THÔng tin kh&cn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn mục lụC


Phương pháp sử dụng bã thải trồng nấm Bào ngư, Linh chi để trồng nấm rơm



tải về 1.51 Mb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.51 Mb.
#38090
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
2. Phương pháp sử dụng bã thải trồng nấm Bào ngư, Linh chi để trồng nấm rơm

Theo nguyên lý kỹ thuật có thể dùng nhiều loại nguyên liệu để trồng nấm rơm như rơm rạ, xơ dừa, bã mía, mùn cưa, tốt nhất là rơm rạ lúa nếp, lúa mùa. Tuy nhiên, trước áp lực hiện nay nguồn nguyên liệu rơm ngày càng khan hiếm và giá thành cao do nhiều nơi phát triển chăn nuôi bò, nên việc tận dụng mùn cưa thải ra sau khi trồng nấm bào ngư, linh chi ở gia đình để trồng nấm rơm. Mùn cưa cao su là nguyên liệu chính để trồng nấm bào ngư và linh chi. Sau khi dùng xong, bã thải trồng nấm được tái sử dụng trồng nấm rơm có hiệu quả cao.

Để nâng cao năng suất nấm rơm, cần phối trộn thêm dinh dưỡng vào đống ủ mùn cưa thải như sau: phân urê, phân DAP, vôi bột, cám gạo và khoáng các loại theo tỷ lệ phù hợp. Hỗn hợp nguyên liệu đã xử lý phối trộn được tạo thành các mô nấm dạng hình thang, mỗi mô nấm có chiều ngang từ 4-5cm, chiều dài 60-120cm, cao 40cm, sắp xếp trong lán trại có mái che, xung quanh che chắn bằng bạt và lắp đặt hệ thống phun tưới. Sau khi cấy meo giống nấm rơm thì tiến hành chăm sóc các mô nấm. Tùy theo mùa nắng, mưa mà điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ cho thích hợp vì nấm rơm rất ưa nhiệt độ và ẩm độ cao vì đó là hai khâu quan trọng nhất, đảm bảo thành công trong quá trình ủ và ra quả thể nấm rơm đạt theo yêu cầu.

Việc trồng nấm rơm từ bã nấm bào ngư ít tốn chi phí so với trồng nấm rơm từ rơm rạ. Bởi với phương pháp này, thu hoạch nhanh, năng suất đạt cao hơn so với cách làm truyền thống, người trồng có thể chủ động được nguồn nguyên liệu. Bên cạnh đó, nhà kín sử dụng để trồng nấm rơm tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, được trang bị từ việc tận dụng nhà kho, các trại được xây dựng bê tông, vách lá hay bằng chất liệu cây tạp, tre, trúc, tầm vông.







Làm mô từ giá thể đã được xử lý, phủ một lớp rơm trên bề mặt giữ ẩm và che mưa.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng nấm rơm ngày càng cao, nguồn nguyên liệu truyền thống (rơm) ngày càng khan hiếm và điều kiện thời tiết ngày càng bất lợi thì việc trồng nấm rơm trong trang trại là sự lựa chọn phù hợp. Với mô hình này giúp tiết kiệm được chi phí sản xuất, phù hợp với những hộ có quỹ đất ít, chất lượng nấm thương phẩm cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ít tốn công chăm sóc, năng suất tăng gấp 2 lần so với cách trồng truyền thống. Đồng thời góp phần khắc phục tình trạng khan hiếm nguồn rơm nguyên liệu để trồng nấm mà thay bằng những nguyên liệu có sẵn tại địa phương. Đây được xem là một mô hình đầy triển vọng giúp bà con vươn lên phát triển kinh tế.







Tùy theo thời tiết, trung bình khoảng 15-20 ngày sau khi cấy meo là có thể thu hoạch. Nấm rơm trồng trên mùn cưa thải có thời gian ra quả thể lâu hơn trồng trên rơm khoảng 3-7 ngày.



tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương