THÔng tin kh&cn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn mục lụC



tải về 1.51 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.51 Mb.
#38090
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Một số phương pháp

xử lý bã thải sau trồng nấm

Trong những năm gần đây, ngành trồng nấm ở Việt Nam đang rất phát triển, đem lại lợi ích rất lớn về mặt kinh tế, mỗi năm sản xuất được khoảng 100.000 tấn. Đây cũng là ngành nghề đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nấm trong nước và hướng tới xuất khẩu ngày càng cao. Ở Bến Tre, các hộ dân trồng nấm ngày càng nhiều do hiệu quả kinh tế mang lại khá cao, đảm bảo được thu nhập cũng như tận dụng thời gian nhàn rỗi của những người nội trợ, nông dân cho việc chăm sóc, thu hái nấm. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nghề trồng nấm cũng tạo ra một sản lượng bã thải không nhỏ. Thông thường, người dân chỉ để bã thải nấm hoai mục tự nhiên kéo dài vài tháng đến vài năm sau đó bón trực tiếp cho cây mà không qua xử lý nên hiệu quả thấp. Ở một số cơ sở sản xuất lớn, lượng bã thải để tồn đọng quá nhiều gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, thẩm mỹ, cảnh quan nông thôn và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Vì vậy, các phương pháp xử lý bã thải sau đây sẽ giúp bà con trồng nấm sử dụng hiệu quả nguồn phế phẩm này, đồng thời giảm thiểu được ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

1. Phương pháp sử dụng bã thải trồng nấm rơm làm phân hữu cơ vi sinh sử dụng như phân bón cho cây trồng

Nguyên liệu đầu vào của sản xuất nấm rơm chủ yếu là rơm rạ, cỏ, lá cây khô, thân chuối hoặc lục bình. Đây là những nguyên liệu mà thành phần chính của nó là cellulose. Sau quá trình sử dụng để trồng nấm thì các nguyên liệu này đã bị phân hủy một phần, hàm lượng Cacbon tổng số khá cao (20-30%) so với hàm lượng Nitơ tổng số giảm đáng kể (0,3-0,5%), vì vậy thường bổ sung đạm vào trong quá trình ủ để cân bằng tỷ lệ C/N thích hợp cho cây trồng. Bên cạnh đó, độ ẩm của đống ủ phải đạt khoảng 60-70% để các vi sinh vật phân hủy được cơ chất này.

Nguyên vật liệu để xử lý bã thải sau trồng nấm bao gồm: phân urê (50g/m3), xác bã thực vật đã được phơi héo (rơm rạ, cỏ, lục bình, lá cây…), bột sinh khối Trichoderma (30g/m3), dung dịch vi khuẩn cố định đạm-phân giải lân (1 lít/m3) và bạt nhựa (không dùng nylon trong).

Với phương pháp thực hiện như sau: bã thải được làm ẩm trước một ngày; xếp thành lớp khoảng 20cm sau đó tưới nấm Trichoderma, dung dịch vi khuẩn và phân urê; tiếp tục xếp lớp đến khi đống ủ đạt chiều cao 1,2-1,5m. Sau mỗi lớp nên dùng chân đạp để đống ủ được nén dẽ; tưới nước vừa đủ ẩm, dùng bạt nhựa phủ và chèn kỹ đống ủ để giữ ẩm; đặc biệt trong mùa mưa phải đánh rãnh xung quanh đống ủ để thoát nước; thường xuyên kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm, nếu nhiệt độ trên 50 độ C và ẩm độ 40-60% thì cần bổ sung thêm nước và urê. Thời gian ủ hoại trung bình từ 1,5-2 tháng (rơm và lục bình chỉ cần 1 tháng) và mỗi mét khối phân đã ủ hoại mục bón được 300-500m2 lúa, rau màu hoặc 10-20 cây ăn trái trưởng thành.







Mùn cưa thải nấm Linh chi, Bào ngư được xé bịch và ủ đống để làm giá thể trồng nấm rơm.

Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã thải rơm rạ có thể chủ động được nguồn phân hữu cơ thường xuyên trong việc sản xuất lúa, rau màu, nâng cao độ phì nhiêu của đất; đồng thời hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, giảm một phần chi phí trong sản xuất và tăng thêm nguồn thu nhập cho bà con nông dân (Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ sinh học của Trường Đại học Cần Thơ).





tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương