Thực hành sinh thái rừng



tải về 0.65 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.65 Mb.
#12476
1   2   3   4   5   6   7   8

Bài tập 1

1. Theo số liệu ở bảng 1.1, hãy vẽ trắc đồ rừng theo phương pháp của Davis và Richards (1934). Tỷ lệ vẽ quy định như sau: trục tung (Y) bố trí chiều cao cây theo tỷ lệ 1:200 (1 cm = 2,0 m); trục hoành (X) vẽ đường kính thân cây và đường kính tán lá - tỷ lệ vẽ quy định là 1:100 (1 cm = 1,0 m).

2. Theo số liệu của bảng 1.2, hãy điền các số liệu tính toán vào những cột trống và vẽ đồ thị biểu diễn sự biến đổi số cây (N, cây/ha) và không gian dinh dưỡng bình quân của một cây (F, m2/cây) theo tuổi lâm phần (A, năm). Tính khoảng cách trung bình giữa những cây để lại nuôi dưỡng (L, m) tùy thuộc cấp đất.



Hình 1.4. Quy ước cách bố trí vị trí vẽ biểu đồ quần thể thực vật

(Phỏng theo Thái Văn Trừng, 1978)



Hướng dẫn giải bài tập 1

1. Khi vẽ đồ thị về sự biến đổi mật độ và không gian dinh dưỡng theo tuổi lâm phần, hãy đặt số cây (N/ha) và không gian dinh dưỡng trung bình của một cây (F, m2/cây) trên trục tung ở bên trái tương ứng theo tỷ lệ 1 cm = 1000 cây/ha và 1 cm = 0.5m2. Tuổi của quần thụ được bố trí trên trục hoành với tỷ lệ 1 cm = 5-10 năm (hình 1.3).



Bảng 1.1. Đặc trưng hình dạng cây gỗ và cây bụi


TT

Loài

cây


X

(m)


H

(m)


Đường kính

thân cây tại :



Đặc trưng tán lá, m:

1,3m

0,5H

0,75H

Lt

Hdc

Dt

Hdm

Dtmax

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

1

2

3



4

5

6



7

8

9



10

11

12



13

14

15



16

17

18



Thông

-

-



-

-

-



-

-

-



-

-

sp



sp

sp

thông-



-

-


8,0

31,0


21,0

2,5


25,0

16,0


12,5

28,0


23,0

19,0


24,0

25,0


27,5

26,0


14,5

10,0


26,0

4,0


30,0

26,0


25,5

23,0


22,5

22,5


20,0

19,0


17,0

17,0


16,0

1,5


2,5

1,0


25,5

10,0


26,0

20,5


50

34

28



26

26

26



20

20

12.5



11.5

32

-



-

-

40



30

28

24



30

26

20



19

19

19.5



16

16

9



9

18,0


-

-

-



28

22

20



16

21

16

13



12

12

12



12

12

6



6

10

-



-

-

16



13

13

12



12,0

9,0


9,5

7,0


6,5

7,5


5,0

4,5


3,0

3,0


14,0

1,0


1,0

0,5


11,5

3,0


11

5,5


18

17

16



16

16

15



15

14.5


14

14

2



0,5

0,5


0,5

14

7



15

15


6,0

4,5


4,0

3,5


3,5

3,5


3,0

3,0


2,0

1,5


1,8

1,2


1,5

0,8


6,5

4,0


4,0

3,5


22,0

18,0


18,0

18,0


18,0

17,0


16,0

15,5


14,0

12,0


12,0

-

-



-

16

19



18

16


6,5

6,0


4,5

3,5


3,5

4,0


2,0

3,5


2,5

2,0


2,5

-

-



-

7,4


4,5

5,0


4,5

* Ghi chú : X - khoảng cách từ gốc toạ độ đến cây thứ I ; Sp - cây bụi.

Lt - Chiêu dài tán lá ; Hdc - chiều cao dưới cành lớn nhất còn sống;

Hdm - chiều cao ứng với vị trí đường kính tán lớn nhất (Dtmax).
Bảng 1.2. Sự biến đổi số cây và không gian dinh

dưỡng của một cây theo tuổi




Loài cây

Tuổi

(năm)


Cấp đất I, P = 1.0

Cấp đất II, P = 1.0

N, cây/ha

F

L

N, cây/ha

F

L

hiện còn

chết

(m2)

(m)

hiện còn

chết

(m2)

(m)

Thông

-

-



-

-

-



-

-

-



-

10

20

30



40

50

60



70

80

90



100

8600

4960


2950

2100


1620

1220


910

750


655

605

3640

...


1,2

...





10000

7600


5010

3100


2100

1550


1300

1100


910

800

2400

...


1,0

1,3


...




2. Diện tích dinh dưỡng trung bình của một cây tính theo công thức:

F, m2/cây = (1.1)

3. Khoảng cách trung bình giữa những cây để lại nuôi dưỡng tính theo công thức:

Ltb, m/cây = = 1,074 (1.2)

4. Dựa vào hình vẽ và lý thuyết, sinh viên tự phân chia cấp sinh trưởng cây rừng theo phương pháp của Kraft (1884). Từ đó cho biết những cây mọc trong rừng có hình thái khác với cây mọc ngoài đất trống ở những đặc điểm nào ?

5. Trong một vài trường hợp, ngoài vẽ mặt cắt đứng và ngang của quần xã cây gỗ, người ta còn mô tả cả sự phân bố cây bụi, thảm cỏ, dạng địa hình và đất, sự phân bố rễ cây...Trong trường hợp này, lớp cây bụi và thảm cỏ được vẽ với tỷ lệ phóng đại là 1/20 - 1/50.


Phương pháp phân cấp mức độ sinh trưiởng cây rừng của G. Kraft
Kraft phân chia toàn bộ cây gỗ trong một quần thụ thành 5 cấp sinh trưởng cơ bản , hoặc cấp “ ưu thế “ và cấp bị “ chèn ép “. Cây rừng được chia thành 5 cấp sinh trưởng theo thứ tự giảm dần sức sống là I , II, III, IV và V.

Chỉ tiêu được Kraft sử dụng để phâncấp sinh trưởng bao gồm: vị trí tán cây trong tán rừng, độ lớn và hình dạng tán lá, khả năng ra hoa quả, tình trạng sinh lực, cây còn sống hay đã chết... Mỗi chỉ tiêu có một hệ thống tiêu chuẩn để nhận biết và đánh giá. Dưới đây là tiêu chuẩn các cấp cây.

Cây cấp I. Đó là những cây cao nhất, to lớn nhất, tán lá phát triển tốt nhất. Chiều cao của chúng bằng 1,2 - 1,3Hbq với Hbq là chiều cao bình quân lâm phần. Đây là nhóm cây sinh sản mạnh nhất, cho chất lượng hạt tốt nhất.

Cây cấp II. Nhóm này gồm những cá thể sinh trưởng và phát triển tốt, nhưng có các tiêu chuẩn thấp hơn cây cấp I. So với chiều cao bình quân của quần thụ (Hbq), chiều cao cây cấp II đạt 1,1 - 1,15 Hbq. Cây cấp II có khả năng sinh sản tốt, chất lượng di truyền tốt, tỉa cành tự nhiên tốt, và thường chiếm số lượng cá thể khá lớn hơn cây cấp I.

Cây cấp III. Đây là những cá thể có kích thức và tình trạng sống ở mức trung bình, chiều cao đạt 0,95 - 1,0Hbq, lượng hoa quả đạt 35-40% so với cây cấp I. Cây cấp III có số lượng cá thể lớn nhất trong lâm phần.

Cây cấp IV. Đó là những cây bị chèn ép nhưng vẫn tham gia vào tầng thấp của tán rừng. Cây cấp IV gồm hai cấp nhỏ :

+ IVa - cây có tán hẹp nhưng đều ;

+ IVb - cây có tán dạng cờ lệch

về một phía.

Nói chung, cây cấp IV không ra hoa quả. Nếu loại bỏ cây cấp IVb ra khỏi tán rừng thì không để lại lỗ trống trong tán rừng ; ngược lại, loại cây cấp IVa sẽ tạo ra lỗ trống trong tán rừng.

Cây cấp V. Đây là những cây sinh trưởng rất kém, cây đang chết hoặc đã chết. Cây cấp V cũng gồm hai phân cấp nhỏ:

+ Cấp Va: cây đang chết nhưng một

vài bộ phận còn sống;

+ Cấp Vb: cây đã chết, cây khô nhưng

chưa bị đổ gãy.

Nói chung, nhóm cây cấp V được gọi là nhóm cây bị đào thải và sẽ bị đào thải tự nhiên. Nếu loại bỏ cây cấp V thì không để lại lỗ trống trong tán rừng.





Từ bài tập 1, sinh viên cần trả lời những câu hỏi sau đây:



  1. Thời kỳ nào trong đời sống của rừng xảy ra sự đào thải tự nhiên mạnh nhất, vì sao?

  2. Những nguyên nhân gây ra sự phân hóa và tiả thưa ở cây rừng. Hãy cho biết biện pháp kỹ thuật lâm sinh làm giảm các hiện tượng đó ?

  3. Phân cấp sinh trưởng cây rừng có ý nghĩa gì ?

  4. Để vẽ được biểu đồ phẫu diện mô tả kết cấu rừng theo chiều đứng và ngang, chúng ta cần thu thập những thông tin nào; ý nghĩa của biểu đồ phẫu diện rừng ?

*

* *



Phần II



tải về 0.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương