Tcvn …: 2013 Mục lục



tải về 0.51 Mb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.51 Mb.
#4257
1   2   3   4   5   6   7

  1. Bản vẽ thiết kế phải qui định độ lồi lõm của bề mặt bên ngoài vỏ thép thân xe; độ lồi lõm cho phép đối với vỏ thép toa xe được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2: Độ lồi lõm cho phép của bề mặt ngoài vỏ thép thân toa xe

TT

Vị trí vỏ thép


Độ lồi lõm cho phép (mm/m)

Ghi chú


1

Tấm thành bên

2




2

Tấm thành đầu

3




3

Tấm dọc cạnh sườn của mui xe

3

Vị trí ống thông gió ≤ 8

4

Tấm giữa của mui xe

5

Vị trí ống thông gió ≤ 8

5

Mặt sàn xe kim loại

8




6

Tấm vách trong đầu xe

2,5






  1. Bản vẽ cần phải có phần thuyết minh ghi rõ các yêu cầu kỹ thuật chung và những hướng dẫn công nghệ cần thiết, trong đó phải có quy định về yêu cầu kỹ thuật hàn.

  1. Tham số tính toán thiết kế

Ngoài việc phải tuân thủ những qui định trong các qui chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành khác, tiêu chuẩn này qui định cụ thể về các tham số tính toán và yêu cầu trong tính toán thiết kế toa xe như sau:

5.1 Điều kiện môi trường

Toa xe phải đảm bảo hoạt động bình thường trong điều kiện môi trường thực tế của Việt Nam. Trong tính toán thiết kế, điều kiện môi trường vận dụng của toa xe được qui định như sau:



      1. Nhiệt độ môi trường: Từ 00C đến +500C

      2. Độ ẩm tương đối của không khí tối đa: Đến 95%

      3. Độ ẩm tương đối của không khí ứng với trạng thái nhiệt độ môi trường 450C nằm trong khoảng từ 40% đến 60%

      4. Độ cao so với mực nước biển: Từ 0 đến dưới 1000m

5.2 Đường bao mặt cắt ngang của toa xe

Trên đường sắt bằng và thẳng, đường bao mặt cắt ngang của toa xe phải đảm bảo không được vượt quá Khổ giới hạn đầu máy toa xe quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08: 2011/BGTVT.



5.3 Bố trí trục và kích thước theo chiều dọc toa xe

a) Cự ly trục cố định của toa xe không vượt quá 2600mm. Nếu vượt quá phải có tính toán bổ sung trong thuyết minh.

b) Bố trí trục bánh xe và kích thước theo chiều dọc toa xe phải đảm bảo cho toa xe khi móc nối với nhau thông qua được đường cong bán kính nhỏ nhất trên chính tuyến cũng như đường nhánh mà vẫn không vi phạm Khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc của đường sắt quốc gia.

5.4 Bán kính đường cong thông qua nhỏ nhất

Bán kính đường cong thông qua nhỏ nhất được lấy theo qui định sau:



        1. Bán kính cong trên chính tuyến:

- Đối với khổ đường 1000mm: Rmin = 97m

- Đối với khổ đường 1435mm: Rmin = 145m



        1. Bán kính cong trên đường nhánh:

- Đối với khổ đường 1000mm: Rmin = 75m

- Đối với khổ đường 1435mm: Rmin = 100m.



5.5 Siêu cao của đường cong

Trong tính toán thiết kế toa xe, giá trị siêu cao lớn nhất và siêu cao thiếu hụt cho phép được lấy theo qui định của đường sắt quốc gia, cụ thể như sau.

a) Siêu cao lớn nhất:

- Đối với khổ đường 1000mm: 95mm

- Đối với khổ đường 1435mm: 125mm

b) Siêu cao thiếu hụt cho phép là 50mm đối với đường sắt cấp 1 và cấp 2, đối với đường sắt cấp 3 là 60mm (cấp đường sắt quy định tại tiêu chuẩn TCVN 8893 : 2011).

Đối với toa xe thiết kế có sử dụng cơ cấu tự động điều chỉnh độ nghiêng thân xe thì trị số tính toán được lấy theo đặc điểm của thiết bị điều chỉnh độ nghiêng thân xe.

5.6 Tổng trọng toa xe và tải trọng trục

5.6.1 Tổng trọng toa xe

Là tổng tự trọng chỉnh bị của toa xe và tải trọng thiết kế, trị số lớn nhất của nó là tích của số trục toa xe và tải trọng trục.



      1. Tải trọng trục

Tải trọng trục của toa xe phải phù hợp với tải trọng cho phép của cầu, đường sắt, tuy nhiên không được vượt quá 14 tấn/trục đối với khổ đường 1000mm và 21 tấn/trục đối với khổ đường 1435mm.

Nếu toa xe chỉ khai thác trên đoạn tuyến cố định thì có thể cho phép sử dụng trị số tải trọng cho phép của cầu, đường sắt thực tế trên đoạn tuyến đó để tính toán, nhưng phải qui định chặt chẽ tuyến vận dụng trong hồ sơ thiết kế toa xe.



      1. Điều chỉnh tải trọng

Kết cấu toa xe phải được thiết kế sao cho có thể điều chỉnh được tỉ lệ tải trọng tĩnh của bánh xe trong phạm vi từ 0,90 đến 1,10. Trong đó tải trọng tĩnh của bánh xe được lấy bằng 1/2 tải trọng trục của toa xe khi chưa chất tải.

    1. Tốc độ cấu tạo trong tính toán thiết kế

Khi tính toán thiết kế toa xe, trị số tốc độ cấu tạo cần đáp ứng yêu cầu của khách hàng nhưng không được vượt quá các giá trị qui định sau đây:

  1. Vmax:

- Toa xe khách: Không quá 120km/h đối với khổ đường 1000mm và 160km/h đối với khổ đường 1435mm.

- Toa xe hàng: Không quá 100km/h đối với khổ đường 1000mm và 120km/h đối với khổ đường 1435mm.



  1. Tốc độ tối đa khi thông qua đường cong được qui định như sau:

[km/h] (1)

Trong đó: R là bán kính cong của đường tính bằng mét [m]



5.8 Độ cao trọng tâm toa xe

Độ cao trọng tâm được tính theo công thức sau:



(2)

Trong đó:

hz : Là chiều cao so với đỉnh ray của trọng tâm toa xe (hoặc thân xe, giá chuyển hướng), tính bằng milimét [mm]

hi :Là chiều cao so với đỉnh ray của trọng tâm các bộ phận toa xe (hoặc thân xe, giá chuyển hướng), tính bằng milimét [mm]

hC- Chiều cao so với mặt ray của trọng tâm hàng hoá chở trên toa xe, tính bằng milimét [mm]

mi- Trọng lượng tương ứng của các bộ phận toa xe (hoặc thân xe, giá chuyển hướng), tính bằng tấn [T]

m0- Trọng lượng toa xe (hoặc thân xe, giá chuyển hướng), tính bằng tấn [T]

mC- Trọng lượng của hàng hoá chở trên toa xe, tính bằng tấn [T]

Khi dùng công thức (2) để tính độ cao trọng tâm các loại toa xe có mui, xe thành cao, xe phễu, phải coi chiều cao xếp tải tới xà cạnh trên và trọng lượng của hàng hoá bằng tải trọng cho phép tối đa, còn đối với xe mặt bằng và toa xe khách tính theo tình trạng chất tải thiết kế.

5.9 Tải trọng và lực cơ bản tác dụng lên toa xe

Tải trọng và lực cơ bản tác dụng lên toa xe là các tham số đầu vào mang tính quyết định đến kết quả tính toán thiết kế toa xe. Tiêu chuẩn này qui định cách xác định tải trọng và lực cơ bản cũng như phương pháp xây dựng tổ hợp tải trọng đối với các tính toán thiết kế toa xe cụ thể như sau:



      1. Tải trọng tĩnh thẳng đứng

Tải trọng tĩnh thẳng đứng gồm tự trọng, tải trọng và trọng lượng chỉnh bị của toa xe.

      1. Tự trọng toa xe hàng

  1. Tổng của tự trọng thân xe và giá chuyển hướng gọi là tự trọng toa xe. Tự trọng thân xe và giá chuyển hướng là tổng trọng lượng của kết cấu bản thân nó và tất cả các phụ kiện, thiết bị cố định trên nó.

  2. Tải trọng toa xe hàng lấy theo tải trọng ghi trên thành xe và giả định tải trọng phân bố đều. toa xe thành cao phải có biện pháp thoát nước và phải xét đến sự ảnh hưởng của nước mưa làm tăng tải trọng, nên khi tính sức bền kết cấu thân xe thành cao phải lấy tải trọng tính toán bằng 1,15 lần tải trọng ghi trên thành xe.

5.9.3 Tải trọng toa xe khách

Tải trọng toa xe khách bao gồm trọng lượng của hành khách, nhân viên phục vụ trên toa xe và hành lý mang theo. Cách xác định tải trọng toa xe qui định như sau:



  1. Số lượng hành khách trên toa xe ghế ngồi căn cứ vào số lượng định viên thiết kế cộng thêm 50% tăng định viên để tính tải trọng. Tổng trọng của mỗi hành khách và hành lý mang theo được tính bình quân là 80kg. Đối với toa xe khách 2 tầng, tải trọng được xác định theo văn bản yêu cầu thiết kế.

  2. Số hành khách trên toa xe giường nằm được tính theo định viên thiết kế, tổng trọng của mỗi hành khách và hành lý mang theo được tính bình quân là 90kg.

  3. Số lượng người ngồi trên toa xe hàng ăn tính theo định viên cụ thể. Trọng lượng mỗi người được lấy bình quân là 65kg. Số lượng nhân viên phục vụ trên toa xe hàng ăn được tính theo tình hình thực tế.

  4. Tải trọng của toa xe hành lý, toa xe bưu vụ phát điện và các xe khách chuyên dùng khác được xác định theo văn bản giao nhiệm vụ thiết kế hoặc yêu cầu của khách hàng.

  5. Trọng lượng chỉnh bị (như nước, nước đá, nhiên liệu, thực phẩm....): Phải tính toán theo trạng thái chất đầy, đủ dùng.

      1. Tải trọng động thẳng đứng

Tải trọng này được xác định bởi tải trọng tĩnh thẳng đứng nhân với hệ số tải trọng động thẳng đứng.

Hệ số tải trọng động thẳng đứng được tính theo công thức sau:



(3)

Trong đó:



Kdy – Hệ số tải trọng động thẳng đứng.

fj - Độ nhún tĩnh của lò xo dưới tác dụng của tải trọng tĩnh thẳng đứng (Đối với lò xo có độ cứng thay đổi, trị số độ nhún tĩnh là tỷ số giữa tải trọng tĩnh thẳng đứng và độ cứng của lò xo dưới tải trọng tương ứng), tính bằng milimét [mm]

v – Tốc độ cấu tạo của toa xe [km/h]

b – Hệ số thực nghiệm, lấy trị số là 0,05.

d – Hệ số thực nghiệm, xe hàng lấy trị số là 1,65; xe khách lấy trị số là 3,0.

a – Hệ số, bộ phận trên lò xo (bao gồm xà nhún) lấy trị số là 1,50. Bộ phận dưới lò xo (không kể đôi bánh) lấy trị số là 3,50.

c – Hệ số, bộ phận trên lò xo (bao gồm xà nhún) lấy trị số là 0,427. Bộ phận dưới lò xo (không kể đôi bánh) lấy trị số là 0,569.

Hệ số tải trọng động thẳng đứng đối với khung giá chuyển hướng 2 hệ lò xo được tính theo công thức sau:



(4)

Trong đó:

Kdyz – Hệ số tải trọng động thẳng đứng của bộ phận trên lò xo.

Kdyx – Hệ số tải trọng động thẳng đứng của bộ phận dưới lò xo.

fjy - Độ nhún tĩnh lò xo xà nhún, tính bằng milimét .

fjz - Độ nhún tĩnh lò xo hộp trục, tính bằng milimét .

fj - Độ nhún tĩnh lò xo giá chuyển hướng (= fjy+fjz).

Tổng của tải trọng tĩnh thẳng đứng và tải trọng động thẳng đứng gọi là tổng tải trọng thẳng đứng.



      1. Tải trọng thẳng đứng lớn nhất của lò xo

Khi tính toán kiểm nghiệm sức bền của lò xo giá chuyển hướng, tải trọng tính toán thẳng đứng lớn nhất của lò xo được tính theo công thức:

Pmax = C.fmax (5)

Trong đó:

Pmax: Tải trọng tính toán hướng thẳng đứng lớn nhất của lò xo, tính bằng kiloNiuton [kN]

C: Độ cứng của lò xo [kN/mm]

fmax: Độ nhún tính toán lớn nhất [mm] cần thỏa mãn công thức:

fmax = fj (1 + KdL) (6)

Trong đó:

fj - Độ nhún tĩnh của lò xo dưới tác dụng của tải trọng tĩnh thẳng đứng (Đối với lò xo có độ cứng thay đổi, trị số độ nhún tĩnh là tỷ số giữa tải trọng tĩnh thẳng đứng và độ cứng của lò xo dưới tải trọng tương ứng) [mm]

KdL – Hệ số đầy đủ của độ nhún lò xo. Trong tính toán thiết kế, sử dụng các trị số hệ số đầy đủ độ nhún như sau:

Khi trong trang trí lò xo có thiết bị giảm chấn phù hợp:

Toa xe khách KdL  0,5.

Toa xe hàng KdL  0,7.

Toa xe ướp lạnh KdL  0,6.

Khi trong trang trí lò xo không có thiết bị giảm chấn hoặc sức cản giảm chấn quá nhỏ:

Toa xe khách KdL  0,6.

Toa xe hàng KdL  0,9.


      1. Lực hướng bên

Lực hướng bên bao gồm lực ly tâm và lực gió.


        1. tải về 0.51 Mb.

          Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương