Thả Một Bè Lau


 |  C h ư ơ n g 0 6 : N g u y ễ n D u v à T r u y ệ n K i ề u



tải về 1.87 Mb.
Chế độ xem pdf
trang241/265
Chuyển đổi dữ liệu16.05.2022
Kích1.87 Mb.
#51943
1   ...   237   238   239   240   241   242   243   244   ...   265
Thả Một Bè Lau - Thích Nhất Hạnh

331 | 
C h ư ơ n g 0 6 : N g u y ễ n D u v à T r u y ệ n K i ề u
 
của cụ sẽ sâu sắc hơn. Bằng chứng là tác phẩm (chữ Nôm) Văn Tế 
Thập Loại Chúng Sinh ('Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt). Có cơ hội 
chúng ta sẽ cùng đọc Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh. 
Nhìn Sâu Vào Triết Lý Truyện Kiều 
Chúng ta đọc phần kết thúc truyện Kiều (từ câu 3241): 
Ngẫm hay muôn sự tại trời, 
Trời kia đã bắt làm người có thân 
Bắt phong trần phải phong trần 
Cho thanh cao mới được phần thanh cao. 
Có đâu thiên vị người nào 
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai. 
Có tài mà cậy chi tài 
Chữ tài liền với chữ tai một vần. 
Đã mang lấy nghiệp vào thân 
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa. 
Thiện căn ở tại lòng ta, 
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. 
Lời quê chắp nhặt dông dài, 
Mua vui cũng được một vài trống canh. 
Thơ rất hay mà lời lại rất khiêm nhường: 'Lời quê chắp nhặt dông 
dài.' Nếu thơ của cụ Nguyễn Du mà quê thì thơ mình còn... quê tới 
chỗ nào nữa! 
Câu chót của truyện Kiều (mua vui cũng được một vài trống canh) có 
vần với câu đầu (trăm năm trong cõi người ta) nên khi các cô miền 
Bắc hát đối thường hỏi: 
Truyện Kiều anh học đã làu 
Đố anh kể được một câu hết Kiều? 
Bên con trai trả lời: 
Trăm năm trong cõi người ta 
Mua vui cũng được một vài trống canh. 


332 | 
C h ư ơ n g 0 6 : N g u y ễ n D u v à T r u y ệ n K i ề u
 
(Một và hay một vài đều cùng nghĩa.) Có nghĩa là trong cuộc sống 
trăm năm người ta thấy sự việc đi qua một cách chớp nhoáng giống 
như chỉ trong một vài trống canh thôi. Câu này cũng có ý nghĩa lắm. 
'Cho hay muôn sự tại trời.' Câu này hầu như nói rằng tất cả mọi sự 
mọi việc trên đời đều được ông Trời sắp đặt như trong thuyết Thiên 
mệnh. Trời ở đây có thể là ông Trời nhưng cũng có thể là mạng lưới 
nhân quả. Tuy nói 'muôn sự tại trời' nhưng sau đó cụ Nguyễn Du lại 
nói: 'Đã mang lấy nghiệp vào thân, Cũng đừng trách lẫn trời gần trời 
xa.' Hai điều có vẻ như chống trái nhau, nhưng lại có thể bổ túc cho 
nhau. Đứng về phương diện văn chương, tư tưởng, tâm lý thì không 
nói gì, nhưng đứng về phương diện Phật học thì cái thấy của cụ 
Nguyễn Du chưa được rạch ròi lắm. 
Trời kia đã bắt làm người có thân.' Như vậy làm người, có cái thân 
này có thể không phải là một điều vui mà là một sự đày đọa ('Hữu 
thân hữu khổ phàn nàn cùng ai?). Nhiều người nói 'Tôi không muốn 
làm người. Tôi không muốn có thân. Tôi chống đối lại ý tưởng của 
Trời Đất của Thượng Đế vì tôi thấy làm người mệt quá!' Trong khi đó 
được làm người có thể là một niềm vui. Tùy theo cách nhìn của mình. 
'Trời kia đã bắt làm người có thân' là tư tưởng có khuynh hướng yếm 
thế. 
'Bắt phong trần phải phong trần' nghĩa là nếu trời bắt mình phải sống 
cuộc đời gió bụi (truân chuyên, đau khổ, rủi ro) thì con người phải 
sống cuộc đời gió bụi. Thuở trời đất nổi cơn gió bụi.' Trời đã làm ra 
con người rồi lại làm ra gió bụi để cho con người lãnh đủ. Nhiều 
người chống đối ông Trời, chống đối Thiên mệnh là vì vậy. - 'Cho 
thanh cao mới được phần thanh cao.' Thanh cao có nghĩa là nhàn hạ, 
có hạnh phúc, không bị rủi ro nhiều (ngược lại với phong trần.) Có 
một lực lượng nào đó quyết định việc mình sẽ bị phong trần hay sẽ 
được thanh cao. Vận mệnh con người như đã được viết sẵn trong một 
cuốn sổ ở Thiên Đình. Con người chết cứng. Vùng vẫy thế nào cũng 
không thoát được. Nếu số mình là gió bụi phong trần thì mình sẽ là 
gió bụi phong trần suốt đời. Còn nếu số mình được thanh cao thì dù 
mình làm biếng, không tranh đấu gì hết cũng vẫn được thanh cao



tải về 1.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   237   238   239   240   241   242   243   244   ...   265




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương