Tài liệu tuyên truyền lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam Lào (1930-2007)



tải về 0.7 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích0.7 Mb.
#35407
1   2   3   4   5   6   7

3. Ý nghĩa và bài học lịch sử

Ý nghĩa lịch sử

- Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh vô địch của hai dân tộc Việt Nam, Lào.

Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam nảy sinh, phát triển trong sự trùng hợp mục tiêu cách mạng và tình nghĩa của hai dân tộc láng giềng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; bình đẳng, hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó đã trở thành động lực mạnh mẽ, là cội nguồn sáng tạo và niềm tin tất thắng, biến sức mạnh tổng hợp của hai dân tộc trở thành sức mạnh vô địch của sự nghiệp, giải phóng và phát triển đất nước từ nô lệ, bị chia cắt, nghèo nàn, lạc hậu trở thành những dân tộc độc lập, tự do, thống nhất, có vị trí xứng đáng trong khu vực và quốc tế.

- Đứng ở vị trí chiến lược của vùng Đông Nam Á, nơi đối đầu quyết liệt giữa phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, hoà bình và tiến bộ xã hội với các thế lực xâm lược, khối đại đoàn kết Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trở thành lực lượng vững mạnh, chặn đứng, làm thất bại những mưu đồ và hành động của kẻ thù, góp phần quan trọng tạo dựng môi trường hoà bình, hợp tác, hữu nghị giữa các quốc gia Đông Nam Á.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa vùng Đông Nam Á phát triển mạnh. Việt Nam và Lào tuy đã giành được độc lập, nhưng ngay sau đó, bị quân đội Pháp kéo tới xâm lược. Chúng đã vấp phải cuộc kháng chiến liên minh của nhân dân Việt Nam và Lào. Chiến tranh xâm lược kéo dài và hiện rõ sự thất bại của thực dân Pháp. Đế quốc Mỹ thay chân Pháp hòng áp đặt chủ nghĩa thực dân mới tại miền Nam Việt Nam và Lào; thành lập liên minh quân sự chống phe xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc.

Với sức mạnh đoàn kết dân tộc, đoàn kết Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, quân và dân Việt Nam, Lào đã đánh bại các cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ; đồng thời đập tan mưu đồ phá hoại của các thế lực thù địch; góp phần tạo lập môi trường hoà bình, hợp tác, hữu nghị giữa các quốc gia Đông Nam Á.

- Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là một tấm gương mẫu mực, thuỷ chung, trong sáng, vững bền, chưa từng có trong quan hệ giữa các dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do, hoà bình và tiến bộ xã hội.

Trong lịch sử thế giới từ xưa tới nay đã xuất hiện nhiều hình thức liên minh, đồng minh, hợp tác hoặc hình thành các cộng đồng quốc gia.

Nhưng xét về mọi phương diện, chỉ có mối quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam mới mang đầy đủ các yếu tố ưu việt về tính cách mạng và nhân văn dựa trên cơ sở lý luận đúng đắn và nguyên tắc, phương pháp hợp lý về xây dựng, phát triển mối quan hệ quốc gia - quốc tế, được lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước đồng thuận và cùng chung sức thực hiện, mang lại những thành tựu to lớn và tiến bộ vượt bậc về mọi mặt cho cả hai dân tộc. Tất cả hợp thành một tấm gương mẫu mực, thủy chung, trong sáng, bền vững, chưa từng có trong quan hệ giữa các dân tộc trên thế giới.

Bài học lịch sử

- Xác định đúng đắn hệ thống quan điểm lý luận về mối quan hệ dân tộc và quốc tế trong thời đại mới giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.

Từ khi bị thực dân Pháp xâm lược và thiết lập chế độ thuộc địa tại Việt Nam và Lào, nhân dân hai nước đã giúp đỡ nhau chống kẻ thù chung tại một số vùng và một số cuộc khởi nghĩa; chưa xuất hiện lý luận dẫn đường và cơ quan lãnh đạo quan hệ đoàn kết của hai dân tộc.

Với trách nhiệm cao đối với cách mạng Đông Dương và năng lực sáng tạo lý luận cách mạng kiệt xuất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xuất những quan điểm cơ bản về cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, Campuchia, Lào, bao hàm cả nội dung quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Đó là cách mạng của các dân tộc ở Đông Dương được tiến hành theo quan điểm cách mạng triệt để, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Sức mạnh tạo nên thắng lợi của sự nghiệp đó là khối đại đoàn kết nhân dân Đông Dương và sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế.

Người nhấn mạnh, phải hết sức tôn trọng nguyên tắc "dân tộc tự quyết", quyền độc lập, tự do của các dân tộc ở Đông Dương. Và phải coi việc Việt Nam giúp cách mạng Lào là thực hiện nghĩa vụ quốc tế, hơn thế nữa đó là "Giúp bạn là mình tự giúp mình". Hai Đảng, hai dân tộc Việt Nam, Lào coi đó là nền tảng tư tưởng và phương pháp ứng xử của quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.

Những quan điểm trên thể hiện rõ ràng, đúng đắn nguyên tắc dân tộc tự quyết và chủ nghĩa quốc tế trong sáng, biến những hy sinh cao cả mà hai bên dành cho nhau như là lẽ sống bình dị.

Tư duy và hành động đó càng có ý nghĩa khi ngày nay trên thế giới xuất hiện xu thế hòa bình, độc lập, dân chủ, hợp tác và phát triển, nhưng vẫn diễn ra những cuộc đấu tranh dân tộc, chiến tranh cục bộ, tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo, tài nguyên và cạnh tranh kinh tế rất phức tạp.

- Xác định nội dung, phương thức xây dựng quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là cơ sở thực hiện các nhiệm vụ cách mạng do hai bên xác lập.

Trên cơ sở những quan điểm, nguyên tắc và phương pháp tiến hành liên minh, hợp tác giữa hai dân tộc, hai bên cùng ra sức thực hiện các nhiệm vụ cách mạng do lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Lào đề ra với sự cố gắng cao nhất của mình và thu được nhiều thắng lợi rực rỡ. Tại cuộc hội đàm giữa đại diện hai Trung ương Đảng năm 1971, đồng chí Cayxỏn Phômvihản nói: “tuy Việt Nam có khó khăn nhưng đã không tiếc gì với Lào, chính cái đó đã góp phần tăng cường đoàn kết giữa hai Đảng. Đây là quan hệ đặc biệt trên thế giới không đâu có (BBS nhấn mạnh)”[17].

Cảm ơn và đáp lại lời nói chân tình đó của đồng chí Cayxỏn Phômvihản, đồng chí Lê Duẩn phát biểu: “Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu cho cách mạng Lào, nhân dân Lào cũng hy sinh tính mạng và của cải để giúp đỡ cách mạng Việt Nam. Hai Đảng, hai dân tộc chúng ta giúp đỡ lẫn nhau, nếu chỉ thấy sự giúp đỡ của một bên là không đúng (BBS nhấn mạnh). Đảng chúng tôi luôn luôn giáo dục cho cán bộ, đảng viên Việt Nam hiểu rõ điều đó”[18].

Trong những năm tháng cùng nhau hoạt động, cán bộ và nhân dân Việt Nam, Lào luôn luôn tôn trọng độc lập, chủ quyền, phong tục tập quán của nhau, tin yêu giúp đỡ nhau; thật lòng tự phê bình, phê bình để cùng tiến bộ và phát triển nội lực của mỗi bên… Do vậy, những thành quả cách mạng của hai nước cũng in đậm giá trị cách mạng và nhân văn của quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, không chỉ cho hiện tại mà cần bảo vệ, phát huy cao hơn nữa trong tương lai.

- Tình cảm cách mạng thủy chung, trong sáng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào là một nhân tố trọng yếu tạo nên độ bền vững và phát triển của mối quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.

Hiện thực lịch sử cho thấy độ bền vững và phát triển của quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam chịu tác động quan trọng và trực tiếp của tình cảm thủy chung, trong sáng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Tình cảm đó bắt nguồn từ đạo đức cách mạng của đảng viên, từ phẩm chất trong sạch và năng lực tương xứng với nhiệm vụ của người lãnh đạo và cũng là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân mà Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào cần giữ gìn và phấn đấu thực hiện như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn.

Trong môi trường hoạt động hiện nay của đảng viên, có nhiều thuận lợi nhưng cũng đầy cám dỗ tiêu cực. Tất cả đều đòi hỏi ở sự tự giác của mỗi đảng viên và sự giáo dục, kiểm tra của tổ chức đảng, gắn liền với việc giữ vững các nguyên tắc xây dựng đảng và nâng cao bản lĩnh, năng lực lãnh đạo của Đảng; đồng thời cần nhận thức đầy đủ và thực hiện đúng trách nhiệm của cá nhân và tổ chức trong việc bảo vệ, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam vì lợi ích quốc gia và quốc tế.

- Khai thác, phát huy các nhân tố, điều kiện cần thiết để xây dựng, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.

Việt Nam và Lào sống bên nhau tại hai triền đông và tây Trường Sơn hùng vĩ, rất thuận lợi cho sự phát triển phong phú của động vật, thực vật, lại được bổ sung bởi nhiều hang động, rừng nguyên sinh kỳ thú, thuận lợi cho du lịch. Nơi đây có nhiều sông suối chảy dốc từ núi cao đổ xuống, tạo lợi thế cho khai thác thủy điện. Trường Sơn còn là một tường thành vững chắc cho quân và dân hai nước nương tựa nhau chống giặc ngoại xâm.

Về kinh tế, hai nước có thể bổ sung cho nhau lợi thế về biển cả của Việt Nam, đường bộ của Lào đi sâu vào lục địa châu Á, cùng các nguồn tài nguyên phong phú do mỗi nước quản lý.

Ngoài những điều kiện trên, hai nước Việt Nam, Lào có một ưu thế nổi trội vô cùng quý giá là quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam mà hai Đảng, hai dân tộc cần luôn luôn vun đắp, bảo vệ và phát huy trong mọi hoạt động chính trị, tư tưởng, kinh tế, quốc phòng - an ninh, ngoại giao, văn hoá, giáo dục và đào tạo nhân lực, nhân tài.



II. PHẤN ĐẤU ĐƯA QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO, LÀO - VIỆT NAM LÊN TẦM CAO MỚI

Những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới và những chuyển biến quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong những năm qua đã tạo nên những điều kiện vật chất to lớn thúc đẩy việc tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong giai đoạn mới.

Để tăng cường hợp tác toàn diện, đưa quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam lên tầm cao mới, cần bổ sung và điều chỉnh cơ chế, chính sách, chương trình và tổ chức chỉ đạo hợp tác cho phù hợp với thực tế và những đòi hỏi mới của sự hợp tác toàn diện giữa hai nước. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế, khu vực hiện nay và những năm tới, càng cần phải đẩy nhanh việc điều chỉnh kịp thời, linh hoạt các nội dung đã thỏa thuận bằng các văn bản hợp tác nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, đơn vị hợp tác thực hiện có hiệu quả những mục tiêu chiến lược đã đặt ra.

Trong quá trình tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện, hai bên cần luôn luôn tôn trọng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại của nhau.

Trong quan hệ hợp tác kinh tế sắp tới cần phải chú trọng tính thực chất, hiệu quả và chất lượng. Có nghĩa là, các chương trình hợp tác, nhất là từ phía Việt Nam (các dự án của Việt Nam đầu tư vào Lào) phải phù hợp với yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia của Lào. Việt Nam cần ưu tiên các dự án hợp tác với Lào phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển của Lào đã được vạch ra tại các kế hoạch năm năm 2006-2010 và tầm nhìn đến 2020 của Lào. Đó là các dự án hợp tác về phát triển thủy điện với Lào, dự án xây dựng đường giao thông ra biển; các dự án hợp tác trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Việt Nam và Lào cần phải phát huy quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt trở thành động lực thúc đẩy ngày càng mạnh mẽ hợp tác toàn diện, đặc biệt là hợp tác kinh tế phục vụ mục tiêu phát triển của mỗi nước, đưa hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong thời gian tới ngang tầm với quan hệ truyền thống đặc biệt giữa hai nước.

Tính chất đặc biệt của quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam khác căn bản với các quan hệ đối tác thông thường ở chỗ nó là quan hệ hợp tác toàn diện bao gồm cả chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa... và ưu tiên, ưu đãi cho nhau cao hơn cả các quan hệ song phương khác. Cần có một nhận thức thống nhất của cán bộ và nhân dân hai nước về tính chất đặc biệt này. Cả hai bên cần có tầm nhìn rộng hơn, toàn diện và lâu dài hơn chứ không chỉ ở các lợi ích kinh tế thuần túy và ngắn hạn.

Để tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong giai đoạn mới, cần tập trung tiếp tục thực hiện những định hướng lớn đã được thỏa thuận giữa hai Bộ Chính trị, tháng 1 năm 2008 tại Viêng Chăn và tiếp tục thực hiện sáu chương trình mục tiêu đã được thỏa thuận tại Hiệp định hợp tác giữa hai Chính phủ giai đoạn 2006-2010. Thực hiện thắng lợi chương trình hợp tác giai đoạn 2006-2010 sẽ tạo những tiền đề vật chất cần thiết cho việc xây dựng chiến lược hợp tác Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020.

Định hướng cơ bản của chiến lược hợp tác Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam giai đoạn 2011-2020 là: “Phát huy truyền thống quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trở thành động lực tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong hợp tác kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập của mỗi nước”. Trong đó, không ngừng nâng cao nhận thức và làm sâu sắc thêm quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật tạo sự chuyển biến mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế ngang tầm với quan hệ truyền thống giữa hai nước. Thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo: coi trọng, phát triển và củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước và coi đây là nhiệm vụ có tầm chiến lược to lớn, thiết thực phục vụ lợi ích bảo đảm ổn định an ninh chính trị và phát triển của mỗi nước. Coi hợp tác và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ chiến lược lâu dài giữa hai nước nhằm hình thành một thế hệ mới kế cận có đầy đủ năng lực và nhận thức một cách sâu sắc về mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước, tạo lòng tin vững chắc, lâu dài lẫn nhau, góp phần tăng cường tính bền vững trong mối quan hệ giữa hai Đảng và hai Nhà nước. Đặc biệt coi trọng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị, nhất là đội ngũ cán bộ các cấp của các địa phương Lào, cán bộ làm việc ở các dự án giữa hai nước; kết hợp hài hòa giữa đào tạo và bồi dưỡng, giữa số lượng và chất lượng, giữa đào tạo chính quy các bậc học với đào tạo nghề.

Thường xuyên phối hợp và cụ thể hóa quan điểm về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trên tinh thần các tuyên bố chung và thỏa thuận cấp cao giữa lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước vào các nội dung hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật giữa hai nước. Từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và tinh thần quan hệ đặc biệt theo luật pháp của mỗi nước trên cơ sở những nội dung sau:

- Tiếp tục đầu tư và phát huy những tiềm năng, lợi thế của hai nước nhằm bổ sung nguồn lực cho nhau, phù hợp với mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước theo từng giai đoạn, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Lào trong 10 năm tới, đưa nước Lào thoát khỏi nước kém phát triển vào năm 2020.

- Phấn đấu tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 2 tỷ USD vào năm 2015 và 5 tỷ USD vào năm 2020. Quan tâm đặc biệt tới việc bảo đảm kết nối giao thông đường bộ trên các trục huyết mạch và các tuyến kết nối qua biên giới với các cảng biển của Việt Nam để phục vụ đầu tư, thương mại và hội nhập giữa hai nước trên nguyên tắc đầu tư đồng bộ và đồng thời giữa hai bên.

- Tăng cường và nâng cao vai trò hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các bộ, ngành, tổ chức, địa phương và doanh nghiệp hai nước. Gắn phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh, đặc biệt là các địa phương có chung đường biên giới nhằm phát triển các địa phương khu vực biên giới trở thành hậu phương chiến lược vững chắc, ổn định, hòa bình, hữu nghị, hợp tác lâu dài, tạo sự gắn bó, tin tưởng lẫn nhau lâu dài.

- Hai bên phối hợp chặt chẽ việc rà soát bổ sung, sửa đổi các văn bản thỏa thuận, phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách mới phù hợp với luật pháp và tình hình thực tế mỗi nước, thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước và thông lệ quốc tế, tạo sự chuyển biến trong hợp tác kinh tế cũng như hội nhập quốc tế và khu vực của mỗi nước.

- Phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các cam kết và có sự đồng thuận trong các khuôn khổ hợp tác đa phương đối với những vấn đề có liên quan đến hai nước.

Trên cơ sở những kết quả to lớn của sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam những năm qua, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước thống nhất đặt ưu tiên cao nhất cùng phấn đấu nâng quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam lên tầm cao mới, theo phương châm chất lượng và hiệu quả, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, tăng trưởng kinh tế bền vững, hội nhập ngày càng sâu rộng và có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí trước hết tiếp tục củng cố, tăng cường sự gắn bó, tin cậy và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong những vấn đề có tính chiến lược giữa hai Đảng, hai Nhà nước; duy trì các cuộc gặp cấp cao truyền thống. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức phong phú, hiệu quả và thiết thực về mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên hôm nay và mai sau.



(Nguồn: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930-2007, Tài liệu tuyên truyền, Nxb. CTQG, H, 2012, tr.148-189).

[1]. Hồ Chí Minh: Lời phát biểu tại Hội nghị cán bộ liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào lần thứ nhất, tháng 9 năm 1952. Tài liệu lưu tại Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

[2]. Cayxỏn Phômvihản: Bài nói tại Hội nghị cán bộ toàn quốc, ngày 13 tháng 5 năm 1974. Tài liệu lưu tại Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

[3]. Hồ Chí Minh: Lời phát biểu tại Hội nghị cán bộ liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào lần thứ nhất, tháng 9 năm 1952. Tài liệu đã dẫn.

[4], 2. Tổng cục Chính trị: Đảng lãnh đạo quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2008, tr.317-318, 318.

[5]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.284.

[6]. Báo Nhân dân, ngày 2 tháng 6 năm 1971.

[7]. Trần Đương: Chủ tịch Hồ Chí Minh với Hoàng thân Xuphanuvông, Nxb. Thông tấn, Hà Nội, 2007, tr.21-22.

[8]. Xem Phumi Vôngvichít: Nhớ lại đời tôi trong quá trình lịch sử đất nước Lào (Hồi ký), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr.69.

[9], 2. Biên bản Đại hội II Đảng Cộng sản Đông Dương, lưu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

[10]. Biên bản Đại hội II Đảng Cộng sản Đông Dương, Tài liệu đã dẫn.

[11]. Đảng Nhân dân cách mạng Khơme (nay là Đảng Nhân dân Campuchia) thành lập giữa năm 1951.

[12]. Văn kiện Đảng về kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1986, t.1, tr.383.

[13]. Đại tá Phan Dĩnh: Cuộc vượt ngục kỳ diệu, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2008, tr.1.

[14]. Đảng Nhân dân cách mạng Lào - Đảng Cộng sản Việt Nam: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930-2007 - Biên niên sự kiện, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t.I, tr.482.

[15]. Cayxỏn Phômvihản: “Tình hữu nghị đặc biệt vĩ đại giữa Lào và Việt Nam mãi mãi xanh tươi, đơm hoa kết trái”. In trong Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930-2007 - Bài viết của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.452.

[16]. Lịch sử Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.238.

[17]. Trích lược một số ý kiến phát biểu của anh Bảy* và anh Ba* tại cuộc hội đàm giữa hai Trung ương Đảng, 1971. Tài liệu lưu tại Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

* Anh Bảy: đồng chí Cayxỏn Phômvihản; anh Ba: đồng chí Lê Duẩn.



[18]. Trích lược một số ý kiến phát biểu của anh Bảy và anh Ba tại cuộc hội đàm giữa hai Trung ương Đảng, 1971, Tài liệu đã dẫn.

Theo Tạp chí Tuyên giáo
Каталог: files -> thong bao -> 2012
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
2012 -> Quyết định số 220-QĐ/tw ngày 17/4/2009 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương