THÔng tin kh&cn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn mục lụC



tải về 1.59 Mb.
trang1/12
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích1.59 Mb.
#33523
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

THÔNG TIN KH&CN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

MỤC LỤC




Trang

ĐƯỜNG LỐI- CHÍNH SÁCH

3

Kế hoạch số 5650 ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc tổ chức hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ VI năm 2016-2018

3

MÔ HÌNH HAY-CÁCH LÀM TỐT

10

Adona-dừa 2 màu, trồng 2 năm có trái

10

Liều trồng bưởi, lãi trăm triệu

12

Giống nhãn Idor cho hiệu quả kinh tế cao

14

Triệu chứng nứt trái trên cây có múi-Biện pháp phòng trừ

16

Xuất khẩu rau quả: Tiềm năng còn rộng mở, nếu…

19

Kỹ thuật trồng dưa hấu

22

Hợp tác xã rau an toàn khẳng định thương hiệu xứ Gò Công

24

Hiệu quả kinh tế từ các trang trại, gia trại

27

Nuôi bò sinh sản cho hiệu quả kinh tế cao

31

Bệnh tiêu chảy ở heo

33

Khởi nghiệp từ 4 đàn ong mật

36

Kinh nghiệm nuôi bồ câu Pháp sinh sản lãi cả tỷ mỗi năm

38

Nuôi vịt biển thu lãi trên 300.000 đồng/ngày

41

Thu nhập ổn định nhờ cách nuôi thủy sản hiệu quả

42

Quy trình kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực bán thâm canh

46

Một số thông tin kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm trong lồng đặt trong ao đất

50

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG KHCN

52

Gắn kết nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới và chuyển giao công nghệ

52

Kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp


57


ĐƯỜNG LỐI-CHÍNH SÁCH

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BẾN TRE Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 5650 /KH-UBND Bến Tre, ngày 25 tháng 10 năm 2016

KẾ HOẠCH

Tổ chức hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre

lần thứ VI năm 2016-2018

Thực hiện Quyết định số 165/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 07 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Hội thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ VI năm 2016-2017, cụ thể như sau:



I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Hội thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ VI, năm 2016-2017 ( gọi tắt là Hội thi), nhằm đẩy mạnh phong trào lao động sáng tạo, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm có sức cạnh tranh, đặc biệt là sáng tạo trong đổi mới công nghệ... của cán bộ, công nhân, viên chức, lao động và nhân dân trong toàn tỉnh, nhất là các nhà khoa học, nhà quản lý, nhất là tầng lớp trẻ, học sinh, sinh viên; phát hiện nhân tố mới trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công nghệ; thúc đẩy áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, phát triển kinh tế xã hội gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa tỉnh nhà.

- Tôn vinh các tập thể, cá nhân có sáng kiến hoặc giải phaspkyx thuật mang tính sáng tạo, hữu ích, có kar năng áp dụng rộng rãi vào đời sống, sản xuất và đem lại hiệu quả cao. Nhân rộng điển hình những nơi làm tốt; phổ, áp dụng rộng rãi các sáng kiến kỹ thuật, giải pháp đạt giải trong Hội thi vào sản xuất và đời sống.

- Chọn những sáng kiến và giải pháp kỹ thuật có giá trị cao tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 14 năm 2016-2017.



2. Yêu cầu

Việc tổ chức Hội thi phải được triển khai sâu rộng đến tất cả các cán bộ, công nhân viên chức lao động và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Công tác tuyên tuyền, phổ biến về Hội thi phải được tổ chức thường xuyên, liên tục; việc tổ chức Hội thi đảm bảo khoa học, khách quan, đúng tiến độ.

II. NỘI DUNG

Tất cả các sáng kiến và giải pháp về kỹ thuật (phương pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, dụng cụ, máy móc, trang thiết bị, phần mềm, vật liệu, hóa chất, sản phẩm mô hình sáng tạo đạt hiệu quả cao,...) phục vụ sản xuất, đời sống, kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh mang lại hiệu quả cao đều có quyền tham dự Hội thi.



1. Lĩnh vực dự thi

Các giải pháp dự thi đăng ký theo các lĩnh vực sau đây:

- Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông;

- Cơ khí và tự động hóa, xây dựng, giao thông vận tải;

- Vật liệu, hóa chất, năng lượng;

- Nông lâm ngư nghiệp, tài nguyên, môi trường;

- Y dược;

- Giáo dục và đào tạo;

- Các lĩnh vực khác (Cải cách hành chính, phát triển nông thôn...)

2. Đối tượng dự thi

Mọi tổ chức, công dân Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài đang làm việc và sinh sống hợp pháp tại tỉnh Bến Tre, không phân biệt lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ, thành phần, dân tộc có giải pháp kỹ thuật là kết quả của hoạt động sáng tạo, sáng kiến, cải tiến và ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động kinh tế - xã hội được tạo ra và áp dụng tại Bến Tre đều có quyền tham dự Hội thi.



III. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP DỰ THI

1. Tính mới, tính sáng tạo:

Giải pháp có tính mới, tính sáng tạo so với các giải pháp đã có ở Việt Nam; giải pháp dự thi không trùng với giải pháp đã được công bố trong bất kỳ nguồn thông tin nào đã có ở Việt Nam hoặc đã được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam trước ngày Ban tổ chức tiếp nhận hồ sơ dự thi.



2. Khả năng áp dụng rộng rãi:

Giải pháp dự thi đã được áp dụng hoặc đã được thử nghiệm, sản xuất thử và được chứng minh khả năng áp dụng có hiệu quả.



3. Hiệu quả kinh tế- xã hội và an ninh – quốc phòng:

Giải pháp mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cao hơn so với giải pháp tương tự đã biết ở Việt Nam, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và xã hội, trật tự, quốc phòng, an ninh.



IV. KINH PHÍ TỔ CHỨC VÀ GIẢI THƯỞNG

1. Kinh phí

- Kinh phí tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ VI năm 2016-2017, được thực hiện từ nguồn kinh phí sự nghiệp hoa học công nghệ tỉnh, do Sở Khoa học và Công nghệ dự toán năm 2016 và năm 2017 thông qua Sở Tài chính tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Đồng thời, chú trọng thực hiện vận động nguồn lực để xã hội hóa tổ chức Hội thi.



2. Giải thưởng.

Bao gồm:


- 07 giải Nhất, mỗi giải trị giá : 10.000.000đ

- 07 giải Nhì, mỗi giải trị giá : 8.000.000đ

- 14 giải Ba, mỗi giải trị giá : 5.000.000đ

- 14 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá: 3.000.000đ

Ngoài ra còn có giải thưởng sau:

- 5 giải thưởng phong trào dành cho đơn vị có nhiều giải pháp tham gia Hội thi đạt giải, mỗi giải trị giá 1.000.000 đồng (một triệu đồng);

- Ban Tổ chức sẽ chọn một số doanh nghiệp tiêu biểu ứng dụng khoa học và công nghệ đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen theo quy định.

V. ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ VÀ PHỐI HỢP

1. Đơn vị chủ trì: Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Đơn vị thực hiện:

- Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre là cơ quan thường trực;

- Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bến Tre.

3. Đơn vị phối hợp chính:

- Các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công Thương; Giáo dục và Đào tạo; Tài chính; Nội vụ (Ban thi đua khen thưởng tỉnh), Thông tin và Truyền thông; Y tế.

- Các tổ chức đoàn thể tỉnh: Tỉnh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Liên Đoàn Lao động tỉnh; Hội Nông dân tỉnh.

- Báo Đồng Khởi, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.

- Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Bến Tre.

VI. THỂ LỆ HỘI THI

Do Ban Tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ VI, năm 2016-2017 ban hành.



VII. TIẾP NHẬN HỒ SƠ DỰ THI

1. Thời gian tiếp nhận hồ sơ dự thi: Kể từ ngày ban hành Kế hoạch đến hết ngày đến hết ngày 30 tháng 5 năm 2017 (trong giờ hành chính)

2. Địa điểm tiếp nhận: Sở Khoa học và Công nghệ - Thường trực Ban Tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ VI năm 2016-2017.

Địa chỉ: Số 280, đường 3 tháng 2, phường 3, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

Điện thoại: (075) 3812629, Fax: (075) 3823179.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Khoa học và Công nghệ

- Là cơ quan Thường trực Ban Tổ chức Hội thi, chủ trì phối hợp với các ngành liên quan triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức Hội thi đạt kết quả. Tham mưu giúp Trưởng ban theo dõi, đôn đốc việc tổ chức Hội thi và tiến độ thực hiện kế hoạch này.

- Lập dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch này hàng năm và trực tiếp làm việc với Sở Tài chính để thống nhất đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định. Chủ trì thực hiện vận động nguồn lực để xã hội hóa công tác tổ chức Hội thi.

- Giúp Ban tổ chức hội thi xây dựng và ban hành Thể lệ hội thi, Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Tổ chức Hội thi; phân công trách nhiệm cụ thể các cơ quan phối hợp tổ chức Hội thi và các thành viên Ban Tổ chức Hội thi; xây dựng tiêu chuẩn đánh giá cụ thể cho các giải pháp kỹ thuật tham dự Hội thi, làm cơ sở cho quá trình tổ chức Hội thi, chấm thi và phát thưởng. Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ… trong cán bộ, nhân dân; tạo điều kiện cho các đối tượng lập hồ sơ các giải pháp dự thi đúng quy định, có chất lượng.



2. Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh

Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai, thực hiện kế hoạch tổ chức Hội thi; tích cực tuyên truyền, vận động mục đích yêu cầu và phổ biến Hội thi cho các tổ chức thành viên và trí thức trong tỉnh, theo dõi, đôn đốc việc tổ chức Hội thi và tiến độ thực hiện Kế hoạch này.



3. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân tỉnh

Tích cực chủ động phối hợp với Ban tổ chức, cơ quan Thường trực Hội thi thực hiện triển khai kế hoạch này; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Hội thi và vận động các tập thể, cá nhân tham gia dự thi.

Tăng cường vai trò Ban tổ chức Hôi thi, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức Hội thi trên địa bàn tỉnh.

4. Các sở: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Công Thương; Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Nội vụ (Ban Thi đua Khen thưởng tỉnh); Thông tin và Truyền thông; Tài chính.

Phối hợp với Ban tổ chức, cơ quan Thường trực Hội thi, các ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố thực hiện, triển khai kế hoạch này; tích cực vận động các tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý hưởng ứng và tham gia Hội thi.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị, tham mưu, tư vấn cho Ban tổ chức Hội thi về các lĩnh vực dự thi có liên quan. Giới thiệu chuyên gia tham gia Hội đồng giám khảo khi được Ban tổ chức yêu cầu.

5. Báo Đồng Khởi, Đài phát thanh và Truyền hình Bến Tre

Tích cực phối hợp với Ban tổ chức Hội thi thường xuyên tuyên truyền mục đích và Thể lệ của Hội thi; giới thiệu gương điển hình sáng tạo kỹ thuật trong mọi tầng lớp nhân dân.

Thông tin tuyên truyền và phổ biến các giải pháp sáng tạo có giá trị trong thực tiễn nhằm thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn; các cơ quan, đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tuyên truyền, vận động các tập thể, cá nhân tích cực hưởng ứng và tham gia Hội thi. Tổ chức tiếp nhận các giải pháp sáng tạo phù hợp và lựa chọn, gửi Ban tổ chức Hội thi cấp tỉnh.

Trên đây là kế hoạch tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ VI năm 2016-2017. Ủy ban nhân dân tỉnh đè nghị các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện, trong quá trình thực hiện, nếu có vướn mắc, đề nghị liên hệ Thường trực Ban tổ chức Hội thi- Sở Khoa học và Công nghệ để được hướng dẫn, hỗ trợ./.

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)


Nguyễn Hữu Phước


MÔ HÌNH HAY-CÁCH LÀM TỐT

Adona-dừa 2 màu, trồng 2 năm có trái

Sau 6 năm nghiên cứu, thử nghiệm, anh Nguyễn Chí Cường - kỹ sư nông nghiệp (ngụ phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP.HCM) cho ra đời giống dừa hai màu vàng - cam rất đẹp. Anh đặt tên giống dừa mới này là Adona và có thể sẽ xuất khẩu giống dừa này trong tương lai không xa.

Anh Cường nhận xét, dừa Adona có những ưu thế vượt trội so với các giống dừa khác cùng chủng loại như ít bị đuông dừa và bọ cánh cứng tấn công, cây phát triển nhanh, ra lưỡi mèo thì đậu trái luôn trong những đợt đầu tiên chứ không phải bỏ quày như các loại dừa khác. Đặc biệt, cây trồng chưa đến 2 năm đã cho trái và ra quày. Mỗi quày cho gần 20 trái. Trái to nhất có thể nặng đến 2kg.



Đầu tháng 9, anh đưa giống dừa mới này tham gia triển lãm tại Nhà thi đấu Phú Thọ (đường Lý Thường Kiệt, quận 10, TP.HCM) và thu hút sự quan tâm của rất nhiều khách tham quan.



Giống dừa Adona cho loại trái có hai màu sắc rất đẹp được lai tạo thành công.

Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình lai tạo giống dừa Adona, anh Cường nói: “Quỹ đất ở TP.HCM rất ít nên khó có không gian để trồng cây. Mỗi loại cây trồng lại phù hợp với một loại thổ nhưỡng khác nhau. Dừa thích hợp với môi trường gần nước như các tỉnh miền Tây. Vậy nên, để lai tạo thành công giống dừa Adona tại TP.HCM, tôi phải trải qua rất nhiều giai đoạn kỳ công nghiên cứu khác nhau”.

Từ khi anh đưa giống dừa Adona ra thị trường, nhiều nhà vườn gần xa tìm đến mua cây giống đem về trồng. Anh còn cho ra đời nhiều mô hình trồng cây theo tiêu chuẩn sạch như ổi trong chậu, thanh long, chuối năng suất cao, với bí quyết phòng chống sâu bọ tích cực như cách ly chậu cây bị bệnh, sân vườn lót gạch để giữ độ ẩm, tránh côn trùng…

Anh Cường cho biết thêm, từ ngày 10 đến 14 tháng 11, giống dừa Adona sẽ ra mắt tại Triển lãm Nông nghiệp công nghệ cao ở công viên Lê Văn Tám (TP.HCM).

Trần Phương

(Nguồn:danviet.vn)



Liều trồng bưởi, lãi trăm triệu

Mạnh dạn chặt bỏ vườn nhãn cằn cỗi, kém hiệu quả, ông Đào Văn Minh, ở ấp Quới Thạnh Đông, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành (Bến Tre) chuyển sang trồng bưởi da xanh theo quy trình VietGAP và có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Làm liều” khi chọn bưởi da xanh

Nhiều năm liền, nhãn xuồng cơm vàng ở huyện Châu Thành không còn cho thu nhập ổn định, giá cả lại thường xuyên xuống thấp nên từ năm 2004, ông Minh quyết định trồng xen cây bưởi trong vườn nhãn 8.000m2. “Lúc đó, đối với cây nhãn, tôi vẫn chăm sóc bình thường, tiền thu được khi thu hoạch tôi đem mua phân, thuốc bồi dưỡng cho cây bưởi. Cách lấy ngắn nuôi dài này khá ổn”-ông Minh chia sẻ.

Theo ông Minh, đến năm 2007, khi cây bưởi da xanh đã lớn, ông mới chặt bỏ tất cả nhãn. Được chăm sóc cẩn thận, năm 2008, vườn bưởi da xanh bắt đầu cho thu hoạch, với sản lượng 2,5 tấn, lãi 25 triệu đồng.





Ông Đào Văn Minh chăm sóc vườn bưởi của mình.

Cũng từ khi chặt hết nhãn, ông Minh tập trung mọi công việc vào chăm sóc bưởi. Cụ thể, ông lắp đặt hệ thống dẫn nước tưới cho vườn vào mùa nắng, xây dựng hệ thống đê bao xung quanh vườn bưởi ngăn triều cường gây ngập úng.



Bưởi da xanh là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bến Tre đã được Bộ NNPTNT xác định là 1 trong 12 loại cây ăn trái có tiềm năng xuất khẩu, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Năm 2009, ông vận động 51 người dân khác ở địa phương trồng bưởi da xanh, rồi thành lập tổ liên kết trồng bưởi theo quy trình VietGAP với tổng diện tích 27ha, lấy tên là Tổ hợp tác sản xuất bưởi da xanh Phú Thành. “Tổ thường xuyên họp vào tuần đầu mỗi tháng, chúng tôi trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc và vạch ra hướng đi trong thời gian tới”-ông Minh cho hay.



Lãi cao và ổn định

Đối với quy trình trồng bưởi VietGAP, ông Minh được các nhà khoa học, kỹ sư nông nghiệp thuộc Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Sở NNPTNT, Sở KHCN tỉnh Bến Tre đến tư vấn, hướng dẫn sản xuất. Sau 2 năm áp dụng quy trình sản xuất VietGAP, mô hình trồng bưởi da xanh của ông Minh và 12 nông dân khác trong Tổ hợp tác đã được Công ty CP Giám định và khử trùng FCC cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP (tổng diện tích được chứng nhận 6,1ha).

“Vườn bưởi da xanh của chúng tôi có sơ đồ, hồ sơ rõ ràng, việc chăm sóc diễn ra trong vườn đều được ghi chép lại... Đầu ra cho trái bưởi da xanh không còn là điều lo ngại vì khi thu hoạch, sản phẩm đều được các công ty bao tiêu với giá cao hơn thị trường từ 1.000 đồng/kg trở lên. Phần lớn các công ty mua để xuất khẩu” - ông Minh khoe.

Ông Minh khẳng định, nhờ áp dụng các quy trình sản xuất VietGAP, vườn bưởi da xanh cho năng suất và nguồn thu nhập tăng đáng kể. Theo tính toán, hiện mỗi vụ ông thu hoạch từ 13-14 tấn bưởi, với mức giá từ 25.000-35.000 đồng/kg. Ước tính năm 2016, trừ chi phí ông Minh lãi hơn 250 triệu đồng. Sản xuất bưởi theo VietGAP làm giảm đáng kể lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học sử dụng. Theo đó, chi phí đầu tư vườn bưởi cũng giảm so với kiểu trồng truyền thống trước đây.

Huỳnh Xây

(Nguồn:danviet.vn)



tải về 1.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương