THÔng tin kh&cn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn mục lụC


Sử dụng bã thải mùn cưa trồng nấm để nuôi trùn quế



tải về 1.51 Mb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.51 Mb.
#38090
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
3. Sử dụng bã thải mùn cưa trồng nấm để nuôi trùn quế

Một hỗn hợp gồm cám gạo, cám bắp, bánh dầu, bột cá cùng một số chủng vi sinh đặc biệt được trộn vào mùn cưa thải, chúng sẽ phân huỷ và biến mạt cưa trở thành một loại thức ăn dinh dưỡng, phù hợp với khẩu vị của trùn quế. Trùn quế được nuôi bằng mùn cưa thải sau trồng nấm có tỉ lệ sống sót và trưởng thành đạt 100%, tương đương với nuôi bằng phân chuồng. Điều đặc biệt nhất là số mùn cưa thải sau trồng nấm được trùn tiêu hóa trở thành một loại phân bón sạch hay còn được gọi là phân trùn. Bà con nên lưu ý, phân trùn quế có rất nhiều loại dinh dưỡng khác nhau nhưng hàm lượng mỗi thành phần thì rất ít. Chính vì vậy, phân trùn quế không dùng để bón mà dùng để tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển. Khi vi sinh vật phát triển thúc đẩy phân giải đạm, lân và kali khó tan tạo môi trường đất xung quanh vùng rễ tơi xốp, môi trường xung quanh vùng rễ tốt sẽ giúp cho cây dễ hấp thụ dinh dưỡng, cây dễ hấp thụ dinh dưỡng sẽ cần ít phân bón hơn và khỏe mạnh hơn, cây khỏe mạnh sẽ kháng bệnh tốt và lớn nhanh.



4. Sử dụng bã thải trồng nấm làm giá thể để trồng rau, hoa trong chậu, trồng gừng trong bao

Giá thể sau trồng nấm đã qua xử lý và phối trộn với các dinh dưỡng cần thiết đạt được các tiêu chí như: giữ ẩm, thấm nước đều, nồng độ pH trung tính, nhẹ, giá thành thu mua rẻ và an toàn cho môi trường. Các loại rau, cải bắp và các giống hoa Lily, Tulip, Thược dược, Cúc trồng trong chậu rất phù hợp với giá thể nấm, phù hợp với xu hướng xuất sản nông nghiệp đô thị hiện nay. Phương pháp này nhằm sản xuất giá thể sạch phục vụ trồng rau an toàn và hoa tươi. Từ các mô hình thí điểm và đối chứng so sánh giữa trồng rau, trồng hoa trên đất và trồng trên giá thể từ bã thải nấm đã được xử lý cho kết quả năng suất cây rau và hoa cao hơn nhiều lần theo hình thức trồng thông thường.

Năm 2016, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Bến Tre đã thí nghiệm thành công việc tận dụng nguồn bã thải sau trồng nấm Linh Chi ủ đống với nước vôi 3% trong 3-4 ngày, sau đó được xử lý bằng chế phẩm và chế phẩm sinh học EM để tạo giá thể trồng gừng cao sản đạt năng suất khá cao.

Các phương pháp xử lý bã thải sau trồng nấm được giới thiệu trên vừa tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập cho người dân, vừa giảm được khối lượng lớn bã thải sau trồng nấm, đảm bảo vệ sinh môi trường sống cho con người. Tùy vào mục đích sử dụng và điều kiện cụ thể mà chọn các phương pháp thích hợp để có hướng xử lý bã thải nấm hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho người dân trồng nấm.



Đinh Cát Điềm (tổng hợp)

Trung tâm Ứng dụng

Tiến bộ KH&CN Bến Tre

Giải pháp hạn chế rau màu chết rũ

Hiện tượng chết rũ trên cây rau màu nói chung và nhất là các cây họ cà, họ bầu bí tại các vùng chuyên canh rau màu hiện nay rất phổ biến.



Nông dân cần điều chỉnh chế độ nước tưới rau màu phù hợp, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa nước trong ruộng

Nguyên nhân do hệ rễ cây bị các vi sinh vật gây hại (nấm, vi khuẩn, tuyến trùng). Vi khuẩn héo xanh và nấm gây chết rũ trong đất trồng tồn tại nhiều ở vùng chuyên canh. Kết quả đó là do hệ sinh thái đất trồng bị phá vỡ (vi sinh vật có ích bị tiêu diệt) bởi nông dân lạm dụng phân bón hóa học và thoát ly phân hữu cơ. Mặt khác, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với số lượng lớn, các loại hóa chất trong sinh hoạt, khu công nghiệp thải ra môi trường đất, nước… cũng khiến cho vi khuẩn, nấm, tuyến trùng có hại trong đất phát triển mạnh và gây hại bộ rễ cây trồng.

Nông dân không thể tìm loại thuốc đặc trị nào để tưới gốc cho cây khỏi bệnh. Sau đây là các biện pháp khắc phục hệ sinh thái đất trồng được cân bằng:

+ Tăng cường nguồn phân chuồng hoặc hữu cơ vi sinh thay thế cung cấp cho cây trồng và tuyệt đối không lạm dụng phân hóa học để khai thác cây trồng quá mức.

+ Bổ sung thường xuyên nguồn vi sinh vật có ích (nấm đối kháng, nấm cộng sinh) qua các vụ để hạn chế vi sinh vật có hại phát triển, đồng thời giúp cây phát triển hệ rễ tốt hơn.

+ Tận dụng nguồn tàn dư cây trồng (lúa, rau màu), tiến hành ủ mục làm nguồn hữu cơ cho đất tăng độ tơi xốp, giàu mùn, thoáng khí…

+ Nếu có điều kiện nên chuyển đổi 1 vụ lúa/năm thay vì phát triển rau màu quanh năm để hạn chế lượng vi khuẩn héo xanh trong đất.

+ Không nên phát triển độc canh (1 loại cây trồng/1 chân đất). Cần linh hoạt thực hiện chế độ luân canh các cây trồng khác họ trong vùng chuyên canh rau màu.

+ Khi sử dụng phân hóa học cho rau màu cần ưu tiên loại phân tổng hợp NPK+TE thay vì sử dụng phân đơn phối trộn. Tuyệt đối không bón đạm riêng lẻ cho cây trồng.

+ Chế độ nước tưới cần điều chỉnh phù hợp với từng loại cây, từng thời kỳ. Không để tình trạng quá thiếu hay thừa nước trong ruộng. Độ ẩm đất trồng cần duy trì 75-80%.



+ Thực hiện tốt các biện pháp canh tác khi xử lý đất trồng như phơi ải hoặc ngâm nước một thời gian ngắn (10-15 ngày) trong khoảng thời gian trống giữa 2 vụ rau…

(Nguồn: nghenong.com)

1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương