THÔng tin kh&cn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn mục lụC



tải về 1.51 Mb.
trang9/10
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.51 Mb.
#38090
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Hiểu thêm về tôm càng xanh

khi nuôi trên ruộng lúa

Tôm càng xanh nuôi trên ruộng lúa là mô hình đang cho thấy hiệu quả về kinh tế, nông dân nhiều nơi trong tỉnh muốn mở rộng diện tích nuôi đối tượng dễ tính và nhiều hấp dẫn này. Tuy nhiên bà con nên tìm hiểu rõ thêm về đời sống của tôm càng xanh để có sự chăm sóc tốt nhằm tăng năng suất.



Bà con cần hiểu về đời sống của tôm càng xanh để nuôi trên ruộng lúa đạt năng suất cao.

Theo các tài liệu, trong tự nhiên, vòng đời của tôm càng xanh có 4 giai đoạn rõ ràng là trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm trưởng thành. Tôm trưởng thành sống ở vùng nước ngọt, nhưng sau đó chúng di cư ra vùng nước lợ đẻ (có độ mặn 6-18‰) và ấu trùng nở ra sống phù du trong nước lợ. Khi hoàn thành 11 lần lột xác để thành tôm con thì tôm di chuyển dần vào trong vùng nước ngọt.

Về môi trường sống, tôm càng xanh là loài thích nghi với biên độ nhiệt rộng từ 18-34oC, nhiệt độ tốt nhất là 26-31oC; cần ánh sáng vừa phải, ánh sáng cao sẽ ức chế hoạt động của tôm, do vậy ban ngày tôm xuống đáy thủy vực trú ẩn, ban đêm hoạt động tìm mồi; mức pH thích hợp nhất là 6.5-8.5, pH dưới 5 thì tôm hoạt động yếu và chết sau 6 giờ. Khi gặp môi trường có pH thấp, tôm sẽ nổi đầu, dạt vào bờ, mang đổi màu, mang và các phụ bộ bị lở loét, tôm bơi lội chậm chạp và chết sau đó. Môi trường sống phải có ôxy hòa tan > 3mg/l, dưới mức này tôm hoạt động yếu, tập trung ven bờ, nổi đầu và chết sau vài giờ. Tôm cũng thích hợp ở nồng độ muối từ 0-16‰, tôm trưởng thành sinh trưởng tốt ở vùng cửa sông, ven biển.

Về giới tính, tôm đực có kích cỡ lớn hơn tôm cái, đầu ngực to hơn và khoang bụng hẹp hơn. Đôi càng thứ hai to, dài và thô. Ở con đực còn có nhánh phụ đực mọc kế nhánh trong của chân bụng thứ hai. Nhánh phụ đực bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn ấu niên khi tôm đạt kích cỡ 30mm và hoàn chỉnh khi tôm đạt 70mm. Ngoài ra, ở giữa mặt bụng của đốt bụng thứ nhất còn có điểm cứng. Cơ quan sinh dục trong của con đực gồm một đôi tinh sào, một đôi ống dẫn tinh và đầu mút. Tôm cái thường mang trứng sớm, ít ăn, chậm lớn nên có kích cỡ nhỏ hơn tôm đực, phần đầu ngực nhỏ và đôi càng thon, có 3 tấm bụng đầu tiên rộng và dài tạo thành khoang bụng rộng làm buồng ấp trứng.

Về tập tính ăn, tôm càng xanh xác định thức ăn bằng mùi và màu sắc, tìm thức ăn bằng cơ quan xúc giác (râu). Là loài ăn tạp nghiêng về động vật, thức ăn tự nhiên của chúng là các loại nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, các mảnh cá vụn, các loài tảo, mùn bã hữu cơ và cát mịn. Hình dạng và mùi vị thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hướng tôm đến bắt mồi, nên điều này rất quan trọng trong việc chế biến thức ăn cho tôm.

Tôm thường bò trên mặt đáy ao, bắt mồi nhiều vào chiều tối và sáng sớm, dùng càng nhỏ đưa mồi vào miệng. Trong thời gian ấp trứng, tôm cái có thể nhịn ăn vài ba ngày. Tôm càng xanh có đặc tính loài đáng lưu ý là nếu không đủ thức ăn, chúng hay ăn thịt lẫn nhau khi lột xác, nên khi nuôi tôm thương phẩm phải đề phòng hiện tượng này để có giải pháp thích hợp.

Tôm càng xanh trưởng thành thường kiếm ăn ở tầng đáy, tìm thức ăn bằng cơ quan xúc giác, chúng dùng râu quét ngang dọc phía trước hướng di chuyển. Trong quá trình tìm thức ăn, tôm có tính tranh giành cao, cá thể nhỏ thường tránh xa đàn hay khi tìm được một miếng thức ăn thì di chuyển đi nơi khác, trong khi đó con lớn vẫn chiếm chỗ và đánh đuổi tôm nhỏ. Ngoài ra, tôm còn ăn đồng loại khi thiếu thức ăn hay bị mềm yếu nên trong vùng nuôi cần có những bó chà để tôm trú ngụ khi lột.

Về lột xác, giống như các loài giáp xác khác, để sinh trưởng, tôm càng xanh đều phải lột vỏ theo chu kỳ, sau mỗi lần lột xác là sự gia tăng đột ngột về kích thước và trọng lượng. Tốc độ sinh trưởng của tôm đực và cái gần như tương đương nhau, cho tới khi chúng đạt kích cỡ 35-50g, sau đó khác nhau rõ theo giới tính, tôm đực sinh trưởng nhanh hơn tôm cái và đạt trọng lượng có thể gấp đôi tôm cái trong cùng một thời gian nuôi, nên có hiện tượng thường thấy trong nuôi tôm càng xanh là sự phân đàn khá rõ, kể cả trong cùng một nhóm giới tính. Đây là ưu điểm của tôm càng xanh toàn đực.

Chu kỳ lột xác của tôm càng xanh sẽ tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng, tình trạng sinh lý, điều kiện dinh dưỡng, điều kiện môi trường… Khi tôm tích lũy đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng và tới chu kỳ lột xác thì lớp vỏ mới hình thành dần dưới lớp vỏ cũ, lớp này rất mỏng, mềm. Khi lớp vỏ mới phát triển đầy đủ thì tôm tìm nơi vắng và giàu ôxy để lột vỏ. Khi lớp vỏ cũ lột đi, vỏ mới còn mềm và co giãn được. Dưới áp lực của khối mô cơ lâu ngày bị ép bởi lớp vỏ cũ, cơ thể tôm bấy giờ giãn nở, lớn lên nhiều và khác hẳn với lúc trước khi lột xác. Lớp vỏ mới cứng dần sau 3-6 giờ và tôm sẽ hoạt động lại bình thường sau đó.

(Nguồn:baoanhdatmui.vn)



Một số lưu ý nuôi ghép cua đồng

và cá chạch đồng

Phòng Kinh tế và Hạ tầng phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Mỏ Cày Bắc xây dựng mô hình nuôi cua đồng và cá chạch đồng trong ruộng lúa tại xã Tân Phú Tây với diện tích 0,3ha, trong đó diện tích ao nuôi là 0,1ha, ruộng nuôi 0,2ha. Kết quả bước đầu đã giúp người dân tăng thu nhập, thoát nghèo.

Chuẩn bị ruộng nuôi

Cua đồng và cá chạch đồng có đặc điểm chung là hoạt động về đêm, không thích ánh sáng mạnh nên ban ngày chỉ ở trong hang hoặc rúc dưới bùn, ít ra ngoài, chỉ khi trời tối mới ra ngoài kiếm ăn. Thức ăn chủ yếu của hai loài này là tôm, tép, ốc… Nhiệt độ nước có thể sinh trưởng và phát triển từ 20-300C, tốt nhất là từ 25-270C, độ pH từ 6,5-8. Cá chạch đồng và cua đồng sinh trưởng, phát triển mạnh và sinh sản nhiều từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm. Để cá chạch đồng và cua đồng sinh trưởng và phát triển tốt, không bị hao hụt thì phải chuẩn bị ruộng nuôi thật tốt trước khi thả giống.

Bờ ruộng cần chắc chắn, bằng phẳng, giữ nước tốt, cấp thoát nước thuận lợi và xung quanh ruộng nuôi cần được che chắn bằng nylon hoặc lưới cước chôn sâu xuống khoảng 30-40cm và cao lên 40-50cm tính từ mặt bờ ruộng, bốn góc lượn hình cung để phòng tránh cua và cá chạch đi ra ngoài khi trời mưa làm ngập bờ. Đào mương bao quanh chạy xung quanh ruộng nuôi với kích thước sâu 0,7- 1m, rộng 0,8-1m. Trồng các loại cỏ như: bèo, rau muống, lục bình… khoảng 1/3 diện tích mặt nước để cua và cá chạch trú ẩn khi trời nóng hoặc lạnh. Mặt ruộng cần hơi dốc để thuận tiện cho việc thoát nước và thu hoạch.

Trước khi thả nuôi 1-2 tuần, tiến hành tát cạn nước trong ruộng và bón từ 7-10kg vôi/100m2, phơi nắng từ 3-5 ngày, sau đó thì cho nước vào ao nhưng không tràn lên ruộng, tiến hành gây màu nước bằng cách bón phân chuồng hoặc phân hóa học để tạo nguồn động vật phù du làm thức ăn cho con giống mới thả.



Con giống và thức ăn

Do nguồn giống cua và chạch đồng chủ yếu phụ thuộc vào giống tự nhiên là chính nên khi thả cần lựa chọn kích cỡ giống để tránh chúng ăn thịt lẫn nhau. Chạch đồng: khỏe mạnh, cỡ đồng đều 150-200 con/kg, sáng bóng, không mất nhớt, không bị trầy xước, bơi lội hoạt bát. Cua đồng: khỏe mạnh, cỡ đồng đều 150-160 con/kg, không gãy càng, mai sáng bóng, không bị đóng rong. Mùa thả giống thích hợp là từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Mật độ thả ghép cua đồng và cá chạch đồng từ 10-15 con/m2 (trong đó cua 10 con/m2, chạch 5 con/m2). Thức ăn của cua và cá chạch có thể là thức ăn công nghiệp dạng viên, ngoài ra có thể bổ sung thêm nguồn thức ăn cám gạo, bột bắp trộn với cá tạp, ốc bươu vàng băm nhỏ… Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều tối. Cần lưu ý, sau khi thả giống 2-3 ngày thì mới bắt đầu cho ăn.



Quản lý ruộng nuôi

Cua, chạch đều là loài sống chui rúc nên nhu cầu hàm lượng oxy không cần cao. Mực nước trong ruộng nuôi nên duy trì từ 0,1-0,2m, tại mương nuôi từ 0,6-0,8m. Một tuần đến nửa tháng nên tháo cạn và phơi ruộng cho se mặt khoảng 2-3 ngày sau đó mới cấp nước mới vào. Mục đích giúp cua lột vỏ và phòng bệnh cho cá chạch không bị các mầm bệnh tấn công. Định kỳ 10-15 ngày dùng vôi với liều lượng 10-20kg/1.000m2 hòa với nước ao để xử lý sát trùng nước, ổn định độ pH ao nuôi và ngăn ngừa các loại bệnh ký sinh làm ảnh hưởng đến sức khỏe cua, chạch. Vào đầu mùa mưa hoặc những ngày mưa bão liên tục dùng vôi với liều lượng 10-20kg/1.000m2 rải đều khắp bờ ao. Thường xuyên kiểm tra hệ thống ao nuôi như kiểm tra cống thoát nước, lưới rào quanh bờ... đặc biệt là vào những tháng mưa gió và bão lũ kết hợp với việc vệ sinh bờ ao.



Sau 5-6 tháng nuôi, khi cá chạch đạt 50-55 con/kg, cua đạt 45-50 con/kg có thể tiến hành thu hoach. Nếu thu tỉa, đặt rọ có chứa mồi vào vị trí cho ăn vào thời điểm chiều tối hôm trước, sáng hôm sau vớt rọ thu những con đạt, những con nhỏ thả xuống tiếp tục nuôi. Nếu thu toàn bộ cá chạch đồng, trước khi thu hoạch ngừng cho ăn 1-2 ngày, rút nước từ từ để cá chạch đồng bơi theo dòng nước, ở chỗ cống thoát nước đặt lưới hoặc rọ để thu hoạch. Khi thu hoạch cần chọn những con to, khỏe hoặc đang mang trứng nuôi tiếp để cho chúng sinh sản lấy giống cho vụ nuôi tiếp theo.

Mai Đông Vũ

Trạm Khuyến nông

Mỏ Cày Bắc

(Nguồn:baodongkhoi.com.vn)


THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG KHCN

Ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất

sản phẩm và thương mại hóa các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững

Vừa qua, Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành tỉnh đã tổ chức nghiệm thu dự án “Ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất sản phẩm và thương mại hóa các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững” làm cơ sở để nghiệm thu cấp bộ trong thời gian tới. Dự án thuộc chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015” do CN Phạm Văn Đồng-Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN (Trung tâm) làm chủ nhiệm, thực hiện dưới sự chuyển giao công nghệ từ Bộ môn vi sinh vật, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa trong thời gian 36 tháng, bắt đầu tháng 4/2013. Tổng kinh phí 4 tỷ đồng.





Hình bao bì sản phẩm phân vi sinh Compost maker. Ảnh Văn Đồng-TTƯD.

Với mục tiêu là tiếp nhận công nghệ và xây dựng cơ sở sản xuất chế phẩm sinh học quy mô công nghiệp với hệ thống các trang thiết bị đồng bộ, phù hợp với điều kiện địa phương tạo sản phẩm có chất lượng và giá thành hợp lý phục vụ phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bến Tre. Thông qua dự án đã xây dựng nhà xưởng, lắp đặt trang thiết bị, đào tạo tập huấn cho cán bộ, kỹ thuật viên của Trung tâm. Bên cạnh đó, dự án đã tổ chức thành dây chuyền công nghệ sản xuất theo quy trình từ khâu xử lý nguyên liệu đến khâu thành phẩm đóng gói sản phẩm. Qua đó Trung tâm đã sản xuất được 50 tấn sản phẩm phân hữu cơ vi sinh và 3 tấn chế phẩm sinh học (1 tấn chế phẩm vi sinh vật chức năng, 1 tấn compost maker, 1 tấn chế phẩm trichoderma). Các sản phẩm này đều được Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam kiểm định và đạt các chỉ tiêu kỹ thuật về chất lượng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngoài ra, trong khuôn khổ dự án Trung tâm đã chuyển giao công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh cho Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN tỉnh An Giang đã ứng dụng thành công và đưa vào sản xuất.

Trong các sản phẩm của dự án mà Trung tâm thực hiện đều được khảo nghiệm thông qua các mô hình trồng bưởi da xanh ở Châu Thành, Mỏ Cày Bắc, Chợ Lách (Bến Tre) và có mô hình đối chứng, mô hình trồng cà chua được khảo nghiệm ở Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, rau và hoa (Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng). Đối phân hữu cơ vi sinh được kiểm nghiệm trên cây ca cao và cây bưởi da xanh, kết quả bước đầu cho thấy cây có bón phân hữu cơ vi sinh với liều lượng như quy trình đưa ra cho năng suất cao hơn so với đối chứng 10-20%, cây sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, ca cao hạt chắc, bưởi thì vỏ quả sáng đẹp, ít hạt,…. Riêng đối với cà chua, khi bón bổ sung phân hữu cơ làm tăng năng suất so với đối chứng 2,18-3,14 tấn/ha/vụ.

Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp với Viện Thổ nhưỡng Nông hóa tổ chức 4 lớp tập huấn, 2 cuộc hội thảo cho 300 người ở Châu Thành, Chợ Lách, Ba Tri, Mỏ Cày Bắc về sử dụng phân đúng cách; tập huấn cho cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khuyến nông viên về ủ phân compost từ nguồn nguyên liệu địa phương, quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nguyên liệu địa phương.

Có thể nói, thành công của dự án đã tạo ra sản phẩm mới phục vụ sản xuất nông nghiệp góp phần phát triển nền nông nghiệp của tỉnh theo hướng bền vững. Sản phẩm phân hữu cơ vi sinh, chế phẩm sinh học do “Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Bến Tre” sản xuất càng tăng thêm lòng tin cho người sử dụng, sau khi được chứng nhận hợp quy cho các sản phẩm đơn vị tiếp tục mở rộng thị trường sang các tỉnh lân cận. Mặc khác, theo đánh giá của các thành viên hội đồng, đơn vị chủ trì hoàn toàn có khả năng làm chủ được công nghệ, sản phẩm phù hợp với điều kiện ở địa phương, giá thành hợp lý giúp người dân ứng dụng rộng rãi các sản phẩm sinh học vào các hoạt động sản xuất, bảo vệ môi trường, có hiệu quả kinh tế, có khả năng duy trì và nhân rộng góp phần nâng cao đời sống của người dân vùng nông thôn.



tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương