TIỂu ban môi trưỜng (35 báo cáo)


The efficiency of corn stover treatment by dilute acid and temperature in bio-ethanol production



tải về 365.24 Kb.
trang5/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích365.24 Kb.
#31064
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

The efficiency of corn stover treatment by dilute acid
and temperature in bio-ethanol production


Ethanol production from lignocellulosic materials provides an alternative energy production system. Corn stover have a relative high hemicellulose and cellulose contents. The dry corn stover contains about 37.19% of cellulose; 24.07% of hemicellulose and 17.82% of lignin.

Dilute sulfuric acid pretreatment of corn stover at different concentrations and temperature was investigated in this study. The biomass at a solid loading rate of 10% was pre-treated at different sulfuric acid concentrations of 0-0,5-1-3 and 5%, and resident times of 30-60 and 90 minutes. In addition, the compositions of solid residues were analyzed to investigate the efficiency of the hydrolyte.

The result shown that total reducing sugars in the solution were analyzed. The reducing sugars concentration in the hydrolytic solution of corn stover was significantly influenced by the sulfuric acid concentration, temperature and residence time. The suitable conditions for pretreatment of corn stover is at 1% H2SO4, temperature of 1320C with the resident time of 60 minutes. In this conditions, 66.58% of hemicellulose, 31.34% of cellulose and 34.68% of lignin were hydrolyzed.

7. Ảnh hưởng của nồng độ axít, nhiệt độ, áp suất và thời gian đến quá trình thủy phân các hợp chất lignocellulose
từ thân cây ngô



Nguyễn Xuân Cự, Trần Văn Quy, Nguyễn Văn Ngữ


Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Thân cây ngô sau thu hoạch có chứa 37,19% cellulose; 24,07% hemicellulose, 17,82% lignin và 20,92% các chất khác theo sinh khối khô. Đây được xem là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho sản xuất etanol sinh học. Mục đích chủ yếu của nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng của các điều kiện thủy phân như nồng độ axít, nhiệt độ, thời gian và áp suất đến hiệu quả quá trình chuyển hóa các hợp chất lignocellulose trong thân cây ngô thành đường, phục vụ cho sản xuất etanol sinh học.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ, áp suất và nồng độ axit là những yếu tố có tác động rất mạnh đến quá trình thủy phân các hợp chất hydratcacbon. Hiệu quả cao của quá trình thủy phân tạo đường từ các nguồn nguyên liệu giàu lignocellulose như thân cây ngô có thể đạt được ở điều kiện nhiệt độ 132 0C, áp suất 200.000 Pa, nồng độ H2SO4 1% trong thời gian 60 phút. Ở điều kiện này có thể thủy phân được 36,7% hợp chất cellulose; 70,7% hemicellulose; 39,7% lignin. Đây là nguồn nguyên liệu cơ bản tạo đường cho quá trình lên men etanol sau này. Hiệu suất tạo đường khử vào khoảng 6,941 g/l với tỷ lệ nguyên liệu dung dịch là 1/10 (w/v).

Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao hơn có thể rút ngắn đáng kể thời gian thủy phân nguyên liệu nhưng không có ý nghĩa lớn trong việc làm tăng lượng đường khử tạo thành.


The effects of acid concentration, temperature, pressure
and consuming time on hydrolytic process of lignocellulosic materials from corn stover

Among the available agricultural byproducts, corn stover after harvest contains about 37.19% of cellulose; 24.07% of hemicellulose, 17.82% of lignin and 20.92% of other materials. So it is the most abundant promising raw material for fuel ethanol production. Different combinations of reaction temperature, time, and acid concentration is presented in this research.

Temperature, pressure and acid concentration have strong effects on the hydrolytic processes of corn stover. However, the most effective of this process maybe achieved at the conditions of 132 0C, pressure of 200,000 Pa, concentration of 1% H2SO4 and resident time of 60 minutes. In this condition, there is about 31.3% of cellulose; 70.7% of hemicellulose and 39.7% of lignin hydrolyzed. The hydrolytic processes can produce about 6.941 g reducing sugar/L.

At higher temperature and pressure can make time shorter significantly. But the content of reducing sugar increase not significantly.



8. Tiềm năng hệ sinh thái ngập mặn tỉnh Thái Bình
và định hướng sử dụng hợp lý

Trần Văn Thụy


Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQHN


Nội dung bài báo trình bày các dẫn liệu về hiện trạng, tiềm năng cũng như cách sử dụng bền vững hệ sinh thái ngập mặn của tỉnh Thái Bình trong đó nhấn mạnh tới hệ sinh thái rừng ngập mặn nhiệt đới cửa sông ven biển của tỉnh, phân tích cấu trúc cơ bản, giá trị tài nguyên, chức năng sinh thái … và những giải pháp cố gắng nhằm giải quyết các mâu thuẫn giữa duy trì hệ sinh thái bền vững và sử dụng tài nguyên, tìm ra cách quản lý tối ưu tài nguyên hệ sinh thái để giải quyết những yêu cầu của xã hội hiện nay và sau này, đồng thời khẳng định khả năng dự trữ, tái tạo tài nguyên phù hợp với việc bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái đa dạng phong phú này

The potential of mangrove ecosystem of Thai Binh province
and oriented rational utilization


The content of the resulting report presents data on the current situation, as well as the potential for sustainable use of mangrove ecosystem of Thai Binh province in which the emphasis on ecology of tropical mangrove estuaries of the coastal provinces, analyzing the basic structure, resource value, ecological function and the solution... try to resolve the conflict between maintaining sustainable ecosystems and use of resources, find out how to manage up priority ecological resources to address the demands of modern society and, later, while confirming the capacity to store, renewable resources consistent with the protection and restoration of ecosystem diversity this variety.

9. Xây dựng bản đồ định hướng cải tạo cảnh quan
theo chức năng sinh thái môi trường sông Phan

Lưu Đức Hải 1, Trần Văn Thụy1, Nguyễn Đức Toàn2, Nguyễn Mạnh Khải1, Nguyễn Hoàng Liên1, Vũ Thu Hiền1, Trần Thị Kim Lan1


1Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

2Bộ Tài nguyên và môi trường



Sông Phan có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống cũng như trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội của người dân địa phương trong lưu vực. Tuy nhiên trong những năm gần đây, sự suy thoái chất lượng nước và môi trường sông Phan đã đặt ra mục tiêu đánh giá lại môi trường sông Phan nhằm cải tạo lại các cảnh quan ven bờ sông theo các chức năng sinh thái môi trường. Đáp ứng yêu cầu này, kết quả nghiên cứu của bài báo đã đưa ra hiện trạng của 19 đơn vị cảnh quan, phân tích, đánh giá và định hướng cải tạo chúng phù hợp với chức năng môi trường của từng khu vực từ thượng lưu, trung lưu tới hạ lưu sông Phan. Các đơn vị cảnh quan và một số nội dung đánh giá môi trường khác đồng thời được thể hiện trên bản đồ chuyên đề có tỷ lệ gốc 1/25000. Đây là tư liệu hữu ích cho địa phương trong rà soát và định hướng qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.


tải về 365.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương