Tcvn …: 2013 Mục lục



tải về 0.51 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.51 Mb.
#4257
1   2   3   4   5   6   7

B.1.7 Những phương pháp đánh giá mỏi suy ra từ phương pháp này có: phương pháp ứng suất danh nghĩa, phương pháp thay đổi ứng suất cục bộ và phương pháp lực học gẫy đứt. Đối với mỏi chu kỳ cao có thể dùng phương pháp ứng suất danh nghĩa, đối với mỏi chu kỳ thấp có thể dùng phương pháp thay đổi ứng suất cục bộ ước tính tuổi thọ vết nứt mới nảy sinh, dùng phương pháp lực học gãy đứt ước tính tuổi thọ phát triển vết nứt. Phương pháp thay đổi ứng suất cục bộ cũng có thể dùng phân tích mỏi chu kỳ trung và cao.

B.1.8 Những phương pháp đánh giá mỏi suy ra từ phương pháp này không phải là duy nhất, cho phép dùng các phương pháp đánh giá mỏi khác, nhưng phải chứng minh được rằng phương pháp đó so với phương pháp của tiêu chuẩn này là hợp lý hơn, chính xác hơn, dễ được chấp nhận hơn.

B.2 Thuật ngữ và kí hiệu

B.2.1 Thuật ngữ

Mỏi

Dưới tác dụng của ứng suất thay đổi, khu vực cục bộ của kết cấu nảy sinh vết nứt và phát triển một cách chậm chạp rồi tạo ra hư hỏng.

Giới hạn mỏi biên độ không đổi

Là độ bền mỏi được chỉ định tuổi thọ 5x106 lần tuần hoàn.


Tuổi thọ thiết kế

Thời gian để kết cấu sử dụng bình thường theo qui định, mà không cần sửa chữa.
Tuổi thọ mỏi

Chỉ tổng số của tuổi thọ nảy sinh vết nứt và tuổi thọ phát triển vết nứt. Tuổi thọ nảy sinh vết nứt là tuổi thọ trong khi sử dụng kết cấu do mỏi ở khu vực cục bộ tích luỹ tổn thương mà nảy sinh vết nứt. Tuổi thọ phát triển vết nứt là tuổi thọ sau khi kết cấu nảy sinh vết nứt, tiếp tục sử dụng mà dẫn đến vết nứt phát triển đạt đến mỏi mất hiệu lực hoặc hạn độ báo hỏng qui định.

Tải trọng mỏi


Các tải trọng thay đổi tương quan tác dụng lên kết cấu trong toàn bộ thời hạn tuổi thọ thiết kế (ít nhất 30 năm).

Sức bền mỏi

Phạm vi ứng suất tương ứng với số lần tuần hoàn của ứng suất cho trước trên đường cong sức bền mỏi.



Chi tiết kết cấu

Chỉ khu vực cục bộ được chỉ định đặc biệt trong kết cấu.

Một loại hình chi tiết kết cấu có một đường cong sức bền mỏi tương ứng. Một loại hình chi tiết kết cấu đã xét đến tập trung ứng suất cục bộ của chi tiết kết cấu đó, các kích thước, hình dạng, hiệu ứng hợp kim, ứng suất tàn dư, hình dạng vết nứt mỏi, công nghệ hàn và xử lý sau khi hàn có thể tồn tại tính không liên tục lớn nhất.

Tính không liên tục

Do vật liệu khiếm khuyết mà tạo thành sự không liên tục về hình học điển hình như vết nứt, vết hằn, rãnh ăn mòn, rãnh chưa nóng chảy, kẹp xỉ, lỗ khí và cắn mép v.v..., tính không liên tục tất nhiên dẫn đến ứng suất tập trung.



B.2.2 Ký hiệu

Cấp số của phạm vi ứng suất trong phổ ứng suất

Số lần tuần hoàn ứng suất trong phạm vi ứng suất cấp thứ i

Số lần tuần hoàn khi phát sinh mất hiệu lực do mỏi trong phạm vi ứng suất cấp thứ i

Phạm vi ứng suất đồng mức đẳng hiệu

Phạm vi ứng suất danh nghĩa cấp thứ i trong phổ ứng suất

Hằng số vật liệu, trị số của nó là số đảo âm của độ dốc đường thẳng trong hệ toạ độ 2 biến số của đường cong mỏi S - N.

Tổng số tuần hoàn trong toàn bộ phạm vi ứng suất danh nghĩa trong kỳ hạn tuổi thọ mỏi

Hệ số an toàn phân hạng của sức bền mỏi

Hệ số an toàn phân hạng của sự thay đổi tải trọng

Hằng số vật liệu

Tỷ số ứng suất, bằng tỷ số của ứng suất nhỏ nhất với ứng suất lớn nhất tức là .

Giới hạn mỏi đẳng hiệu

Giới hạn mỏi tuần hoàn rung động của vật liệu

Độ dốc đường thẳng của hình hiệu chỉnh Goodman

Tổng tuổi thọ mỏi của cấu kiện (số lần tuần hoàn)

Tuổi thọ mỏi biểu thị bằng số km

Phạm vi ứng suất thực tế của vị trí nguy hiểm

Phạm vi cảm biến thực tế của vị trí nguy hiểm

Hệ số lỗ hổng mỏi

Phạm vi ứng suất danh nghĩa của vị trí nguy hiểm

Mô đun đàn hồi của vật liệu

Chỉ số biến cứng cảm biến tuần hoàn của vật liệu

Hệ số sức bền tuần hoàn của vật liệu

Hệ số sức bền mỏi

ứng suất trung bình

Tuổi thọ mỏi trong phạm vi cảm biến

Chỉ số sức bền mỏi

Hệ số tính kéo dài mỏi

Chỉ số tính kéo dài mỏi

Tốc độ phát triển vết nứt

Hằng số trong công thức thông dụng phát triển vết nứt (Công thức Paris) được xác định bằng thực nghiệm.

Dải thừa số cường độ ứng suất

Trị số ngưỡng của thừa số cường độ ứng suất

Kích thước vết nứt thời kỳ đầu

Kích thước vết nứt tới hạn

Phạm vi ứng suất dương đồng mức đẳng hiệu

Sức bền mỏi chưa qua chỉnh sửa của chi tiết kết cấu

Phạm vi ứng suất cắt đồng mức đẳng hiệu

Sức bền mỏi cắt chưa qua chỉnh sửa của chi tiết kết cấu

Phạm vi cảm biến tính dẻo thực tế của vị trí nguy hiểm

Phạm vi cảm biến tính đàn hồi thực tế của vị trí nguy hiểm

Giới hạn chảy của vật liệu

Giới hạn mỏi tuần hoàn đối xứng của vật liệu

B.2.3 Phương pháp phân tích mỏi

B.2.3.1 Trong phân tích mỏi khi tính đến tổn thương mỏi của kết cấu, nên dùng Lý thuyết tổn thương tích luỹ của Miner, được thể hiện bởi công thức (B.2.1):

(B.2.1)

B.2.3.2 Phương pháp ứng suất danh nghĩa

Phương pháp này khi tính đến tuổi thọ mỏi, lấy đường cong mỏi S - N của vật liệu làm cơ sở, và xét đến các loại điều chỉnh, dùng ứng suất danh nghĩa của kết cấu và công thức Miner tiến hành tính toán tổn thương tích luỹ. Tuổi thọ mỏi được tính bằng phương pháp ứng suất danh nghĩa bao gồm tuổi thọ nảy sinh vết nứt và phát triển vết nứt của kết cấu, dùng để phân tích mỏi chu kỳ cao (tuần hoàn N>105).



  1. Đối với thép hình hoặc kết cấu hàn sử dụng phương pháp giá trị phạm vi ứng suất đồng mức đẳng hiệu để tiến hành đánh giá sức bền mỏi.

  • Giá trị phạm vi ứng suất đồng mức đẳng hiệu được tính theo công thức (B.2.2), những hệ số có liên quan trong công thức được xác định bởi phổ ứng suất:

(B.2.2)

  • Có thể dùng phương pháp tính toán tương tự để tính giá trị phạm vi ứng suất cắt đồng mức đẳng hiệu

  • Sức bền mỏi được xác định bởi đường cong sức bền mỏi ứng suất dương.

  • Công thức giải tích đánh giá mỏi có xét đến hệ số an toàn là công thức (B.2.3)

(B.2.3)

Trong đó: là hệ số an toàn phân loại xét đến sức bền mỏi và thay đổi tải trọng độc lập, trị số của nó không được nhỏ hơn 1. Đối với phạm vi ứng suất cắt cũng được đánh giá tương tự.



  1. Đối với chi tiết thép đúc dùng phương pháp kết hợp giữa đường cong S - N và biểu đồ Goodman để tiến hành tính toán tuổi thọ mỏi.

  • Phổ ứng suất danh nghĩa của bộ phận nguy hiểm của cấu kiện, qui định ở điểm B.2.5.

  • Khi ở đường cong S - N (hoặc đường cong P - S - N) của kết cấu không đo trực tiếp được, có thể dựa vào đường cong S - N (hoặc P - S - N) của vật liệu liên quan đem hiệu chỉnh mà có được. Khi hiệu chỉnh phải xét đến tình trạng gia công bề mặt của vị trí nguy hiểm của kết cấu, hiệu ứng kích thước và nhân tố ứng suất tập trung.

Đường cong S - N được thể hiện bởi công thức (B.2.4)

(B.2.4)

  • Giới hạn mỏi khi tỷ lệ ứng suất R khác nhau ở tải trọng biến đổi của kết cấu có thể tìm được thông qua biểu đồ hiệu chỉnh Goodman, giới hạn mỏi đẳng hiệu được tính theo công thức (B.2.5).

(B.2.5)

  • Tuổi thọ mỏi được tính theo công thức (B.2.6), công thức (B.2.7) đặt (có thể lấy từ phổ ứng suất) thì:

(B.2.6)

(B.2.7)

Trong đó: Số lần tuần hoàn của mỗi Km.



B.2.3.3 Phương pháp thay đổi ứng suất cục bộ

Phương pháp này đối với vị trí tập trung ứng suất của kết cấu sử dụng phương pháp phân tích tính dẻo đàn hồi để xác định sự thay đổi ứng suất cục bộ và tính thêm ảnh hưởng của thứ tự tăng tải. Phương pháp thay đổi ứng suất cục bộ tính đến tuổi thọ nảy sinh vết nứt ở các vị trí tập trung ứng suất nghiêm trọng nhất của kết cấu (thông thường là ở khu vực lỗ khuyết) dùng để phân tích mỏi chu kỳ thấp (N<105), cũng có thể mở rộng ra vấn đề mỏi ở chu kỳ trung và cao.



  1. Quá trình thay đổi ứng suất cục bộ có thể đạt được bằng các phương pháp dưới đây:

  • Phương pháp hiệu chỉnh Neuber:

Thông qua việc tìm lời giải chung của phương trình hiệu chỉnh Neuber và phương trình đường cong thay đổi ứng suất tuần hoàn của vật liệu tìm được trị số gần đúng của thay đổi ứng suất cục bộ.

Phương trình hiệu chỉnh Neuber được biểu đạt bởi công thức (B.2.8)



(B.2.8)

Phương trình đường cong thay đổi ứng suất tuần hoàn được thể hiện bởi công thức (B.2.9)



(B.2.9)

  • Phương pháp đo thử (phương pháp đo điện trở, phương pháp lớp sơn ứng suất), hoặc phương pháp phần tử hữu hạn đều có thể tìm được đường cong chỉ thị tải trọng - cảm biến (P - ) của vị trí cục bộ.

  1. Đếm tuần hoàn quá trình cảm biến cục bộ đề nghị sử dụng phương pháp đếm dòng chảy nước mưa (như phổ thứ tự nhập số liệu, thì không cần số liệu đếm từ chỗ khác).

  2. Khi tính tuổi thọ mỏi cảm biến cục bộ đề nghị sử dụng đường cong (xem ảnh hưởng của ứng suất trung bình), công thức thể hiện của nó là công thức (B.2.10):

(B.2.10)

  1. Tính toán tổn thương tích luỹ và tuổi thọ mỏi giống như ở mục B.2.3.1 và mục B.2.3.2

B.2.3.4 Phương pháp lực học gẫy đứt

Phương pháp lực học gẫy đứt dùng để ước tính số lần tuần hoàn ứng suất của kết cấu từ vết nứt bắt đầu phát triển đến vết nứt tới hạn, tức là tuổi thọ phát triển của vết nứt mỏi.



  1. Phương pháp này chỉ dùng để đánh giá tuổi thọ phát triển của vết nứt mở rộng dưới tác dụng của ứng suất dương (mở rộng của vết nứt kiểu 1).

  2. Công thức thông dụng tính toán phát triển ổn định của vết nứt (công thức Paris) là công thức (B.2.11):

(B.2.11)

Số lần tuần hoàn N để từ kích thước vết nứt ban đầu phát triển đến vết nứt tới hạn có thể tính toán theo công thức (B.2.12) (Trị số biến thiên tốc độ phát triển của vết nứt nhỏ hơn lấy bằng không).



(B.2.12)

  1. A và z trong công thức (B.2.11) trong phạm vi vật liệu, môi trường, chiều dày của tấm thép và tốc độ phát triển vết nứt đã cho trước mới có thể là hằng số. Những trị số của hằng số này có thể đo được trong những thử nghiệm liên quan.

  2. Khi kết cấu tồn tại tính không liên tục, kích thước không liên tục này được qui định là kích thước vết nứt ban đầu .

  3. Kích thước vết nứt tới hạn phải dựa vào trạng thái giới hạn như kết cấu bị gẫy, mặt cắt tĩnh bị chảy để xác định, cũng có thể dựa vào kích thước giới hạn loại bỏ do nứt của các bộ phận toa xe để xác định.

  4. Khi đánh giá tuổi thọ của vết nứt ngắn (nhỏ hơn 1mm), đặc biệt là trong khu vực hạt tinh thể to khác thường (> 0,1mm) vẫn sử dụng định luật phát triển vết nứt phía trên để tính toán thì sai số sẽ tương đối lớn, trường hợp này phải xem xét cẩn thận.

B.2.4 Phổ tải trọng mỏi

B.2.4.1 Tải trọng dùng để đánh giá mỏi phải tiếp cận với tải trọng vận hành thực tế trong kỳ tuổi thọ dự định của các chi tiết hoặc kết cấu toa xe. Tải trọng sức bền tĩnh sử dụng trong thiết kế không được dùng trong đánh giá mỏi.

B.2.4.2 Tải trọng của các bộ phận chịu tải chủ yếu của toa xe thực tế đo được phổ tải trọng trình tự được lập ra theo phương pháp lặp phổ trên cơ sở quá trình thời gian, chỉ có thể thích hợp với việc đánh giá mỏi của loại hình toa xe (hoặc loại hình giá chuyển hướng) đo thử. Nếu như các tham số chủ yếu của loại hình toa xe (hoặc loại hình giá chuyển hướng) thay đổi, tổng trọng đoàn tầu tăng lên, máy hãm toa xe thay đổi thì phổ tải trọng trình tự tương ứng cũng phải thay đổi theo.

B.2.4.3 Đối với kiểu toa xe (hoặc kiểu giá chuyển hướng) thiết kế mới lần đầu, hoặc là kiểu toa xe (hoặc kiểu giá chuyển hướng) cần phân tích không có phổ tải trọng tương ứng với nó, cho phép chọn một loại phổ tải trọng của kiểu toa xe (hoặc kiểu giá chuyển hướng) có kết cấu và tính năng động lực tương tự như chủng loại xe (hoặc chủng loại giá chuyển hướng) đó để tiến hành đánh giá mỏi.

B.2.5 Phổ ứng suất mỏi

B.2.5.1 Phải căn cứ vào tải trọng mỏi và dùng phương pháp phân tích đàn hồi hoặc đàn hồi dẻo để xác định ứng suất ở vị trí tính toán của kết cấu. Đối với việc đánh giá mỏi của các kết cấu phức tạp hoặc nhiều kết cấu liên kết lại, có thể bố trí các tấm datric ở vị trí thích hợp của nó để cho ứng suất càng chính xác.

B.2.5.2 Những lỗ, vị trí cắt, góc uốn của bản thân chi tiết kết cấu phải sử dụng hệ số tập trung ứng suất thích hợp để xem xét.

B.2.5.3 Khi xác định ứng suất danh nghĩa của chi tiết kết cấu cần phải xem xét ảnh hưởng của ứng suất phụ gia dẫn đến bởi sự lệch tâm của đầu nối, sự biến dạng xoắn cong cưỡng chế.

B.2.5.4 Khi đánh giá sức bền mỏi do tác dụng phức hợp của ứng suất dương và ứng suất cắt cần xem xét:

  • Khi ứng suất dương và ứng suất cắt ở cùng một vị trí, sinh ra cùng một lúc phải tính toán ứng suất chủ;

  • Khi ứng suất dương và ứng suất cắt ở cùng một vị trí nhưng không sinh ra cùng một lúc, phải dựa vào nguyên tắc Miner, tính theo công thức (B.2.13)

Khi ứng suất pháp và ứng suất cắt ở hai vị trí khác nhau, phải tiến hành đánh giá sức bền mỏi riêng biệt đối với 2 vị trí.

(B.2.13)

B.2.5.5 Những kết cấu khác nhau của cùng một bộ phận (cùng tổ hợp kết cấu) phải có phổ ứng suất khác nhau, tất cả ứng suất dẫn đến bởi kết cấu tăng tải toàn bộ cần phải chỉnh lý, kết quả có thể dùng làm phổ ứng suất thiết kế đánh giá mỏi.

B.2.5.6 Các tổn thương dẫn đến bởi phạm vi ứng suất nén danh nghĩa và phạm vi ứng suất kéo danh nghĩa phải coi là bằng nhau.

B.2.6 Sức bền mỏi

B.2.6.1 Vết nứt mỏi thường phát sinh ở vị trí ứng suất tập trung của chi tiết như mép lỗ, góc khuyết, mối hàn, chỗ góc tròn quá độ và chỗ khiếm khuyết trong chế tạo (như kẹp tạp chất, lỗ khí, vết hằn của dao) những vị trí đó là chỗ trọng điểm để đánh giá mỏi.

B.2.6.2 Đối với các chi tiết chịu ứng suất kéo tương đối lớn, cần phải cố gắng tránh hoặc giảm hiện tượng tập trung ứng suất, bề mặt của chi tiết có thể xử lý cứng hoá như lăn ép, phun hạt hoặc thấm than để tạo nên lớp ứng suất nén có độ sâu nhất định, điều đó có lợi cho việc nâng cao sức bền mỏi của các chi tiết có chu kỳ mỏi cao.

B.2.6.3 Đường cong sức bền mỏi kết cấu chi tiết trong phương pháp giá trị phạm vi ứng suất đồng mức đẳng hiệu (đường cong - N). Trên hệ toạ độ 2 biến số là một nhóm đường song song khoảng cách bằng nhau. Trong đó phạm vi ứng suất được chỉ định tuổi thọ là 2x106 lần tuần hoàn ứng suất, đại biểu sức bền mỏi chuẩn của mọi kiểu kết cấu chi tiết. Tuổi thọ chỉ định theo định nghĩa giới hạn mỏi đồng mức là sức bền mỏi khi tuần hoàn ứng suất 5x106 lần. Đối với loại hình kết cấu chi tiết đặc biệt, khi một vài trị số phạm vi ứng suất danh nghĩa vượt quá giới hạn mỏi, thì phạm vi ứng suất danh nghĩa thấp hơn giới hạn mỏi đồng mức phải được suy xét trong đánh giá mỏi.

B.2.6.4 Sức bền mỏi khi tuổi thọ chỉ định theo định nghĩa giới hạn ngừng tải là 108 lần ứng suất tuần hoàn, giới hạn này là ở dưới giới hạn mỏi đồng mức, được suy diễn ra bởi độ dốc m=5 của đường cong sức bền mỏi. Tất cả ứng suất thấp hơn giới hạn ngừng tải trong phổ ứng suất đều bỏ qua không tính.

B.2.6.5 Số liệu mỏi chu kỳ thấp là giá trị lấy được khi tuần hoàn ổn định . Các tham số mỏi tìm được bởi các công thức dưới đây được suy ra từ công thức Mason - Coffin (Công thức (B.2.14)  công thức (B.2.16))

(B.2.14)

(B.2.15)

(B.2.16)

B.2.6.6 Đường cong cảm biến - tuổi thọ ở hệ toạ độ 2 biến số có 3 loại đường cong gồm: cảm biến tổng - tuổi thọ , cảm biến dẻo - tuổi thọ và cảm biến đàn hồi - tuổi thọ, 2 đường cong sau thường là đường thẳng.

B.2.6.7 Đường cong S - N ở hệ toạ độ 2 biến số là một đường gấp khúc. Bộ phận đường nghiêng của nó có thể dùng để tính sơ bộ tuổi thọ của chi tiết khi ứng suất cao hơn giới hạn mỏi.

B.2.6.8 Định nghĩa giới hạn mỏi của vật liệu là trị số ứng suất lớn nhất với số lần tuần hoàn vô hạn không phát sinh phá hoại mỏi ở tỷ số ứng suất R nào đó. Giới hạn mỏi của cấu kiện lấy là trị số ứng suất lớn nhất khi số lần tuần hoàn ứng suất N = 2x106 ở một tỷ số ứng suất R nhất định.

B.2.6.9 Trục hoành của đồ thị hiệu chỉnh Goodman là trị số ứng suất nhỏ nhất, trục tung là trị số ứng suất lớn nhất (tức là giới hạn mỏi), trục tung tại điểm gốc của trục hoành (ứng suất nhỏ nhất bằng không) biểu thị trị số ứng suất lớn nhất của tỷ lệ ứng suất R=0. Đường xạ từ điểm gốc hướng theo phương 45 bên trái và bên phải phân biệt biểu thị trị số ứng suất lớn nhất ở tỷ số ứng suất R=-1 và R=1. Trị số ứng suất lớn nhất của vật liệu hoặc chi tiết ở bất kỳ tỷ lệ ứng suất nào, ở trên các đường xạ tương ứng giữa R=-1 và R=1, để giản tiện tính toán chỉ cần đo trị số giới hạn mỏi của 2 trường hợp tại R=-1 và R=0, nối một đường thẳng giữa 2 điểm trên đồ thị hiệu chỉnh Goodman tương ứng, lợi dụng độ dốc k của đường cong đó và trên trục tung ở R=0, dựa vào công thức (B.2.5) có thể tìm được giới hạn mỏi ở bất cứ tỷ lệ ứng suất R nào.

B.2.7 Phương pháp thiết kế mỏi thông thường

B.2.7.1 Phương pháp thiết kế mỏi thông thường là chỉ các chi tiết dưới tác dụng của ứng suất thay đổi nhất định (thường là ứng suất thay đổi đồng mức), dựa vào yêu cầu tuổi thọ khác nhau, dựa vào đồ thị mỏi (đường cong S - N hoặc đồ thị ứng suất giới hạn ) đưa ra phương pháp thiết kế sức bền mỏi.

B.2.7.2 Nội dung thiết kế mỏi thông thường bao gồm:

  • Dựa vào phương pháp sức bền tĩnh xác định kích thước sơ bộ của chi tiết, tính toán kiểm tra sức bền mỏi ở vị trí nguy hiểm hoặc mặt cắt nguy hiểm, hệ số an toàn sức bền mỏi n tính được phải lớn hơn hoặc bằng hệ số an toàn cho phép của nó , tức là ;

  • Ước tính tuổi thọ mỏi của chi tiết để thoả mãn yêu cầu kỳ hạn sử dụng.

  1. Hệ số an toàn sức bền mỏi được tính theo công thức trong sổ tay thiết kế cơ khí.

  2. Trong tính toán thiết kế sức bền mỏi thông thường, hệ số an toàn sức bền mỏi cho phép giới thiệu dùng các số liệu sau:

  • Khi vật liệu đều, tính toán tải trọng và ứng suất chính xác,

  • Khi độ đều đặn của vật liệu, độ chính xác của tính toán tải trọng và ứng suất trung bình

  • Khi vật liệu không đều, độ chính xác tính toán kém,

  1. Khi số lần tuần hoàn ứng suất của chi tiết chịu lực, có thể thiết kế theo tuổi thọ hữu hạn.

B.2.7.3 Tuổi thọ ước tính bằng phương pháp thiết kế mỏi thông thường là tổng tuổi thọ của chi tiết.

B.2.7.4 Khi chi tiết chịu tác dụng của ứng suất tuần hoàn không đối xứng, ngoài việc phải thoả mãn yêu cầu sức bền mỏi ra, còn phải chú ý kiểm tra sức bền chảy của nó (khi trị số R tương đối lớn) trên đồ thị mỏi, nếu góc kẹp của xạ tuyến R với toạ độ ứng suất trung bình , khi , kiểu mất hiệu lực của chi tiết chủ yếu là biến dạng dẻo, khi đó phải dựa vào điều kiện chảy tiến hành tính toán kiểm tra. Khi đó:

(B.2.17)







1



tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương