THÔng tin kh&cn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn mục lụC



tải về 1.51 Mb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.51 Mb.
#38090
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Tỷ phú ở tuổi 30

nhờ mô hình nuôi chim hoang dã

Dù chỉ có khoảng 2.000 mét vuông đất vừa để ở, vừa chăn nuôi động vật hoang dã, nhưng mô hình chăn nuôi của anh Trương Văn Phúc ở xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông ở tỉnh Tiền Giang đã mang lại nguồn thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi năm.

Năm 2005, khi nhận tấm bằng Cử nhân Thú y, anh Trương Văn Phúc trở về gia đình mở trang trại chăn nuôi. Từ mô hình chăn nuôi bò của gia đình ban đầu, anh chuyển sang nuôi gà Sao và gà H. Mông và gà Ai Cập. Nhờ có kiến thức đã học nên chỉ trong thời gian ngắn, đàn gà ngày càng phát triển. Ở thời điểm đó, thị trường các loại gia cầm này rất hút hàng nhất là nhu cầu mua giống nhân đàn của nông dân trong vùng.




Anh Phúc đầu tư 4 tủ ấp trứng nhân tạo bằng lò ấp điện với tỷ lệ nở thành công từ 60-70%.

Năm 2008, thị trường tiêu thụ gà Sao và gà H. Mông và gà Ai Cập có chiều hướng lắng dịu, giá sụt nên anh chuyển sang nuôi chim Trĩ đỏ. Chim này rất quý hiếm, giá cao nên lúc đầu anh chỉ mua được 1 cặp giá 8 triệu đồng về làm giống. Sau đó anh nhân lên được 8 cặp, rồi năm sau được 50 cặp và cứ thế tăng dần. Gần đây, thị trường chim Trĩ đỏ bị trầm lắng, anh Phúc tiếp tục sưu tầm giống chim Công và gà đen Indonesia về nuôi.

Qua hơn 10 năm gắn bó với mô hình chăn nuôi, đến nay trang trại động vật hoang dã của anh Trương Văn Phúc đã có 7 loài vật nuôi; trong đó có trên 500 con chim Trĩ màu đỏ, vàng, xanh; 200 con chim công và gà đen Indonesia; 300 con gà Đông tảo…

Các loại vật nuôi này tuy giá cao hơn giá gia cầm bình thường gấp 10 lần nhưng do hình dáng đẹp, thịt ngon và quý hiếm nên không đủ cung cấp cho khách hàng. Từ mô hình chăn nuôi này anh thu lãi gần 1 tỉ đồng/năm.





Đàn chim Trĩ của anh Trương Văn Phúc.

Để chăn nuôi thành công, anh Phúc áp dụng đầy đủ các kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh theo khuyến cáo của ngành thú y, xây chuồng trại đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học nên hạn chế dịch bệnh. Đặc biệt đối với chim trĩ không có khả năng ấp trứng nên anh Phúc đầu tư 4 tủ ấp trứng nhân tạo bằng lò ấp điện với tỷ lệ nở thành công từ 60-70%.

“Các con giống mới, quý hiếm thị trường luôn cần nhiều nếu nuôi được sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Yếu tố để nuôi thành công là phải tìm hiểu về giống, đặc tính của loài, từ đó xây dựng mô hình chuồng trại cho phù hợp. Ban đầu cần bắt con giống nuôi thử nghiệm, nếu phát triển tốt sẽ đầu tư chuồng trại và phát triển mạnh con giống đó”, anh Phúc chia sẻ.

Ông Phan Văn Trước, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông nhận xét, anh Phúc không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn hướng dẫn, tạo điều kiện cho nhiều thanh niên, nông dân khác đầu tư chuồng trại làm vệ tinh chăn nuôi. Anh Phúc chịu trách nhiệm cung ứng con giống và bao tiêu đầu ra. Đa số các mô hình đều thành công, thu nguồn lãi khá.

“Mấy năm gần đây, anh Phúc luôn phát triển mô hình nuôi và cung cấp con giống mới, đồng thời phổ biến kỹ thuật, vệ sinh phòng bệnh trong từng thời điểm. Ngoài thành công trong chăn nuôi, trong các hoạt động ở địa phương, anh Phúc luôn tham gia với vai trò là một thành viên tích cực”, ông Trước cho biết.

Tuy mới ngoài 30 tuổi nhưng anh Trương Văn Phúc đã trở thành tỷ phú. Sự thành công đó không chỉ nhờ lòng quyết tâm lao động, mà chàng trai trẻ này còn rất nhạy bén trong ứng dụng kỹ thuật vào chăn nuôi. Hiện anh đã đầu tư nhà nuôi chim yến và tiếp tục mở rộng việc nuôi các loài vật hoang dã theo hướng thương phẩm phục vụ khách hàng bình dân.

“Thời gian tới tôi tiếp tục đầu tư, mở rộng thêm quy mô chuồng trại. Tăng cường thêm nguồn giống mà đặc biết là gà đen Indo, chim Công, chim Trĩ bảy màu… phục vụ nhu cầu nuôi kiểng, cảnh. Đặc biệt là nuôi gà thịt loại gà Indo”, anh Phúc cho biết thêm.

Với ý chí, nghị lực và tinh thần ham mê lao động vươn lên làm giàu cho bản thân và phục vụ xã hội, anh Trương Văn Phúc đã vinh dự được UBND tỉnh Tiền Giang, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích sản xuất kinh doanh giỏi. Năm nay, anh Phúc tiếp tục được tỉnh Tiền Giang làm hồ sơ đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng 3./.



Nhật Trường

(Nguồn:vov.vn)


Phương pháp rửa mặn trong canh tác lúa, tôm

Hiện nay, mùa mưa đã và đang bắt đầu, các cơn mưa lớn là cơ hội thuận lợi để bà con nông dân vùng canh tác lúa-tôm tranh thủ để rửa mặn.

Chuẩn bị đặt máy bơm nước để rửa mặn

Trong canh tác lúa tôm, để canh tác vụ lúa trên đất nuôi tôm thành công thì khâu quan trọng nhất là phải rửa mặn triệt để và đúng kỹ thuật, vì cây lúa ở giai đoạn mạ chịu được độ mặn dưới 2‰. Để khâu rửa mặn được triệt để khi trời có mưa to, khuyến cáo một số biện pháp như sau:



1. Thời điểm rửa mặn:

- Cần bố trí vụ tôm kết thúc sớm để có thời gian rửa mặn triệt để (tốt nhất kết thúc vụ tôm vào tháng 7). Thời gian rửa mặn hợp lý nhất là từ cuối tháng 7 đến tháng 8 dương lịch, từ tháng 9 đến tháng 12 dương lịch là thời vụ canh tác lúa.



2. Phương pháp rửa mặn:

* Sử dụng nước mưa để rửa mặn:

- Cần theo dõi các kênh thông tin thông báo có mưa lớn, áp thấp hay bão vào vùng biển Đông thì cần phải xổ cạn đến khô nước trên bề mặt ruộng hoặc xổ khô cả lòng mương nếu nước còn quá mặn.

- Đón các trận mưa lớn, giữ cho ngập mặt ruộng, ngâm ruộng qua 2 đến 3 đêm, sau đó lại xổ cạn như trước và lặp lại từ 3 đến 5 lần.

* Xới đất kết hợp bón vôi:

- Cày xới giúp đất tơi xốp, tăng khả năng thấm rút nước giúp cho việc rửa các muối trong đất được dễ dàng. Trước tiên, bón vôi (CaO hoặc CaCO3) đều trên mặt ruộng với liều lượng 300-500kg/ha.

- Sau đó, bà con nên tiến hành xới đất nhằm giúp vôi trộn đều trong đất. Khi có mưa, hứng nước mưa ngập mặt ruộng (mặt trảng) ngâm khoảng 2 đến 3 đêm, sau đó xổ cạn và lặp lại từ 3 đến 5 lần đến khi độ mặn trong nước còn 2‰ thì tiến hành gieo sạ.

* Cách xác định độ mặn để gieo sạ

- Bà con nông dân thường đo độ mặn trong nước, khi đạt dưới 2‰ là tiến hành gieo sạ. Tuy nhiên, việc giữ nước mặn vào nuôi tôm trong thời gian dài đã khiến tình trạng đất giữ mặn và rất khó rửa, đó là lý do hiệu quả rửa mặn chưa triệt để dẫn đến cây lúa dễ bị chết trong giai đoạn mới sạ nếu gặp thời tiết nắng nóng (nhất là gặp phải “hạn bà chằn” thường xuất hiện vào tháng 7, tháng 8 dương lịch).

Để xác định tương đối chính xác độ mặn để gieo sạ thì sau khi đã áp dụng đồng bộ các biện pháp rửa mặn trên, đo độ mặn nước dưới 2‰, tiến hành rút cạn nước trên mặt ruộng, phơi khoảng 1-2 ngày. Dùng tay khoét giữa ruộng 1 lỗ rộng và sâu khoảng 2-3 tấc, chờ nước trong đất rịn ra, lắng trong và đo độ mặn. Nếu đo độ mặn dao động từ 2-3‰, thì tiến hành gieo sạ. Nếu độ mặn cao hơn 2-3‰, thì tiếp tục rửa mặn.



3. Cộng đồng rửa mặn

- Khi tiến hành rửa mặn, nông dân trong vùng cần liên kết lại để rửa mặn đồng loạt sẽ giúp độ mặn giảm nhanh hơn và giảm chi phí. Nhằm tăng cường mối liên kết giữa nông dân với nông dân thì vai trò của chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền vận động rất quan trọng.

Tóm lại, muốn vụ lúa trên đất nuôi tôm thành công, khâu quan trọng nhất là phải rửa mặn cho thật tốt, đúng kỹ thuật. Bên cạnh đó, bà con cần chọn thời điểm gieo cấy phù hợp, chấm dứt vụ tôm đúng lúc, phải chuẩn bị giống lúa chịu mặn tốt./.

(Nguồn: khuyennongvn.gov.vn)



Lưu ý khi sử dụng thiết bị đo chất lượng nước

Phân tích các yếu tố chất lượng nước đã trở nên phổ biến tại các ao nuôi. Chú trọng đến việc sử dụng các thiết bị phân tích nước hiệu quả chính xác giúp người nuôi cải thiện và quản lý tốt chất lượng nước.

Kết quả chính xác, độ tin cậy cao

Một cơ sở có thể có bộ kiểm tra (test) nước đáng tin cậy và thực hiện theo hướng dẫn một cách cẩn thận. Tuy nhiên, kết quả có thể không chính xác khi đo các yếu tố môi trường nước. Do vậy, để có kết quả kiểm tra chính xác, người sử dụng cần lưu ý: cần phải lấy mẫu nước đại diện cho toàn ao; không xảy ra sự chênh lệch nồng độ ở mẫu và khi phân tích; sai số của nhà sản xuất không lớn hơn lỗi phân tích dự kiến thông thường. Mẫu nước lấy về phải được phân tích càng nhanh càng tốt.

Đối với các thông số như nhiệt độ, pH, ôxy hòa tan nên sử dụng các máy đo cho kết quả trực tiếp. Với các mẫu đo độ mặn, độ kiềm, độ cứng và các thành phần ổn định khác có thể lấy mẫu vào chai, lọ và kiểm tra trong vài ngày mà không sợ thay đổi nồng độ các mẫu. Đối với các mẫu biến động trao đổi chất như nitơ, phốt pho nên phân tích càng nhanh càng tốt và có thể lưu trữ được 4-6 giờ. Khi tiến hành mua các thiết bị đo môi trường nước ao nuôi, nên lựa chọn thiết bị thích hợp cho từng yếu tố để có được kết quả chính xác và độ tin cậy cao.

Ví dụ, đối với máy đo pH thường có 3 loại là: để bàn, cầm tay và bút. Đối với phòng thí nghiệm, nên chọn loại máy đo pH để bàn vì chúng có khả năng tự động bù nhiệt và tự động hiệu chuẩn, đo được nhiều thông số hơn. Đối với người nuôi tôm, sử dụng bút đo pH sẽ tiện lợi hơn do có kích thước nhỏ gọn, sử dụng năng lượng pin sạc hoặc pin than…





Kiểm tra pH trong ao

Kiểm soát chất lượng

Thông thường, khi kiểm tra nồng độ kiềm trong ao hiện nay, người nuôi có thể gửi mẫu nước đến phòng phân tích của các công ty tại địa phương. Tuy nhiên, khi nhân viên phân tích làm thí nghiệm để chuẩn độ kiềm sẽ có sự chênh lệch trong các lần lặp lại thí nghiệm. Từ đó, kết quả có thể bị chênh lệch và dao động so nồng độ tiêu chuẩn. Nhiều ý kiến cho rằng, kết quả chính xác là kết quả đo 1 lần ban đầu. Tuy nhiên, trong môi trường nước nuôi trồng thủy sản luôn biến động và có những sai số. Vì vậy, cần tiến hành lặp lại thí nghiệm ít nhất 3 lần để có thể lấy kết quả gần đúng đối với các thông số về chỉ tiêu chất lượng nước. Vì vậy, cần kiểm soát chất lượng các dung dịch chuẩn độ trong phòng phân tích và lựa chọn cơ sở xét nghiệm phân tích có kinh nghiệm và uy tín để kiểm tra mẫu nước; từ đó, có biện pháp xử lý thích hợp cho môi trường nuôi.



Áp dụng kỹ thuật thích hợp

Việc đọc kỹ hướng dẫn ghi trên vỏ hộp của các dụng cụ đo môi trường để thực hiện các thao tác chuẩn xác và đưa ra những số liệu đáng tin cậy là vô cùng quan trọng. Ví dụ, đối với hộp test kit được sử dụng phổ biến và đáng tin cậy hiện nay là bộ test Sera của Đức đối với các chỉ tiêu môi trường khác nhau, sẽ có giấy hướng dẫn sử dụng và bảng so màu. Đối với đo ôxy hòa tan sẽ có 2 lọ Sera test 02 15ml, gồm các thao tác: Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy mẫu nước đến mép lọ. Lau khô bên ngoài lọ; Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 1 + 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra, đậy nắp lọ thử ngay sau khi nhỏ (phải đảm bảo không có bất kỳ bọt khí nào trong lọ), lắc đều, sau đó mở nắp ra; Đặt lọ thử nơi nền trắng của bảng so màu, so sánh màu kết tủa của lọ với các cột màu và xác định nồng độ ôxy (mg/l). Nên thực hiện việc so màu dưới ánh sáng tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào.



Đối với kiểm tra độ kiềm trong ao sẽ có 1 lọ Sera test KH 15ml gồm các bước: Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng; Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra sau đó đổ thêm 5ml mẫu nước vào lọ, lau khô bên ngoài lọ; Nhỏ từng giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, lắc đều mẫu nước sau đó thêm mỗi giọt cho tới khi chuyển màu từ xanh sang vàng; Lấy số giọt thuốc thử nhân với 17,9 sẽ tính được hàm lượng mg/l CaCO3 hoặc nhân với 21,8 sẽ tính được hàm lượng mg/l HCO3.

(Nguồn:thuysanvietnam.com.vn)

1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương