THÔng tin kh&cn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn mục lụC


Phòng trừ bọ phấn trắng gây hại trên cà tím



tải về 1.51 Mb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.51 Mb.
#38090
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Phòng trừ bọ phấn trắng gây hại trên cà tím

Bọ phấn trắng (Bemisia tabaci Gennadius) là một trong những loài sâu hại chính gây hại trên nhiều loài cây trồng đặc biệt là cây họ cà, chúng không chỉ chích hút các chất dinh dưỡng của cây mà còn là môi giới truyền bệnh virus.



Ảnh minh hoạ

Trưởng thành của bọ phấn thoạt nhìn tưởng là thành trùng của bộ Cánh vảy nhưng chúng thuộc họ Rầy phấn (Aleyrodidae); Bộ Cánh đều (Homoptera). Bọ trưởng thành có kích thước nhỏ, dài khoảng 1mm (khoảng bằng hột é), màu vàng nhạt, trên cơ thể phủ một lớp bột màu trắng như phấn, dùng tay quơ nhẹ sẽ thấy chúng bay lên thành từng đám như bụi phấn. Trưởng thành có thể sống đến 30 ngày. Trứng có màu trắng sau chuyển màu nâu. Bọ phấn non có màu trắng hơi xanh hình oval, dài 0,3-0,6mm, giống như cái vảy, ít bò, thường cố định một chổ chích hút mô cây. Bọ trưởng thành thường hay kiếm những lá bánh tẻ đẻ trứng vào mô lá. Bọ phấn trưởng thành hoạt động rất nhanh, thường đậu mặt dưới lá, hoạt động vào sáng sớm và chiều mát. Chúng chỉ có thể bay một khoảng cách ngắn nhưng có thể phân tán trên phạm vi rộng nhờ gió. Bọ phấn thường tấn công vào mùa nóng khô.

Bọ phấn trắng gây hại nghiêm trọng trên các cây họ cà, họ bầu bí,... Cả bọ phấn non và bọ trưởng thành đều chích hút nhựa cây, chủ yếu ở ngọn và các lá non, làm lá biến vàng, khi mật độ cao gây hại nặng chỉ gân lá còn xanh, cây suy yếu, kém phát triển. Bọ phấn non chậm chạp hơn bọ phấn trưởng thành, gần như sống cố định một chổ, bám bên dưới lá cây khi chích hút nhựa cây, do đó nếu phát hiện giai đoạn này phun thuốc phòng trừ rất dễ. Bọ phấn trắng gây hại trên cà tím suốt vụ từ khi trồng cho đến khi thu hoạch. Mật số bọ phấn trắng tăng dần từ đầu vụ cho đến cuối vụ trồng.

Ngoài tác hại trực tiếp là chích hút nhựa, trưởng thành và ấu trùng bọ phấn đều có khả năng truyền bệnh virus và còn tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển.

* Biện pháp phòng trừ

Trong tự nhiên bọ phấn trắng có nhiều loài thiên dịch bao gồm các loài nấm kí sinh, ong kí sinh và cả các loài thiên địch ăn thịt, nhất là giai đoạn ấu trùng. Vì thế việc sử dụng thuốc hóa học phải thận trọng, chỉ phun khi thật cần thiết.

- Luân canh với các cây trồng khác.

- Vệ sinh đồng ruộng, tỉa bỏ các lá phía dưới gốc để vườn cây thông thoáng hạn chế nơi ẩn nấp của bọ phấn.

- Không trồng cà tím gần cạnh các cây ký chủ như cà chua, đậu, bầu bí,…

- Tiêu hủy các cây khi phát hiện có triệu chứng nhiễm virus.

- Có thể sử dụng chế phẩm sinh học nấm xanh Metarhizium anisopliae để phòng trừ bọ phấn trắng.

- Sử dụng thuốc hóa học khi mật độ bọ phấn cao. Một số thuốc phòng trừ bọ phấn như: Vimatrine 0.6L; Oshin 20WP; Chess 50 WG,...

Tuy nhiên khi sử dụng thuốc cần chú ý:

+ Bọ phấn trắng nằm ở mặt dưới lá nên khi phun thuốc phải phun kỹ mặt dưới để thuốc tiếp xúc với bọ phấn thì mới đạt hiệu quả cao.

+ Thường xuyên thăm đồng phát hiện sớm khi bọ phấn ở giai đoạn non ít di chuyển sẽ dễ nhiễm thuốc.

+ Bọ phấn trắng rất mau kháng thuốc nên cần sử dụng thuốc luân phiên.



Cà tím là loại rau được thu hoạch liên tục nên phải hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc, ưu tiên chọn những loại thuốc sinh học ít độc, thời gian cách ly ngắn. Sử dụng thuốc nên tuân thủ nguyên tắc “4 đúng”. Tuyệt đối đảm bảo đúng thời gian cách ly để giữ an toàn sức khỏe người tiêu dùng.

Nguyễn Thị Nguyệt

Chi cục TT và BVTV



Hiệu quả từ mô hình

nuôi vịt siêu thịt an toàn sinh học

Ông Nguyễn Văn Tốt ở ấp 4, xã Tân An Luông, huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long phấn khởi báo cáo về hiệu quả đạt được từ mô hình nuôi vịt siêu thịt an toàn sinh học, tại buổi hội thảo mô hình “Chăn nuôi vịt siêu thịt an toàn sinh học” do Trạm Khuyến nông huyện Vũng Liêm vừa tổ chức. Ông Tốt cho biết, gia đình ông có 3 nhân khẩu, trong đó có 2 lao động chính, thu nhập của gia đình chủ yếu dựa vào canh tác 4.000m2 đất vườn. Tuy nhiên chi phí canh tác cao, lợi nhuận không lớn nên gia đình ông gặp nhiều khó khăn. Đến tháng 4/2016, gia đình ông được UBND xã giới thiệu dự án “Hỗ trợ phát triển chăn nuôi vịt siêu thịt qui mô nông hộ theo hướng an toàn sinh học tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015-2017” do Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long làm chủ đầu tư.



Mô hình nuôi vịt siêu thịt hiệu quả.

Sau khi tìm hiểu, nắm rõ phương thức thực hiện của dự án, cũng như định mức đầu tư và hỗ trợ, ông đã tự nguyên viết đơn gởi Trạm Khuyến nông huyện đăng ký tham gia mô hình. Cuối tháng 4/2016, cơ quan khuyến nông đã tiến hành thẩm định điểm và hộ gia đình ông được chọn là 1 trong 11 điểm thực hiện mô hình của dự án tại xã Tân An Luông. Trước khi nhận vịt giống, ông được cán bộ kỹ thuật tập huấn về khâu chuẩn bị chuồng trại, cách làm đệm lót sinh học, giới thiệu một số giống vịt siêu thịt hiện có ở Việt Nam, quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng vịt thịt từ 1 đến 75 ngày tuổi, cách ghi chép sổ tay, biện pháp phòng và trị một số bệnh trên vịt. Đến cuối tháng 5/2016, gia đình ông nhận được vịt giống và thức ăn cho vịt theo định mức dự án hỗ trợ là 200 con và 340kg thức ăn hổn hợp, phần còn lại gia đình ông đối ứng. Sau 2 tháng nuôi, ông cho biết vịt khỏe mạnh, tăng trọng nhanh, tỷ lệ hao hụt 1% (do kẹt chuồng), số còn lại 98 con hiện đạt trọng lượng bình quân 3 kg/con. Với tổng chi đến thời điểm hiện tại là 14.410.000 đồng, trong vài ngày tới ông sẽ xuất bán, với giá bán hiện thương lái mua tại địa phương là 40.000 đồng/kg, như vậy ông sẽ thu về khoảng 23.670.000 đồng. Lợi nhuận ước tính đạt trên 9.200.000 đồng. Ngoài lợi nhuận đạt được, ông còn rút ra một số kinh nghiệm để chăn nuôi đạt hiệu quả cao như: Trước tiên, phải hiểu được đặc tính của từng loại con giống, nắm vững quy trình chăm sóc nuôi dưỡng. Thứ hai, tuân thủ lịch tiêm phòng, sử dụng thức ăn đạt chất lượng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Thứ ba, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, khu vực chăn nuôi riêng biệt. Đồng thời, cần chọn thời điểm nuôi phù hợp. Ông Tốt cho biết thêm, sắp tới gia đình ông sẽ mở rộng chuồng trại, đầu tư xây dựng mô hình với quy mô lớn hơn, học hỏi thêm kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi vị... Ông hy vọng rằng kinh tế gia đình sẽ tăng cao hơn từ mô hình này.



(Nguồn:nongnghiep.vn)
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương