Thả Một Bè Lau


 |  C h ư ơ n g 0 6 : N g u y ễ n D u v à T r u y ệ n K i ề u



tải về 1.87 Mb.
Chế độ xem pdf
trang240/265
Chuyển đổi dữ liệu16.05.2022
Kích1.87 Mb.
#51943
1   ...   236   237   238   239   240   241   242   243   ...   265
Thả Một Bè Lau - Thích Nhất Hạnh

330 | 
C h ư ơ n g 0 6 : N g u y ễ n D u v à T r u y ệ n K i ề u
 
thăng làm Cần Chánh Điện Học Sĩ, sung chức Chánh Sứ sang Trung 
Hoa. Có lẽ trong khi làm Chánh Sứ sang Trung Hoa Nguyễn Du đã 
mua và đọc được nguyên lục của truyện Kiều. Trong thời gian đi sứ 
đó Nguyễn Du cũng làm thơ và viết văn rất nhiều. Những bài thơ làm 
trong thời gian đi sứ góp lại có tên là Bắc Hành Thi Tập. Đi sứ thành 
công về được thăng chức Lễ Bộ Tham Tri (chức Hữu Tham Tri trong 
Bộ Lễ). Có lẽ Nguyễn Du sáng tác truyện Kiều vào khoảng năm 1813-
1815 hay 816. Sau đó thì sáng tác Văn Tế Thập Loại Chúng Sanh. Năm 
1820, vua Minh Mạng lên ngôi, muốn gửi thi sĩ đi sứ lần thứ hai. 
Chưa kịp đi thì thi sĩ bị bệnh và mất ngày 16 tháng 9 (10 tháng 8 năm 
Canh Thìn). Giai thoại vua Minh Mạng ngồi uống trà và phê bình câu 
'Dọc ngang nào biết trên đầu có ai' có lẽ xảy ra vào năm 1820, khi vua 
vừa mới lên ngôi. 
Truyện Kiều là một áng văn chương toàn bích về phương diện văn 
chương. Nhưng đứng về phương diện tư tưởng Phật học thì còn có 
những khuyết điểm. Cách sử dụng ngôn từ và điển tích rất khéo léo. 
Tả về tình tiết trái tim con người thì thi sĩ rất tài ba, sâu sắc. Nhận xét 
tâm lý tinh tế cho đến nỗi chúng ta phải giật mình nhiều phen. 
Nguyễn Du đã thật sự sống trong cuộc đời. Những ánh sáng lóe lên 
(mà chúng ta nhận diện như những tuệ giác đạo Bụt) không phải do 
học Bụt mà có mà do tác giả sống trong cuộc đời và tìm ra. Ví dụ như 
nhận xét 'Bây giờ rõ mặt đôi ta, Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?' 
hay 'Trời còn để có hôm nay, Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời.' 
Tuệ giác Phật giáo có trong này nhưng không phải do thi sĩ học Phật 
mà nói ra. Thi sĩ đã sống rất sâu sắc, trân quý từng giờ từng phút của 
sự sống mà tìm ra và diễn tả sự thật đó một cách khéo léo. 
Phần sau, chúng ta sẽ xét về kiến thức, cái gọi là triết học Phật giáo 
trong truyện Kiều. Chúng ta tìm ra quan niệm của tác giả về Nghiệp, 
Nhân quả, quan niệm còn có tính đại chúng hóa, chưa tới mức độ của 
người học Phật thâm uyên. Có những người nói cụ Nguyễn Du tinh 
thông về Nho học và Phật học. Đó là do thương quá mà nói. Sự thật, 
Nguyễn Du rất tài tình như một thi sĩ nhưng kiến thức Phật học của 
cụ trong khi sáng tác truyện Kiều còn chưa chín. Sau khi viết truyện 
Kiều, Nguyễn Du đã tiếp tục học thêm văn học Phật giáo. Phật học 



tải về 1.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   236   237   238   239   240   241   242   243   ...   265




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương