used as input data for thesimulations.Under constant flooded conditions at a water table of 20 cm, nitrate was estimated to reach the soil depth of 1 m within 60 days,emphasizing that reactive pollutants can reach groundwater in a relatively short time. A change of thewater layer from 1 to 30 cm can accelerate the leaching rate of nitrate up to 25%. The hard pan layer wasobserved to induce a hysteresis in hydraulic conductivity and slow down the movement of nitrate.Uncertainties in modeling arise as several parameters in the simulation can be determined only withsignificant errors. However, Hydrus-1D is a suitable tool for simulation of the transport of nitrate in paddysoils. 67

18. Nghiên cứu ảnh hưởng của canh tác cây trồng đến sự tích luỹ kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường đất vùng thâm canh rau, hoa xã Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội 68

Lê Văn Thiện, Nguyễn Kiều Băng Tâm, Nguyễn Hoàng Linh 68

Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 68

Nghề trồng rau, hoa tại các vùng ven đô Hà Nội đang phát triển mạnh mẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội. Tuy nhiên tại các khu vực này đã và đang xuất hiện nhiều vấn đề môi trường bức xúc do tồn dư hoá chất độc hại trong môi trường và nông sản. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, thâm canh hoa, rau tại xã Tây Tựu đã làm tích luỹ kim loại nặng (KLN) và thuốc bảo vệ thự vật (BVTV) trong môi trường đất. Cụ thể, trong tầng đất 0-20cm trồng hoa Hồng Cuts cao hơn 1,6-3 lần; Pbts cao hơn 1,2-1,63 lần so với QCVN 03:2008 và nhóm hoạt chất DDT cũng cao hơn 1,4-1,7 lần so với QCVN 15:2008. 68

Research on the impact of vegetable and flower intensive cultivation to accumulation of heavy metal and plant protection chemicals in soil environment in Taytuu commune, Tuliem, Hanoi 68

The flower and vegetable cultivation is strongly developing to bring social and economic benefit. But, there are many environmental problems relating to toxic chemicals remains in environment and agricultural products. The experimental results show that, the intensive cultivation of vegetable and flower has caused the accumulation of heavy metal and plant protection chemicals in soil environment. In the soil layer of 0-20cm in rose flower cultivation area, total Cu was 1.6 to 3 times , Pb was 1.2 to 1.63 times higher than that in QCVN03:2008. The same picture is to DDT group, it was also 1.4 to 1.7 times higher compared with QCVN 15:2008. 68

19. Hiệu quả sản xuất etanol sinh học từ thân cây ngô
với phương pháp thủy phân bằng axít loãng 68


Nguyễn Xuân Cự1, Nguyễn Thị Hằng Nga2 69

1Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 69

2Viện Môi trường Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 69

Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá hiệu quả sản xuất etanol sinh học từ thân cây ngô với phương pháp thủy phân bằng axít loãng ở các nồng độ axit và thời gian thủy phân khác nhau. 69

Kết quả nghiên cứu cho thấy thân cây ngô sau thu hoạch có thành phần chính gồm 37,2% cellulose; 24,1% hemicellulose và 17,8% lignin. Quá trình thủy phân thân cây ngô bằng H2SO4 2% ở 1210C trong 60 phút có hàm lượng đường khử hình thành khá cao (4,2 g/l) trong dung dịch có tỷ lệ nguyên liệu/dung dịch là 1/10 (w/v). Đây được xem là điều kiện thích hợp cho quá trình thủy phân thân cây ngô bằng axít loãng. 69

Sử dụng Saccharomyces Cerevisiae lên men có thể chuyển hóa khoảng 70% lượng đường khử trong dung dịch thành etanol với nồng độ đạt tói 2,7% theo thể tích. Tính sơ bộ, muốn sản xuất 1 lít etanol sinh học cần khoảng 3,24 kg thân cây ngô. 69

The effect of bioethanol production from corn stover
by method of dilute acid hydrolysis 69


This research focus on evaluating the effects of time-consuming and acid concentration on hydrolysis of corn stover and the effectiveness of fermentation process to ethanol production from hydrolyzed solutions. 69

The results shows that corn stover contains about 37.2% of cellulose; 24.1% of hemicellulose and 17.8% of lignin. The suitable conditions for hydrolysis of corn stover is at concentration of H2SO4 2%, temperature of 1210C and consuming time of 60 minutes. The total reducing sugar concentration in the hydrolyzed solution is about 4.2 g/l in the treatment of corn stover/solution of 1/10 (w/v). 69

The Saccharomyces Cerevisiae can convert about 70% of total reducing sugar to produce ethanol with the concentration of 2.7% in volume. Theoretically, 3.24 kg of dry matter of corn stover can produce 1 litter of ethanol by this processes. 69

20. Bảo tồn môi trường và đa dạng sinh học tại các vùng
có danh hiệu địa lý vùng Biển và Hải đảo Việt Nam 69


Dư Văn Toán 70

Viện Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, 70

Bộ Tài nguyên và Môi trường 70

Bài báo giới thiệu tổng quan về một số danh hiệu vùng biển cấp Quốc gia và Quốc tế đang có tại các vùng ven biển và hải đảo Việt Nam, một công cụ tích cực và hữu ích trong bảo tồn môi trường và đa dạng sinh học. Các vùng có danh hiệu địa lý trên vùng biển Việt Nam đặc biệt những vùng có danh hiệu quốc tế trên bờ và biển như Vịnh Hạ Long, Phong Nha-Kẻ Bàng, Mỹ Sơn, đã mang lại hiệu quả phát triển kinh tế to lớn sau khi nhận danh hiệu quốc tế của UNESCO. Về số loại danh hiệu, thì nhiều nhất cấp quốc tế là danh hiệu Khu dự trữ sinh quyển thế giới do là 6, sau đó là danh hiệu Vịnh đẹp nhất thế giới với 3, danh hiệu Di sản thế giới là 2. Ở mức độ quốc gia thì nhiều nhất là Khu bảo tồn biển 16 vùng có danh hiệu, sau đó là Vườn Quốc gia với 7 danh hiệu, Khu bảo tồn thiên nhiên với 3 danh hiệu. Tác động của vùng địa lý có danh hiệu biển tới kinh tế - xã hội và môi trường quốc gia và địa phương. Đề xuất xây dựng kế hoạch, chiến lược, cấp độ tôn vinh, công nhận các vùng địa lý trên bờ và các vùng biển và hải đảo có giá trị đặc biệt trên vùng biển Việt Nam và những cơ quan, cá nhân có đóng góp liên quan. Bài báo cũng đề xuất sự cần thiết thành lập cơ quan quốc gia quản lý, xét duyệt và công nhận các danh hiệu biển Việt Nam và là đầu mối quan hệ quốc tế trong lĩnh vực danh hiệu biển. 70

Environmental conservation and Biodiversity
in the Vietnamese Marine Areas with National
and International Geographical Title
70


This paper presents an overview of some sea-level title of National and International are in coastal areas and islands in Vietnam, a positive and useful tool in environmental conservation and biodiversity. The geographical areas with titles on Vietnam's sea areas have special areas of international titles on the coast and sea as Ha Long Bay, Phong Nha-Ke Bang, My Son, effectively brought tremendous economic development after receiving the title of UNESCO. Regarding the title of some kind, the most international area is the title of world biosphere reserve by 6, then the title of world's most beautiful bay with three, the World Heritage title of UNESCO is 2. At country level, the most Marine Protected Area 16 titles, followed by National Parks with seven titles, Nature Conservation Areas with 3 titles. Economic - social and environmental impact of Title’s Marine areas for Government and Province’s is very good. Proposed construction plans, strategies, levels of geographical title, recognizing the areas have special value on the Vietnamese Marine territory and the agencies and individuals have contributed articles. The article also suggested the need to establish national agencies management, approval and recognition of local, national and international titles. 70

21. So sánh lượng phát thải chất tiền axit
và tổng lượng lắng đọng axit ở khu vực Hà Nội 71


Phạm Thị Thu Hà, Hoàng Xuân Cơ, Phạm Thị Việt Anh 71

Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 71

Trong bài báo này, tác giả đã nghiên cứu đánh giá lượng phát thải chất tiền axit và tổng lượng lắng đọng axit ở khu vực Hà Nội. Kết quả tính toán cho thấy lượng phát thải S và N có xu hướng tăng dần theo các năm. Lượng lắng đọng S, N nhìn chung tăng dần từ năm 2005 đến 2008 và lại giảm đi vào vào năm 2009. Lượng lắng đọng S lớn gấp 7,6 lần lượng phát thải vào năm 2005; 6,3 lần vào năm 2006 và 14,2 lần vào năm 2008. Lượng lắng đọng N lớn gấp 1,36 lần lượng phát thải vào năm 2005; 2,2 lần lượng phát thải vào năm 2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng lắng axit tổng cộng ( lắng ướt và lắng khô) thông qua nước mưa và các chất ô nhiễm( khí, hạt) trong không khí các năm 2005, 2006 và 2008 khá lớn và lớn hơn lượng phát thải do quá trình sinh hoạt và phát triển kinh tế ở Hà Nội. Điều đó cũng có nghĩa là khả năng lượng S và N tải theo lắng ướt và khô phải do các nguồn từ các nơi khác đem tới cho hoàn lưu khí quyển. 71

Comparing amount of pre-acid substance emission
and a total of acid deposition in Ha Noi 72


In this paper, the author has assessed an amount of pre- acid substance emission and a total of acid deposition in Ha Noi. The result has presented that an amount of S and N emissions have had a increasing trend by years. Basically, a total of S and N deposition have increased from 2005 to 2008 and decreased by 2009. An amount of S deposition is higher 7.6 times than the emission amount in 2005; 6,3 times in 2006 and 14,2 times in 2008. A total of acid deposition( dry and wet deposition) through rain - water and air pollutant( gases, particles) in the year 2005, 2006 and 2008 are rather high and higher than the emission amount due to activities process and economic development in Ha Noi. This means that the amount of S and N loaded with wet and dry deposition must be due to emission sources from another places bringing along the circulation of atmosphere. 72

22. Một số đặc điểm của caolanh biến tính bởi nhiệt và axit 72

Nguyễn Mạnh Khải, Lê Anh Vân, Phạm Vy Anh,
Nguyễn Hoàng Việt, Đinh Thị Hiền 72


Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 72

72



Hấp phụ trên khoáng sét tự nhiên, đặc biệt trên cao lanh, là quá trình phổ biến kiểm soát sự ô nhiễm trong thủy vực, đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng ở nồng độ thấp. Tuy nhiên, do điện tích bề mặt của cao lanh tự nhiên nhỏ, do đó khả năng hấp phụ không cao. Trong bài nghiên cứu này, cao lanh được biến tính bởi nhiệt độ và axit để tăng cường khả năng hấp phụ hướng tới ứng dụng trong xử lí ô nhiễm kim loại nặng. Mẫu cao lanh được (i) sử dụng cao lanh tự nhiên để so sánh (M1); (ii) biến tính với HCl 2M (M2); (iii) nung ở 550oC trong 1 giờ (M3); (iv) hoạt hóa axit với HCl 0,01M kết hợp với gia nhiệt ở 550oC trong 1 giờ (M4). Kết quả chụp kính hiển vi điện tử quét (SEM) của vật liệu hấp phụ cho thấy diện tích bề mặt của mẫu M3 và M4 có xu hướng tăng lên. Dựa trên kết quả X-ray, cấu trúc tinh thể của cao lanh bị ảnh hưởng bởi biến tính nhiệt. Dung tích trao đổi cation (CEC) của cao lanh tăng lên dưới tác động của hoạt hóa axit kết hợp với gia nhiệt. 72

Thermal and acid treatment on properties
of natural raw Kaolinite 73


Adsorption of natural clay minerals, especially kaolinite, is the common process which controls the pollution in aquatic system, especially pollution caused by heavy metals in low concentration. However, due to small surface area of natural kaolinite, so that adsorption capacity is not high. In this research, kaolinite was modified by medium temperature and acid to enhance adsorption capacity to dispose heavy metals pollution. Kaolinite samples were (i) used natural raw kaolinite as control (M1); (ii) treated with 2 M HCl (M2); (iii) heated to 550oC for 1 hour (M3); (iv) acidificated and then heated to 550oC for 1 hour. The result of scanning electron microscopy (SEM) of adsorption materials indicated that surface area of sample M3, M4 tend to increase significantly. According to the X-ray result, the crystalline structure of kaolinite was affected by thermal modification. The cation exchange capacity (CEC) of clay samples increased due to thermal and acid modification. 73

23. Nghiên cứu chỉ số liều lượng rủi ro của asen (As) từ gạo tại làng nghề tái chế nhôm tại đồng bằng sông Hồng, Việt Nam 73

Nguyễn Mạnh Khải1, Ngô Đức Minh2, Nguyễn Công Vinh2,
Rupert Lloyd Hough3, Ingrid Öborn3,4 73


1Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 73

2Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 73

3Ban khoa học đất, Viện nghiên cứu sử dụng đất Macaulay,
Aberdeen, Vương quốc Anh 73


4Khoa Tài nguyên Thiên nhiên và Khoa học nông nghiệp,
Đại học Khoa học nông nghiệp Thụy Điển (SLU) 73


Nghiên cứu được tiến hành tại làng nghề tái chế nhôm xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, ngoại thành Hà Nội. 45 mẫu gạo được lấy ngẫu nhiên để phân tích hàm lượng Asen (As) bao gồm 35 mẫu gạo từ khu vực nông nghiệp có ảnh hưởng bởi nguồn thải của làng nghề và 10 mẫu gạo từ vùng ít chịu ảnh hưởng do nguồn thải của làng nghề làm khu vực đối chứng. Chỉ số liều lượng rủi ro (HQI) được tính toán theo hướng dẫn của Cơ quan bảo vệ Môi trường Mỹ (US-EPA). Kết quả cho thấy hàm lượng As trong mẫu gạo ở khu vực làng nghề (0,139 mg/kg) cao hơn có ý nghĩa so với vùng đối chứng (0,109 mg/kg) cho thấy xu hướng tích lũy As trong gạo, nông sản chủ yếu của làng nghề. Chỉ số liều lượng rủi ro (HQI) của As từ gạo của vùng làng nghề cao hơn từ 1,5 - 2 lần so với vùng đối chứng và giới hạn cho phép theo quy định của US-EPA (HQI <1). HQI đạt cao nhất ở lứa tuổi lao động chính (13-60 tuổi) và HQI của cả nam và nữ ở làng nghề cao hơn có ý nghĩa so với vùng đối chứng. Kết quả nghiên cứu bước đầu đã thấy được nguy cơ tích lũy As gạo và mức độ rủi ro đối với sức khỏe người dân tại làng nghề tái chế nhôm. Nghiên cứu này mới chỉ tính chỉ số HQI từ gạo. Do vậy các nguồn thâm nhập khác như hít thở, qua bụi, qua nước uống và các nguồn thức ăn khác cần phải được xem xét trong nghiên cứu tiếp theo để đánh giá chính xác hơn về HQI và đề xuất các phương án giảm thiểu. 73

Potential public health risks due to intake of arsenic (As)
from rice in a metal recycling village
in the Red River Delta, Vietnam 74


Consumption of food crops contaminated with heavy metals is a major food chain route for human exposure. Arsenic (As) may cause deleterious effects on human health due to the ingestion of food grown in contaminated soils. This study concerned to assess the risk of this element to public health via dietary intake in Van Mon commune, Yen Phong district, Bac Ninh province in that paddy soils and rice crops can be assumed to have been affected by wastewater, smoke and dust from recycling activities for more than 40 years. The analytical results indicated that the concentrations of As in polished rice (digested by aqua-regia and determined by ICP-MS.) from fields in contamination site were exceeded the maximum allowable concentration of As for rice recommended by Japan and Taiwan. In addition, the concentrations of As in rice samples from contaminated areas of the study site were significantly elevated as comparing with the background site. Hazard quotient index (HQI: defined as the ratio of actual daily intake to ‘safe’ daily intake) for dietary As for the population in contamination sites was larger than 1, and was 1.5-2.5 times higher than in the background site indicating that actual intake was not within ‘safe’ limits. The highest HQI was associated with individuals of working age (13-60 years). The HQI of the contaminated site tended to be higher than at background site for both gender groups. The current study has only investigated exposure from a single heavy metal (As) via a single exposure pathway (rice ingestion). Multi-pathway risk assessment based HQ of exposure to a range of heavy metals as well as other exposure pathways need (e.g. in dust) to be included to further understand the situation in this area and to suggest remediation options. 74

24. Ảnh hưởng của sự thay đổi pH và chất hữu cơ của đất đến khả năng hấp thu chì, cadimi và kẽm trên nền đất ô nhiễm 75

Lê Đức, Đàm Thị Huệ 75

Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 75

Đất nghiên cứu được lấy ở khu vực khai thác chì và kẽm là loại đất cát pha; nghèo chất hữu cơ; pH đất thuộc loại chua vừa; khả năng trao đổi cation thấp; hàm lượng kim loại nặng tổng số của Pb, Cd, Zn tương ứng là: 258 ppm; 11,4 ppm; 74,6 ppm thuộc loại ô nhiễm trung bình (Pb); ô nhiễm rất cao (Cd) và thuộc loại mức hàm lượng cao (Zn). Tiến hành thay đổi pH (5, 7, 9) và chất hữu cơ (2%, 4%, 8%) của đất, sau đó nghiên cứu khả năng hấp thu Zn,Cd,Pb của các loại đất này, đồng thời nghiên cứu dạng trao đổi và di động của các nguyên tố nói trên trong các loại đất sau khi hấp thu các nguyên tố đó. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: khả năng hấp thu Pb, Cd, Zn có tương quan dương với pH và chất hữu cơ của đất. Khả năng hấp thu Pb là rất lớn ngay trong ngày đầu ngâm mẫu đất, tốc độ hấp thu đạt hơn 99,9 ppm (đối với pH) và 99,33 ppm (đối với CHC). Chất hữu cơ cũng như pH của đất không những ảnh hưởng đến khả năng hấp thu mà còn ảnh hưởng rõ rệt đến dạng dễ tiêu của các nguyên tố. Đặc biệt là đối với chì và kẽm, ở những đất có pH và hàm lượng chất hữu cơ cao,dạng trao đổi cũng như di động giảm đi đáng kể. Như vậy đối với những đất bị ô nhiễm Zn, Pb có thể tăng pH, tăng lượng chất hữu cơ của đất để làm giảm ảnh hưởng của các nguyên tố này đối với môi trường. 75

Influences of soil pH and organic matter varieties on adsorption capability of the polluted soil for Pb, Cd and Zn 76

Soil sample collected at the lead - zinc mining area is silty loam with poor organic matter content; slighly acidic reaction; low cation exchange capacity and total contents of Pb, Cd and Zn are 258, 11.4 and 74.6 ppm, respectively. The soil pH value was adjusted to 5, 7 and 9; and organic content was changed to 2, 4 and 8% and these modified soil samples were used to identify adsorption capacity for Pb, Cd and Zn. Besides, exchangeable fractions of these elements have been also investigated. The results showed that: adsorption capability of soil samples for these elements are well correlated to soil pH and organic matter. High content of Pb has been sorbed at the first day with adsorption rate is approximately 99,9 ppm (for pH) and 99,33 ppm (for organic matter). pH value and organic matter on one hand change soil adsorption capability and on the other hand affect availability of these heavy metals. Especially, exchangeable fractions of Zn and Pb have been observed to decrease when soil pH and organic matter increase. Thus, we can decrease the mobility of Zn and Pb at the polluted areas by mean of increasing pH and organic matter content. 76

25. Thử nghiệm khả năng xử lý DDT trong đất
tại các kho chứa Hóa chất bảo vệ thực vật
ở miền Bắc Việt Nam của sắt nano 76


Lê Đức1, Phạm Việt Đức2 76

1Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN


2Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường, Hà Nội 76


DDT đã được sử dụng rộng rãi trong một thời gian dài ở Việt Nam. Do tính độc hai cao của DDT nên từ năm 1995 DDT đã không được sử dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên lượng tồn lưu trong đất tại các kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nghiên cứu này tiến hành nhằm xác định khả năng xử lý DDT trong đất của sắt nano.Sử dụng sắt nano điều chế trong phòng thí nghiệm (chứa 90% cỡ hạt nhỏ hơn 100 nm, trong đó có khoảng 50% cỡ hạt nhỏ hơn 60 nm) với các lượng 2%, 5%, 10%, 20% về khối lượng so với lượng DDT có trong mẫu để xử lý DDT tồn lưu trong đất tại khu chứa hóa chất bảo vệ thực vật xã Đinh Trung, thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.Kết quả nghiên cứu cho thấy ở tỷ lệ 20%,sau 30 ngày đã xử lý được 90% lượng DDT có trong đất. Với tỷ lệ 5% sau 10 ngày đã xử lý được khoảng 50% và sau 90 ngày đã xử lý được khoảng 87% lượng DDT có trong đất. Chất hữu cơ làm giảm hiệu quả xử lý, khi thêm 10 – 15 g than bùn ( chứa 10% chất hữu cơ) vào 100 g đất chứa DDT thì hiệu quả xử lý giảm 78% -80,3%. Sản phẩm của quá trình xử lý gồm o,p’-DDMU hoặc Benzen,1-cloro-2-(2-cloro-1-(4-clorophenyl) etenyl; Benzen 1,4-dicloro-2-(2-cloroetenyl); p,p’-Diclorobenzydryl clorua hoặc etanol, 2,2-bis(p-clorophenyl) hoặc Benzen, 1,1’-(2-cloroetyliden)bis(4-cloro-). Sắt nano là vật liệu có khả năng xử lý DDT trong đất, tuy nhiên cần nghiên cứu thêm ảnh hưởng của một số tính chất khác của đất đến hiệu quả xử lý. 77

Testing of nano iron for removal of DDT in soils collected
in the vicinity of a pesticide stockpile in North Vietnam 77


DDT has been widely used for long period in a large cultivation area in Vietnam. Due to its toxicity, the use of DDT for agricultural purposes has been banned in Vietnam since 1995. Leakage of pesticide including DDT from storehouses in the whole country causes a serious contamination for environment. In this study we investigate the posibilities of nano iron for removal of DDT from soil. Nano iron (containing ~90% of < 100 nm- particles, and ~50% of < 60 nm- particles) was produced in laboratory and this material was applied at different amounts (2, 5, 10, 20%, w/w) for an area in vicinity of a DDT store house at Dinh Trung commune Vinh Phuc Province, North Vietnam. Applied nano Fe0 (20%, w/w) can remove 90% of the total DDT amount after 30 days. Approximately half amount of DDT was trapped by nano Fe0 (5%, w/w) in only 10 days, and ~ 87% of DDT amount was removed after 90 days. In the presence of organic matter, a decrease in DDT removal efficiency was observed. When peat amounts of 10 - 15 g were added to 100g soil - nano Fe0 mixture, the fixation efficiency for DTT decreased from 80.0 to 78.1%. Derivative substances such as p,p’-DDMU; o,p’-DDMU; Benzene 1,4-dichloro-2-(2-chloroethenyl); p,p’-Dichlorobenzhydryl chloride or ethanol, 2,2-bis(p-chlorophenyl) or Benzene, 1,1’-(2-chloroethylidene)bis(4-chloro-) were identified in reducing process of DDT. Nano iron proved to be a potential material for removal of DDT from soil. However, investigation on soil properties and its relation to reducing process of DDT by nano iron should also be included in further works. 77

26. Đặc tính hoạt độ xúc tác của CuO-CeO2/γ-Al2O3
và CuO-CeO2-Cr2O3/γ-Al2O3 đến việc phân hủy clobenzen 78


Nguyễn Văn Thường1, Đỗ Quang Huy2, Lâm Vĩnh Ánh3 78

1Phòng thí nghiệm Dioxin, Tổng cục Môi trường
2Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 78


3Trung tâm Công nghệ xử lý Môi trường, Bộ Quốc phòng 78

Phương pháp khử hóa theo chương trình nhiệt độ (TPR) đã được sử dụng để nghiên cứu mức độ khử hóa của hai hệ xúc tác CuO-CeO2/γ-Al2O3 và CuO-Cr2O3-CeO/γ-Al2O3. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt độ xúc tác của các hệ xúc tác đã điều chế được phụ thuộc vào sự khử hóa của CuO và Cr2O3 trong xúc tác. Hệ xúc tác CuO-Cr2O3-CeO2/γ-Al2O3 có mức độ khử hóa cao hơn hệ CuO-CeO2/γ-Al2O3. Điều đó được đánh giá khi nghiên cứu phân hủy nhiệt đối với clobenzen ở 8000C, trên hệ CuO-CeO2/γ-Al2O3 đạt 87,7% và trên hệ CuO-Cr2O3-CeO2/γ-Al2O3 đạt 97,1%. 78

78



Characterization of catalytic activities of CuO-CeO2/γ-Al2O3 and CuO-Cr2O3-CeO2/γ-Al2O3 on chlorobenzene destruction 78

Catalytic oxidation of transfer metal oxides have been studied and applied in treatment of environmental pollution. Two catalytic oxidation systems of CuO-CeO2/γ-Al2O3 and CuO-Cr2O3-CeO2/γ-Al2O3 were investigated. Two catalytic systems has prepared by wet impregnation method and characterized by BET, XRD, SEM and H2-TPR techniques. Temperature program reduction (TPR) has been used to study the species reductive extent in these catalytic systems. The results showed that the catalytic activities depend on reductive extent of CuO and Cr2O3 species in catalysts. The catalytic system of CuO-Cr2O3-CeO2/γ-Al2O3 has been reduced easier than CuO-CeO2/γ-Al2O3. Therefore, the catalytic activities of CuO-Cr2O3-CeO2/ γ-Al2O3 has also higher on chlorobenzene destruction. The yield of catalytic oxidation of chlobenzene at 8000C was 87.8% on CuO-CeO2/ γ-Al2O3 and 97.1% on CuO-Cr2O3-CeO2/ γ-Al2O3. 78

27. Nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng đất
và chất lượng quả vải thiều Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 79


Lương Đức Toàn1, Nguyễn Xuân Hải 2 79

1 Viện Thổ nhưỡng Nông hóa 79

2Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 79

Vải Thiều là đặc sản nổi tiếng của Lục Ngạn, quả vải Thiều khi chín có màu đỏ, hạt nhỏ, cùi dày nhiều nước, rất ngọt và giàu chất dinh dưỡng. Trong nhiều năm quavải Thiều được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường và đã trở thành mặt hàng nông sản nổi tiếng trong nước và thị trường thế giới. Loại vải Thiều này được nhiều người tiêu thụ và xem đây là một nông sản đặc sản của địa phương. Tuy nhiên, sự nổi tiếng của loại đặc sản này đã bị nhiều tư thương giả mạo với các loại vải kém chất lượng, làm giảm uy tín trên thị trường. Ngoài điều kiện khí hậu, sự tác động của hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trong đất đến chất lượng quả vải Thiều cũng cần được xem xét nghiên cứu để khẳng định vị thế của vùng miền nơi mang lại sản phẩm vải Thiều nổi tiếng. Đây là căn cứ quan trọng chứng minh chỉ dẫn địa lý “Lục Ngạn” cho sản phẩm vải Thiều của tỉnh Bắc Giang. Kết quả cho thấy các loại đất đỏ vàng nhiều sỏi son, độ dốc trung bình, có thành phần cơ giới từ thịt pha cát và sét đến thịt pha sét phù hợp với cây vải Thiều. 79

The relation between soil properties and “thieu” litchi fruit qualyty of Lucngan district, Bacgiang province 80

The “Thieu” litchi in Luc Ngan had specific characteristics about the form and quality of litchi fruits. “Thieu” litchi fruits have been consumed nationwide markets for many recent years and become a famous agricultural product in Vietnam and foreign countries. This “Thieu” litchi fruits are consumed by a lot of consumers and recognized that it is the local agricultural speciality. In fact, private traders have been imitating “Thieu” litchi fruits by other litchi fruits whose quality is worse since it is not registered and guaranteed as official goods with its own trademark. Except climate conditions, this research found that there are specific relations between soils properties and “Thieu” litchi fruit quality which is a scientific basis for determining of the geographical indication of “Thieu” litchi fruits in Luc Ngan district, Bac Giang province. The result showed that the suitable soil for “Thieu” litchi was Acrisols with high fragment content, silty clay loam or clay loam texture, and distribution of gentle sloping land. 80

28. Nghiên cứu điều chế vật liệu bentonit biến tính lantan
ứng dụng xử lý phốtpho trong môi trường nước 80


Trần Văn Quy1, Lê Bá Thuận2, Trần Văn Sơn1,
Bùi Văn Thắng3, Thân Văn Liên2 80


1Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 80

2Viện Công nghệ Xạ hiếm, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam 80

3Trường Đại học Đồng Tháp 80

Gần đây, việc sử dụng các bentonit biến tính lantan để loại bỏ phốt phat trong nước đã thu hút nhiều sự chú ý. Một số các tác giả đã điều chế bentonit (Ben) biến tính bằng kim loại đất hiếm và khảo sát tính chất của chúng. Tuy nhiên, vật liệu Ben biến tính lantan chưa được nghiên cứu đầy đủ. Trong nghiên cứu này, đã sử dụng hai loại Ben có hàm lượng montmorillonit (mont) 90% và 40% để điều chế Ben biến tính lantan. Đã tìm được các điều kiện thích hợp cho quá trình biến tính là: tỷ lệ rắn/lỏng = 5 g Ben/500 ml nước; tỷ lệ LaCl3/Ben = 0,35 mmol/g; thời gian khuấy 24 giờ; ở pH 7 và nhiệt độ 250C. Tính chất của mẫu Ben biến tính và không biến tính lantan được xác định bằng XRD, ICP-AES, SEM. Ảnh chụp XRD cho thấy có sự trao đổi các ion hiđrat lớp giữa của Ben bằng ion La3+. Khoảng cách cơ bản d001 tăng từ 12,6 Ǻ đối với Ben nguyên khai lên 15 Ǻ đối với mẫu Ben biến tính lantan. Phân tích ICP-AES và ảnh SEM cho thấy các ion lantan đã trao đổi với các ion hiđrat lớp giữa và phần trăm theo khối lượng của lantan trong mẫu Ben biến tính là 5,63%. 80

Kết quả thử nghiệm về khả năng hấp phụ phốtpho trong môi trường nước của vật liệu Ben 90% mont ban đầu và Ben 90% mont sau khi biến tính Lantan cho thấy, vật liệu Ben sau khi biến tính lantan có khả năng hấp phụ phốtpho cao hơn rất nhiều (12,17 mg/g) so với vật liệu Ben ban đầu (< 0,1 mg/g). 81

A study on modifying bentonite by Lathanum
use for phosphorus removal in aquatic environment 81


Recently, there are many studies on using modified bentonit to remove phosphorus in aquatic environment. Some authors had prepared modified bentonit by race earth metals and find out its characteristics. But this material was not studied completely. 81

In this research, two types of bentonite 90% and bentonite 40% used to prepare lanthanum modified bentonites. XRD showed the exchange of ions hidrat interlayers of bentonite by La3+ ions. Characterization of lanthanum modified bentonite and unmodified bentonite was determined by XRD, ICP-AES, SEM. XRD patterns for raw sample in d001 increased from 12.6 to 15 Ǻ for lanthanum modified bentonite. Suitable Conditions for modifying process are: LaCl3:bentonite: 0,35 mmol/g; pH = 7; temperature: 250C; Bentonite:water: 5g bentonite/500 ml water; Stirring time: 24 hours. ICP-AES analysis and SEM images show that the ion hidrat interlayers exchanged with lanthanum ions and percentage by weight of lanthanum in modified bentonite samples is 5.63%. 81

Phosphorus adsorption ability of lanthanum modified bentonite (12,17 mg/g) is much more than of unmodified bentonite (< 0,1 mg/g). 81

29. Nghiên cứu lựa chọn phương pháp xác định nhanh amoni trong một số nguồn nước sinh hoạt 81

Đồng Kim Loan1, Nguyễn Văn Khoa1,
Trần Hồng Côn2, Phạm Phương Thảo2 82

1Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN


2Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 82


Hai phương pháp so màu đặc trưng và thông dụng nhất để phân tích amoni trong nước là phương pháp Nessler sử dụng tác nhân tạo màu vô cơ và phương pháp Berthelot (Phenate) dựa trên sự tạo chất màu indophenol của NH4+ với thuốc thử hữu cơ (phenat) đã được nghiên cứu để chuyển đổi thành phương pháp phân tích nhanh tại hiện trường (test kit). 82

Để khắc phục sai số gây ra do hiện tượng cực đại hấp thụ quang của sản phẩm mang màu trong phương pháp Nessler chuyển dịch sang vùng bước sóng dài hơn theo chiều tăng của nồng độ amoni trong mẫu, phương pháp test kit cho sự chuyển màu liên tục theo nồng độ amoni từ 0,2 đến 10,0 mg/L. Sai số giữa kết quả phân tích bằng test kit và phương pháp Nesler chuẩn nằm trong khoảng ±5% và không quá 10% đối với mẫu có nồng độ cao nhất. 82

Đối với test kit làm theo phương pháp Phenate, cũng có vùng xác định trong khoảng nồng độ amoni khá thấp từ 0,01 đến 0,60 mg/L tương tự như phương pháp phenate chuẩn và sai số so với phương pháp Phenate chuẩn là không vượt quá ±5%. 82

Investigation and selection of quick test method
for ammonium in several supplied water 82


Two typical and common methods for amonia in water analysis are Nessler method using inorganic reagent and Phenate method based on the color creation product (indophenol) of ammonia ion and phenate reagent were investigated in order to convert to field quick test method (test kit). 82

The test kit made according to Nessler standard method avoided the error caused by wave length of maximum absorption moved to region with longer wave length when ammonia concentration increased from 0.2 to 10.0 mg/L N-ammonia by case of use standard palette. The error of test kit method in comparison with standard method was about ±5% and less than 10% for sample having highest concentration. 82

The determinable region of ammonia concentration of the test kit made according to Phenate method was the same as of standard method and it was in the range of 0.2 to 10.0 mg/L. The error of the test kit measure was less than ±5% in comparison with standard phenate method. 83

30. Sử dụng kit thử amoni tự chế tạo phân tích đánh giá hiện tượng nhiễm amoni trong một số nguồn nước cấp tại Hà Nội 83

Đồng Kim Loan1, Trần Hồng Côn2, Lê Anh Trung3, 83

Trần Thị Hồng1, Nguyễn Thị Hân1 83

1Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 83

2Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 83

3Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Miền Trung 83

Bài báo trình bày kết quả phân tích amoni trong mẫu nước ngầm, nước máy và nước trong các bể chứa tại Hà nội bằng phương pháp phân tích nhanh với kit thử tự chế tạo trên cơ sở phương pháp Nessler chuẩn. 83

Kết quả nghiên cứu cho thấy rất nhiều nguồn nước cấp cho sinh hoạt của cộng đồng dân cư bị nhiễm amoni. Nồng độ amoni trong cùng một nguồn nước có thể bị thay đổi sau quá trình xử lý loại bỏ tạp chất hay do lưu trữ trong các bể chứa ngầm hoặc nổi trong thành phố. Giới hạn phân tích của kít thử từ 0,2 - 10,0 mg/l. Sai số giữa kết quả phân tích amoni bằng các teskit và phân tích trong phòng thí nghiệm là chấp nhận được và thường dao động ở mức <10%. 83

Analysis and evaluation of ammonium pollution in several Hanoi supplied water sources by laboratory made test kit 83

The article presents some analytical results of premilitary survey of ammonia content in groundwater, supplied water and water stored in underlay basins or open tanks in Hanoi City using laboratory-made test kit folowing Nessler standard method. 84

The surveyed results showed many life supplying (running) water sources were polluted by ammonia. The ammonium concentration from same source was changeable after filtration removing impurity or long time storage. The determination limit of the test kit was in the range from 0.2 to 10.0 mg/L ammonia. The error of the results analyzed by test kit was acceptable and in comparison with analysis in laboratory by the standard method the error was less than 10%. 84

31. Kiểm kê phát thải nguồn giao thông đường bộ
trên địa bàn thành phố Hà Nội 84


Phạm Ngọc Hồ1, Toru Tabata2, Đồng Kim Loan1, Nguyễn Xuân Hải1, Dương Ngọc Bách1, Phạm Thị Thu Hà1, Lương Thị Mai Ly1, 84

Nguyễn Khắc Long1, Phạm Thị Việt Anh1, Vũ Văn Hiếu1 84

Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 84


2Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) 84

Bài báo trình bày kết quả kiểm kê phát thải nguồn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội do tổ chức JICA (Nhật Bản) tài trợ, trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ thu thập thông tin và dữ liệu cơ bản nhằm thiết lập kế hoạch khung Quốc gia kiểm soát ô nhiễm không khí tại Việt Nam”. Nội dung bao gồm: 84

- Quan trắc lưu lượng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ trên 35 tuyến đường đặc trưng ở Hà Nội. Phương pháp quan trắc tiến hành đồng thời trong 1 ngày tại 35 điểm đã được lựa chọn bằng camera (15 điểm) và 20 điểm bằng máy đếm thông dụng. Trên cơ sở đó tính được lưu lượng các phương tiện (xe/giờ) tham gia giao thông (xe máy, xe ô tô con, xe khách, xe tải <3,5 tấn và xe tải >3,5 tấn). 84

- Dựa trên số liệu quan trắc thực tế, kết hợp với số liệu thống kê từ cục đăng kiểm về số lượng phương tiện, nhiên liệu sử dụng của các phương tiện tham gia giao thông ở Hà Nội tính đến 30/04/2010, đã tính toán ước lượng phát thải của các chất ô nhiễm (SO2, NOx, CO, VOC/HC, TSP, CO2) từ nguồn giao thông đường bộ trong năm 2010. 84

Emission Inventory of Air Pollutants from Road Traffic Sources in Hanoi city 85

The report presents results of emission inventory of air pollutants from road traffic sources in Hanoi, belonging to a project sponsored by JICA (Japan): “Support for basic data and information collection works for establishment of National framwork plan for air pollution control in Vietnam”. Contents of research: 85

- Implementing a monitoring of vehicle traffic flow on 35 typical roads in Hanoi. The monitoring is conducted in the same day and the same hour at all the 35 selected survey points, simultaneously by video cameras (15 points) and counter for counting of traffic volume by hour and by vehicle type (20 points). Based on the monitoring results, flows (vehicle/house) of vehicles in traffic as motorcycle, car, bus, light truck (<3.5 tons) and (heavy truck > 3.5 tons) are calculated. 85

- Based on the monitoring results and the statistic data from Vietnam Register Department on the number of vehicle and fuel consumption of vehicles in traffic in Hanoi up to 30/4/2010, the air pollutants emissions (SO2, NOx, CO, VOC, TSP, PM10, CO2,…) in Hanoi in 2010 from road traffic sources is estimated (ton/year). 85

32. Ước tính phát thải ô nhiễm không khí từ nguồn dân sinh
ở thành phố Hà Nội 85


Phạm Ngọc Hồ, Đồng Kim Loan, Dương Ngọc Bách, Lương Thị Mai Ly, 85

Phạm Thị Thu Hà, Phạm Thị Việt Anh, Nguyễn Khắc Long, 85

Đàm Thị Thu, Nguyễn Đồng Quân 85

Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 85


Bài báo trình bày kết quả ước tính phát thải ô nhiễm của các chất khí SO2, NOx, CO, bụi TSP và PM10 vào môi trường không khí xung quanh từ nguồn đun nấu của các hộ dân sinh và cơ sở dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2010. Nội dung bao gồm: 86

- Điều tra khảo sát lượng tiêu thụ nhiên liệu: than tổ ong, than đá, gas, dầu hỏa, củi và rơm rạ theo các loại hình đại diện cho các hộ gia đình và cơ sở dịch vụ ở nội thành và ngoại thành Hà Nội. Tổng số phiếu điều tra là 7924 phiếu (nội thành là 3294 phiếu và ngoại thành là 4630 phiếu). Số phiếu tối thiểu phân chia cho một mẫu đại diện để thỏa mãn phân bố chuẩn “Student” N = 122 phiếu. 86

- Mô hình ước tính (ngoại suy) giá trị nhiên liệu tổng thể cho nội thành hoặc ngoại thành xác định bởi công thức: (1) 86

Trong đó, X - giá trị của mỗi loại nhiên liêu; ƒ - tần suất (tỷ lệ) của loại nhiên liệu; ε - tham số ngoại suy liên quan đến độ lệch chuẩn và phân bố “Student”. 86

- Tổng nhiên liệu của các loại hình đại diện được xác định bằng công thức :(2), trong đó: - giá trị trung bình hóa tổng thể từ các mẫu nhiên liệu khảo sát tính theo công thức (1), H - tổng số hộ của nội hoặc ngoại thành Hà Nội 86

- Lượng phát thải ô nhiễm của chất j được xác định bằng công thức: (3), EFj - hệ số phát thải của chất j. 86

Estimation of Air Pollution Emission from Domestic Sources in Hanoi 86

The paper presents results of the estimation of air pollution emission by SO2, NOx, CO, TSP and PM10 to the environment from domestic activities in households and commercial service establishments in Hanoi 2010. Contents of research: 86

- Conducting surveys on fuel consumption: honey-comb coal, fossil coal, gas, kerosene, firewood and straw in investigation representing groups of households and service establishments in inner Hanoi and its suburbs. Total surveys and direct interviews in all investigation groups in inner Hanoi are 3294 and Hanoi’s suburbs are 4630. Scientific basis for selecting the total number of surveys is based on the random function theory, from there, the minimum number of survey to meet standard distribution “Student” for a representative sample is N = 122 surveys. 86

- Model to estimate (extrapolate) the overall average value of investigation groups is determined by the following formula: (1) 87

Where: X- value of each kind of fuel; ƒ - frequency (rate) of using fuel ; ε - extrapolating parameter relating standard deviation and “Student” distribution 87

Total of fuel consumption in representative groups is calculated by the formula: (2) where H is the total number of households in inner Hanoi or its suburbs, is overall average value of representative groups. 87



- Pollution load of substance j is calculated by the formula: (3) where EFj - Pollution emission factor of substance j. 87

33. Xác định hệ số phát thải của các chất ô nhiễm không khí từ nguồn dân sinh ở Việt Nam 87

Phạm Ngọc Hồ1, Trần Hồng Côn1, Đồng Kim Loan1, Nghiêm Trung Dũng2, Dương Ngọc Bách1, Hoàng Văn Tâm1, Phạm Thị Việt Anh1,
Phạm Thị Thu Hà1, Lương Thị Mai Ly 1, Nguyễn Minh Tấn3 87


Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 87


2Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Đại học Bách Khoa Hà Nội 87

3Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài Nguyên Môi trường Hà Nội 87

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu lần đầu tiên được tiến hành ở Việt Nam về việc xác định hệ số phát thải các chất ô nhiễm không khí từ nguồn đun nấu sử dụng 6 loại nhiên liệu phổ biến ở Việt Nam (gas, dầu hỏa, than tổ ong, than đá, củi và rơm rạ). 87

Kết quả thu được cho thấy các nhiên liệu đốt có hệ số phát thải từ cao đến thấp theo thứ tự: Than tổ ong, than đá, củi, rơm rạ, gas và dầu hỏa. Sai số chuẩn của phương pháp nằm trong khoảng 3% - 5%. Kết quả nghiên cứu đã được đối sánh với các hệ số phát thải từ nguồn dân sinh ở các nước trong khu vực và một số nước trên thế giới. Các hệ số phát thải thu được có ý nghĩa thực tiễn quan trọng để ước tính tổng lượng phát thải ô nhiễm sát thực từ nguồn dân sinh trên phạm vi cả nước, thay vì trước đây chúng ta phải sử dụng các hệ số phát thải ngoại lai. 87

Determine the Emission Factors of Air Pollutants from Domestic Sources in Vietnam 88

The paper presents results of the first research conducted in Vietnam on determination the emission factors of air pollutants from cooking sources using six popular kinds of fuel in Vietnam (gas, kerosene, honey-comb coal, fossil coal, firewood and straw). Methodology for determining the emission factors are: 88

- Designing an experimental model to take samples and measure emission parameters (flow, temperature, pressure of exhaust gas and concentration of SO2, NOx, CO, TSP and PM10) in accordance with natural combustion environment. 88

- Determining ash and humidity content of fuel and calculating emission factors of harmful gases and dust from 6 kinds of fuel in climate condition of Vietnam. 88

The results show that fuels in descending order of emission factors are honey-comb coal, fossil coal, firewood, straw, gas and kerosene. Standard error of this method is 3%-5%. The results of research have been compared with the emission factors from domestic sources in other countries in region and some countries in the world. The achieved emission factors have a practical significance to estimate the total pollution volume emitted from domestic sources in the whole country instead of using alien emission factors as before. 88

34. Nghiên cứu chế tạo vật liệu sắt kích thước nano (Fe0) 88

bằng hệ điện hóa kết hợp siêu âm 88

Nguyễn Thị Hà1, Lê Quỳnh Dung1, Trần Thị Thu Hường1,
Nguyễn Hoàng Hải2, Nguyễn Minh Hiếu2 88


1 Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 88

2Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 88

Hạt nano sắt được chế tạo bằng phương pháp điện hóa siêu âm (sonoel). Đây là một phương pháp đơn giản và rẻ tiền so với các phương pháp hóa học khác để tạo ra hạt nano sắt. Dung dịch điện hóa gồm FeCl2 0,1 M và NaCl 0,5 M có và không có Polyvinyl pyrrolidone -PVP (5 g/l) với vai trò là chất hoạt hóa bề mặt để các hạt phân tán tốt trong dung dịch. Quá trình chế tạo được thực hiện trong môi trường khí N2 để tránh quá trình oxi hóa. Dung dịch sử dụng được sục khí N2 để loại bỏ oxy hòa tan trong nước. 88

Phân tích XRD và TEM cho thấy hạt nano được hình thành có kích thước tương ứng khoảng 10m và 10-60nm khi không có và có sử dụng PVP. Từ độ bão hòa đạt đến 80 emu/g, cao hơn nhiều oxit sắt. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo hạt Fe0 như thời gian điện hóa, lượng chất hoạt hóa bổ sung, tuy nhiên để có các kết luận đầy đủ về ảnh hưởng cần nghiên cứu tiếp theo. 89

Preparation of nano zero-valent iron (Fe0)
by sonoelectrodeposition 89


In this study the nano zero-valent iron was prepared by sonoelectrodeposition (sonoel). This method is a simple and inexpensive technique compared to other chemical methods e.g. using sodium borohydride. The electrolyte containing FeCl2 0.1M and NaCl 0.5 M (1:2.5) with or without the presence of polyvinyl pyrrolidone (5g/l) as a surfactant. The solution was deoxygenated and the electrodeposition was conducted under N2 atmosphere. 89

Without surfactant, the particles aggregated to make clusters of particles with the size of about 10 m. It was observed that in the presence of surfactant, nano particles were dispersed with the size of 10-60 nm. It was clear in photomicrographic images recorded with a JEOL TEM 5410 LV Transmission Electron Microscopy. Saturation magnetization of 80 emu/g was higher than that of the iron oxide. Some factors influence the nano zero-valent iron production process such as time and PVP content should be further studied. 89

89



35. Đánh giá diễn biến chất lượng không khí
bằng hệ số ô nhiễm (API) qua số liệu trạm đo tự động
Láng, Hà Nội giai đoạn 2004 - 2008 89


Hoàng Xuân Cơ1, Hoàng Thị Thơm2 90

1Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 90

2Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Đồng bằng Bắc bộ 90

Diễn biến chất lượng không khí được đánh giá qua hệ số ô nhiễm (API) tính được từ số liệu trạm đo tự động Láng, Hà Nội giai đoạn 2004 - 2008. Chỉ số này chỉ tính được khi có đủ số liêu đo từng giờ trong ngày và tính đến nhiều chất ô nhiễm nên có thể đặc trưng tổng hợp cho chất lượng không khí. Kết quả tính toán cho thấy chất lượng không khí có xu hướng suy giảm, năm 2004 chất lượng không khí xếp loại rất tốt chiếm 43,63% số ngày trong năm nhưng đến năm 2008 chất lượng không khí xếp loại rất tốt giảm xuống còn 17,04%. Ô nhiễm nhẹ chưa xuất hiện vào năm 2004 đến năm 2008 ô nhiễm nhẹ đã xuất hiện và chiếm 1,68% số ngày trong năm. Một số nhận xét về nguyên nhân và giải pháp góp phần giải quyết vấn đề này đã được trình bày trong bài báo. 90

Air Quality Assessment Using the Air Pollution Index (API), Case Study in Hanoi, Vietnam 90

The air quality (AQ) of Hanoi was assessed using air pollution index (API). The hourly data of period 2004 - 2008 from Lang Air Quality Auto-Measuring Station was used. The results showed that, main pollutant is PM10, and the air quality of this area is in light polluted level and decreasing. The rate of excellent level of air quality by PM10 was decreasing from 43.63% in 2004 to 17.04 in 2008. The rate of lightly polluted level of AQ was increasing from 2% in 2004 to 14% in 2008. It needs to have the efficient activities for air pollution mitigation in future. 90


tải về 365.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương