ĐẶt vấN ĐỀ Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu



tải về 1.5 Mb.
trang2/14
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.5 Mb.
#37770
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14
Thương hiệu

“Thương hiệu bao gồm luôn tất cả những gì mà khách hàng/thị trường/xã hội thực sự cảm nhận về doanh nghiệp hày/và về những sản phẩm-dịch vụ cung ứng bởi doanh nghiệp”... “nói theo ngôn ngữ ngành thông tin học:...thương hiệu là một khái niệm xuyên suốt cả quy trình từ thông điệp truyền đi bởi doanh nghiệp đến thông điệp nhận được bởi các dối tác của doanh nghiệp”... “gồm cảm nhận được ghi dấu trong tâm tưởng”... “chính các thể loại cảm nhận đó lại tác động tương hỗ với những thể dạnh quan hệ được thiết lập giữa doanh nghiệp với các đối tác của nó.” Tôn Thất Nguyễn Thiêm- Dấu Ấn Thương Hiệu I.

“Thương hiệu là phấn hồn của một doanh nghiệp, là uy tính của công ty, là hình ảnh của công ty trong tâm trí khách hàng, là niềm tin khách hàng dành cho công ty.” Phan Đình Quyền- Bài Giảng Quản Trị Thương Hiệu.

“Thương hiệu lớn là câu chuyện kể mãi không hết. Thương hiệu là một loải chuyện phúng dụ biến đổi với thời gian. Nó liên quan đến điều hết sức sâu thẳm – như một hướng vọng của con người về huyền thoại. Con người vẫn có nhu cầu mang đến ý nghĩa cao nhất cho các sự vật. Và chúng ta vẫn muốn nghĩ rằng chính chúng ta cũng thuộc về một cái gì đó lớn lao hơn chúng ta rất nhiều. Doanh nghiệp nào mang đến cảm nhận đó cho nhân viên và khách hàng sẽ tạo ra được một nguồn lực lớn.” Scott Bedbury.



Hệ thống nhận diện thương hiệu

Ngày nay tại Việt nam, ngày càng nhiều các doanh nghiệp quan tâm đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu, tuy nhiên để có được tính nhất quán và chuyên nghiệp trong các thông điệp truyền thông, các doanh nghiệp thường nhờ đến những nhà thiết kế tạo ra một hệ thống nhận diện chuẩn mực của thương hiệu. Dựa vào những đặc tính sản phẩm, chiến lược kinh doanh, thị trường mục tiêu,… những nhà thiết kế quảng cáo, với tài nghệ chuyên môn của mình, đã tạo dựng cho doanh nghiệp một bộ hướng dẫn sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu.

Hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm tất cả những phương tiện và các quy tắc hướng dẫn sử dụng thương hiệu do nhà thiết kế quy định trong quá trình thiết kế và được doanh nghiệp đồng ý sử dụng. Hệ thống nhận dạng thương hiệu thông thường bao gồm những thành phần chính như sau:

Lời mở đầu

Logo & những nguyên tắc cơ bản

Ý nghĩa


Kích thước và không gian xung quanh logo

Màu logo và các ứng dụng trên nền màu

Logo đơn sắc (1 màu)

Những điều phải tránh khi sử dụng logo

Qui định về việc sử dụng typeface

Cách trình bày câu slogan

Nội dung & ý nghĩa slogan

Quy cách sắp đặt slogan

Những điều phải tránh khi sử dụng slogan

Thành phần trang trí

Cách trình bày thương hiệu trong ấn phẩm văn phòng

Danh thiếp

Giấy tiêu đề

Giấy ghi chú, giấy ghi lời cảm ơn

Bao thư

Bao thư 110x220mm



Bao thư 160x220mm

Bao thư 250x350mm

Cách trình bày thương hiệu trong các vật dụng

Hộp đựng sản phẩm

Túi giấy

Túi plastic

Hướng dẫn sử dụng sản phẩm

Mẫu trưng bày sản phẩm

Thiệp

Nhãn sản phẩm



Tặng phẩm

Cách trình bày thương hiệu trong các ấn phẩm

Quảng cáo báo

Các ví dụ về quảng cáo báo

Brochure / catalogue

Mobile hanger

Phướn / Banner

Phần kết thúc của TVC

Quảng cáo ngoài trời

I.1.2 Cơ sở pháp lý

- Luật doanh nghiệp (hiệu lực 01/07/2006).

- Luật kinh doanh bất động sản (hiệu lực 01/01/2007).

- Nghị định 153 hướng dẫn thi hành luật kinh doanh bất động sản.

- Nghị định 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá - thông tin.

- Quyết định 77/2007/QĐ-TTg 28/05/2007 qui định về người phát ngôn và cung cấp thông tin báo chí.

- Thông tư 13 /2008/TT-BXD hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định số 153/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh Bất động sản.

I.1.3 Cơ sở thực tiễn

Sự phát triển thị trường bất động sản ( BĐS )

Sự tăng mạnh về cầu là xu hướng chung cho tất cả các mảng thị trường nhưng hoạt động như thế nào của thị trường lại phụ thuộc phần nhiều vào chính sách nhà nước và tình hình chung của kinh tế Thế Giới. Tuy nhiên, thị trường BĐS là thị trường có tiềm năng phát triển cao trong thời gian tới cho dù mấy tháng qua có đấu hiệu chựng lại do các chính sách điều tiết thị trường. Xin điểm qua một số mảng của thị trường BĐS.

Năm 2008 thị trường văn phòng cho thuê vẫn thiếu nguồn cung. Do đó, thị trường này sẽ vẫn sôi động. Khách thuê đăng ký ở khu vực trung tâm vẫn chấp nhận mức giá cao và tiếp tục đăng ký…chờ. Nhưng may thay, tương lai thị trường sẽ có các nguồn cung khác từ các hướng phát triển lan tỏa sang các khu vực lân cận như Q.7, Tân Bình và Thủ Thiêm. Còn trong sắp tới thì năm 2008 sẽ chào đón sự xuất hiện đầy mong đợi của Saigon Happiness Square ở Q.1, The EverRich I ở Q.11 và Paragon ở Q.7. Trong ngắn hạn thì các cao ốc nhỏ thấp tầng của khu trung tâm đang là xu thế. Giá thuê của mảng thị trường này ở khu trung tâm sẽ tiếp tục tăng, có thể lên tới mức giá trung bình của hạng A là 70$/m2/tháng!

Với việc gia nhập WTO, mảng thị trường bán lẻ sẽ lên ngôi, tiếp tục phát triển ở TP.HCM với những mức giá cao chót vót của khu vực từ 200$/m2/tháng trở lên. Vì hiện tại nguồn cung này đang rất thiếu. Năm 2008 sẽ chào đón nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực này đến từ các nước Mã Lai, Singapor, Hàn Quốc, Hoa Kỳ.



Thị trường căn hộ bán sẽ có 49 dự án hoàn thành cho thấy nguồn cung tăng đáng kể. Bù lại, cầu lại tăng thêm vì xu hướng Việt Kiều và người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam tạo ra những phân khúc mới cho mảng thị trường này. Song song đó, các dự án khu đô thị mới vẫn tiếp tục được triển khai. Tuy nhiên, việc giải phóng mặt bằng, đền bù giải tỏa làm nhiều dự án chậm tiến độ. Với các chính sách siết tín dụng và hạn chế huy động vốn của nhà đầu tư cho mảng thị trường căn hộ cao cấp thì mảng căn hộ trung bình lại được nhen nhóm lên những ngọn lửa mới cho thị trường, hiện nay các dạng này đang được thị trường săn đón như mảng căn hộ cao cấp trước đây.

Thị trường nhà đất dân dụng hiện nay đã vơi người đi lại giữa các trung tâm, sàn giao dịch do tác động tiêu cực của việc đánh thuế luỹ tiến.

Cùng với thị trường căn hộ bán là thị trường căn hộ thuê tưởng chừng song hành tăng trưởng nhưng một thực tế là 2008 không có một dự án nào cho mảng này! Đây là việc tất yếu vì xu hướng người nước ngoài có thể mua nhà ở Việt Nam kể trên.

Thị trường dành cho công nghiệp cũng sẽ phát triển với các dạng khu công nghệ cao. Còn các khu công nghiệp truyền thống thì với đặc điểm nhân công trẻ, lành nghề cũng tiếp tục thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Thị trường khách sạn nghỉ dưỡng thì không tập trung nhiều ở các trung tâm như TP.HCM và Hà Nội mà lại phát triển nhộn nhịp ở các thành phố du lịch biển. Còn các trung tâm trên lại là sự đổi tên của hàng loạt khách sạn, chứng tỏ loại hình này thiên về mua bán hơn là phát triển. Do đó, TP.HCM vẫn thiếu nhiều nguồn cung cho khách du lịch.

Chính sách – Thị trường – Doanh nghiệp

Chỉ thị của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng về siết chặt tin dụng làm đảo ngược các chính sách hỗ trợ vay vốn của các tổ chức tín dụng. Hệ quả, thành công ngoài mong đợi đến nỗi khiến thị trường lâm vào hoàn cánh bế tắc, có thể xảy ra đóng băng trong tương lai gần nếu thiếu điều chỉnh kịp thời. Do đó, giải pháp kìm chế lạm phát này ảnh hưởng xấu đến thị trường BĐS.

Có thể, các chính sách đều có chủ ý là kiềm hãm thị trường tăng trưởng bong bóng. Nhưng chúng ta phải nhìn rõ ra căn cơ của vấn đề hơn là những giải pháp mang tính cấp thời thiếu sự thấu đáo của tình hình hiện nay. Chúng ta chưa hiểu rằng không phải giá BĐS bị đẩy lên quá cao trong thời gian qua do nạn đầu cơ mà phải thấy rắng cung chưa kịp đáp ứng cầu nên giá của loại hàng hóa này là rất cao. Ngược lại, chính sách nhà nước can thiệp quá sâu vào các dự án nhà ở gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đồng thời, nhà nước lại thiếu hỗ trợ doanh nghiệp trong khâu giải phóng mặt bằng-đền bù giải tỏa. Đây là nguyên nhân chính khiến cho các dự án chậm triển khai, ứ đọng vốn mà doanh nghiệp sử dụng vốn vay lại phải trả lãi theo thời gian. Đằng này, chính sách lại là tăng lãi suất nhắm giảm lạm phát chắc chắn đẩy doanh nghiệp có khả năng về vốn kém bị hụt hơi lâm vào đường cùng.

Trước tiên, với sự vận động thị trường thì các ngân hàng nước ngoài là người tranh thủ cơ hội này trước tiên với các sản phẩm cho vay tín dụng thì người tiêu dùng mua nhà sẽ quay qua các ngân hàng này. Thế là, các ngân hàng trong nước buộc phải liên kết với tổ chức tài chính tín dụng bên ngoài. Đó là sự linh hoạt của ngành ngân hàng với tình hình hiện nay. Nhưng với các doanh nghiệp BĐS thì lại khác. Ngoài sự lấn sân của các đồng nghiệp bên ngoài thì khó khăn lại thêm chồng chất khi các quỹ đầu tư của nước ngoài với ngồn vốn dài hơi cũng nhảy chân vào lĩnh vực này! Kết quả là gần đây, việc bị hất chân khỏi các dự án của doanh nghiệp ta xảy ra ngày một nhiều. Chúng ta thấy rằng chính sách này là đánh chung vào cả thị trường, cả nền kinh tế. Chúng ta nên đưa ra những chính sách cụ thể với phân khúc thị trường nào, mảng nào chứ không thể nào đưa ra một chính sách gây tác động tiêu cực đến toàn thị trường như thời gian qua. Phải nhìn rõ bản chất vấn đề mà “chữa bệnh”, cân đối lợi ích người dân-doanh nghiệp-nhà nước.

Trời cứu mình không bằng mình tự cứu mình. Hiện nay, đã có những doanh nghiệp liên kết với các doanh nghiệp khác hoặc là liên doanh với các ngân hàng, doanh nghiệp trong và ngoài nước để phát triển. Cùng lúc, cũng đã có công ty đứng ra đăng ký thành lập TCty Giải phóng mặt bằng. Nhưng vẫn còn nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này cho rằng sẽ rất khó thực hiện vì chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ.

Trở lại nhân vật chính là các doanh nghiệp BĐS trong nước thì ta có thể thấy rằng loại bỏ đi những suy nghĩ hạn hẹp về sự độc tôn, muốn chỉ có mình làm chủ của các doanh nghiệp nhỏ lẻ thì chúng ta cần phải hòa vào xu hướng thời đại mà liên kết lại với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Hãy nhớ rằng đây là “sân nhà” của chúng ta, với thế mạnh con người và các mối quan hệ thì sự kết hợp sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh vững mạnh hơn. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần chuyên nghiệp hóa hơn trong hoạt động kinh doanh, nhận diện đúng nhu cầu thị trường của mình nhằm nâng cao sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Ngoài ra, sự kiên nhẫn là đức tính cần thiết cho ngành này chứ không thể nào chạy theo trào lưu như các doanh nghiệp của các ngành nghề khác gây mất cân bằng cho cán cân kinh tế và là nguyên nhân gây khó khăn cho hạn chế lạm phát. Các doanh nghiệp này cần chuyên tâm trong lĩnh vực của mình hơn là gắn thêm các mác “land, real” sau đuôi. Mới đây đã có những động tĩnh rằng Nhà Nước sẽ khống chế các doanh nghiệp này bằng biện pháp “70% vốn phải nằm trong lĩnh vực đăng ký ban đầu”, nhằm tránh các công ty này đổ vốn vào các dự án đầu tư mà thành lập các công ty con mà đổ vào đó số vốn chiếm gần hết nguồn vốn đăng ký của doanh nghiệp. Từ đây sẽ lấy lại cán cân kinh tế cho thị trường hiện nay, những động thái này sẽ giúp giảm bớt lạm phát, tăng giá ở tất cả các mảng thị trường hiện nay, mà thị trường BĐS sẽ căn thẳng hơn.

Cũng cần nói thêm rằng, chúng ta đừng nhìn các nhà đầu tư nước ngoài với suy nghĩ rằng họ là “cá lớn” sẽ nuốt “cá bé” của chúng ta, đồng ý rằng họ có tiềm lực mạnh về vốn, nhưng để “gia nhập” vào thị trường của ta thị họ cũng phải “nhập gia tuỳ tục”, nghĩa là họ vẫn cần chúng ta để bước vào thị trường này, họ không thể nào làm tất tần tật từ đầu chí cuối cho một dự án, nhất là trong khâu giải phóng mặt bằng, không ai có kinh nghịêm bằng các doanh nghiệp ta, và kể cả khâu nghiên cứu thị trường nữa, họ không thể nào biết được rõ về thị hiếu của thị trường này bằng chính chúng ta-những doanh nghiệp trong nước. Cho nên, chúng ta hãy nhìn nhận họ là những đối tác tiềm năng tương lai của mình.

Ta nghĩ rằng, trong thời gian tới ta nên bớt trông cậy vào luồn vốn từ ngân hàng mà hãy nghĩ về những kênh huy động khác như: quỹ đầu tư tín thác BĐS, trái phiếu,… Đặc biệt là quỹ tín thác đầu tư, hiệp hội BĐS và các doanh nghiệp cần có các kiến nghị kịp thời giúp xây dựng cơ chế chính sách cho phù hợp với xu thế phát triển. Có như vậy thì chúng ta sẽ có thêm một kinh huy động mới từ vốn nhàn rỗi của người dân.



Các chính sách khác ảnh hưởng tới thị trường trong tương lai

Về việc cho phép Việt kiều và người nước ngoài mua nhà đã tạo ra một lượng khách hàng tiềm năng cho thị trường này. Khoảng 100.000 Việt kiều sẽ có nhu cầu mua nhà ở Việt Nam. Nhưng để hiện thực hóa điều này, cần phát triển những quy định rõ ràng hơn nằm tránh việc chậm triển khai. Như là: cấp địa phương nào quản lý người nước ngoài mua nhà? Thời gian trong bao lâu là chấp thuận cho họ mua nhà?

Một quy định “bắt ép” doanh nghiệp nữa là dành 20% quỹ đất các dự án nhà ở thương mại trên 10ha cho việc phát triển nhà ở cho thuê và nhà ở xã hội. Đây là một nỗ khó khăn cho doanh nghiệp vì chẳng lẽ giữa một dự án căn hộ cao cấp, biệt thự lại xuất hiện nhà ở cho công nhân? Nên kiến nghị địa phương dành hẳng một dự án cho nhà loại này vì rõ ràng phân khúc thị trường, nhóm khách hàng hướng tới là khác nhau. Khi có một dự án như vậy vừa thuận tiện cho doanh nghiệp mà lại còn vừa thoải mái cho tâm lý người dân trong khu dự án nhà ở xà hội đó. Từ đây, tránh việc manh mún trong việc phát triển các dự án dưới 10ha liền kề!

Thuế thu nhập doanh nghiệp nên hạ thấp hơn nữa tới mức 20-22% nếu có thể. Vì đây là mức kích thích kinh doanh của các doanh nghiệp.

Giảm thuế chuyển nhượng BĐS xuống còn 1% sẽ tránh được các giao dịch ngầm làm thị trường sôi động và minh bạch hơn với các sàn giao dịch. Nhận diện đúng đối tượng đầu cơ để đánh thuế với các trường hợp không đưa vào kinh doanh sản xuất hay mua bán liền trong thời gian 2 năm.

Nên lùi khoản thời gian áp dụng lại cho có 1 lộ trình hợp lý tránh gây sốc, chấn độnng thị trường. Chủ doanh nghiệp cồ phần cần xem xét kết hợp các mức thuế hơn tránh việc đánh thuế nhiều lần.



Ảnh hưởng lạm phát tới thị trường bất động sản

Hầu hết các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đều tăng giá trong thời gian qua, đây là một trong những biểu hiện của lạm phát. Với tình hình trên, lương “thực tế” của bộ phận cán bộ công nhân viên chắc chắn là không thể đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Những hạn chế về nhu cầu tiêu dùng như thế thì hệ lụy đương nhiên là nhu cầu cho việc tiết kiệm giảm đi rõ rệt dẫn tới giảm sút đáng kể nguồn tích lũy cho xã hội rất lớn.

Đó là đối với người tiêu dùng, còn với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh việc giá cả leo thang dẫn tới chi phí đầu vào tăng như hiện nay thì làm cho các đơn vị này gắp khó khăn rất lớn.

Trở lại với thị trường bất động sản, mà tiêu biểu là các doanh nghiệp xây dựng và nhà thầu có lẽ là người chịu ảnh hưởng lớn nhất trong giai đoạn này. Vật giá leo thang, nguyên vật liệu tăng giá phi mã dẫn tới chi phí cho các dự án tăng lên thì đương nhiên giá của các sản phẩm nhà ở tăng lên nhiều, chứ không phải do “đầu cơ” như ý kiến cuối năm 2007. Do đó, đầu ra của sản phẩm-các dự án này bị hạn chế đáng kể do sức mua không còn mạnh như năm ngoái. Chưa dừng ở đó, các ngân hàng, mặt khác, do các biện pháp kiềm chế lạm phát của chình phủ nên đã không hỗ trợ cho các doanh nghiệp ở khâu đầu ra sản phẩm, trái ngược với chiến lược năm rồi của các tổ chức tính dụng này là ra sức hỗ trợ đầy ưu đãi trong việc mua nhà.

- Thị trường sơ cấp (giao, cho thuê đất) cũng giảm mức độ hoạt động bởi chi cấp phép hoạt động với những chủ đầu tư có năng lực có các dự án khả thi cao. Đồng thời ngừng ngay những DA đầu tư công kém hiệu quả

- Doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu: lỗ, có thể bị phá sản do giá vật liệu xây dựng tăng quá nhanh mà hợp dồng thầu thì đã ký với các khoản mục thiếu tính toán trước như “gia giảm điều chỉnh giá xây dựng khi có sự thay đổi đáng kể của thị trường”.

- Chủ đầu tư: tinh gọn lại cơ cấu vốn, giảm tổng số dự án lại. Chỉ dành nguồn lực cho các DA thực sự có hiệu quả cao, hiệu suất hoàn vốn nhanh. Với tình hình này thì đã có những chuyển biến tích cực dạng như là chính các chủ đầu tư ra tay “cứu trợ” nhà thầu-bỏ tiền túi để đảm bảo tiến độ thi công. Hay hình thức phát hành trái phiếu dự án-một hình thức huy động vốn mới đầy sáng tạo, tuy nhiên cũng cần có những quy định mới phù hợp hơn cho lĩnh vực tài chính bất động sản này, người mua trái phiếu cũng cần lựa chọn kỹ càng hơn trong quyết định mua của mình, như: tính khả thi của dự án, độ rủi ro, tính thanh khoản sau thời gian phát hành, khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu hay quyền chọn mua sản phẩm.

- Có nhiều doanh nghiệp đã không còn tồn tại, như là một công ty A ở Bình Dương, một số thì tinh giảm nhân viên của mình như KV,… nói chung thị trường hiện nay đã đào thải khá nhiều công ty yếu kém năng lực hoạt động.

- Các công ty môi giới, đại diện cho khối dịch vụ trong thị trường bất động sản cũng bị ảnh hưởng đáng kể do không ai đến giao dịch. Ở đây, chúng ta nhận ra một điều rằng: không phải là do hàng mình bán mà là đội ngũ bán hàng, có lẽ chúng ta đã bị một sức ì quá lớn trong giai đoạn nóng sốt của thị trường, bộ phận bán hàng chủ yếu là khâu giải quyết giấy tờ chứ chưa thực sự có được sự vận động như những các đồng nghiệp ở các ngành nghề khác. Bây giờ, chỉ có thể nói rằng: bản lĩnh mới có thể giúp được họ tồn tại qua thời gian này, tức mức độ năng động thích ứng thị trường, tính chuyên nghiệp của dịch vụ.

- Còn về phía cầu-người tiêu dùng thì chắc chắn một diều rằng cái ăn cái mặc hiện nay cũng đã trở thành vấn đề rồi chứ đừng nói đến “cái ở”-việc mua nhà. Với những người đã “cầu được” thì lại là cơn ác mộng vì không thanh lý được hàng thì họ đành ngậm ngùi với chiến thuật trả lãi vay ngân hàng mà chờ thời, một số thì do giá bán của chủ đầu tư cũng “tinh gọn” về gần với giá gốc nên khi đem bán thì những người “cầu được” này bị lỗ có khi tới vài tỷ do ôm quá nhiều hàng, mà bây giờ không thể tiếp tục ôm tiếp được nữa. Đồng thời, qua năm 2009 cũng bị thuế lũy tiến chèn ép nếu tiếp tục gòng mình giữ hàng. Trên cơ sở nhìn nhận này, chúng ta thấy được rằng phải đưa nguồn cung đến sát cầu “thực” hơn, do thời gian vừa qua thị trường bất động sản là thị trường người bán, những nhu cầu thiết thực từ người tiêu dùng-có nhu cầu để ở chưa được quan tâm chú trọng thích đáng. Các phân khúc cũng cần phân bố cho đồng đều, chứ không phải chỗ nào cũng xây Căn hộ cao cấp, trong khi đó phân khúc thu nhập trung bình lại chiếm số lượng lớn lại ít nhà đầu tư quan tâm phát triển

- Các định chế tài chính-ngân hàng thương mại trong nước cũng không nằm ngoài sự tác động. Với nguyên cả quý một bị điêu đứng vì hàng loạt các biện pháp giảm lạm phát thì hiện tại do giảm lãi suất trần huy động nên một số ý kiến cho rằng các định chế tài chính này đang bắt ép người tiêu dùng nhất là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như ở trên đã nêu vì chưa thấy thông tin tích cực nào nói rằng sẽ có lãi suất trần trong việc cho vay.

Nhà ở xã hội

Nhà ở, trước tiên chúng ta phải có một sự nhìn nhận chung với nhau rằng mỗi người dân đều có một căn nhà cho riêng mình là một ý niệm quá viễn vông so với thực tế nguồn cung hiện nay, nhất là với nhà ở cho người thu nhập trung bình-thấp. Có thể tốc độ phát triển của các dự án đầu tư chú trọng vào phát triển mảng căn hộ cao cấp-văn phòng cho thuê vài năm gần đây sẽ làm bão hòa thị trường này trong một tương lai gần nào đấy, nhưng, một điều chắc chắn rằng: hiện nay và sẽ là một khoản thời gian khá lâu nữa, nhà ở cho người thu nhập trung bình thấp sẽ vẫn là một nhu cầu rất lớn.




Nhà ở cho đối tượng thu nhập trung bình và thấp, nếu có thể, chúng ta nên thay đổi suy nghĩ rằng cứ nhất thiết phải có được quyền sở hữu thì mới gọi là đáp ứng nhu cầu cho thị trường này. Với mảng thị trường này, một chỗ cư ngụ có thể không nhất thiết là phải sở hữu một căn nhà thì mới được, mà nó còn có thể được đáp ứng từ việc thuê nhà. Điều này chắc chắn sẽ là chuyển động của thị trường này trong tương lai, vì như tình hình hiện nay, với tốc độ phát triển về kinh tế và đặt biệt là gia tăng dân số-mà ở các trung tâm kinh tế lớn như thành phố Hồ Chí Minh thì chủ yếu là gia tăng theo cơ học, thì tỷ lệ đáp ứng nhà ở cho thị trường thu nhập trung bình-thấp là rất khó. Thêm vào đó mặc dù tỉ lệ GDP trên đầu người luôn không ngừng tăng cao trong mấy năm vừa qua, nhưng nhìn lại thực tế thì thu nhập của những người dân ở mức trung bình và thấp thì ước mơ sở hữu “một túp lều tranh” cho riêng mình thì khó có cơ may trở thành hiện thực. Cho nên dần dà chúng ta sẽ làm quen với suy nghĩ có một chỗ nương thân không nhất thiết xuất phát từ việc sở hữu.

Với giá nhà đất quá cao như hiện nay, dù đã giảm nhiều trong thời gian vừa qua, nhưng phải thấy rằng với mức giá thị trường hiện nay vẫn còn là khá xa với cho đối tượng thu nhập trung bình-thấp. Ở các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu thì việc ở nhà thuê là bình thường, ngay cả đối với những người có thu nhập khá chứ không chỉ với những người có thu nhập trung bình thấp. Ở đây, sự chia sẽ những nguồn lực của xã hội được phân bố đồng đều cho các đối tượng từ các nhà đầu tư phát triển bất động sản, người mua nhà để cho thuê, người thuê nhà và tất nhiên chính phủ cũng có được những nguồn thu khác nhau từ các đối tượng kể trên từ công cụ thuế. Bằng cách này thì những nhà đầu tư phát triển bất động sản bán được sản phẩm của mình; người mua nhà để cho thuê, với sự hỗ trợ từ ngân hàng hay chính các nhà đầu tư phát triển bất động sản, họ sẽ có được một tài sản tạo ra dòng tiền cho mình với thời gian trả chậm từ 20-30 năm; còn người thuê nhà họ sẽ có được một mái ấm mà không cần sự nỗ lực ban đầu quá nhiều, họ sẽ trả một khoản tiền tương đối là khá nhỏ mỗi tháng so với việc bỏ một khoản tiền lớn cho việc mua một căn nhà với số tiền gấp mấy ngàn lần họ bỏ ra mỗi tháng nếu so với việc đi thuê nhà. Và cũng với cách này, chính phủ có thể có được những nguồn thu khác nhau từ nhà dầu tư bất động sản khi họ bán đươc sản phẩm của mình, từ người cho thuê nhà với mức thuế của căn nhà mà họ cho thuê,… Và tất nhiên, để phát triển những mô hình cân bằng xã hội này chúng ta cần xây dưng một cơ chế chính sách vững chải cho nền kinh tế tín dụng ngân hàng nhằm tránh lâm vào cơn khủng hoảng địa ốc Mỹ hai năm vừa rồi. Và có thể, việc hỗ trợ người mua nhà để cho thuê có thể đến từ chính các nhà dầu tư bất động sản nhằm tránh việc chứng khoán hóa các khoản tín dụng lên thị trường chứng khoán. Nhưng một điều đảm bảo cho tính khả thi của mô hình này là các nhà đầu tư doanh nghiệp phát triển bất động sản phải có được sự hỗ trợ thích đáng từ nhà nước, chủ trương chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp này; giảm thuế, có lẽ cũng sẽ là công cụ thích hợp nhất cho mô hình này, hoặc lý tưởng hơn là chính phủ sẽ hộ trợ về vốn cho các doanh nghiệp phát triển những dự án nhà ở xã hội; với một giác độ nào đó thì các doanh nghiệp này trở thành đối tác của chính phủ và biết đâu, chính phủ sẽ lại chính là đại lý phân phối cho các doanh nghiệp này qua các HUD hay cục hoặc tổng cục phát triển nhà.

Từ đây cán cân kinh tế xã hội dược cân bằng cho người dân-doanh nghiệp và chính phủ.

Nhưng trở lại hiện tại, những nỗ lực của chúng ta cho các đối tượng thu nhập trung bình và thấp là từ tất cả các hướng có thể. Mà trong đó, việc phát triển nhà ở xã hội cho đối tượng này cũng đang được chính phủ xúc tiến ráo riết. Và các nỗ lực thiện chí từ các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cũng đã được ghi nhận và phúc đáp hồi âm tích cực từ cơ quan chình quyền. Như vừa rồi việc ký kiến nghị UBND TP cho phép cộng ty Đất Lành thí điểm xây căn hộ 30-40 m2 ở Q.12 phù hợp với các tiêu chí nhà ở xã hội; hay các căn hộ có giá trung bình từ 500 triệu của Nam Long ở Q.9,… Tất cả những cố gắng này càng chứng tỏ các doanh nghiệp đã có những cái nhìn thực tế hơn với nhu cầu nhà ở của xã hội, nhất là với phân khúc thu nhập trung bình và thấp, mà đối tượng này lại chiếm phần đông trong cơ cấu kinh tế, đóng góp mạnh vào sự phát triển của cả nước. Cho nên nhu cầu có được một mái ấm của họ cần được quan tâm sâu sắc thấu đáo hơn từ tất cả các cơ quan ban ngành và doanh nghiệp.



I.2 Giới thiệu công ty Cổ Phần Phát Triển Nhà Thủ Đức

Tên gọi: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ THỦ ĐỨC

Tên tiếng anh: THUDUC HOUSING DEVELOPMENT CORPORATION

Tên viết tắt: ThuDuc House

Quyết định thành lập số: 7987/QĐ-UB-CNN ngày 24/11/2000

Giấy chứng nhận ĐKKD số: 4103000457 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP. HCM cấp

Trụ sở văn phòng: 384 Võ Văn Ngân, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, TP. HCM

Tel : (08) 8 966 676 – 8 972 799 – 7 220 407

Fax : (08) 8 961 123

Chi nhánh: 74 Phạm Ngọc Thạch, Phường 06, Quận 3, TP. HCM

Tel : (08) 8 202 775

Fax : (08) 8 202 776

Website: www.thuduchouse.com

Email: thuduchouse@hcm.vnn.vn



I.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

- Thành lập năm 1992 với tên gọi Công ty Quản lý & Phát triển nhà Thủ Đức. -- Năm 1996 đổi tên thành Công ty Phát triển nhà và Dịch vụ Khu Công Nghiệp Thủ Đức.

- Ngày 24/11/2000 chính thức thành lập Công ty Cổ Phần Phát Triển Nhà Thủ Đức (ThuDuc House) Quyết định thành lập số 7987/QĐ-UB-CNN ngày 24/11/2000 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103000457 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư cấp ngày 15/06/2001.

- Đại Hội Cổ Đông thành lập Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức (chuyển đổi từ Công ty Phát triển nhà và Dịch vụ Khu Công Nghiệp Thủ Đức) ngày 04/05/2001, đánh dấu bước phát triển nay tự hào của ThuDuc House.

- Ngày 14/12/2006, Cổ phiếu ThuDuc House (mã số TDH) đã chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM, khẳng định sức phát triển và tầm vóc mới của ThuDuc House trên thị trường chứng khoán.

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Ngành Nghề Kinh Doanh Chính

- Kinh doanh địa ốc, đầu tư phát triển các dự án bất động sản, trung tâm thương mại, VP cho thuê, chợ đầu mối, khu du lịch nghỉ dưỡng, KCN.

- Kinh doanh khai thác các dịch vụ về địa ốc, khu đô thị và KCN.

- Đầu tư vốn, tài sản vào các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Đầu tư kinh doanh tài chính – chứng khoán và ngân hàng.

- Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh công trình cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và khu dân cư.



Quá Trình Tăng Vốn Điều Lệ

Nguồn vốn điều lệ ban đầu là 15.000.000.000 đồng. ThuDuc House đã 04 lần thay đổi tăng vốn điều lệ, cụ thể như sau:



STT Ngày Nội dung chính
















Lần 1 Tháng 07/2005 Tăng vốn điều lệ từ 15.000.000.000 đồng lên 30.000.000.000 đồng

Lần 2 Tháng 06/2006 Tăng vốn điều lệ từ 30.000.000.000 đồng lên 100.000.000.000 đồng

Lần 3 Tháng 07/2006 Tăng vốn điều lệ từ 100.000.000.000 đồng lên 170.000.000.000 đồng

Lần 4 Tháng 01/2008 Tăng vốn điều lệ từ 170.000.000.000 đồng lên 230.000.000.000 đồng


I.2.2 Sơ Đồ Tổ Chức




tải về 1.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương