TỪ chỉ VỊ trí trong tiếng nhật và tiếng việT


TØNH L¦îC NG÷ DôNG Vµ TØNH L¦îC TOµN PHÇN TRONG V¡N B¶N TIÕNG VIÖT



tải về 6.42 Mb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích6.42 Mb.
#37198
1   2   3   4   5   6   7   8



TØNH L¦îC NG÷ DôNG Vµ TØNH L¦îC TOµN PHÇN TRONG V¡N B¶N TIÕNG VIÖT

P



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIÓU BAN NG¤N NG÷ Vµ TIÕNG VIÖT






GS.TS Phạm Văn Tình*


Trong tất cả các trường hợp tỉnh lược mà chúng tôi từng xét trước đây, hầu hết các lược ngữ đều có thể phục hồi trở lại (dù ở dạng một phần hay ở dạng đầy đủ) bằng cách đối chiếu ngữ trực thuộc hiện hữu với các chủ ngôn liên kết với nó. Các hiện tượng lặp từ, đồng dạng, có một sự tương thích nhất định về cấu trúc là tiền đề cho phép suy ra một cấu trúc giả định. Đó là những dấu hiệu được coi là tường minh mà người nghiên cứu không thể không lấy đó làm căn cứ. Nhưng có nhiều trường hợp xuất hiện ngữ trực thuộc tỉnh lược Chủ - Vị thì ta rất khó truy tìm ra các dấu hiệu đó. Điều đáng nói là người nghe (hay người đọc) hoàn toàn vẫn hiểu được, thậm chí có khi vô tình không nhận ra sự bất thường đó. Đây là những trường hợp mà Halliday và Hasan gọi là những yếu tố ngoại chỉ (exophoric): “Hiện tượng tỉnh lược thông thường là mối quan hệ trùng lặp. Đôi lúc sự giả định trước trong một cấu trúc tỉnh lược có thể là ngoại chỉ... Đó là văn cảnh cung cấp thông tin cần thiết để giải nghĩa cho việc này” [Halliday & Hasan 1976:144]. Bài viết này bàn về hai trường hợp tỉnh lược khá đặc biệt. Đặc biệt về ngữ cảnh và mức độ tỉnh lược. Đó là hiện tượng tỉnh lược toàn phần dựa vào ngoại cảnh (ngoại chỉ) và tỉnh lược bỏ trống hoàn toàn phát ngôn (hành vi im lặng).

1. Tỉnh lược Chủ - Vị dựa trên các yếu tố ngoại chỉ

Đây là một dạng tỉnh lược mà nhân tố ngữ cảnh giữ vai trò quan trọng. Trước hết, ta thử xem xét các ví dụ:

(1) Bà ấy múc cho nó một bát đầy. Nó ăn. ф Phù phù! ф Nóng! ф Xuỵt xoạt! ф Cay! ф Ngon quá!

Ai cũng yên bụng. Không ai để ý đến nó nữa. Họ nghênh xe đạp. Họ nhìn ô tô. Họ pha trò. Họ cười ha hả.

Nó vẫn ăn. фNgon quá.

*

фNăm phút ...



фMười phút ...

(Nguyễn Công Hoan)

Ở ví dụ (1) có hai phát ngôn đứng làm chủ ngôn (Bà ấy múc cho nó một bát đầy. Nó ăn.) sau đó là các ngữ trực thuộc xuất hiện liên tiếp. Mạch thông báo cho chúng ta hiểu các phát ngôn tiếp theo, có thể là: Nó thổi phù phù. Bát bún nóng. Nó húp xuỵt xoạt. Bún riêu cay. Nó ăn (trông) ngon quá! Dĩ nhiên ở đây chưa có gì, người ta hoàn toàn có thể hiểu và chúng ta cũng chưa thấy nổi lên điều gì quá đặc biệt.

Tuy nhiên, đến hai phát ngôn được tách hẳn ra ở hai đoạn cuối thì ta thấy rõ ràng là có vấn đề. “Năm phút ...”, “Mười phút ...” chỉ là một danh từ giữ vai trò trạng ngữ thời gian. Tham tố này chỉ ra rằng “có một sự tình đã diễn ra”. Sự tình đó ở đây là sự tình nào: nó ám chỉ việc thằng bé nọ ăn bún riêu hay một loạt các hành động khác: Không ai để ý ... Họ nghênh xe đạp. Họ nhìn ô tô... Tham tố thời gian ở đây không nhằm bổ trợ cho một hành động cụ thể nào, nó có giá trị liên kết với cả chuỗi phát ngôn trên. Ta có thể ngầm hiểu là “Tất cả sự việc đó đã diễn ra được năm phút, mười phút”. Rõ ràng, lôgic của sự kiện tạo ra tiền đề mạch lạc cho cả chuỗi phát ngôn, và tình huống góp phần đắc lực trong việc xây dựng các phát ngôn tỉnh lược, Halliday gọi đó là các dạng tỉnh lược huống chỉ (cataphoric ellipsis). Nó khác hoàn toàn với các trường hợp liên kết hồi chỉ hay khứ chỉ, vì ở đó các yếu tố hồi chỉ (khứ chỉ) có một sở chỉ là ngữ đoạn đứng trước hay sau nó. Còn “kiểu tỉnh lược này không tiền giả định bất kỳ thành phần ngôn bản phía trước nó, mà chỉ thuần tuý tận dụng lợi thế của cấu trúc hiển hiện trong tình huống” [Halliday 1998: 63]. Nhiều khi các yếu tố huống chỉ xuất hiện trong những phát ngôn bất thường trong một cuộc đối thoại này: фTử tế lắm (Ông làm như vậy (là) tử tế lắm); фQuá nhạt (Vở kịch này quá nhạt), v.v... Lúc đó, người nói và người nghe tự tìm ra các nhân tố tình huống được phát sinh ngay trong lúc bối cảnh phát ngôn. Các nhân tố tỉnh lược đã được ngữ cảnh hoá:

(2) - Xeф!

- ф Đây!


Ba chân bốn cẳng anh ấy chạy vội lại phía có người đợi, hạ hai càng xuống.

(Nguyễn Công Hoan)

Tình thế và hoàn cảnh lúc đó cho phép anh xe không cần dài dòng: “Có xe tôi đây”. Cả hai lúc đầu chỉ là hai người đi trên phố như bao người không quen biết khác. Cử chỉ (vẫy xe) cùng với khuôn mặt hướng tới anh xe đứng gần cho phép thiết lập một bối cảnh đối thoại và một phát ngôn (dù tỉnh lược triệt để) vẫn phát huy hiệu lực, nó phụ thuộc vào những hàm nghĩa tình thái mang sắc thái đánh giá chủ quan của những người tham gia giao tiếp.

Rõ ràng, việc giải mã ngữ nghĩa đó cần phải tận dụng triệt để các nhân tố tham gia vào quá trình giao tiếp đó thể hiện thông qua một loạt phát ngôn. Một phát ngôn ngắn gọn như vậy tự thân chưa định được giá trị của bản thân nó. Trong các trường hợp tỉnh lược huống chỉ thì sự mạch lạc (coherence) là xương sống cho sự tồn tại của các ngữ trực thuộc, vì các dấu hiệu liên kết hình thức rất mờ nhạt, khó xác định. Nhưng mạch lạc lại cũng có những dạng biểu hiện rất phức tạp, nhiều chiều, nhiều hướng. “Mạch lạc trong văn bản là hiện tượng có vẻ như vừa có phần thực lại vừa có phần hư: Có chỗ có thể vạch nó ra một cách rạch ròi lại cũng có chỗ khó nắm bắt về sự tinh tế và tính phức tạp của hiện tượng” [Diệp Quang Ban 1998: 73-74]. Đây chính là vấn đề cần phải xem xét để đưa ra lý giải có luận cứ xác đáng.

Bởi vì, trước đó có nhiều tác giả bàn về những phát ngôn đứng có vẻ độc lập trong văn bản hoặc được sử dụng bất thường trong giao tiếp lời nói. Chúng là những yếu tố có chức năng nào và cái gì giúp cho chúng có khả năng tồn tại? Những phát ngôn như: “Nào, nào”, “Tàu bay, tàu bay!” hay là hai phát ngôn mà ta vừa xét trên: “Năm phút ...”, “Mười phút ...” được Nguyễn Kim Thản gọi là các câu danh xưng. “Câu danh xưng là loại câu trong đó chỉ có một thể từ nói lên sự vật và không thể nào gọi đó là thành phần gì cả” [Nguyễn Kim Thản 1997: 580-582]. Một số tác giả Nga [Russkij jazyk 1979: 67] cũng có cách nhìn gần như vậy và gọi chúng là câu định danh. Trần Ngọc Thêm gọi chúng là các ngữ trực thuộc tỉnh lược định danh vì ông cho rằng, nó khác với các ngữ trực thuộc khác có giá trị liên kết hiện diện, còn những trường hợp này hướng liên kết của nó lại có tính khiếm diện. “... NTT tỉnh lược định danh có liên kết tỉnh lược gián tiếp. Khái niệm “tỉnh lược gián tiếp” dùng để chỉ những trường hợp tỉnh lược có tính chất trung gian giữa liên kết hiện diện và khiếm diện” [Trần Ngọc Thêm 1999: 195-196], v.v…

Những cách hiểu về câu danh xưngcâu định danh rõ ràng quá thiên về tính độc lập của bản thân mỗi phát ngôn, do chỗ không tìm ra một căn cứ khả dĩ để xác định chức năng của nó với tư cách là một thành phần nào đó trong câu. Còn nếu cho đó là một dạng ngữ trực thuộc tỉnh lược định danh vì tính chất “bán hiện diện” của nó cũng chưa hẳn nêu lên giá trị liên kết thực của các phát ngôn này. Chúng hoàn toàn được chấp nhận, thậm chí trong một ngữ cảnh hẹp, không phụ thuộc vào một ngữ nghĩa trung tính nào (kiểu như Ga Hà Nội như ví dụ của Nguyễn Kim Thản) tức là chúng có giá trị giao tiếp hiện hữu. Bối cảnh phát ngôn đủ khả năng giúp người nghe giải mã những thông tin này. Chính Trần Ngọc Thêm cũng cho rằng, việc khôi phục các ngữ trực thuộc “tỉnh lược gián tiếp dựa vào phép liên tưởng. Công thức khôi phục tỉnh lược sẽ được nêu ra cho từng kiểu liên tưởng, tuỳ thuộc vào quan hệ ngữ nghĩa mà chúng dựa vào” [Trần Ngọc Thêm 1999: 198].

Cách thức khôi phục dựa vào sự liên tưởng chính là các nhân tố tạo nên sự mạch lạc trong diễn ngôn. Những nhân tố đó có thể được hình thành từ những topos (lẽ thường) chung, cũng có thể dựa vào những topos tình thái hay topos ngữ dụng. Theo Gal”perin, “Thái độ của người nói (người viết) đối với hiện thực được xem như một đặc trưng cơ bản của tính tình thái” [Gal”perin 1987: 226]. Vì vậy, bản thân ngữ cảnh tình thái cho phép chúng ta có những suy luận từ một phát ngôn tỉnh lược loại này. Ví dụ:

(3) Hạnh đứng lặng im. Ông Phúc vừa lục lọi tung cả đống quần áo vừa can bà chị:

- Chị nên bình tĩnh mới được, còn bạn bè nó trên gác kia kìa... Thoa này, cháu thử nhớ lại xem có tháo cái nhẫn ra rồi để đâu không?

- Có lẽ ... ф - Thoa hơi nhăn trán suy nghĩ.

(Nguyễn Huy Thiệp)

Phát ngôn “có lẽ” có vẻ không ăn nhập với các phát ngôn xuất hiện trong đoạn hội thoại. Nó là một câu nói có vẻ “lửng lơ” nhưng người đọc hoàn toàn có thể suy đoán bằng phân tích những diễn biến tâm lý của nhân vật Thoa. Sự buột miệng gần như vô tình đưa người nghe vào một hiện thực mới vừa được mở ra trong ngữ cảnh: Thoa vẫn đang ở trong tình trạng nghi ngờ và hướng nghi ngờ ở đây chưa xác định. Cũng là một phát ngôn “có lẽ” như vậy, nó hoàn toàn có thể được hiểu khác trong những hoàn cảnh giao tiếp khác, thậm chí ngay cả khi ta thử thay đổi một vài phát ngôn trong ví dụ trên:

(3a) Hạnh đứng lặng im. Ông Phúc vừa lục lọi tung cả đống quần áo vừa nói:

- Này chị, tôi thấy trong đám bạn bè lúc nãy, hình như có cái thằng mặc áo vàng cứ quanh quẩn ở đây ...

- Có lẽ ... ф - Thoa hơi nhăn trán suy nghĩ.

Hoặc giả là ông Phúc không nói, mà chỉ thực hiện một động tác đánh mắt lên gác, về hướng có “thằng cha mặc áo vàng” thì vẫn có thể xuất hiện một phát ngôn “Có lẽ” và cũng đem lại một cách suy luận tương đương.

Vì vậy, có thể nói, tỉnh lược căn cứ vào các nhân tố ngoại chỉ là một dạng tỉnh lược nằm trong phạm vi văn bản, tức là trong sự hành chức của diễn ngôn. Người nói và người nghe có thể có những tri thức nền giống nhau khi bắt đầu cuộc giao tiếp, nhưng những tri thức đó phải “chìm” vào trong từng bối cảnh và hình thành nên các nhân tố bổ trợ cho sự hiểu phát ngôn một cách đủ nghĩa, không nhầm lẫn. Phép liên tưởng được coi là thao tác cần yếu để khôi phục các phát ngôn tỉnh lược loại này. Đương nhiên, đó là một quy trình rất phức tạp, đòi hỏi phải có những bước nghiên cứu kỹ hơn. Cũng theo Gal”perin, “Những hình thức mạch lạc liên tưởng có thể vượt ra ngoài một khuôn khổ văn bản, và điều đó đặc biệt gây khó khăn cho quá trình hiểu (giải mã) văn bản” [Gal”perin 1987: 160].

2. Im lặng - một dạng tỉnh lược ngữ dụng (tỉnh lược tình thái)

Trong giao tiếp, nhiều khi chúng ta rất hay bắt gặp những tình huống “bỏ trống phát ngôn”, tức là người nói tự nhiên im lặng hay một đoạn văn bản bị gián đoạn. Sự im lặng đó theo cách phân loại của chúng tôi là một dạng tỉnh lược toàn phần. Đó là điều không bình thường đối với một cuộc đối thoại bình thường1. Một cuộc đối thoại bình thường là một cuộc đối thoại có người nói lời và người đáp lời. “Trao đáp là vận động cơ bản của hội thoại” [Đỗ Hữu Châu và Cao Xuân Hạo 1997: 22]. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó, người nói vẫn có thể lâm thời làm gián đoạn cuộc thoại bằng một sự im lặng mang tính chuyển tiếp, đó là sự tỉnh lược toàn phần có giá trị giao tiếp.

R. Mihallă cho rằng “Sự im lặng trở nên thích đáng, với tư cách là một hành vi, chỉ khi đối chiếu với những tình huống” [Dẫn theo Nguyễn Dương 1996: 46]. Im lặng là một trong những dạng tỉnh lược phức tạp, người nghiên cứu không được phép chủ quan gán ghép bất cứ ý nghĩa nào cho một hành vi im lặng nếu chưa đối chiếu nó với các phát ngôn trong mạch diễn ngôn. Sự im lặng ở đây cũng được xét như sự lược bỏ hoàn toàn một lượt lời lẽ ra cần phải có trong giao tiếp đối đáp. Sau đây, chúng ta sẽ lần lượt xem xét các tình huống im lặng nhằm diễn đạt các nội dung ngữ nghĩa, cụ thể là biểu thị các thái độ khác nhau.

2.1. Xét ví dụ

(4) Người cha khốn nạn nhìn đứa con chòng chọc, thở dài. Một giọt lệ từ từ lăn xuống chiếu:

- Lúc nãy, mẹ con mày ăn cám phải không?

Gái gượng cười cãi:

- Ăn chè đấy chứ!

Bố nó chép miệng:

- Khốn nạn, chè đâu mà ăn, cơm còn không có nữa là chè! Rõ mày khổ từ trong bụng mẹ...

Cái Gái cúi đầu không nói. (= ф = im lặng)

(Nam Cao)

Đoạn thoại trên được xen kẽ bởi các phát ngôn được người viết thêm vào nhằm giải thích thêm các trạng thái diễn biến tâm lý nhân vật (Gái gượng cười cãi; Bố nó chép miệng; ...). Riêng phát ngôn cuối cùng “Cái Gái cúi đầu không nói” thì lại là một phát ngôn thuần tuý miêu tả sự tình, trong giao tiếp nó sẽ là một sự im lặng không đáp lời. Không phải người nói có ý kết thúc cuộc thoại (chẳng hạn thấy không có gì đáng nói tiếp thì im lặng để từ đó tiếp tục chuyển hướng đề tài trao đổi) mà sự im lặng ở đây rõ ràng có lý do: Người nói (cái Gái) cảm thấy đang ở một tình huống rất khó trao lời, vì người nói trước (ông bố) đã đưa ra một luận cứ có giá trị tới mức bác bỏ hoàn toàn tính xác thực của phát ngôn trước đó (Chè đâu mà ăn, cơm còn chẳng có nữa là chè). Sự im lặng ở đây ngầm được hiểu là một sự thừa nhận sự tình mà người khác vừa nêu ra. Tâm trạng của cái Gái là, thừa nhận lời bố nói là đúng, vậy phát ngôn của mình vừa nói ở trên là sai, là một sự nói dối vụng về. Suy rộng ra, sự im lặng chứng tỏ cái Gái đã thấm thía một điều: nếu không coi đó là một sự tủi nhục thì cũng là một sự thật hết sức đau lòng.



2.2. Trong hội thoại, nhiều khi lời nói im lặng cũng có giá trị như một sự thừa nhận, một sự bất lực trong việc tiếp tục bày tỏ ý lập luận của mình. Ví dụ:

(5) - Sao con không lo ôn bài vở? Đã học kém còn lười vậy sao đậu được?

- Ba đừng lo. Thầy giáo con nói con vẫn được điểm khá mà.

- Đâu có? Đây, sổ liên lạc thầy giáo vừa đưa cho ba đây này. Toàn hai là hai...

- ф

- Có đúng đây là điểm của con không?



- Ba đưa đây! Sao thầy lại không đưa trực tiếp cho con nhỉ?

(Tuổi trẻ Cười, 1986)

Rõ ràng, người nói đã ở hoàn cảnh bị dồn vào thế bí, bị “đuối lý” và nếu trả lời rất dễ bị bẽ mặt, mất thể diện. Sự im lặng được coi như một cứu cánh tình huống giúp người nói hy vọng vớt vát thể diện bằng các phát ngôn đáp nhưng lạc đề. Đó là một sự im lặng đánh trống lảng mà kết cục nhiều khi không đoán trước được. Có thể ông bố vô tình bị kéo theo vào sự chuyển hướng đó (chẳng hạn quay sang hỏi: Chắc là thầy gặp ba nên đưa luôn) hoặc có thể ông bố sẽ nổi giận về thái độ thiếu thành khẩn của cậu con trai (và rất có thể cậu con sẽ bị ăn đòn như chơi). Tính bất định của các hướng giao tiếp kiểu như vậy là rất cao.

2.3. Lại có những trường hợp sự im lặng là một dấu hiệu phản đối của người nghe. Chẳng hạn ví dụ sau (đã lược bớt những chi tiết không cần thiết):

(6) Nó đã sắp nói một lời gì để can cha, thì cha đã bảo:

- Còn mày thì tao cho người ta cưới.

Chuyện cưới xin khiến Dần thèn thẹn. Thành thử nó lại không tìm được câu gì để nói (= im lặng). Vẫn người bố nói:

- Thôi thì trước sau gì cũng một lần. Có rùi gắng cũng chẳng rùi gắng được bao nhiêu ... Thấy người ta nói mãi tao cũng nể ...

- Nể! Nể cái gì! Thầy cứ bảo rằng: Mẹ con chết đi rồi, hai em thì còn dại, chỉ có con hơi lớn một tí phải ở nhà thổi cơm nấu nước.

(Nam Cao)

Sự im lặng giữa chừng của cô gái đang ẩn chứa một thái độ, nhưng thái độ như thế nào (đồng ý hay không đồng ý) thì người bố cũng chưa xác định được. Việc diễn giải dài dòng của ông chứng tỏ ông tiếp tục thăm dò để khẳng định thái độ đó. Phát ngôn tiếp theo của cô gái không những có giá trị nối tiếp cuộc thoại mà “tường minh hoá” thái độ im lặng vừa rồi của mình. Tuy nhiên diễn biến tiếp theo chứng tỏ sự im lặng sau đó lại có sự chuyển hướng theo chiều ngược lại, bằng các phát ngôn đối đáp khác:

(7) (Sau một đêm người bố ra sức thuyết phục và cô gái tiếp tục im lặng)

Thầy nó bảo:

- Hôm nay mày phải xuống chợ một tí, con ạ.

- Mua bán gì mà đi chợ?

- Mua mấy xu chè tươi, với mấy quả cau. Người ta đến, cũng phải có bát nước, miếng trầu tươm tất chứ?

- Chào! ... Vẽ chuyện!

(Nam Cao)

Lần này thì các phát ngôn đáp lời của cô gái (dù có vẻ vu vơ: Chào! ... Vẽ chuyện) đã bộc lộ ý chấp nhận (Nếu không cô sẽ trả lời bằng một câu, đại loại: Con đã nói là con nhất quyết không đồng ý rồi ...). Nó đồng thời giúp ông bố xác nhận được thái độ của sự im lặng trước đó. Không có các phát ngôn tiếp theo người bố sẽ rơi vào tình huống không thể đoán định được sự diễn biến tâm lý trong lòng cô con gái của mình. Từ đó, nó cho phép tiếp tục mạch diễn ngôn theo chiều hướng tích cực và định hướng cho hành động tiếp theo của cả hai.



2.4. Lại có những trường hợp im lặng liên tiếp trong một cuộc thoại. Ở đây có sự biểu hiện mức độ về thái độ của nhân vật giao tiếp. Chẳng hạn:

(8) ... Vừa nom thấy hắn, cụ Triệu đã đỏ mặt tía tai, hét lớn:

- AQ thằng nhãi ranh lếu láo! Mày nói mày là đồng tông với tao phải không?

AQ nín thinh (= im lặng). Cụ Triệu càng tức, xấn lại mấy bước:

- Mày dám nói láo! Làm sao tao lại có thể đồng tông với một đứa như thế kia. Mày họ Triệu à?

AQ nín thinh (= im lặng) toan tháo lui, cụ Triệu nhảy xổ tới giáng cho một cái tát:

- Làm sao mày lại họ Triệu được? Mày đâu đáng mặt họ Triệu!

AQ không cãi lại (= im lặng) rằng mình “chính tông” họ Triệu mà chỉ đưa tay lên xoa xoa má bên trái, rồi cùng thầy trương tuần rút lui.

(Lỗ Tấn)


Sự im lặng tuyệt đối “không dây lời” của AQ không phải là một thái độ bất hợp tác. AQ chính thức thừa nhận sự huênh hoang, có phần “nói hớ” của mình trước đó bằng im lặng. Người nói (cụ Triệu) thừa biết điều này nên tỏ thái độ lấn át, muốn hạ uy tín bằng các lời xúc phạm miệt thị, một hành vi đe doạ thể diện đối tượng đang tham thoại. Sự im lặng liên tục của AQ là một thái độ không bình thường, chứng tỏ AQ chấp nhận một cách nhẫn nhục như ngầm thừa nhận sự yếu thế của mình. Những tình huống như vậy thường xảy ra ít (vì người nói có thể im lặng rồi bỏ đi hoặc không tiếp tục trao đổi), tuy nhiên, mỗi một lần im lặng tiếp theo là một lần khẳng định thái độ của người nghe ở mức độ cao hơn. Nó có thể bộc lộ thái độ đồng ý, thừa nhận, bác bỏ, khinh bỉ hoặc lưỡng lự ... Nhưng dù thái độ thế nào đi chăng nữa thì nó cũng luôn luôn diễn biến theo một hàm biến thiên từ thấp đến cao.

2.5. Việc phục hồi các phát ngôn tỉnh lược toàn phần như vậy rất khó. Thực tế thì sự im lặng cần được coi như sự tỉnh lược toàn bộ một lượt lời của người tham thoại. Lượt lời đó có thể là một hay nhiều phát ngôn nhưng ý nghĩa của nó dường như nằm trong một câu đáp có hàm ý lựa chọn (có/không). Hơn nữa, im lặng lại có chức năng như một thông điệp ngầm ẩn mà giá trị của nó chỉ được xác lập nhờ các phát ngôn trước (nếu im lặng ở cuối) hoặc các phát ngôn sau (nếu im lặng ở giữa). Không nhờ các phát ngôn liên kết này thì người đọc sẽ không bao giờ giải mã cho đúng được ý nghĩa của sự im lặng. Đành rằng im lặng có lúc là tốt (Lời nói là bạc, im lặng là vàng) nhưng nó chỉ có giá trị khi nó xuất hiện đúng lúc đúng chỗ trong chuỗi phát ngôn giao tiếp. Và sẽ là vô nghĩa nếu cứ im lặng triền miên một phía vì nếu cứ như vậy thì còn đâu là giao tiếp nữa. Như thế nó đã vi phạm tới điều kiện cơ bản của hội thoại là tuân thủ sự luân phiên lượt lời. Bản thân sự im lặng chỉ có giá trị ngữ nghĩa đích thực khi nó được chêm xen với các phát ngôn trong giao tiếp. Điều kỳ lạ là chính trong những trường hợp mà người nói chọn sự im lặng xác đáng nhất, thì hàm nghĩa của nó lại lớn hơn nhiều bất kỳ một phát ngôn (hay cả chuỗi phát ngôn) nào đó trong hiện thực.

3.1. Những gì vừa phân tích trên đây trước hết cho phép chúng ta có thể đưa ra một nhận định: ngữ trực thuộc tỉnh lược Chủ ngữ + Vị ngữ trong tiếng Việt có nội dung và cách thức biểu hiện khác biệt. Nó khác cơ bản so với hai ngữ trực thuộc Chủ ngữ và Vị ngữ không chỉ ở thành phần của lược ngữ mà còn kéo theo sự biểu hiện về liên kết ngữ nghĩa phức tạp, khó nắm bắt. Đây chính là một trở ngại lớn của người viết trong việc nhận diện và phân xuất miêu tả ngữ trực thuộc kiểu loại này.

3.2. Chính từ đây, chúng ta mới có điều kiện đầy đủ nhất để kiểm chứng khả năng thực hiện các chức năng thực hiện thông báo của từ tiếng Việt, đặc biệt là các hư từ. Sự chi phối của các phát ngôn trong bối cảnh hiện hữu cho phép các hư từ đảm đương các gánh nặng ngữ pháp và ngữ nghĩa tới mức tối đa. Sự im lặng (tỉnh lược tuyệt đối) cũng là một dạng biểu hiện đáng lưu ý khi nó được xem xét như một thông điệp ngữ nghĩa ngầm ẩn với nhiều hướng khác nhau, tuỳ thuộc hoàn toàn vào ngữ cảnh.

3.3. Các nhân tố ngữ dụng đã tham gia tích cực vào việc hình thành các điều kiện cho phép tỉnh lược Chủ ngữ + Vị ngữ trong hoàn cảnh có thể: khả năng đơn hoá câu đơn, sử dụng các tình huống lựa chọn hiển ngôn và ngầm ẩn trong câu hỏi, tận dụng triệt để các yếu tố thường mang tính đặc thù của ngữ cảnh (ngữ cảnh lâm thời). Chính điều đó đã tạo nên những sắc thái ngữ nghĩa - ngữ dụng rất đa dạng.

3.4. Do đặc thù hạn chế về điều kiện tỉnh lược, phạm vi của chủ ngôn và kết ngôn (ngữ trực thuộc) thường là hẹp vì nếu mở rộng sẽ dễ làm mờ mối liên kết, đặc biệt là liên kết ngữ nghĩa. Có thể nói giữa các phát ngôn ở đây có mối liên hệ rất chặt chẽ. Khả năng phục hồi chính xác các phát ngôn giả định cũng là điều không đơn giản do các dữ kiện cho trước nhiều khi chưa thật sự rõ ràng, tiềm tàng nhiều nhân tố khả biến. Chính vì vậy, vấn đề này còn phải tiếp tục xem xét, đào sâu hơn nữa để sáng tỏ những hiện tượng tỉnh lược toàn phần, đặc biệt là tỉnh lược theo hướng ngữ dụng giao tiếp.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Đỗ Hữu Châu, “Các yếu tố dụng học của tiếng Việt”, tạp chí Ngôn ngữ (4), (1985), tr.14-16.

  2. Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học, NXB Giáo dục, Hà Nội, (1988).

  3. Cao Xuân Hạo (Chủ biên) – Hoàng Xuân Tâm – Nguyễn Văn Bằng – Bùi Tất Tươm, Câu trong tiếng Việt (cấu trúc - nghĩa - công dụng), NXB Giáo dục, Hà Nội, (1992).

  4. Huỳnh Công Minh Hùng, Tỉnh lược chủ ngữ trong văn bản trên cứ liệu tiếng Việt, Báo cáo khoa học, Thành phố Hồ Chí Minh, (1998).

  5. Nguyễn Thượng Hùng, Tỉnh lược chủ ngữ trong câu tiếng Việt và tiếng Anh, tạp chí Ngôn ngữ (1), tr.52-56, (1992).

  6. Nguyễn Thiện Nam, Hiện tượng tỉnh lược chủ ngữ trong tiếng Nhật đối với lỗi giao thoa trong tiếng Việt của người Nhật Bản”, tạp chí Ngữ học Trẻ 97, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội, (1997).

  7. Panfilov V. X., “Sự đánh giá về lượng tính trọn vẹn cú pháp của câu”, tạp chí Ngôn ngữ (1), (1990), tr.29-30.

  8. Lê Xuân Thại (1994), Câu Chủ - Vị tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

  9. Nguyễn Thị Việt Thanh, Hệ thống liên kết lời nói, NXB Giáo dục, Hà Nội, (1999).

  10. Lý Toàn Thắng, “Giới thiệu lý thuyết phân đoạn thực tại câu”, Ngôn ngữ (1), (1981), tr.46-54.

  11. Trần Ngọc Thêm, Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB Giáo dục, (1999, tái bản), Hà Nội.

  12. Phạm Văn Tình, “Về khái niệm tỉnh lược”, tạp chí Ngôn ngữ (9), (1999), tr.56-68.

  13. Phạm Văn Tình, “Cấu trúc giả định của các phát ngôn tỉnh lược”, tạp chí Ngôn ngữ (1), (2001), tr.74-79.

  14. Phạm Văn Tình, Phép tỉnh lược và ngữ trực thuộc tỉnh lược trong tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, (2002).

  15. Asher R. E. (Ed.), The Encyclopaedia of Language and Linguistics (10 vol.), Pergamon Press, Oxford - New York - Seoul – Tokyo, (1994).

  16. Halliday M. A. K., An Introduction to Functional Gramar, Arnold, London - New York - Sydney – Aucland, (1998).



§ÆC TR¦NG T¦ DUY CñA NG¦êI VIÖT
QUA ÈN Dô TRI NHËN TRONG THµNH NG÷

PGS.TS



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIÓU BAN NG¤N NG÷ Vµ TIÕNG VIÖT






Nguyễn Đức Tồn*


1. Đặt vấn đề

Thành ngữ là bộ phận quan trọng trong vốn từ vựng của mỗi ngôn ngữ. “Đó là một kho báu lưu giữ những trầm tích văn hoá đặc sắc và phong phú của dân tộc” [3,142]. Thành ngữ đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Trong ngôn ngữ học nói riêng, thành ngữ tiếng Việt mới được nghiên cứu về: cấu trúc hình thức, ngữ nghĩa, cú pháp, tu từ, nguồn gốc hình thành và phát triển, cách vận dụng thành ngữ, phân biệt thành ngữ với các đơn vị ngôn ngữ khác: từ ghép, tục ngữ, quán ngữ,… đối chiếu thành ngữ tiếng Việt với thành ngữ thuộc các ngôn ngữ khác (chi tiết xin xem [5, 8 - 30]).

Mặc dù các nhà nghiên cứu khảo sát thành ngữ từ phương diện và quan điểm khác nhau, nhưng có thể nhận thấy ý kiến thống nhất về đặc điểm của thành ngữ tiếng Việt như sau:

Thành ngữ là một cụm từ (hoặc kết cấu C-V) cố định, có cấu trúc bền chặt, có thể có vần điệu. Thành ngữ tương đương với từ, thường được dùng để định danh các hiện tượng của hiện thực và hoạt động trong câu với tư cách là một thành phần của câu. Tuy nhiên, tính cố định của thành ngữ không phải là tuyệt đối. Nhiều thành ngữ có sự thay thế thành tố cấu tạo nào đó, hoặc có sự thay đổi trật tự của các thành tố, nhưng ý nghĩa thành ngữ về cơ bản vẫn không đổi, hoặc nếu có thay đổi chút ít thì vẫn nhận ra được thành ngữ ở dạng gốc.

Về ý nghĩa, không kể loại thành ngữ so sánh (Đẹp như tiên, Bẩn như hủi,….) các thành ngữ còn lại đều có nghĩa bóng, hoặc nghĩa biểu trưng. Đó không phải là tổng ý nghĩa của các đơn vị cấu tạo nên thành ngữ. Chính phương thức ẩn dụ đã tạo cho thành ngữ có nghĩa bóng, hoặc nghĩa biểu trưng này. Vì thế, loại thành ngữ này được gọi là thành ngữ ẩn dụ hoá. Ví dụ: Ăn gió nằm s­ương, Ba cọc ba đồng, Cơm gà cá gỏi, Đầu trâu mặt ngựa, Xanh vỏ đỏ lòng, v.v…

Còn nói về ẩn dụ thì theo truyền thống, nó chỉ được coi là phương thức phát triển nghĩa mới của từ hoặc sử dụng từ theo chức năng tu từ. Ở Việt Nam, cho đến nay, chưa có công trình nào khảo sát và đánh giá hết được tầm quan trọng của ẩn dụ đối với tư duy và việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày, nhất là vai trò của ẩn dụ như một công cụ tri nhận để ý niệm hoá các phạm trù trừu tượng trong nhận thức. Nói riêng, vấn đề đặc trưng tư duy ngôn ngữ của người Việt qua ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ vẫn còn chưa được đặt ra. Bài viết này có thể được coi là sự khởi đầu cho việc nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt theo hướng tiếp cận nói trên.

Các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần phát triển trào lưu nghiên cứu mới - Ngôn ngữ học tri nhận - đang cuốn hút sự quan tâm của các nhà Việt ngữ học.

Các kết quả nghiên cứu có tác dụng nâng cao sự trau giồi ngôn ngữ và văn hoá giao tiếp; có thể được ứng dụng vào giảng dạy thành ngữ, hoặc biên soạn từ điển thành ngữ tiếng Việt…



2. Về ẩn dụ và ẩn dụ tri nhận

2.1. Ẩn dụ theo quan điểm truyền thống

Trong các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước, cho đến nay, ẩn dụ thường chỉ được coi là phép chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có sự giống nhau (các ý kiến cụ thể bàn về vấn đề này chúng tôi đã trình bày trong: [11];[12];[13]).

Theo Đào Thản [6,135], ngoài các loại ẩn dụ thay cho đối tượng, hoạt động, động tác, tính chất, còn có ẩn dụ thay cho cả ý. Trường hợp cuối cùng được chúng tôi gọi là ẩn dụ sự tình, trong đó sự tình (mang tính cụ thể hơn) được sử dụng làm hình ảnh để diễn đạt sự tình kia (trừu tượng hơn).

Chẳng hạn, sự tình “tiếc xót sợi dây dài bỏ ra vô ích để nối cho gầu múc do lầm tưởng là nước giếng sâu” đã được sử dụng làm hình ảnh để thể hiện sự nuối tiếc tình cảm tha thiết, đậm đà, thuỷ chung mà người nói đã dành cho người bạn tình của mình bị uổng phí vô ích bởi đã không được đáp lại xứng đáng:

Tưởng nước giếng sâu nối sợi dây dài.

Ai hay giếng cạn tiếc hoài sợi dây. (Ca dao)

Chính ẩn dụ sự tình là cơ sở để tạo các thành ngữ, tục ngữ. Ví dụ, sự tình Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (tục ngữ) được dùng làm hình ảnh để nói về đạo đức “phải luôn biết ơn người đã mang lại thành quả cho mình”; Sự tình Châu chấu đá voi (thành ngữ) được dùng làm hình ảnh biểu trưng cho “Sự không cân sức trong cuộc đấu của kẻ yếu chống lại kẻ mạnh hơn nhiều”.

2.2. Về ẩn dụ tri nhận

Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã mở rộng ẩn dụ sang nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau, tạo ra nhiều khuynh hướng, trường phái ngôn ngữ học, lý thuyết thông tin, khiến các tư tưởng khoa học tác động và hội nhập lẫn nhau, đưa đến hình thành khoa học tri nhận. Đ. Đavitson trong bài viết What metaphors Mean (1978) cho rằng ẩn dụ nhờ sự giống nhau giúp ta nhìn thấy đối tượng này thông qua đối tượng khác. Do đó, có thể hiểu ẩn dụ là một phương thức tư duy (chúng tôi nhấn mạnh – NĐT) (dẫn theo [1, 292]).

Sau này Lakof & Johnson (1980) đã đưa ra quan niệm về ẩn dụ ý niệm - đó là ý niệm được diễn tả qua phương thức ẩn dụ. Và ẩn dụ không chỉ là vấn đề của ngôn ngữ mà còn là một phương thức của tư duy [25]. Theo Trần Văn Cơ, “ẩn dụ là quá trình tinh thần dẫn dắt đến chỗ tri nhận thế giới, tạo ra những tri thức mới trên nền của những cái đã biết. Nhờ phương thức ẩn dụ mà con người nhận biết thế giới... ” [1, 325].

Lakoff và Johnson [25] đã phân thành 4 loại ẩn dụ tri nhận như sau:

a) Ẩn dụ cấu trúc: “loại ẩn dụ khi nghĩa (hoặc giá trị) của một từ (hay một biểu thức) này được hiểu (được đánh giá) thông qua cấu trúc của một từ (hoặc một biểu thức) khác. Kiểu ẩn dụ này thường sử dụng kết quả của quá trình biểu trưng hoá (vật thể và ngôn ngữ) và của sự liên tưởng”[1, 295].

Chẳng hạn: - Con cáo: biểu trưng cho sự tinh ranh, khôn ngoan.

- Đại bàng: biểu trưng cho lòng kiêu hãnh, dũng cảm.

b) Ẩn dụ bản thể: là “sự phạm trù hoá những bản thể trừu tượng bằng cách vạch ranh giới của chúng trong không gian”[1, 312]. Các loại ẩn dụ bản thể (hay ẩn dụ vật chứa) gồm: không gian hạn chế; trường thị giác; sự kiện, hành động, công việc, trạng thái.

Chẳng hạn, ẩn dụ bản thể trong câu Nó tắm trong bồn nước: bồn là đối tượng - vật chứa, còn nước là chất liệu - vật chứa.

Trường thị giác cũng được ngữ nghĩa hoá như một vật chứa, còn cái được nhìn thấy chính là cái được chứa đựng của vật chứa ấy.Ví dụ: Cái máy bay đã nằm trong tầm ngắm, hay: mắt mẹ chan chứa niềm vui, v.v…Hay cách nói “trong niềm vui chung…” cho thấy trạng thái tình cảm đã được tri nhận / hiểu như một vật chứa.

c) Ẩn dụ “kênh liên lạc / truyền tin”: là “quá trình giao tiếp như sự vận động của nghĩa “làm đầy” các biểu thức ngôn ngữ (vật chứa) theo “kênh” nối người nói với người nghe [1,318].Ví dụ: Mọi người truyền tai nhau những lời đàm tiếu, v.v…

d) Ẩn dụ định hướng: “cấu trúc hoá một số miền và tạo nên một hệ thống ý niệm hoá chung cho chúng, chúng liên quan đến việc định hướng trong không gian với những đối lập kiểu như: lên - xuống; vào - ra; sâu - cạn; trung tâm - ngoại vi,v.v…” [1, 319]. Chẳng hạn, đối với người Việt, trạng thái tình cảm tích cực là “ở trên”, còn trạng thái tiêu cực là “ở dưới”, nên có cách nói: Hãy vui lên! Xịu mặt xuống. Buồn hẳn đi…

Để chỉ ra đặc trưng tư duy ngôn ngữ của người Việt qua ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ, trước hết cần tìm hiểu vấn đề các kiểu loại tư duy.



3. Các kiểu loại tư duy và đặc trưng dân tộc của tư duy

Thuật ngữ tư duy thường được dùng theo ý nghĩa khác nhau”[23, 257]. Trong bài viết này, “tư duy” được sử dụng theo nghĩa là “quá trình để đạt được sự hiểu biết mới”. Đây là tư duy mang tính dân gian, được thể hiện trong ngôn ngữ toàn dân (nên được gọi là tư duy ngôn ngữ), khác với tư duy khoa học là tư duy logíc được thể hiện trong các công trình nghiên cứu khoa học.

Các nhà khoa học đã chứng minh có các kiểu tư duy khác nhau [19, 33 và 54]. Sự khác biệt giữa các hình thức riêng biệt của tư­ duy đã phát triển cao ở con ngư­ời có nguyên nhân không chỉ là do sự khác biệt giữa các phư­ơng tiện thực hiện những quá trình tư­ duy, mà còn do sự khác biệt trong cách diễn ra của bản thân các quá trình này (chúng tôi nhấn mạnh – NĐT) [19, 55].

C. Mác và F. Ăng - ghen cũng đã chỉ ra sự tác động của tính cách dân tộc đến cách tư duy của họ [16, 31].

Hiện nay, vấn đề đặc trưng dân tộc của tư duy đang thu hút mạnh mẽ sự chú ý của các nhà nghiên cứu (chẳng hạn: [18], [20] và [22] v.v...).

Vậy đặc trưng dân tộc của tư duy là gì? Nó được biểu hiện như thế nào?

Các nhà nghiên cứu Xô viết trước đây đã chỉ rõ chính những tri thức văn hoá được thủ đắc trong phạm vi vai dân tộc đã lập thành hạt nhân của hiện tượng được gọi là “đặc trưng dân tộc của tư duy” [20, 6].

Mặt khác, như đã nêu, trong tư duy của mỗi con người hiện nay đều song song tồn tại nhiều kiểu khác nhau. Sự khác biệt giữa các kiểu tư duy đã phát triển cao ở con người không chỉ là do sự khác biệt về các phương tiện thực hiện, mà còn do sự khác biệt trong cách diễn ra của bản thân các quá trình tư duy. Vì vậy, có căn cứ để cho rằng “đặc trưng dân tộc của tư duy ngôn ngữ được thể hiện rõ nhất là thiên hướng “ưa thích” hay sự nổi trội của kiểu tư duy, hay cách nói, cách nghĩ nào đó ở một dân tộc nhất định”[14, 373]. Do đó, cần tìm hiểu bản chất, nội dung của các thao tác, các kiểu tư duy, đặc biệt là hai loại hình tư duy chủ yếu ở con người hiện đại – kiểu tư duy phạm trù thuộc loại hình tư duy logíc và kiểu tư duy cảm giác, hành động – trực quan thuộc loại hình tư duy hình tượng.

Trong cuốn “ Ngôn ngữ và ý thức”, A.R. Luria đã trình bày cụ thể nội dung các thao tác và các kiểu tư duy này cùng với những phương pháp nghiên cứu chúng [28, 68 -86]. Chúng tôi đã trình bày khá đầy đủ các phương pháp ấy trong công trình [14, 374 - 384]). Để giúp hiểu rõ khái niệm về các kiểu tư duy nói trên, chỉ xin nêu một phương pháp trong số đó - phương pháp xác định ý nghĩa hay khái niệm được từ biểu hiện. Cụ thể là người ta yêu cầu đứa trẻ xác định ý nghĩa một từ nào đó, chẳng hạn, người ta hỏi “chó”, “bàn”, “cây” là gì và nghiên cứu tính chất các câu trả lời.

Kết quả thực nghiệm cho thấy có hai kiểu trả lời.

Kiểu thứ nhất, người được thực nghiệm không đưa ra định nghĩa thực sự cho từ, mà chỉ tái hiện lại một đặc trưng nào đó, hay một chức năng nào đó của đối tượng được gọi tên hoặc đưa đối tượng vào hoàn cảnh cụ thể nào đó.

Chẳng hạn, “Chó – nó giữ nhà” hoặc “chó cắn”; “chó sủa”...

Phương pháp này cho thấy một số người “ưa thích” nhớ lại những hoàn cảnh cụ thể mà đối tưọng này xuất hiện, hoặc nhớ lại những đặc trưng cụ thể mà đối tượng này có, chứ không phải định nghĩa khái niệm, còn một số người khác lại “thích” xếp đối tượng vào những phạm trù nhất định (chẳng hạn, huệ – là hoa, chó – là động vật…).

Phương pháp trên cũng cho phép phát hiện ra sự chiếm ưu thế ở đằng sau từ là mối liên hệ thuộc loại nào – hành động - trực quan hay logíc - ngôn từ.

L.S.Vưgôtsky đã phân biệt “khái niệm đời sống” với khái niệm “khoa học”. “Khái niệm đời sống” của ông ứng với câu trả lời loại 1, gợi nên hệ thống những mối liên hệ hành động – trực quan. Còn khái niệm “khoa học” thì đưa đối tượng vào hệ thống các định nghĩa lôgic – ngôn từ.

Vậy các thao tác và các kiểu tư duy: lôgic – ngôn từ (hay phạm trù) và cảm giác, hành động - trực quan, có liên quan như thế nào với các phương thức chuyển nghĩa hay phương thức tư duy ẩn dụ và hoán dụ?

V.G. Gac đã nói sự chuyển nghĩa của từ thuộc về phạm vi rộng hơn - sự cải biến ngữ nghĩa, tức là“ sự chuyển từ tên gọi có cấu trúc ngữ nghĩa này sang tên gọi có cấu trúc ngữ nghĩa khác” [17, 81]. Đồng thời cơ sở của sự cải tên hoặc của các biến đổi ý nghĩa như: mở rộng, thu hẹp, các dạng chuyển nghĩa khác nhau, là các quy luật lôgic - hình thức của tư duy, là quan hệ giữa các khái niệm [17, 82].

Do đó, có thể khẳng định các thao tác và quy luật / phương thức chuyển nghĩa của từ cũng chính là các thao tác và quy luật / phương thức tư duy. Cho nên, hiện nay, các nhà nghiên cứu đã thừa nhận ẩn dụ cũng chính là phương thức tư duy.

Vậy phải chăng mỗi loại quy luật chuyển nghĩa sẽ gắn với một loại thao tác hoặc kiểu tư duy tương ứng nhất định? Khi đó, đặc trưng dân tộc của kiểu thao tác tư duy ngôn ngữ ở một dân tộc sẽ gắn với thói quen hay sự ưa thích sử dụng hơn quy luật chuyển nghĩa hay phương thức tư duy nào đó. Vì vậy rất cần tìm hiểu sâu hơn các phương thức ẩn dụ và hoán dụ.



4. Mối quan hệ giữa các kiểu loại tư duy và các phương thức ẩn dụ, hoán dụ

4.1. Bản chất của ẩn dụ là kiểu tư duy phạm trù

Theo quan điểm của chúng tôi đã được chứng minh trong [11]; [12] và [14, 388 - 415], ẩn dụ là phép thay thế tên gọi hoặc chuyển đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng thuộc loại khác theo lối loại suy dựa trên cơ sở sự liên tưởng đồng nhất hoá chúng theo đặc điểm, thuộc tính nào đó cùng có ở chúng.

Như vậy, có thể thấy tính chất tri nhận của ẩn dụ được thể hiện ở chính sự liên tưởng đồng nhất hoá các sự vật, hiện tượng theo đặc điểm, thuộc tính nào đó cùng có ở chúng để làm cơ sở cho sự thay thế tên gọi hoặc loại suy đặc điểm, thuộc tính. Nhờ thế chúng ta thu nhận được hiểu biết mới từ những hiểu biết cũ đã có.

Đồng thời chính thao tác đồng nhất hoá các sự vật khác loại (cũng tức là xếp các sự vật này vào một phạm trù lớn hơn) để làm cơ sở cho sự chuyển nghĩa hay phương thức tư duy theo ẩn dụ, cho phép khẳng định phương thức chuyển nghĩa hay tư duy theo ẩn dụ chính là kiểu tư duy phạm trù.



4.2. Bản chất của hoán dụ là kiểu tư duy cảm giác, hành động – trực quan

Hoán dụ, cũng như ẩn dụ, đều được các nhà nghiên cứu coi là sự chuyển đổi tên gọi, còn sự khác nhau giữa chúng là ở chỗ sự chuyển đổi tên gọi theo ẩn dụ dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có sự giống nhau. Còn sự chuyển đổi tên gọi theo hoán dụ dựa trên sự kế cận của các sự vật trong không gian hoặc thời gian (có thể xem các ý kiến cụ thể trong [13] và [14, 420]).

Theo cách chứng minh bằng phép loại suy của chúng tôi, bản chất của hoán dụ cũng là sự thay thế tên gọi dựa trên sự đồng nhất hoá các sự vật, hiện tượng, tính chất… được gọi tên trên cơ sở sự cùng xuất hiện cặp đôi với nhau trong không gian hoặc thời gian của các sự vật, hiện tượng, tính chất…ấy [14, 421].

Tuy nhiên, hoán dụ khác với ẩn dụ ở những điểm sau:



Một là, cơ sở của sự đồng nhất hoá các sự vật, hiện tượng trong hoán dụ là sự cùng xuất hiện, luôn cặp đôi với nhau trong không gian hoặc thời gian của các sự vật, hiện tư­ợng, tính chất,…nghĩa là khi có cái này thì có cái kia cùng xuất hiện, khiến cho có thể lấy tên gọi của cái này làm đại diện để thay thế cho tên gọi của cái kia.

Hai là, đối với hoán dụ thì không có sự chuyển đổi theo lối loại suy các đặc điểm, thuộc tính,… nh­ư ở ẩn dụ [14, 421].

Chính đặc điểm cùng dựa trên sự đồng nhất hoá ngầm các sự vật, hiện tượng của ẩn dụ và hoán dụ đã là lý do khiến viện sỹ Iu.S. Stepanôp quan niệm rằng “ẩn dụ với nghĩa rộng nhất của thuật ngữ này bao gồm cả hoán dụ và cải dung v.v” [ 21, 19].

Do vậy, có thể định nghĩa: hoán dụ là phép thay thế tên gọi của hai sự vật, hiện tượng khác loại dựa trên cơ sở sự đồng nhất hoá chúng do chúng luôn luôn cùng xuất hiện cặp đôi với nhau trong thực tế khách quan [14, 422 – 423].

Hiện nay, ẩn dụ đã được coi là phương thức tư duy của con người. Với những phẩm chất tương đồng với ẩn dụ như đã chỉ ra, theo chúng tôi, hoàn toàn có thể coi hoán dụ cũng là một phương thức tư duy tồn tại bên cạnh và bổ sung cho phương thức tư duy theo ẩn dụ ([13] và [14, 427]).

Do phương thức chuyển nghĩa hoán dụ có đặc điểm là các sự vật, hiện tượng được thay thế tên gọi lẫn nhau có quan hệ cùng xuất hiện nên có thể khẳng định quy luật chuyển nghĩa hay phương thức tư duy theo hoán dụ chính là kiểu tư duy cảm giác, hành động - trực quan.

A.R. Luria đã giải thích rằng các liên tưởng "bên ngoài" là "liên tưởng tương cận" (cơ sở của quy luật hoán dụ – NĐT) trong đó từ chỉ ra thành tố nào đó của hoàn cảnh trực quan mà khách thể được gọi tên tham gia vào (chẳng hạn, "nhà - mái (nhà)", "chó - đuôi"). Còn liên tưởng "bên trong" (cơ sở của quy luật ẩn dụ – NĐT) là những mối liên hệ được gây ra do việc đưa từ vào một phạm trù nhất định (chẳng hạn: "chó - động vật", "bàn - đồ gỗ"). Trên cơ sở thực nghiệm, A.R. Luria kết luận: "Trong việc nghiên cứu này các mối liên hệ từ ngữ nổi lên không phải là tuỳ tiện, chúng phản ánh đặc điểm tư duy cảm giác, hành động - trực quan hay tư duy phạm trù" [18, 92]. Điều đó có nghĩa là nếu sự liên tưởng thiên về loại tương cận, còn trong chuyển nghĩa thiên về hoán dụ, thì đặc điểm tư duy này mang tính cảm giác, hành động - trực quan.

Trái lại, nếu sự liên tưởng thiên về loại tương đồng, trong chuyển nghĩa thiên về phép ẩn dụ, thì điều đó phản ánh đặc điểm tư duy phạm trù.

Vậy tư duy của người Việt qua ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ thiên về kiểu tư duy nào trong hai kiểu tư duy nói trên?

5. Đặc trưng tư duy ngôn ngữ của người Việt qua ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ

5.1. Ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ tiếng Việt là ẩn dụ cấu trúc

Theo các nhà nghiên cứu (chẳng hạn, xem [3]), tiếng Việt có hai loại thành ngữ - thành ngữ so sánh (Đẹp như tiên; Xấu như ma,…) và thành ngữ ẩn dụ hoá (Ruột để ngoài da; Mỡ để mồm mèo; Nồi da nấu thịt,…).

Các thành ngữ ẩn dụ hoá có ý nghĩa biểu trưng được xây dựng trên cơ sở một hình ảnh nhất định. Thông qua hình ảnh cụ thể, trực quan được diễn tả bằng nghĩa đen của thành ngữ, người nghe / đọc phải sử dụng quy tắc suy ý theo phương thức tư duy ẩn dụ hoặc hoán dụ để rút ra điều hiểu biết mới có tính trừu tượng - đó là ý nghĩa biểu trưng của thành ngữ. Chẳng hạn, thành ngữ “cá nằm trên thớt” không phải chủ yếu để thông báo sự tình “con cá đang nằm trên cái thớt”, mà cái chính là thông qua hình ảnh cụ thể, trực quan này, người ta có ngụ ý nói đến một sự tình tương tự mà người nghe / đọc phải suy ý theo lối ẩn dụ để rút ra, từ đó có được một hiểu biết mới là “tình thế nguy khốn khó thoát, rất nguy hiểm đối với sự sống còn mà ai đó đang gặp phải”.

Do vậy, theo định nghĩa về ẩn dụ tri nhận, có thể khẳng định ẩn dụ làm cơ sở của thành ngữ chính là ẩn dụ tri nhận hay là ẩn dụ ý niệm.

Dựa trên sự khảo sát và thống kê sơ bộ tư liệu thành ngữ ẩn dụ hoá trong tiếng Việt của Nguyễn Thị Thuỳ dưới sự hướng dẫn khoa học của chúng tôi [8, 31], kết quả cho thấy tất cả các thành ngữ ẩn dụ hoá tiếng Việt chỉ có một loại ẩn dụ tri nhận làm cơ sở là ẩn dụ cấu trúc, không thấy xuất hiện các loại ẩn dụ còn lại theo sự phân loại của Lakoff và Johnson.

Như đã nêu, ần dụ cấu trúc là loại ẩn dụ khi nghĩa (hoặc giá trị) của một từ (hay một biểu thức) này đ­ược hiểu (đư­ợc đánh giá) thông qua cấu trúc của một từ (hoặc một biểu thức) khác. Kiểu ẩn dụ này th­ường sử dụng kết quả của quá trình biểu trư­ng hoá (vật thể và ngôn ngữ) và của sự liên t­ưởng. Vì vậy, xét ẩn dụ cấu trúc của một thành ngữ chính là xét ý nghĩa biểu trưng của thành ngữ, cũng tức là xét mối quan hệ giữa nguồn và đích quy chiếu của ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ.

5.2. Các nguồn và đích quy chiếu của các ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ tiếng Việt

Các ẩn dụ cấu trúc của thành ngữ tiếng Việt, theo cứ liệu khảo sát trong [8,32], được xây dựng chủ yếu từ sự liên tưởng dựa trên các loại sự vật, hiện tượng sau:

+ Các bộ phận cơ thể của con người;

+ Các hoạt động của con người hay các sự việc, hiện tượng xảy ra trong
cuộc sống;

+ Các hiện tượng tự nhiên, động vật, thực vật.

Chính vì vậy, các thành tố cấu tạo nên thành ngữ ẩn dụ hoá cũng chủ yếu là tên gọi của các loại sự vật, hiện tượng nói trên. Đây chính là những nguồn của các ẩn dụ cấu trúc thành ngữ tiếng Việt. Còn đích quy chiếu chính là các phạm trù trừu tượng tức các ý nghĩa biểu trưng của thành ngữ.

5.2.1. Nguồn biểu trưng là bộ phận cơ thể con người

Các bộ phận cơ thể con người được sử dụng khá nhiều trong thành ngữ tiếng Việt. Qua thống kê [8,32], trong số 459 thành ngữ ẩn dụ hoá được khảo sát, có 112 thành ngữ chứa tên gọi bộ phận cơ thể, chiếm 24,4%.

Các nguồn là bộ phận cơ thể con người trong các ẩn dụ cấu trúc của thành ngữ thường được quy chiếu đến đích là dáng vẻ bên ngoài hoặc trạng thái sức khoẻ, bệnh tật của con người, ví dụ:

Mặt búng ra sữa: vẻ mặt còn quá non nớt như trẻ mới lớn (hàm ý coi thường chưa biết gì).

Tóc bạc da mồi: vẻ già nua, sức yếu.

Mặt bủng da chì: vẻ mặt và nước da xấu vì nghiện ngập hoặc ốm yếu.

Chân yếu tay mềm: thể trạng yếu ớt, không thể làm được việc nặng (thường nói về phụ nữ).

Chúng cũng có thể quy chiếu đến đích là tính cách hoặc phẩm chất tinh thần của con người. Ví dụ: Rắn đầu rắn mặt: nói về tính cách của trẻ con không chịu nghe theo những lời dạy dỗ, bất chấp cả sự đe nẹt. Điều đặc biệt đối với ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ là người Việt thường lấy những cơ quan nội tạng như gan, bụng, dạ, lòng, ruột,… làm nguồn để quy chiếu sang đích là các trạng thái tâm lý - tình cảm cụ thể của con người. Chẳng hạn: Mặt người dạ thú: có vẻ bề ngoài tử tế, nhưng lòng dạ độc ác, thâm hiểm không khác gì thú dữ; Bầm gan tím ruột: hết sức căm giận… Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá cặn kẽ trong công trình [14, 333 – 348].

Đáng chú ý ở đây là hiện tượng ẩn dụ cấu trúc liên quan đến nhiệt độ. Mát thường cho người ta cảm giác dễ chịu; nóng, lạnh/ rét thường gây cảm giác khó chịu. Vì vậy, theo tri nhận của người Việt, nhiệt độ nóng biểu trưng cho trạng thái tức giận, nhiệt độ mát biểu trưng cho trạng thái vui vẻ, nhiệt độ lạnh/ rét biểu trưng cho trạng thái đau buồn hay sợ hãi. Ví dụ: Mát lòng mát dạ, Đứt ruột cháy gan, Lạnh xương sống, Sôi gan nổi mật, Thét ra lửa, v.v…

Các ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ tiếng Việt còn liên quan với màu sắc. Khi chúng ta trải nghiệm tình cảm, cùng với sự thay đổi lên xuống của nhiệt độ bên trong cơ thể, cũng có sự thay đổi tương ứng trên nét mặt và thể hiện những tình cảm khác nhau. Khi con người vui vẻ nét mặt thường tươi tắn, da mặt hồng hào; khi tức giận mặt mũi thường đỏ lên. Khi tâm trạng buồn đau, nét mặt thường tái xanh, khi sợ hãi nét mặt trở nên tái xám. Theo tri nhận của người Việt: màu tím, đỏ gắn liền với sự tức giận. Màu tái, xanh gắn liền với sự sợ hãi. Chẳng hạn: Bầm gan tím ruột, Đỏ mặt tía tai, Mặt xám mày xanh, Mặt xanh nanh vàng, v.v…

5.2.2. Nguồn biểu trưng từ giới tự nhiên (động vật, thực vật, hiện tượng tự nhiên)

a) Nguồn động vật

Người Việt đã sớm biết thuần hoá một số loài động vật, đặc biệt là trâu, bò, lợn, gà… Chúng gắn liền với nhận thức và tư duy của người Việt. Vì vậy, hình ảnh của động vật xuất hiện khá nhiều trong thành ngữ, và người Việt thường dùng hình ảnh của những con vật gần gũi để nói về chính con người.

Theo thống kê của Nguyễn Thị Thuỳ [8, 46], trong số 459 thành ngữ ẩn dụ hoá được khảo sát có tới 98 thành ngữ có chứa tên gọi động vật trong thành phần cấu tạo (chiếm 21,35%), thuộc 34 loài. Trong đó có một số loài động vật được nhắc đến nhiều, chẳng hạn:



Chim: biểu trưng cho chủ thể có cuộc sống tự do phóng khoáng, không bị bó buộc ở một nơi, khiến khó tìm khó gặp: Cá bể chim ngàn, Cá nước chim trời,…hay kẻ chịu cảnh sống bó buộc tù túng: Cá chậu chim lồng.

Chó: Có khi được dùng làm hình ảnh biểu trưng cho một người nào đó để chửi mắng trút cơn giận: Chửi chó mắng mèo. Có trường hợp chó lại biểu trưng cho kẻ gặp may mắn ngẫu nhiên: Chó ngáp phải ruồi.

Rắn: biểu trưng cho những kẻ gian ác, có dã tâm hiểm độc: Khẩu Phật tâm xà, hay là kẻ làm việc xấu xa, độc ác rồi đổ vấy cho người khác: Rắn đổ nọc cho lươn; là kẻ ác được đưa về giết hại người ruột thịt, giết hại đồng bào: Cõng rắn cắn gà nhà, v.v…

Một trường hợp đặc biệt khác của hiện tượng ẩn dụ cấu trúc liên quan đến động vật trong thành ngữ tiếng Việt đó là: “đánh đồng con vật với các loại người khác nhau”. Đây chính là hiện tượng nhân hoá. Chẳng hạn: Cá chuối đắm đuối vì con, Rồng đến nhà tôm, Cốc mò cò xơi, Đười ươi giữ ống,…

Ngoài các con vật có thực, người Việt xây dựng ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ trên cơ sở những con vật chỉ có trong trí tưởng tượng, trong huyền thoại. Những con vật đó được dùng biểu trưng cho những đức tính tốt đẹp của con người và gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt. Chẳng hạn: Hình tượng con rồng hết sức linh thiêng với đời sống tâm linh của người Việt. Rồng được coi là biểu tượng của các bậc vua chúa, được tôn thờ ở những nơi trang nghiêm như đền đài, lăng tẩm. Người Việt xem rồng là biểu tượng về dòng giống cao quý của mình: Con rồng cháu tiênCon Lạc cháu Hồng.

Dân gian còn tưởng tượng ra chim loan, chim phượng để xây dựng ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ Chồng loan vợ phượng biểu trưng cho những cặp vợ chồng đẹp đôi, hạnh phúc bên nhau.



b) Nguồn thực vật

Việt Nam có nền kinh tế gốc nông nghiệp lúa nước, do vậy thực vật đóng một vai trò vô cùng quan trọng, làm nên đặc trưng bản sắc của văn hoá nước ta. Thực vật nơi đây hết sức phong phú về giống loài. Nhiều loài cây đã được người Việt thuần dưỡng, trồng cấy từ rất sớm, như: lúa, bầu, bí, khoai sọ, trầu, cau, dâu,…Tên gọi các loài thực vật do vậy cũng xuất hiện khá nhiều trong thành ngữ tiếng Việt. Theo Nguyễn Thị Thuỳ [8,50], trong số 459 thành ngữ ẩn dụ hoá được khảo sát, số lượng thành ngữ có tên gọi thực vật trong thành phần cấu tạo là 64 đơn vị (chiếm 14%), thuộc 27 loài .

Nhiều cây cối gần gũi cùng các bộ phận của chúng như: tre, liễu, chanh, khế, mồng tơi, rau má,…hay cành, lá, nụ cà, hoa mướp, vỏ dừa, cánh bèo,…đã trở thành những hình ảnh - ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ biểu trưng cho cuộc sống dân dã, bình dị ở vùng đồng quê hoặc biểu trưng cho những người nông dân Việt Nam cùng với những phẩm chất, hoàn cảnh sống của họ. Ví dụ: Nụ cà hoa mướp, Cà chua mắm mặn, Nước đổ lá khoa, Mạt cưa mướp đắng, Nghèo rớt mồng tơi,…Đặc biệt, cây tre Việt Nam có giá trị biểu trưng đặc biệt.

Như chúng ta biết, măngtre là những giai đoạn phát triển trước sau của một loài thực vật. Vì vậy, khi nói tới thế hệ khác nhau, người Việt thường liên hệ tới cây măng, cây tre, do đó có thành ngữ: Tre già măng mọc. Hình ảnh ẩn dụ cấu trúc đó biểu trưng cho việc con cháu sẽ kế tục sự nghiệp của cha ông khi các thế hệ tiền bối qua đi. Mặt khác, dựa vào tập tính sống thành bụi, người Việt còn dùng hình ảnh bụi tre để tạo ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ tre ấm bụi biểu trưng cho cảnh gia đình đầm ấm đông vui. Nhiều loài cây quý như cây liễu, cây quỳnh, cành dao,… đã xuất hiện trong các ẩn dụ cấu trúc thành ngữ như những khuôn mẫu để diễn tả vẻ đẹp của người phụ nữ quyền quý, cao sang: Liễu yếu đào tơ, Cành vàng lá ngọc, Cây quỳnh cành dao,...

Để biểu trưng cho tình đoàn kết yêu thương, che chở, đùm bọc lẫn nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn, người Việt dùng hình ảnh lá cây để xây dựng nên ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ: Lá lành đùm lá rách, v.v…

c) Nguồn các hiện tượng tự nhiên

Trong kho tàng thành ngữ tiếng Việt, các thành ngữ được xây dựng trên cơ sở ẩn dụ cấu trúc bằng các hiện tượng tự nhiên như: nắng, mưa, gió, rừng, núi,… chủ yếu là để nói về con người chứ không phải đơn thuần chỉ để miêu tả các hiện tượng tự nhiên. Chẳng hạn, thành ngữ Hai sương một nắng biểu trưng cho cảnh hàng ngày con người luôn luôn phải làm lụng vất vả ngoài đồng ruộng từ sáng sớm tới chiều tối.

Sau đây là sự xem xét cụ thể về từng lĩnh vực quy chiếu của các ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ có nguồn là các hiện tượng tự nhiên .

Đích quy chiếu là các hoạt động của con người

Hoạt động của con người được diễn tả qua các ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ rất phong phú. Đó có thể là hành động phi thường mang hoài bão lớn lao như: Bạt núi ngăn sông, Đội đá vá trời, Xẻ núi lấp sông…

Đó có thể là hoạt động tạo ra sự chuyển biến lớn lao. Chẳng hạn: Xoay trời chuyển đất, Rung trời chuyển đất…

Có những ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ lại là hình ảnh về hoạt động tự do phóng túng, không chịu bó buộc, bất chấp uy quyền: Chọc trời khuấy nước, Đội trời đạp đất…

Có khá nhiều ẩn dụ cấu trúc khác là hình ảnh biểu trưng cho sự chịu đựng gian khổ, không quản ngại vất vả của con người: Dãi gió dầm sương, Ăn gió nằm sương, Tắm mư­a gội gió, v.v…

Có nhiều ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ được xây dựng trên cơ sở các hiện tượng hiểm trở của tự nhiên để biểu trưng cho những khó khăn, gian nan, thử thách mà con người phải vượt qua: Trèo đèo lội suối, Vượt suối băng rừng, Vượt thác qua ghềnh,v.v…

Đích quy chiếu là các tình thế trong cuộc sống của con người

Có nhiều ẩn dụ cấu trúc dựa trên hiện tượng tự nhiên là hình ảnh biểu trưng cho tình thế khác nhau mà con người gặp phải trong cuộc sống. Đó có thể là tình thế khẩn cấp với những tai hoạ đang đe doạ, như: Nước sôi lửa bỏng. Đó có thể là tình thế nguy kịch do sự sống chỉ còn hết sức mong manh: Ngọn đèn trước gió hay Gần đất xa trời… Đó cũng có thể là tình thế vốn đã khốn quẫn tuyệt vọng lại gặp phải điều không may mắn, không gì cứu vãn được: Chết đuối bám phải bọt nước…Đó có thể là tình thế áp đảo, đè bẹp hoàn toàn đối phương như: Đá gieo vào trứng, hoặc ngược lại ở tình thế yếu hơn nhưng phải đương đầu, đối chọi với lực lượng mạnh hơn gấp bội nên cầm chắc thất bại: Trứng chọi với đá …



Đích quy chiếu là các tính chất, phẩm chất của con người

Các hiện tượng tự nhiên được chọn làm cơ sở xây dựng ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ tiếng Việt có thể được quy chiếu đến đích là các phẩm chất về năng lực, đạo đức hay tính cách, tình cảm… của con người. Đó cũng chính là biểu hiện của sự “mượn cảnh ngụ tình” thường xảy ra trong các sáng tác thơ ca. Chẳng hạn:

Để biểu trưng trạng thái ngang bằng về năng lực hay trình độ của người dạy và người học, tiếng Việt có ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ: Cơm chấm cơm.

Tính lẳng lơ, hay làm duyên, làm dáng thiếu đứng đắn trước người khác giới được “hình ảnh hoá” bằng ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ: Cười gió cợt trăng.

Tính khoác lác, thích khoe khoang hết chuyện này đến chuyện khác được thể hiện bằng ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ Ba hoa thiên địa.

Tình cảm bội bạc, thiếu thuỷ chung, có người mới thì quên ngay người cũ vốn đã gắn bó với mình là nghĩa biểu trưng của thành ngữ Có trăng phụ đèn.



5.2.3. Nguồn biểu trưng từ những sự việc hay hiện tượng xảy ra trong cuộc sống

Thành ngữ là nơi chứa đựng và thể hiện nhiều đặc trưng văn hoá của một dân tộc. Tuy nhiên, tư liệu khảo sát cho thấy nguồn chủ yếu và quan trọng để tạo nên những ẩn dụ cấu trúc cho thành ngữ tiếng Việt chính là phong tục, đời sống lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.



Nguồn biểu trưng từ các hiện tượng thuộc phong tục

Nổi bật là tục thờ cúng liên quan đến các biểu tượng Phật / Bụt và tiên trong các ẩn dụ cấu trúc. Phật/Bụt được dân gian coi là tốt bụng, công bằng, từ bi, bác ái, luôn cứu độ chúng sinh khi bị hoạn nạn. Cho nên con người luôn Ăn chay niệm Phật để mong được đức Phật độ trì. Cũng vì vậy mới có thành ngữ: Khẩu Phật tâm xà. ..

Còn tiên là nhân vật được coi là có hình thức bên ngoài đẹp khác thường: Đẹp như tiên, hoặc được coi là có phép mầu nhiệm nên mới có cách nói như: thuốc tiên, quả đào tiên…

Trái ngược với biểu tượng tốt đẹp nói trên, trong quan niệm dân gian của người Việt còn có hình ảnh về cái xấu, cái không hay. Đó là ma, quỷ. Chẳng hạn: để biểu trưng cho trạng thái bị u mê, mù quáng, người Việt có thành ngữ ẩn dụ hoá: Ma dẫn lối, quỷ đưa đường. Khi nói đến vẻ xấu xí quá mức về hình thức, thường là của phụ nữ, tiếng Việt có thành ngữ Ma chê quỷ hờn.

Còn hiện tượng người nào đó làm việc gì một cách vụng trộm, kín đáo và khéo giấu đến mức không để lại dấu vết gì khiến người khác khó có thể nhận ra, tiếng Việt biểu trưng hoá bằng thành ngữ ẩn dụ Ma ăn cỗ.

Nguồn biểu trưng từ các hiện tượng thuộc đời sống lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày

Nhiều ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ tiếng Việt được xây dựng bằng các sự kiện thuộc đời sống lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân. Cảnh vất vả, cực nhọc trong lao động đã được chọn để xây dựng nên ẩn dụ cấu trúc trong các thành ngữ: Cổ cày vai bừa, Chân lấm tay bùn, Buôn tảo bán tần, Buôn thúng bán mẹt,v.v…

Có nhiều thành ngữ phê phán những thói hư tật xấu trong sinh hoạt cá nhân. Chẳng hạn, để châm biếm tính keo kiệt, bủn xỉn quá đáng, người Việt dùng ẩn dụ trong thành ngữ Vắt cổ chày ra nước. Phê phán hành động chi dùng quá mức làm ra, không biết tiết kiệm, có ẩn dụ cấu trúc Bóc ngắn cắn dài.

Để lên án thói đời vô ơn bạc nghĩa đối với người đã giúp đỡ mình, tiếng Việt dùng ẩn dụ thành ngữ Ăn cháo đá bát hay Ăn cháo đái bát.

Tiếng Việt cũng có nhiều thành ngữ ca ngợi những đức tính tốt đẹp của con người. Các thành ngữ này được xây dựng trên cơ sở các ẩn dụ cấu trúc cũng được lấy nguồn từ các hoạt động trong đời sống lao động và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân. Chẳng hạn, thành ngữ Chân chỉ hạt bột có ý nghĩa biểu trưng cho đức tính “cần cù chất phác, thật thà, không gian trá có thể ví như những người may thêu có đính hạt bột tua chỉ, là những người rất cẩn thận, tỷ mẩn, chịu khó chăm chút từng li từng tí cho đường kim mũi chỉ” [15].

Hoặc để ca ngợi đức tính cần cù, chịu khó lao động, người Việt dùng hình ảnh ẩn dụ: Thức khuya dậy sớm, Xắn váy quai cồng, v.v…

Một số hiện tượng thuộc sinh hoạt vật chất mang bản sắc văn hoá riêng của người Việt cũng đã được sử dụng làm nguồn để xây dựng các ẩn dụ cấu trúc nói về điều kiện sống. Chẳng hạn: để biểu trưng cho hoàn cảnh sống khó khăn, phải ăn đong từng bữa, tiếng Việt có thành ngữ ẩn dụ hoá: Gạo chợ nước sông. Hoàn cảnh sống thiếu đói, phải ăn độn, rau cháo cầm hơi, người Việt dùng ẩn dụ thành ngữ Cơm sung cháo dền. Còn để nói về hoàn cảnh sống vật chất đầy đủ, thoải mái, dễ chịu, người Việt dùng ẩn dụ thành ngữ Gạo trắng nước trong. Cảnh sống một mình, phải tự lo cho bản thân một cách lẻ loi, lầm lũi, được người Việt biểu trưng bằng thành ngữ ẩn dụ hoá Cơm niêu nước lọ, v.v…

5.3. Một số nhận xét về đặc trưng tư duy ngôn ngữ của người Việt qua ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ

Qua hệ thống ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau đây về đặc trưng văn hoá - dân tộc của tư duy ngôn ngữ ở


người Việt.

Trước hết, cách dùng bộ phận cơ thể để biểu trưng cho vẻ bên ngoài, trạng thái sức khoẻ hoặc tính cách của con người nói chung chính là lối nói hoán dụ, còn cách dùng bộ phận cơ thể để biểu trưng cho thế giới nội tâm của con người là lối nói cải dung – một dạng riêng cũng của quy luật hoán dụ dựa trên mối quan hệ giữa cái chứa đựng và cái được chứa đựng. Thậm chí có thể nhận thấy phương thức tư duy hoán dụ còn bao trùm cả các thành ngữ ẩn dụ hoá bằng bộ phận cơ thể con người. Chẳng hạn, chân đồng vai sắt là thành ngữ ẩn dụ hoá. Song ngay trong các thành ngữ kiểu này, người ta đã lấy bộ phận cơ thể (chân, vai) để thay thế, nói về cả chỉnh thể là con người nào đó có sức mạnh phi thường, dũng mãnh, có sức chịu đựng bền bỉ để đảm đương những việc lớn, những việc nặng nhọc. Đó chính lại là hoán dụ.

Một hoạt động, sự việc, hiện tượng nào đó trong cuộc sống, trong tự nhiên, hay một loài động vật, thực vật nào đó được chọn làm hình ảnh ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ tiếng Việt cũng là để nói lên cái chung, cái quy luật của cuộc sống và do vậy mang tính khái quát. Tất cả những trường hợp như thế đều dựa trên phương thức tư duy theo hoán dụ: lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể (ví dụ: cành vàng lá ngọc: chỉ con cháu vua chúa và nhà quyền quý trong xã hội phong kiến nói chung), lấy cái cá thể để nói về tập hợp (ví dụ: dùng bốn cá thể đại diện cho bốn thế hệ là “ông, cha, con, cháu” xây dựng ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ con ông cháu cha để chỉ tập hợp những người là con cháu của các gia đình có quyền thế, địa vị cao trong xã hội nói chung), hay lấy trường hợp riêng để nói về trường hợp chung (chẳng hạn, thành ngữ no xôi chán chè: trường hợp riêng được ăn thoả mãn chè xôi - hai món ẩm thực thuộc loại được người Việt mơ ước (Đừng có chết mất thì thôi, Sống thì có bữa no xôi chán chè) được dùng để biểu trưng cho cuộc sống đầy đủ về vật chất nói chung), lấy số ít để nói về số nhiều (năm cha ba mẹ – tạp nham, thuộc đủ mọi hạng người; ba bề bốn bên – khắp bốn phía, khắp nơi; bách phát bách trúng – phát nào trúng phát ấy…). Nói khái quát hơn, tất cả các trường hợp ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ đều thể hiện đặc điểm tư duy của người Việt là lấy cái cụ thể để nói về cái trừu tượng, khái quát. Vì tất cả các trường hợp ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ tiếng Việt đều được bao trùm bởi phương thức tư duy hoán dụ như vậy cho nên có thể khẳng định đó cũng chính là biểu hiện của sự nổi trội về kiểu tư duy cảm giác, hành động - trực quan thuộc loại hình tư duy hình tượng ở người Việt.

Cách nói, lối nghĩ như thế là hoàn toàn có lý do. Lý do ấy trước hết bắt nguồn từ điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế của văn hoá Việt Nam – văn hoá nông nghiệp lúa nước với hai đặc trưng bản sắc điển hình là tính chất thực vật và sông nước [7]. Trong nền kinh tế ấy, hai ngành sản xuất chăn nuôi và trồng trọt giữ vai trò chủ đạo. Những cuộc tiếp xúc và thuần hoá động thực vật của người Việt đã diễn ra từ rất sớm. Chính điều đó đã giải thích vì sao cả động vật lẫn thực vật đều xuất hiện rất phổ biến trong ẩn dụ cấu trúc của thành ngữ tiếng Việt: thực vật đã được dùng làm nguồn để biểu trưng chiếm tới 27loài, còn động vật có tới 34 loài.

Đặc biệt, lý do ấy còn bắt nguồn từ chính đặc điểm tư duy nói chung của người Việt. Như chúng ta biết, nhận thức của con người là “quá trình biện chứng đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượngtừ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” [2, 266]. Do vậy, ẩn dụ với tư cách là phương thức tư duy của con người luôn được dựa trên các vật cụ thể và các ý nghĩa cụ thể của từ. Cho nên, có thể nói ẩn dụ ý niệm là cái nằm đằng sau sự biểu hiện của các từ ngữ. Các từ ngữ được con người sử dụng để mô tả các khái niệm trừu tượng đều là các từ ngữ có nghĩa cụ thể được ẩn dụ hoá.

Mặt khác, các ẩn dụ tri nhận (nói cụ thể hơn là các ẩn dụ cấu trúc) trong thành ngữ tiếng Việt dù được lấy từ nguồn nào vẫn thấy phương thức tư duy bao trùm là hoán dụ.

Đặc điểm tư duy này của người Việt qua ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ đã hoàn toàn phù hợp và củng cố kết luận mà chúng tôi đã rút ra được khi nghiên cưú tư duy ngôn ngữ của người Việt qua các bình diện nghiên cứu khác như: sự tri giác, phạm trù hoá hiện thực khách quan và “bức tranh ngôn ngữ về thế giới”, định danh, hiện tượng đồng nghĩa, sự chuyển nghĩa và nghĩa biểu trưng của tên gọi, tư duy liên tưởng của người Việt trong sự đối chiếu với người Nga. Tất cả các kết quả nghiên cứu đều chứng tỏ rằng tư duy ngôn ngữ ở người Việt mang tính cụ thể, thiên về kiểu tư duy cảm giác, hành động - trực quan. Đó là loại hình tư duy hình tượng đối lập với loại hình tư duy logíc hay tư duy phạm trù ở các dân tộc phương Tây, chẳng hạn tư duy ngôn ngữ ở người Nga: “Người bản ngữ tiếng Nga "định hướng" vào tư duy logic, tư duy phạm trù, còn người bản ngữ tiếng Việt thiên về tư duy hình tượng, cảm giác, hành động - trực quan”. Trong tiếng Nga, để cụ thể hoá người ta dùng tôn ti , nghĩa là thay tên gọi chỉ loại bằng tên gọi chỉ chủng. Đối với người Việt thì thường hay dùng tôn ti , nghĩa là thay thế chỉnh thể bằng bộ phận (do sự quen dùng lối chuyển nghĩa hoán dụ)” [14, 368]. Do vậy, người Việt thường tri nhận các sự vật từ gần đến xa, từ bộ phận đến chỉnh thể, từ nhỏ đến lớn, từ cụ thể đến trừu tượng. Điều đó được thể hiện, chẳng hạn, qua trật tự từ trong câu: Nó đánh vào đầu bạn, Sáng thứ bảy hoặc chiều chủ nhật cả lớp tập văn nghệ... hoặc cách ghi địa chỉ người nhận trên phong bì thư theo trật tự của đơn vị hành chính từ nhỏ đến lớn: số phòng, số nhà, tổ, xóm, thôn (phường), xã, huyện (quận), tỉnh, nước,... ngược lại với trật tự của người châu Âu.

6. Đặc trưng tư duy của người Việt vơí vấn đề hội nhập thế giới và đổi mới trong sự nghiệp xây dựng đất nước

Phải chăng, đặc điểm tư duy ngôn ngữ theo loại hình tư duy hình tượng ấy của người Việt có liên quan với truyền thống giáo dục của Việt Nam trước kia chủ yếu lấy việc thi cử văn chương làm chính để xét chọn nhân tài? Nó cũng có ảnh hưởng cả đến đặc điểm đời sống tinh thần và hoạt động giao tiếp của người Việt. Do đó người Việt nói chung đều rất thích làm thơ, thích nói năng ví von, thích "lẩy" tục ngữ, thành ngữ, ca dao, truyện Kiều. Trong khi đó, phải chăng do đặc điểm tư duy ngôn ngữ thiên về loại hình tư duy logic, khoa học, cho nên ở châu Âu, các bộ môn khoa học tự nhiên như toán học, vật lý, địa lý, thiên văn, v.v đã phát triển rực rỡ từ rất sớm?

Đặc trưng của tư duy được nêu trên đây chính là một trong những nét độc đáo của người Việt Nam. Hiểu về bản sắc văn hoá của tư duy dân tộc cũng là sự tự ý thức dân tộc. Điều đó là cần thiết trong quá trình chúng ta hoà nhập với thế giới cũng như trong quá trình đổi mới để xây dựng đất nước hiện nay.

Sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay đang đòi hỏi chúng ta phải biết kế thừa những cái hay, cái tốt đẹp của tư duy để xây dựng nước ta thành một nước phát triển.



Cụ thể là chúng ta cần đặc biệt lưu ý những điểm đặc thù có tính truyền thống trong cách suy nghĩ của người Việt khi hoà nhập với thế giới và đổi mới, xây dựng đất nước .

Một là, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là quá trình chuyển biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp, điều này đòi hỏi phải phát triển khoa học - kỹ thuật – một lực lượng sản xuất đặc biệt quan trọng. Song tư duy ngôn ngữ hay cách nghĩ truyền thống của người Việt từ xưa chưa chú ý đầy đủ đến sự tìm hiểu giới tự nhiên, thường mới dừng ở giai đoạn trực quan cảm tính, kinh nghiệm chủ nghĩa, mà chưa đạt đến trình độ tư duy lý tính. Điều này tất có ảnh hưởng đến sự phát triển của khoa học.

Hai là, cách tư duy hay nói cụ thể hơn, lối nghĩ vốn mang tính cụ thể, trực quan, cảm tính dễ khiến người ta hay chỉ để ý đến điều cụ thể trước mắt, mà chưa chú trọng đến điều, nhất là hậu quả lâu dài có thể xảy ra.

Ba là, trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, cần phải tăng cường đổi mới hơn nữa về tư duy kinh tế vốn đã được Đảng ta khởi xướng từ Đại hội lần thứ VI (1986). Chính đặc điểm lối nghĩ thường cụ thể, trực quan, cảm tính khiến nó ít nhiều mang tính trì trệ, chủ quan, trái với tính khách quan, năng động và nhạy bén là những đặc trưng vốn có và cần phải có của tư duy kinh tế. Đặc biệt, chúng ta cũng cần phải hết sức lưu ý tránh sự lầm lẫn giữa nhận thức và bản thể dễ dẫn đến sự chủ quan duy ý chí trong hành động (cụ thể hơn về vấn đề này xin xem [10] và [26]).

Bốn là, do đặc trưng của kiểu tư duy vốn mang tính cụ thể, cảm giác, hành động - trực quan của người Việt trong truyền thống, cần chú ý khắc phục chủ nghĩa tình cảm theo lối suy nghĩ hay vị tình, cả nể trong quản lý hành chính cũng như quản lý kinh tế. Cần đề cao hơn nữa tính duy lý trong tư duy hay cách suy nghĩ để xây dựng cho mỗi người dân Việt Nam ý thức sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

Năm là, khi tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đồng bào, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, nên tránh nói những điều lý luận chung chung, trừu tượng. Cần chọn lối nói giản dị, trong sáng, cụ thể, dễ hiểu. Muốn vậy, nên dùng nhiều các thành ngữ, tục ngữ, ca dao, lối ví von, so sánh để làm cho cách diễn đạt gần gũi với cách nghĩ, cách nói của quần chúng nhân dân. Khi đó những vấn đề lý luận cách mạng cao sâu mới trở thành dễ hiểu và mới có thể “thâm nhập được vào quần chúng" mà "biến thành sức mạnh vật chất", thành phong trào cách mạng để cải tạo xã hội - theo như lời dạy của Lênin./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trần Văn Cơ, Ngôn ngữ học tri nhận (ghi chép và suy nghĩ), NXB Khoa học Xã hội, H., 2007, 434 tr.

  2. Giáo trình triết học Mác - Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, H., 2006, 407 tr.

  3. Hoàng Văn Hành, Thành ngữ học tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, H., 2004, 287 tr.

  4. Phạm Xuân Nam, Văn hoá vì phát triển, NXB Khoa học Xã hội, H., 2005, 255 tr.

  5. Nguyễn Thị Minh Ph­ượng, Hiện t­­­ượng biến thể và đồng nghĩa của thành ngữ tiếng Việt, Luận văn cao học, ĐHSP Hà Nội, H., 2006, 82 tr.

  6. Đào Thản, Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật, NXB Khoa học Xã hội, H.,1998, 240 tr.

  7. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB Tp Hồ Chí Minh, 1998, 670 tr.

  8. Nguyễn Thị Thuỳ, Ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ tiếng Việt, Khoá luận tốt nghiệp, ĐHKhoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG HN, H., 2008, 86 tr.

  9. Nguyễn Đức Tồn, Tìm hiểu đặc tr­ưng văn hoá - dân tộc của ngôn ngữ và tư­ duy ở ngư­ời Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác), NXB ĐHQGHN, H., 2002, 390 tr.

  10. Nguyễn Đức Tồn, Cần phân biệt hai bình diện nhận thức và bản thể trong nghiên cứu ngôn ngữ học, T/c Ngôn ngữ, số 11, H., 2003, tr.8 – tr.13.

  11. Nguyễn Đức Tồn, Bản chất của ẩn dụ, Ngôn ngữ, VKhoa học Xã hộiVN, số 10, 2007, tr.1 -tr.9.

  12. Nguyễn Đức Tồn, Bản chất của ẩn dụ, Ngôn ngữ, VKhoa học Xã hộiVN, số 11, H., 2007, tr.1 - tr.9.

  13. Nguyễn Đức Tồn, Bản chất của hoán dụ trong quan hệ với ẩn dụ, Ngôn ngữ, VKhoa học Xã hộiVN, số 3, 2008, tr.1 – tr.6.

  14. Nguyễn Đức Tồn, Đặc tr­­­­ưng văn hoá - dân tộc của ngôn ngữ và t­­­­ư duy, NXB Khoa học Xã hội, H., 2008, 523 tr.

  15. Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt (Nguyễn Như­ Ý chủ biên), NXB Giáo dục, H., 1995, 731 tr.

  16. Lakoff, G. & Mark Johnson, Metaphors We Live By, University of Chicago Press, Chicago/London,1980.

  17. 17. Ton Nguyen Duc, Inevitable Discrimination between Perceptive and Essential Planes in Linguistics Study, Vietnam Social Sciences, vol.2(100), 2004, p.99 – p. 104.
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương