TỪ chỉ VỊ trí trong tiếng nhật và tiếng việT


§ÆC §IÓM V¡N HO¸ - GIíI TÝNH QUA TôC NG÷ VIÖT



tải về 6.42 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích6.42 Mb.
#37198
1   2   3   4   5   6   7   8

§ÆC §IÓM V¡N HO¸ - GIíI TÝNH QUA TôC NG÷ VIÖT

G



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIÓU BAN NG¤N NG÷ Vµ TIÕNG VIÖT






S.TS Đỗ Thị Kim Liên*


1. Vấn đề giới tính

Vấn đề giới tính gần đây được các nhà ngôn ngữ học xã hội đề cập đến khá nhiều. Trước hết, phải kể đến công trình Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ bản của tác giả Nguyễn Văn Khang. Trong công trình của mình, ông đã dành hẳn chương 7 bàn về vấn đề Ngôn ngữ và giới tính. Có thể tóm lược tinh thần của chương này qua các luận điểm chính sau: a) Phong cách ngôn ngữ mà mỗi giới sử dụng chỉ xuất hiện ở sau tuổi thứ năm thứ sáu; b) Hiện nay các nhà nghiên cứu đầu tiên về phong cách ngôn ngữ của mỗi giới đều tập trung vào khảo sát phong cách ngôn ngữ nữ tính và gọi là “phong cách nữ tính” hay ngôn ngữ nữ tính. Tuy vậy, nói đến phong cách ngôn ngữ nữ tính cũng là ngầm nói phong cách ngôn ngữ “nam tính”. Bởi muốn nêu ra đặc trưng ngôn ngữ của giới này thì tất phải có sự so sánh dù là không công khai với đặc trưng ngôn ngữ của giới kia. Nữ tác giả đi tiên phong trong hướng tiếp cận này là nhà ngôn ngữ học Mỹ R. Lakoff;


c) Khảo sát sự khác biệt về giới tính trong ngôn ngữ không thể tách rời ngữ cảnh giao tiếp. Trong quan hệ giao tiếp - theo nghĩa rộng là hoàn cảnh xã hội, theo nghĩa hẹp, là văn cảnh cụ thể các nhân tố như nghề nghiệp, trình độ văn hoá, tuổi tác, tính cách - mục đích của người sử dụng ngôn ngữ đều có thể ảnh hưởng đến phong cách người nói. Vì thế không thể lấy một vài đặc điểm của lời nói có tính chất nữ tính để quy nạp thành sự khác biệt giới tính trong ngôn ngữ (3, tr.155-158).

Bài viết của Lương Văn Hy cũng có điểm lại ý kiến của Robin Lakoff. Bà đã đưa ra nhận xét về cách sử dụng tiếng Anh của giới phụ nữ trung lưu trong môi trường bà sống và làm việc có những khuynh hướng như sau: a) Âm: Lên giọng ở cuối câu khẳng định (như để trả lời câu hỏi What time is dinner ready? - Mấy giờ thì ăn tối? Phái nữ có khuynh hướng lên giọng cuối câu: Around six o”clock - Khoảng sáu giờ - tương tự như thêm chữ nhé); b) Từ vựng: Dùng những từ làm nhẹ ý diễn đạt (như hơi hơi - sort of) hay ở một thái cực khác là nhấn mạnh nhiều (như cực kỳ thông minh - so intelligent); c) Cú pháp: Dùng những câu hỏi kèm sau khẳng định (như He has already left, hasn”t he?) và những câu cực kỳ lịch sự (Would you mind closing the door thay vì chỉ là Close the door); d) Đặc điểm khác: Thiếu óc hài hước trong lúc nói chuyện (2, tr.14-15). Bốn đặc điểm trên đây đã làm nên sự khác biệt về cách nói giữa nữ giới với nam giới.

Tiếp sau công trình trên đây là một số bài viết nghiên cứu về giới tính ở từng phạm vi hẹp. Có thể kể tên các bài báo đó như sau:

Trần Xuân Điệp với bài Sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ qua những danh hiệu và những từ tôn xư­ng (1, tr.37-42). Theo tác giả, sự kỳ thị giới tính là sự đối xử không bình đẳng giữa nam giới và nữ giới thể hiện trong việc dùng ngôn ngữ”. Trong tiếng Việt có hiện tượng sử dụng ngôn ngữ thể hiện thái độ kỳ thị giới tính, thể hiện: a) Tập quán dán nhãn cho những phụ nữ đã có chồng hoặc còn độc thân là phục vụ những mục đích kỳ thị giới tính. Ví dụ, hiện tượng dùng với nghĩa là “vợ của...” như trong cách nói: bà Duy nghĩa là vợ của ông Duy; b) Trong nhiều ngôn ngữ, sự kỳ thị giới tính được thể hiện bằng một tập quán rất phổ biến là sử dụng thiếu cân xứng những chức danh (danh hiệu chỉ nghề nghiệp chức vụ). Điều này cũng diễn ra cả trong tiếng Việt, như “ trong bà bác sỹ, bà giám đốc, bà bộ trưởng dùng để đánh dấu giới tính nữ của những người mang chức danh ấy, trong khi đó nếu những chức danh ấy mà thuộc về đàn ông thì thường là không có hình thức đánh dấu giới tính gì cả” (1, tr.40).

Tác giả Nguyễn Hữu Thọ, trái lại, xem sự kỳ thị giới tính ở Việt Nam lại diễn ra đối với nam chứ không phải đối với nữ, hay nói đúng ra thì đối với nam mạnh hơn. Ý kiến này được thể hiện trong bài viết Thêm một cách nhìn về một số biểu hiện của sự kỳ thị giới tính trong việc sử dụng tiếng Việt (Tài liệu tra trên mạng Internet). Tác giả đã chứng minh hình ảnh người phụ nữ trong tâm thức người Việt: “Người Việt từ xưa đã nhìn người phụ nữ với con mắt đặc biệt ưu ái, đặt cho họ một vai trò hết sức quan trọng cả về gia đình cũng như xã hội.”

Tác giả Nguyễn Thị Việt Thanh không nghiên cứu biểu hiện sự phân biệt giới tính trong tiếng Việt mà trong tiếng Nhật, Hiện tư­ợng phân biệt giới tính của ngư­ời sử dụng ngôn ngữ trong tiếng Nhật (5, tr.56-62). Tuy tiếng Việt và tiếng Nhật là hai ngôn ngữ khác nhau nhưng lại có một số biểu hiện phân biệt giới tính gần nhau. Ở đây, tác giả cho rằng cần phân biệt hai vấn đề: thứ nhất, sự phân biệt (bao gồm cả sự kỳ thị) giới tính thể hiện qua nội dung của lời nói và thứ hai, sự phân biệt giới tính thể hiện trong cách sử dụng ngôn ngữ ở mỗi giới.

Tóm lại, dù những ý kiến trên có khác nhau nhưng đều có điểm chung là vấn đề giới tính hiện nay là một vấn đề mới mẻ, cần được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Bài viết của chúng tôi đi vào tìm hiểu biểu hiện văn hoá giới tính trong tục ngữ.

2. Vấn đề văn hoá - giới tính trong tục ngữ

2.1. Khái niệm văn hoá

Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), văn hoá là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo trong quá trình lịch sử. Theo quan niệm này thì giá trị tinh thần bao gồm cả ngôn ngữ. Còn tác giả F. Mayor (nguyên Tổng Bí thư UNESCO) thì phát biểu: "Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng đồng) trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc". Theo định nghĩa thứ hai này thì ngôn ngữ chính là sản phẩm của quá trình hoạt động sáng tạo của con người và chúng tạo nên các giá trị mà không ai chối cãi. Qua ngôn ngữ, chúng ta nhận ra những nét văn hoá riêng của một dân tộc, trong số đó có người Việt.



2.2. Giới tính trong tục ngữ

Trong tục ngữ có những phát ngôn phản ánh giới tính nam - nữ chiếm số lượng không ít. Trong số 16.311 phát ngôn tục ngữ trong tập Kho tàng ca dao người Việt, chúng tôi bắt gặp 1124 phát ngôn phản ánh giới tính, chiếm 14,51%. Trong đó có 536 phát ngôn nói về nữ giới và 585 phát ngôn nói về nam giới. Nội dung của những phát ngôn này cung cấp cho ta những căn cứ xác thực về văn hoá - giới tính của người Việt từ rất sớm cũng như cách nhìn nhận về mối quan hệ nam nữ khác nhau trong xã hội.



3. Biểu hiện văn hoá - giới tính trong tục ngữ

Trong kho tàng tục ngữ, chúng tôi gặp lớp từ chỉ giới tính nam, nữ xuất hiện thành trường nghĩa với số lượng lớn, tuy vậy, cách sử dụng chúng có khác nhau.



3.1. Sự khác biệt về các lớp từ xuất hiện thành trường nghĩa1nam và nữ

Tục ngữ phản ánh các quan niệm, cách nhìn nhận, cách đánh giá của nam giới, của cộng đồng về người phụ nữ chứ không phải của người phụ nữ về chính họ. Đây không phải là biểu hiện ngôn ngữ của nữ giới mà là cách nhìn nhận của xã hội về nữ giới. Cách nhìn nhận này có thể đặt trong sự đối lập với nam giới. Phần lớn các câu tục ngữ đều đề cập đến giới nữ ở tuổi trưởng thành, được tính từ mốc thời con gái, tức là thời kỳ trưởng thành. Những lớp từ tạo thành trường ngữ nghĩa này được sử dụng trong các phát ngôn tạo thành những quan niệm mang tính kinh nghiệm để nhận thức về nữ giới. Trong tục ngữ có chứa các từ ngữ xuất hiện thành trường để phân biệt nam và nữ, trước hết là lớp từ gọi tên các loại con gái cũng như sự phân chia các giai đoạn khác nhau trong đời người con gái hết sức chi tiết, tỷ mỉ: gái dậy thì, gái mười bảy, gái tơ, gái vừa đương tơ, gái chưa chồng, gái muộn chồng, gái chậm chồng, gái một con, nạ dòng, gái chính chuyên, gái ngoan, gái chửa hoang, gái goá, gái đĩ, gái lẳng lơ, gái hư... Trường các từ chỉ người là nữ giới: bà cô, bà chúa, bà dì, bà o, bà sư, bà Đanh, ả làng, chị em dâu, cháu ngoại, chị em ta, con gái, mẹ, mụ ăn mày, bà đồng, nàng dâu, đàn bà, bà vãi, con đĩ, đĩ dại, bà tiên, nạ dòng.

Trong khi đó, đối với nam giới thì không có sự phân biệt tỷ mỉ này. Các từ thuộc trường nghĩa chỉ nam giới chủ yếu là những từ gọi đối tượng một cách khách quan, đề cao: trai khôn, tài trai, trai làm nên, làm trai, trai tay khôn, con trai, trai chưa vợ, trai tân, trai tài...; các từ chỉ sự phân hoá nghề nghiệp, công danh, sự đi lại chủ yếu là nói về nam giới.

3.2. Sự khác biệt về hình thức

Tục ngữ đề cập đến hình thức bên ngoài người phụ nữ qua các giai đoạn phân chia giới tính: con gái, gái có chồng (gái không chồng), gái có con, gái goá. Tuy vậy, ở đây, chúng tôi đề cập chủ yếu là thời kỳ con gái. Về giai đoạn con gái, các câu tục ngữ miêu tả con gái ở giai đoạn này phần lớn thiên về hình dáng bên ngoài với vẻ đẹp đạt đến độ rực rỡ nhất trong đời người: Hoa tươi trong độ gió đông, Gái xinh xinh đến có chồng thời thôi; Gái dậy thì như hoa quỳ mới nở; Đàn bà như cành hoa tươi, Nở ra chỉ được một thời mà thôi; Con gái có thì... Trong tục ngữ, ta còn gặp trường các từ chỉ bộ phận cơ thể người hay vẻ đẹp gắn với nữ giới: đếch, L..., cả vú, to hông, da trắng, tóc dài, con mắt liếc, đít bồ, trôn vại, má hồng, thắt đáy lưng ong, con mắt lá răm, vú bánh dày, má bánh đúc, chân chữ bát,...

Vẻ đẹp của người con gái còn biểu hiện qua sự ý tứ, kín đáo, khác với vẻ đẹp của người đàn ông: Đàn ông cười hoa, đàn bà cười nụ, Những người chưa nói đã cười, chưa đi đã chạy là người vô duyên... cũng như cách trang phục: Đàn ông đóng khố đuôi lươn, Đàn bà mặc yếm hở lườn mới xinh; Gái chọc lỗ tai đòi khuyên bạc; Miệng mấp máy, cái váy chẳng còn. Ở độ con gái, họ không chỉ được ca ngợi về vẻ đẹp mà còn được ca ngợi cả về sức lực tràn đầy: Con gái mười bảy bẻ gãy sừng trâu; Con gái mím môi, Thiên Lôi rơi búa. Chính vẻ đẹp về hình thức và sức trẻ này khiến cho đấng mày râu có cách nhận xét: Thế gian ba sự khôn chừa, rượu nồng, dê béo, gái vừa đương tơ. Hoặc họ đưa ra nhận xét xếp hạng: Thứ nhất thịt bò tái, thứ nhì gái đương tơ. Và kể cả người con gái một con cũng được xếp hạng: Nhất gái một con, nhì thuốc ngon nửa điếu; Cơm chín tới, cải ngồng non, gái một con, gà nhảy ổ.

Trong khi đó, tục ngữ đề cập đến hình thức của nam giới, phần lớn lại khác với nữ giới. Người xưa không đánh giá cao hình thức người đàn ông lắm nhưng vẫn có sự quan tâm đánh giá nhất định. Việc đánh giá này chủ yếu đặt trong quan hệ so sánh với người con gái: Đàn ông rộng miệng thì sang, Đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà; Đàn ông rộng miệng thì tài, Đàn bà rộng miệng điếc tai láng giềng; Đàn bà tốt tóc thì sang, Đàn ông tốt tóc thì mang nặng đầu. Đàn ông không râu bất nghì, Đàn bà không vú lấy gì nuôi con; Đàn ông cười hoa, đàn bà cười nụ; Đàn bà mắt trắng hai chồng, Đàn ông mắt diều hai vợ; Cua thâm còng, đàn ông thâm môi; Bới tóc củ hành làm anh thiên hạ. Vẻ đẹp của người đàn ông trong con mắt của người phụ nữ: Xấu mặt dễ sai, đẹp trai khó khiến; Xấu mặt dễ sai, lành trai khó kiếm.

Như vậy, hình thức của người con trai được tục ngữ đề cập tới chủ yếu là liên quan đến tướng số, chứ không phải để thưởng thức như đối với người phụ nữ.

3.3. Sự khác nhau trong cách quan niệm về thiên chức, trách nhiệm

Trong tục ngữ, ta bắt gặp sự khác nhau trong cách quan niệm về thiên chức, trách nhiệm giữa nam và nữ.

Đối với người phụ nữ, trước hết đó là thiên chức sinh nở. Người xưa có cách nhìn nhận về chức năng sinh nở của người phụ nữ như một thang giá trị. Nếu người phụ nữ không có con là có tội với cả dòng tộc, đặc biệt là không có con trai: Có chồng mà chẳng có con, khác nào hoa nở trên non một mình. Họ đánh giá chức năng này qua dáng vẻ bên ngoài: Cả vú to hông cho không chẳng màng là đối với những người không thể sinh đẻ được hoặc đẻ khó. Còn những người: Lưng chữ cụ, vú chữ tâm là với ý những người đàn bà lưng hơi gù và vú bầu bầu thì mắn đẻ và khéo nuôi con; Làm vợ là có bổn phận sinh con đàn cháu đống thì mới được xem là tốt phúc. Điều này gắn với nền văn hoá sản xuất lúa nước của người Việt xưa cho rằng được mùa là điềm tốt cũng như người con gái đẻ được nhiều con: Trời cho được mùa, gái có con sai. Trách nhiệm của người đàn bà là sinh nở cũng như người đàn ông là đi đánh giặc: Đàn ông chiến tranh, đàn bà sanh đẻ hoặc đàn ông là người lao động chính trong gia đình: Đàn ông cắp chà, đàn bà làm tổ.

Thứ hai là trách nhiệm nuôi dạy con cái. Trách nhiệm trong gia đình của người phụ nữ không chỉ sinh con mà còn nuôi dạy con khôn lớn, trưởng thành: Con khôn nở mặt mẹ cha. Việc con cái hư hỏng hay thành bại là do cả cha lẫn mẹ nhưng chủ yếu là mẹ: Con hư tại mạ, má hư tại trưa; Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà; Con dại cái mang; Con nhờ đức mẹ. Việc nuôi dạy con nên người là niềm vinh hạnh, tự hào của người mẹ, người bà, còn con hư là một nỗi đau to lớn: Đẻ con khôn mát L rời rợi, đẻ con dại, thảm hại cái L...; Đẻ con khôn thì mát như quạt, đẻ con dại thì rát như hơ. Tục ngữ không chỉ đề cập đến chức năng nuôi dạy con cái của người phụ nữ mà còn phản ánh tính chất khác biệt trong lời khuyên răn, giáo dục con cái giữa mẹ và bố.

Trách nhiệm nuôi dạy con cái không chỉ người mẹ mà cả bố, nhưng vai trò của người mẹ thường khác với người bố. Người mẹ thiên về sự khéo léo, còn người cha dạy thiên về trí tuệ, sự khôn ngoan: Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn; Mẹ đánh một trăm không bằng cha ngăm một tiếng. Vì sự gần gũi, thân thiết giữa mẹ và con nên nhiều khi không tránh khỏi sự thiên lệnh trong cách đánh giá về con: Mẹ hát con khen, ai chen vô lọt; Cá chuối đắm đuối vì con.

Việc đánh giá hình thức bên ngoài về người con gái trở thành một đặc trưng trong xét đoán, kén chọn vợ, liên quan đến trách nhiệm nuôi dạy con cái. Người Việt xưa luôn quan tâm kỹ càng đến chức năng này, nên luôn có cách đánh giá qua hình thức bên ngoài: Những người thắt đáy lưng ong, vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con, những người béo trục béo tròn, ăn vụng như chớp đánh con suốt ngày. Những người bị coi là có hình thức xấu, không nên lấy: Mặt tày lệnh, cổ tày cong, Những người con mắt lá răm, ve trai như chớp hay nằm với trai.

Thứ ba là trách nhiệm nội trợ trong gia đình. Người phụ nữ xưa thường phụ thuộc gia đình nhà chồng, khi về nhà chồng, họ thường giữ vai trò lo việc bếp núc, khâu vá, chăm sóc cho cả gia đình: Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp; Làm dâu vụng nấu vụng kho, chồng không bắt bẻ, mụ o nhím trề; Đàn ông quyện nhà, đàn bà quyện bếp; Trai có vợ tề gia nội trợ.

Trái lại, đối với người đàn ông, tục ngữ lại đề cập đến trách nhiệm khác với người đàn bà.



Thứ nhất là trách nhiệm lấy vợ. Bất kỳ người đàn ông nào đến tuổi, theo phong tục tập quán xưa là phải lấy vợ, đẻ con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên. Những người làm tròn bổn phận này mới được đề cao: Giai khôn tìm vợ; gái ngoan tìm chồng; Trai khôn kén vợ chợ đông, gái khôn kén chồng giữa chốn ba quân. Nếu người con trai nào không hoàn thành trách nhiệm này thì bị chê trách: Giai không vợ như cau không buồng; Voi không nài như trai không vợ; Trai không vợ như cọc không chân.

Thứ hai là trách nhiệm nuôi dạy con cái: Việc nuôi dạy con cái không chỉ là trách nhiệm của người mẹ mà cả người cha. Con cái chịu ảnh hưởng rất lớn của người cha: Mẹ đánh một trăm không bằng cha ngăm một tiếng; Mẹ dạy thì con khéo, bố dạy thì con khôn. Tục ngữ thường phản ánh sự ảnh hưởng này cả chiều tốt lẫn chiều hướng xấu: Cha làm sao, con bào hao làm vậy; Cha nào con ấy; Cha muốn con hay, thầy muốn trò tốt.

Thứ ba là trách nhiệm rèn luyện, tu dưỡng ý chí, nghị lực chứ ít đòi hỏi cao nhân tố này đối với người phụ nữ. Tục ngữ coi trọng những người đàn ông biết rèn luyện ý chí, nghị lực: Làm trai có chí lập thân, rồi ra gặp hội phong vân có ngày; Làm trai ở chí cho bền, đừng lo muộn vợ chớ phiền muộn con; Làm trai không sợ gai góc, làm gái không sợ cọc đâm. Tục ngữ đề cao những người đàn ông có tài: Làm trai đã đáng nên trai, đánh đông đông tĩnh đánh đoài đoài yên. Tục ngữ đề cao những người đàn ông có trí, biết suy xét trước sau: Làm trai mà chẳng biết suy, đến khi nghĩ lại còn gì là xuân; Trai có trí có màu, rựa có khâu có cán. Tục ngữ đề cao những người nam giới có sự hiểu biết do đi lại: Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân đã trải Đồng Nai đã từng; Đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn và cũng dành sự phê phán nhẹ nhàng đối với những người con trai chỉ quẩn quanh ở nhà: Làm trai đã đáng nên trai, ăn cơm với vợ lại nài vét niêu; Làm trai cho đáng nên trai, một trăm bữa cỗ chẳng sai bữa nào.

3.4. Sự khác nhau trong cách quan niệm về nghề nghiệp

Trong xã hội xưa, nghề nghiệp mà đa số người phụ nữ phải làm chủ yếu là làm ruộng: Làm ruộng hỏi đàn bà, làm nhà hỏi đàn ông. Ngoài ra người phụ nữ còn phải chăn nuôi gà lợn, chăn tằm, dệt vải: Đàn bà không biết nuôi heo là đàn bà nhác, đàn ông không biết buộc lạt là đàn ông hư; Con gái dệt nái, tay trái đếm tiền; Chăn tằm, kiếm cá nuôi con, trong ba việc ấy ai còn khoe hay. Đồng thời họ còn phải có tài khâu vá, nữ công gia chánh: Gái khéo vá vai, trai tài phủ nóc. Một số người phụ nữ làm các nghề khác cũng được tục ngữ nhắc đến như bà đồng, bà vãi, gái đĩ: Miệng bà đồng như lồng chim khiếu; Ông sư có ngãi, bà vãi có nghì... Những người làm gái đĩ, bán hàng cơm, trái lại, bị xã hội coi thường vì họ làm những nghề đáng khinh: Ả lành không ở hàng cơm; Rầu rĩ như gái đĩ về già; Đĩ dại làm hại thằng tù; Đĩ rạc được tha, bà già phải tội; Đĩ chết có văn tế nôm; Làm đĩ không xấu bằng xay cấu ban ngày; Làm đĩ chẳng đắt, mắng đếch chẳng linh; Làm đĩ có tàn có tán, có nhang án thờ vua, có trống chùa niệm phật; Làm đĩ gặp năm mất mùa; Con đĩ lên bà, bõ già lên ông; Chính chuyên lấy chồng thợ giác, đĩ rạc lấy chồng quận công.

Khác với người phụ nữ, người đàn ông xưa được đánh giá cao ở các điểm: nghề nghiệp, sự nghiệp, ý chí-nghị lực và sức mạnh. Người xưa quan niệm người con trai phải là trụ cột trong gia đình, là người kiếm tiền, là người lao động chính để nuôi sống cả gia đình: Đàn ông làm ra đàn bà cất lại.

Vì vậy, trước hết, người đàn ông phải có một nghề trong xã hội: Của rề rề không bằng nghề trong tay. Nghề nghiệp mà người đàn ông xưa thường làm được chia thành hai nhóm:

a. Nhóm nghề thứ nhất thường được đề cao. Nhóm nghề này được phản ánh qua những danh từ chỉ loại đứng trước danh từ chỉ nghề của người đàn ông, như: ông, ngài, vị, đức. Đó là nghề làm quan trong xã hội. Người xưa cho rằng người con trai phải học hành đỗ đạt, được bổ nhiệm làm quan mới xem là thành đạt. Còn người nào mà chưa đỗ đạt gì đã lên mặt thì bị chê cười: Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng. Một số tên chức tước trong xã hội trước đây nhưng ngày nay không tồn tại được ghi lại trong tục ngữ: ông chánh, ông phó, ông trương, ông cai, ông xã, ông huyện: Biếu ông chánh ông phó chớ bỏ ông trương; Lúc thì chẳng có ai, lúc thì ông xã ông cai đầy nhà; Khư khư như ông huyện giữ ấn; Ông huyện chưa đi, ông tri đã đến; Ông chánh ông phó không bằng ông ló đồng tiền; Bo bo như ông trưởng bạ giữ án; Túi ông xã, quả nhà hàng. Nghề thầy thuốc cũng là một nghề được xem trọng nên có yếu tố thầy đứng trước: Con bệnh sợ thầy thuốc. Ngay cả trong cùng một câu thì vẫn sử dụng đồng thời hai từ thợthầy, ông: Thợ rào có đe, ông nghè có bút; Làm thầy nuôi vợ làm thợ nuôi miệng.

b. Nhóm nghề thứ hai, có tính trung hoà, không thể hiện sự đánh giá cao thấp, thường có yếu tố thợ đứng trước và được gọi là thợ như: thợ sơn, thợ mộc thợ nề, thợ may, thợ rèn, thợ giày, thợ hàn, thợ bạc, thợ sơn, thợ ngôi: Thợ sơn bôi bác, thợ bạc lọc lừa; Có phúc thợ mộc thợ nề, vô phúc thầy đề thầy thông; Làm thầy nuôi vợ, làm thợ nuôi miệng; Đồ mặc thì đến thợ may, bao nhiêu tấc sắt đến tay thợ rèn; Thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ, thợ bồ ăn than, thợ hàn ăn thiếc; Thợ rèn không dao ăn trầu; Thợ mộc giáng hạ, thợ rạ lên dân; Ba anh thợ giày bằng một ông Gia Cát Lượng; Bẩn như thợ nề, chỗ ăn chỗ ngủ như dê nó nằm; Ăn ngủ bẩn như thợ nề; Chính chuyên lấy chồng thợ giác, đĩ rạc lấy chồng quận công; Bào không trơ, thợ hàn không nói; hoặc bách nghệ: Làm trai bách nghệ cho tinh. Tục ngữ phản ánh cách quan niệm này là nói đến sự từng trải, hiểu biết rộng là hết sức cần thiết của người con trai nhưng tục ngữ cũng có cách nhìn nhận hết sức biện chứng: Một nghề cho chín hơn chín mười nghề; Một nghề thì chín, chín nghề thì hở. Ngay cả khi một người không nghề nghiệp thì tục ngữ thể hiện nghề mạt hạng nhất vẫn là nghề của đàn ông: Cùng nghề đan thúng, túng nghề đan nia; Cùng nghề đi hát, mạt nghề đi câu.

Nhóm nghề bị xem thường cũng được phản ánh trong tục ngữ, chúng thường có các từ chỉ loại đi trước để gọi: bố, đĩ, thằng, đứa, kẻ. Đó là các nghề: chăn bò: Bò chú chú phải lo; kẻ không có nghề nghiệp: Chê thằng một chai, lấy thằng hai nậm; Chê thằng ỏng bụng, lấy thằng lưng gù; nghề ăn trộm, ăn cướp: Chứa tiền chứa thóc thì giàu, chứa thằng ăn cướp mất đầu như chơi; Gái đĩ già mồm, kẻ trộm trắng răng; Tài gia là cha kẻ cướp; Ăn trộm có kẻ điểm chỉ, làm đĩ có kẻ mai dong.

3.5. Quan niệm về trách nhiệm của nam và nữ gắn với phong tục tập quán

Gắn với phong tục tập quán, đối với người phụ nữ, tục ngữ không phản ánh nhiều về quyền mà chủ yếu là Phận. Tục ngữ phản ánh Phận người con gái có hai giai đoạn: trước lúc lấy chồng và sau khi lấy chồng.

Giai đoạn trước khi lấy chồng, số phận người con gái ít nhiều bình ổn, còn sự bấp bênh là phía trước, phụ thuộc vào nơi họ được làm dâu. Có khá nhiều câu tục ngữ phản ánh điều này: Phận gái bến nước mười hai, gặp nơi trong đục may ai nấy nhờ; Phận gái như cái bầu, sa đâu ấm đấy; Phận gái mười hai bến nước, trong nhờ, đục chịu; Con gái có hai bến nước, bến đục thì chịu bến trong thì nhờ. Quan niệm về phận này được phản ánh qua cách lựa chọn con dâu: Lựa được con dâu, sâu con mắt, có nghĩa là phải mất nhiều công phu mới lựa chọn được con dâu vừa ý. Điều này nói lên việc dựng vợ gả chồng không phải do tình yêu mà do sự định đoạt của số phận, do nhà trai chọn lựa.

Cuộc đời sướng khổ của người con gái không phải bắt đầu từ khi ở nhà bố mẹ đẻ mà bắt đầu từ khi về nhà chồng. Việc gả bán cho ai, yêu ai không do người con gái định liệu mà do cha mẹ gả bán, do nơi họ về làm dâu. Đúng như tổ hợp từ ghép gả bán, họ vừa là những món hàng để gả vừa là những vật đổi chác. Vì vậy câu: Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy với nghĩa là việc gả bán (đối với người con gái) là do cha mẹ định đoạt. Còn câu: Trai nhiều vợ cửa tan nhà nát, gái nhiều chồng chú bác no say là do tục lệ cưới xin ngày trước. Khi lấy vợ, nhà gái được thách cưới đối với nhà trai nên dẫn đến chú bác no say. Còn người con trai do phải nạp tiền cưới cho nhà gái nhiều lần nên dẫn đến cửa tan nhà nát. Kể cả những người con trai đi hỏi vợ lần đầu, nếu việc thách cưới của nhà gái quá nặng thì người con trai nhà nghèo cũng không thể lấy được vợ.

Giai đoạn sau khi kết hôn mới được xem là giai đoạn quyết định đối với phận người con gái. Người phụ nữ dưới chế độ xưa thường phụ thuộc rất nhiều vào thế lực nhà chồng. Sau khi lấy chồng thì bổn phận của họ là phải theo chồng: Thuyền theo lái, gái theo chồng; Phận gái chữ tòng; Phận gái theo chồng. Khi người phụ nữ lấy chồng thì họ không thể tự quyết định cuộc đời riêng của mình mà phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình nhà chồng: Lấy chồng bắt thói nhà chồng, đừng giữ thói cũ ở cùng mẹ cha; Lấy chồng nhờ phúc nhà chồng; Sống quê cha, ma quê chồng; Lấy chồng theo họ nhà chồng; Lấy chồng theo thói nhà chồng, thôi đừng theo thói ông cha nhà mình; Con gái là con người ta, con dâu mới thật mẹ cha mua về.

Trái lại, người đàn ông dưới chế độ xưa luôn chịu sự ràng buộc của mọi phong tục, tập quán. Có những phong tục tốt đẹp, cần gìn giữ và phát huy nhưng có những phong tục cổ hủ, lạc hậu mà ngày nay không còn giữ lại.



Trước hết đó là phong tục cưới xin nặng nề. Người đàn ông xưa muốn lấy vợ thì phải nạp cheo cho làng, điều này đã trở thành một nhận thức hiển nhiên như bèo dùng để nuôi lợn: Nuôi lợn thì phải vớt bèo, Lấy vợ thì phải nạp cheo cho làng. Có khá nhiều câu tục ngữ ghi lại điều này: Cưới vợ có cheo như leo cầu gỗ lim mỡ; Cưới vợ không cheo như neo không mấu; Lấy vợ không cheo như nghèo không mấu; Lấy vợ không cheo quèo nghoèo không mấu; Lấy vợ không cheo, tiền gieo xuống biển; Lấy vợ thì phải nạp cheo cho làng. Với phong tục này, việc lấy được vợ là hết sức nặng nề đối với nhà trai: Cưới được nàng dâu, sâu con mắt. Vì thế, nếu con trai chê vợ, bỏ vợ thì đó là một sự tổn thất đối với người con trai: Trai chê vợ mất của tay không, gái chê chồng một đồng trả bốn.

Thứ hai, đó là phong tục người đàn ông rất kiêng lấy người phụ nữ đã có một đời chồng: Gái khôn tránh khỏi đò đưa, trai khôn tránh khỏi vợ thừa người ta; Trai tơ lấy phải nạ dòng như nước mắm thối chấm lòng lợn thiu, còn trái lại, người đàn bà lấy trai chưa vợ thì đó là một sự may mắn lớn: Nạ dòng lấy được trai tơ, đêm nằm tơ tưởng như mơ được vàng; Trăm quan tiền nợ không bằng vợ có con riêng.

Thứ ba đó là phong tục con trai có quyền lấy nhiều vợ: Giai khôn lấy vợ lẽ; Làm trai lấy vợ bé, nhà giàu tậu nghé hoa; Hoa thơm đánh cả cụm; Tài trai lấy năm lấy bảy, gái chính chuyên chỉ lấy một chồng; Trai làm nên năm thê bảy thiếp. Tuy nhiên tục ngữ cũng có những câu phản ánh sự không tốt của hủ tục đa thê này: Một vợ lo ken kèn, hai vợ đốt đèn mà lo; Một vợ nằm giường lèo, hai vợ nằm chèo queo, ba vợ nằm chuồng heo; Một cong hai gáo chẳng khua láo cũng loong coong; Trai nhiều vợ cửa tan nhà nát, gái nhiều chồng chú bác no say.

Thứ tư là phong tục răn dạy vợ: Giai khôn mài dao dạy vợ; Dạy con từ thủa ban sơ, Dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về; Dạy vợ từ thủa mới về làm dâu. Trong câu Mài gươm dạy vợ, giết chó khuyên chồng phản ánh hai phương thức cũng là hai quan niệm giáo dục khác nhau. Người đàn ông thì mạnh mẽ, quyết liệt qua hai hành động đi liền: mài gươm và dạy, còn người phụ nữ lại nhẹ nhàng, gián tiếp: giết chó và khuyên chồng. Hai cách thức giáo dục này là khác nhau nhưng hiệu quả tác động đến người nghe chưa hẳn đã kém nhau.

Thứ năm là phong tục con trai không ở rể. Nếu ở rể thì xã hội xem đó là một sự kém cỏi: Trai ở rể như chó nằm gầm chạn; Trai ở nhà vợ như chó chui gầm chạn; Trai tay không không ai nhờ vợ; Con trai ở nhà vợ như chó nằm gầm chạn; Trai tay không chẳng thèm nhờ vợ, Trăm mẫu ruộng đợ cũng tiếng nhờ chồng...

Thứ sáu, đó là phong tục duy trì nòi giống, thờ cúng tổ tiên. Người con trai xưa có trách nhiệm lấy vợ và đẻ con trai để duy trì nòi giống. Phong tục này gắn với việc thờ cúng tổ tiên. Tục ngữ đã phản ánh phong tục này: Giai kính thờ chăm việc thắp hương; Cha để nhà cho trưởng, cha ngất ngưởng đi ăn mày; Cha truyền con nối; Con cháu mà dại làm hại ông bà; Con cháu mà dại thì hại ông cha; Con người có cố có ông, như cây có cội như sông có nguồn; Đời cha đắp nấm đời con ấm mồ.

Phong tục sau khi chết: Cha gậy tre, mẹ gậy vông, bà gậy vông, ông gậy tre. Thông thường làm giỗ cha to hơn cả: Kỵ cha lo ba tháng, kỵ mạ lo rạng ngày, kỵ ông nội đi cày về lo. Vì thế, việc kỵ giỗ nhiều quá làm cho người con trai trưởng hết sức vất vả, lo lắng: Một trăm cái giỗ đổ đầu con trưởng; Một ngày giỗ cha, ba ngày húp nước; Một ngày giỗ cha rõ bận bằng ba ngày tết.



4. Từ quan niệm khác nhau về văn hoá - giới tính đến một số cách ứng xử hiện nay

Khảo sát vốn tục ngữ Việt nói về sự khác nhau về văn hoá giới tính của cha ông ta từ trước, chúng tôi thấy nổi lên một số vấn đề cần quan tâm như sau:

Trước đây người phụ nữ bị xem là món hàng để đàn ông thưởng thức, đó là một quan niệm lạc hậu do chế độ phong kiến tạo nên nhưng ngày nay chưa hẳn đã kết thúc, ở một số nơi chúng ta cần phải tiếp tục đấu tranh với tệ nạn này.

Trong truyền thống và thực tế, người phụ nữ có thiên chức, trách nhiệm và nghề nghiệp khác với nam giới. Phụ nữ Việt thường chịu khó chịu khổ, hy sinh tất cả cho chồng con. Cần nhận thức đúng điều này để trong định hướng nghề nghiệp của người phụ nữ ở giai đoạn hiện nay, dù có những thay đổi về nghề nghiệp so với trước đây, nhưng cũng không phải khác biệt hoàn toàn. Nếu tạo công việc, việc làm cho người phụ nữ đúng với cơ cấu thể trạng, sở thích và chức năng thiên bẩm của người phụ nữ thì họ có khả năng cống hiến được nhiều hơn cho xã hội, và cũng thể hiện đúng tính nhân đạo, tốt đẹp của chế độ ta.



Về phong tục tập quán, trước đây người đàn ông thường đa thê do sự chấp nhận của xã hội cũ. Điều này dẫn đến sự bất bình đẳng giới hết sức nghiêm trọng. Cần phải thấy rằng, muốn xã hội đạt đến sự văn minh, phụ nữ được giải phóng, trước hết họ cần được tôn trọng, bình đẳng ngang quyền với nam giới chứ không thể bị phụ thuộc, gả bán như trước đây. Tuy nhiên, nhiều nơi, người phụ nữ vẫn đang còn chịu nhiều thiệt thòi, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi. Chúng tôi nghĩ rằng vấn đề giải phóng phụ nữ vẫn đang còn là một nội dung được đặt ra và cần được sự quan tâm của Đảng, các cấp có thẩm quyền, các cơ quan đoàn thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trần Xuân Điệp, Sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ qua những danh hiệu và những từ tôn xư­ng 17, tr.37-42.

  2. Lương Văn Hy, Ngôn từ, giới và nhóm xã hội - từ thực tiễn tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2000.

  3. Nguyễn Văn Khang, Ngôn ngữ xã hội - những vấn đề cơ bản, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1999 (448 trang).

  4. Nguyễn Văn Khang, “Xã hội học ngôn ngữ về giới: Kỳ thị và kế hoạch hoá chống kỳ thị đối với nữ giới trong sử dụng ngôn ngữ”, tạp chí Xã hội học, số 2, 2004.

  5. Nguyễn Thị Việt Thanh, “Hiện tư­ợng phân biệt giới tính của ngư­ời sử dụng ngôn ngữ trong tiếng Nhật”, tạp chí Ngôn ngữ, số 8, 2002, tr.56-62.

  6. Hoàng Tuệ, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 1995, 1500 trang.

NH÷NG THµNH NG÷ NãI VÒ CON NG¦êI,
Cã HµM ý KHEN HOÆC CH£ TRONG TIÕNG VIÖT




KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIÓU BAN NG¤N NG÷ Vµ TIÕNG VIÖT






PGS.TS Vũ Đức Nghiệu, Nguyễn Thị Dung*


1. Mở đầu

Trong các ngôn ngữ, thành ngữ là loại đơn vị mà ở đó người ta có thể tìm được khá nhiều thông tin về mặt ngôn ngữ, văn hoá, đặc điểm dân tộc và ngay cả các triết lý nhân sinh...

Ở tiếng Việt, bên cạnh những thành ngữ mang ý nghĩa định danh, ý nghĩa biểu hiện bình thường như: “cơm bưng nước rót”; “lạnh như tiền”; “buồn như chấu cắn”; “già kén kẹn hom”; “nuôi ong tay áo”; “đồng không mông quạnh”... còn có những thành ngữ nói về con người mà ngoài các ý nghĩa định danh, ý nghĩa biểu hiện bình thường ra, còn bao hàm cả ý khen ngợi hoặc chê bai, thể hiện thái độ khen, chê của người nói đối với đối tượng được nói tới. Ví dụ: “mặt hoa da phấn”; “lòng ngay dạ thẳng”; “có thuỷ có chung”; “thức khuya dậy sớm”; “buông dầm cầm chèo”,... hoặc: “mặt bủng da chì”; “ăn xó mó niêu”; “xuýt chó bụi rậm”; “bóc ngắn cắn dài”,... Những thành ngữ như vậy rất đáng được quan tâm khảo sát.

Khi bày tỏ sự đánh giá tích cực về người, vật, thuộc tính, hoặc hành vi... nào đó với ý vừa lòng, vì cho rằng như thế là tốt, là giỏi, là đạt yêu cầu, đáng được đánh giá cao..., chúng ta đã thực hiện một hành vi, một thái độ khen người, vật, thuộc tính, hoặc hành vi đó.

Một biểu thức ngôn ngữ có hàm ý đánh giá tích cực về người, vật, thuộc tính, hoặc hành vi,... cho rằng như thế là tốt, đẹp, giỏi, là đạt yêu cầu, đáng được đánh giá cao,... được coi là biểu thức ngôn ngữ có hàm ý khen. Chẳng hạn, ngoài cái ý nghĩa miêu tả bình thường ra, thành ngữ “mặt hoa da phấn” bao hàm ý khen về vẻ đẹp của hình thức, diện mạo của người được nói tới, được miêu tả bằng thành ngữ đó, còn thành ngữ “thức khuya dậy sớm thì lại bao hàm ý khen về sự chăm chỉ, siêng năng trong công việc của người được đề cập.

Ngược lại với khen, chê là hành vi bày tỏ thái độ không ưa thích, không vừa ý, đánh giá thấp, theo chiều hướng tiêu cực vì cho là kém, là xấu, không đạt yêu cầu, không được bình thường. Chẳng hạn, trong các thành ngữ “mặt bủng da chì”; “ăn xó mó niêu”; “qua cầu cất nhịp”; “chị em nắm nem ba đồng”,... ngoài các ý nghĩa miêu tả bình thường còn bao hàm ý chê bai về dung mạo và sức khoẻ (“mặt bủng da ch”ì), chê bai về hành vi, nhân cách bần tiện (“ăn xó mó niêu”), đố kỵ, không muốn cho ai cùng được thuận lợi, may mắn như mình (“qua cầu cất nhịp”), coi trọng tiền tài hơn cả tình nghĩa, đạo lý (“chị em nắm nem ba đồng”).

Với quan niệm về hàm ý khen, chê như vậy, thực hiện khảo sát tư liệu qua một số từ điển thành ngữ tiếng Việt quen thuộc đã xuất bản, cùng với một số tư liệu khác được thu thập bổ sung, chúng tôi tập hợp được 779 đơn vị thành ngữ có bao hàm ý khen hoặc chê.

Trong số 779 thành ngữ được khảo sát có 137 đơn vị bao hàm ý khen và


642 đơn vị bao hàm ý chê. Những con số này, tuy không phải là tuyệt đối vì không thể nói là đã kiểm đếm toàn bộ trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, nhưng cũng đủ tin cậy để ngay từ đầu đã cho thấy một điều hết sức đáng chú ý. Đó là số thành ngữ nói về con người mà có bao hàm ý khen chiếm tỷ lệ khiêm tốn hơn rất nhiều so với những thành ngữ có bao hàm ý chê bai.

2. Về các thành ngữ có hàm ý khen

Nếu phân tích theo chủ đề (topic) “khen về cái gì”, xác định và sắp xếp như một hệ thống, một tập hợp của những chủ đề, những ý niệm theo kiểu thesaurus, chúng tôi thấy có 21 chủ đề (đặc điểm, thuộc tính, hành vi,...) được đề cập. (Con số này, tất nhiên là có thể thay đổi ít nhiều, tuỳ theo mức độ chi tiết trong khi phân tách của người nghiên cứu). Cụ thể là:



1. Khen về hình dáng, dung mạo con ngư­ời (20)

“Đẹp như tiên”; “đẹp nh­ư Tây Thi”; “đẹp nh­ư tiên giáng thế”; “đẹp nh­ư ả Chức giáng trần”; “đẹp nh­ư Hằng Nga”; “nh­ư tiên non bồng”; “nh­ư ngư­ời trong tranh”; “hoa cười ngọc thốt”; “hoa dung ngọc mạo”; “hoa như­ờng nguyệt thẹn”; “mắt ph­ượng mày ngài”; “mày tằm mắt phụng”; “mặt hoa da phấn”; “da ngà mắt phư­ợng”; “trắng như­ ngó cần’; “quốc sắc thiên hương”; “trắng nh­ư ngà”; “trắng nh­ư trứng gà bóc”; “chim sa cá lặn”; “nghiêng nước nghiêng thành”.



2. Cao cả trong nhân cách, đạo đức (5)

“Hiền nhân quân tử”; “chính nhân quân tử”; “đức rộng tài cao”; “đạo cao đức trọng”; “đức cao vọng trọng”.



3. Hiền hậu (5)

Hiền nh­ư bụt”; “lành nh­ư bụt”; “hiền nh­ư củ khoai”; “hiền nh­ư Phật”; “hiền như đất”.

4. Nhân ái; thương yêu; giúp người khó khăn (10)

“Giúp nón giúp tơi”; “hằng tâm hằng sản”; “cành d­ưới đỡ cành trên”; “làm phúc như làm giàu”; “nh­ường cơm sẻ áo”; “lá lành đùm lá rách”; “chị ngã, em nâng”; “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”; “th­ương người như­ thể thư­ơng thân”; “dây bầu đeo dây bí, dây chị vị dây em”.



5. Sống có ân tình, ơn nghĩa đối với người khác (4)

“Như­ bát nư­ớc đầy”; “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ăn đấu trả bồ”, “uống nước nhớ nguồn”.



6. Chung thuỷ trung thành (7)

“Có thuỷ có chung”; “có trước có sau”; “có đầu có cuối”; “dốc một lòng trông một đạo”; “lòng son dạ sắt”; “một lòng một dạ”; “ăn trầu một cơi”.



7. Có tài trí, sáng suốt (5)

“Hiền minh sáng trí”; “văn hay chữ tốt”; “đa m­ưu túc trí”, “đa m­ưu túc kế”, “đa văn quảng kiến”.



8. Thật thà, ngay thẳng (8)

Ăn ngay nói thẳng”; “ăn ngay ở lành”; “lòng ngay dạ thẳng”; “đốt thẳng lóng ngay”; “thẳng nh­ư ruột ngựa”; “làm tôi ngay, ăn mày thật”; “ngang bằng sổ ngay”; “so tày vạt nhọn”.

9. Dũng cảm, bất khuất (3)

“Anh hùng cái thế”; “gan vàng dạ sắt”; “đội trời đạp đất”.



10. Đoàn kết, hoà thuận, thương yêu nhau (3)

“Đồng cam cộng khổ”; “chung l­ưng đấu cật”; “chia ngọt sẻ bùi”.



11. Đảm đang, chăm chỉ siêng năng (7)

Một nắng hai sư­ơng”; “dầm sương dãi nắng”; “buôn tảo bán tần”; “buôn ngư­ợc bán xuôi”; “buông dầm cầm chèo”; “nh­ư con dao pha”; “thức khuya dậy sớm”.

12. Chắc chắn, cẩn thận (5)

“Chắc như cua gạch”; “chắc nh­ư gạo bỏ hũ”; “nghĩ trước nghĩ sau”; “nghĩ đi nghĩ lại”; “nghĩ tới nghĩ lui”.



13. Lễ phép (4)

Đi chào về hỏi”; “đi kính về thư­a”; “gọi dạ bảo vâng”; “trên kính dưới nh­ường”.

14. Sang trọng, quyền quý (9)

“Lên xe xuống ngựa”; “phu quý phụ vinh”; “chân hán chân hài”; “quần là áo lượt”; “ra giày vào dép”; “chiếu miến chăn điều”; “bát ngọc đũa ngà”; “bát sứ mâm son”; “mâm vàng bát bạc”.



15. Giàu có, no đủ (11)

“Ruộng cả ao liền”; “ba bò chín trâu”; “chín đụn m­ười trâu”; “gạo bồ thóc đống”; “ruộng cả ao liền”; “bạt thiên phú quý”; “ruộng cả ao sâu”; “ruộng sâu trâu nái”; “vư­ờn trên ao dư­ới”; “toà ngang dãy dọc”; “nhà ngói cây mít”.



16. Tiết kiệm (2)

“Ăn nhịn để dành”; “ăn chắt để dành”.



17. Chu đáo (4)

Có đầu có đuôi”; “đến đầu đến cuối”; “đến nơi đến chốn”; “đến đầu đến đũa”.

18. Sức khoẻ (9)

“Chân đồng vai sắt”; “đỏ da thắm thịt”; “có da có thịt, đồng gân thiết cốt”; “gân đồng xư­ơng sắt”; “mình đồng da sắt”; “khoẻ như vâm”; “khoẻ như voi”; “khoẻ như trâu”.



19. Sống có hậu, sòng phẳng (4)

“Ăn miếng chả, trả miếng nem”; “hòn đất ném đi hòn chì ném lại”; “ăn tám lạng trả nửa cân”; “ăn cái rau trả cái d­ưa”.



20. May mắn (5)

“Lên như diều”; “như diều gặp gió”; “nh­ư cá gặp nước”; “nh­ư cờ gặp gió”; “nh­ư rồng gặp mây”.



21. Tương xứng về sự cao sang, đạo đức, tài năng, nhân cách (7)

“Ph­ượng đậu cành ngô”; “chỉ Tấn tơ Tần”; “hổ phụ lân nhi”; “hổ phụ sinh hổ tử”; “cha hiền con thảo”; “phụ từ tử hiếu”; “cha anh hùng, con hảo hán”.



3. Đối với các thành ngữ có hàm ý chê bai, chỉ trích, phê bình

Nếu cũng phân tích theo chủ đề (topic) chê về cái gì”, chúng tôi thấy có


51 chủ đề (đặc điểm, thuộc tính, hành vi,...) được đề cập. (Trong số này, chủ đề số 49, 50 bao gồm rất nhiều chủ đề cụ thể nhỏ hơn, nhưng vì số lượng thành ngữ của mỗi chủ đề nhỏ, cụ thể đó quá ít nên chúng tôi đã gộp lại gọi chung là chủ đề Hành vi, phẩm chất đáng phê phán khác và chủ đề Ứng xử không đúng). Cụ thể là:

1. Chê hình thức, dung mạo (28)

Xấu như­ ma; Xấu nh­ư quỷ; Rốn lồi quả quýt; Ti hí mắt l­ươn; Rỗ tổ ong bầu; Ma chê quỷ hờn; Bụng thúng cái lư­ng cánh phản; Nửa ngư­ời nửa ngợm; Đi vặn mình xà, mặt sa chữ nãi; Mắt trắng môi thâm; Mắt sâu râu rậm; Rậm râu sâu mắt; Mắt ốc nhồi, môi chuối mắn; Mắt xanh mỏ đỏ; Mặt cú da dơi; Đen như­ cột nhà cháy; Đen như­ củ tam thất; Đen nh­ư cuốc; Đen như­ trôn chảo; Đen như­ củ súng; Đen như­ than; Đen nh­ư quạ. Đen nh­ư bồ hóng; Béo nh­ư bồ sứt cạp; Béo tr­ương béo nứt; Béo như­ cun cút; Béo nh­ư trâu tr­ương; Béo như­ bò mộng.



2. Tham ăn, hám lợi có khi đến mất nhân cách (14)

Hám danh háo lợi; Tham danh trục lợi; Tham quyền cố vị; Vơ năm gắp m­ười; Lòng tham không đáy; Uống nư­ớc cả cặn; Ăn khoai cả vỏ ăn chó cả lông; Ăn sâu ngập cánh. Chó già giữ xư­ơng; Ăn như­ hủi ăn thịt mỡ; Ăn thì no cho thì tiếc; Ăn ngập mặt ngập mũi; Cá đầy giỏ vẫn tham con cá sẩy; Chín đụn còn muốn một đụn nữa là m­ười.



3. Lười làm nhưng tham ăn (7)

Làm thì ốm, giã cốm thì siêng; Giã gạo thì ốm, giã cốm thì khoẻ; Ban ngày ngồi lê, tối về vê xôi; Ăn như­ phát tấu, làm nh­ư trấu vãi; Ăn ở trần, mần mặc áo; Ăn như­ rồng cuốn, nói như­ rồng leo, làm như mèo mửa; Ăn như­ thợ ngoã, làm như­ ả chơi trăng.



4. Không biết điều, không biết người biết mình (29)

Ăn mày đòi xôi gấc; Méo miệng đòi ăn xôi vò; Xấu máu đòi ăn của độc; Chó nhà nghèo đòi ăn mắm mực; Bụt xứ Nam chê oản Chiêm; Ếch ngồi đáy giếng; Mèo khen mèo dài đuôi; Ếch mọc lông nách; Chó chạy trước hư­ơu; Chó chê mèo lắm lông; Chó đói chê cứt nát; Chuột chù chê khỉ rằng hôi; Đánh trống qua cửa nhà sấm; Chưa nóng nước đã đỏ gọng; Chư­a đỗ ông nghè đã đe hàng tổng; Chó ghẻ có mỡ đằng đuôi; Bò gầy có mỡ đằng đuôi; Dốt hay nói chữ; Bọ chó múa bấc; Cầm đuốc soi chân ngư­ời; Đánh đu với tinh; Cưa sừng làm nghé; Già chơi trống bỏi; Thằng chết cãi thằng khiêng; Lươn ngắn lại chê chạch dài; Hơi có mã đã khoe mình đẹp; Bắng nhắng như­ nhặng vào chuồng tiêu; Đi cúi mặt xuống đất, về cất mặt lên trời; Ba ngày té re, một ngày rắn cứt đã khoe ầm ầm.



5. Vụ lợi, ba phải, cơ hội chủ nghĩa (18)

Mượn gió bẻ măng; Té n­ước theo mưa; Đắm đò giặt mẹt; Theo đóm ăn tàn; Theo voi ăn bã mía; Bắt cá hai tay; Thấy bở đào mãi; Ăn quen bén mùi; Khi vui thì vỗ tay vào; Gần tre che một phía, gần nứa bẻ một cây; Ăn thì chẳng nhớ tới ai, đến khi phải bỏng cứ tai mà sờ; Thuận buồm xuôi gió chén chú chén anh, lên thác xuống ghềnh c.. anh d... chú. Gió chiều nào che chiều ấy; Mười rằm cũng ừ, mười tư cũng gật; Giấy ngư­ời nứa người tha hồ phết; Lúc đ­ược thì vỗ tay, khi gay thì chùng b­ước; Phải bỏng mới mó đến tai; Thấy ng­ười sang bắt quàng làm họ.



6. Ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa (10)

So hơn tính thiệt; Cầu an h­ưởng lạc; Bè ai ng­ười nấy chống; Cất đó ngư­ời giữ thời ta; Đánh lệnh giết bò ng­ười; Của ngư­ời Bồ Tát, của mình lạt buộc; Của ngư­ời thì cứt chó, của mình thì vừng đen; Ăn cỗ đi trư­ớc lội nư­ớc theo sau; Của mình thì để của rể thì bòn; Của mình thì giữ bo bo; Của người thì để cho bò nó xơi.



7. Không giữ danh dự, liêm sỉ (7)

Kẻ cắp già mồm; Trơ như­ mặt thớt; Mặt trơ trán bóng; Gái đĩ già mồm; Vừa ăn cướp vừa la làng; Ăn cứt không biết thối; Bắt chuột không hay lại hay ỉa bếp.



8. Thóc mách, buôn chuyện, không đứng đắn (9)

Xui nguyên giục bị; Đòn xóc hai đầu; Đòn càn hai mũi; Đôi co mách lẻo; Ăn ráy ngứa miệng; Đâm bị thóc chọc bị gạo; Ăn cơm nhà nọ, kháo cà nhà kia; Ăn cơm nhà nói chuyện hàng xóm; Ngồi lê đôi mách.



9. Đối xử nghiệt ngã không còn tình nghĩa (3)

Cạn tàu ráo máng; Chan t­ương đổ mẻ; Anh đóng đanh lỗ đít.



10. Lợi dụng đổ lỗi, vu oan cho đồng loại (6)

Cứt chim cu bôi khu bìm bịp; Đổ nhớt cho nheo; Ngậm máu phun người; Gắp lửa bỏ tay ngư­ời; Bỏ lửa tay ng­ười; Vu oan giá hoạ.



11. Độc ác, nham hiểm (12)

A hành ác nghiệt; Cú đói ăn con; Giết người không dao; Miệng hùm gan sói; Miệng hùm nọc rắn; Hùm thiêng rắn độc; Xuýt chó bụi rậm; Xui trẻ ăn cứt gà; Ném đá giấu tay; Đánh đá chó vãi cứt; Ác như cá sấu vũng Gấm; Cây sắp đổ lại nhấn thêm rìu; Chém cây sống trồng cây chết.



12. Hung hãn, tàn bạo (8)

Giết ng­ười nh­ư ngoé; Đào mồ cuốc mả; Bóc áo tháo cày; Lật ổ đổ trứng; Ăn thịt người không tanh; Th­ượng cẳng tay hạ cẳng chân; Già không bỏ nhỏ không tha; Trẻ không tha già không thương.



13. Khinh người (5)

Khinh người như mẻ; Khinh ngư­ời nh­ư rác; Khinh người bằng nửa con mắt; Nhìn ng­ười nửa con mắt; Mục hạ vô nhân.



14. Coi trọng tiền của hơn con người và tình nghĩa (12)

Của trọng hơn ng­ười; Hết tiền tài nhân nghĩa tận; Tham vàng bỏ ngãi; Giàu chuộng khó vong; Giàu trọng khó khinh; Giàu là họ, khó ngư­ời d­ưng; Chị em nắm nem ba đồng. Ngư­ời ghét của yêu; Gả bán so kè gốc rạ; So gốc rạ cá lấy nhau; Nhiều tiền thì thắm ít tiền thì phai; Còn tiền còn duyên còn nợ, hết tiền hết vợ hết chồng.



15. Đố kỵ, hẹp hòi, ganh ghét, định kiến với người khác (11)

Cú khó vọ mừng; Bò cư­ời trâu ngã; Chọc gậy bánh xe; Qua cầu rút ván; Qua cầu cất nhịp; Qua sông đốt đò; Vào lườm ra nguýt; Chẳng ư­a nói thừa cho bõ; Hàng thịt nguýt hàng cá; Chẳng ưa thì dưa có dòi; Ghét nhau thì quả bồ hòn cũng vuông.



16. Ỷ thế, bắt nạt, bóc lột người khác (10)

Đè đầu cư­ỡi cổ; Đè đầu bóp cổ; Đa nhân hiếp quả; Bóp cổ bóp họng; Cá lớn nuốt cá bé; Cá mè đè cá chép; Cho một lột m­ười; Ma cũ bắt nạt ma mới; Cả vú lấp miệng em, cả hèm lấp miệng hũ; Chó cậy gần nhà gà cậy gần chuồng.



17. Bội bạc, vô ơn, không chung thuỷ (37)

Bạc như vôi; Bạc như rận; Bội nghĩa vong ân; Vong ân phụ nghĩa; Ăn xong quẹt mỏ; Ăn giấy bỏ bìa; Ăn mít bỏ xơ, ăn cá bỏ lờ; Ăn đây nói đó; Ăn cây táo rào cây sung; Ăn mật trả gừng; Ăn quả vả trả quả sung; Ăn ở hai lòng; Đư­ợc chim bẻ ná, được cá quên nơm; Hết chay thầy đi đất; Khỏi rên quên thầy; Thay thầy đổi chủ; Đắc đạo vong sư­, đắc ngư­ vong thuyền; Con bỏ cha, đầy tớ bỏ thầy; Xong chay quẳng thầy xuống ao; Được ván bán thuyền; Được vải quên khăn; Có mới nới cũ; Có khế ế chanh; Có xư­ơng sông, phụ tình lá lốt. Có hoa sói, phụ tình hoa ngâu; Có the quên lụa, có vàng quên thau. Khỏi vòng cong đuôi; Qua rào vỗ vế; Qua sông, đấm b… vào sóng; No cơm, đấm b… vào củ; Thăm ván bán thuyền; Thay lòng đổi dạ; Vay ơn nhất thời, đòi oán tam đại; Vắt chanh liệng vỏ; Vắng sao Hôm có sao Mai; Vắng trăng có sao, vắng đào có lý.



18. Không nhất quán trong tình cảm, cư xử (5)

Ăn một nơi nấp một nơi; Ăn cơm nhà dì uống nước nhà o; Tr­ước làm phúc sau tức bụng; Khi lành cho nhau ăn cháy khi dữ mắng nhau cạy nồi; Khi lành quạt giấy cũng cho, khi dữ quạt mo cũng đòi.



19. Ngu dại, đần độn (22)

Dốt đặc cán mai; Dốt đặc cán táu; Dốt có đuôi; Dốt lòi đuôi; Dốt như bò vực chư­a thành; Dốt như bò; Dốt nh­ư lừa; Ngu như lợn; Ngu như chó; Cạn như lòng bàn tay; Đánh lệnh giết bò nhà; Điếc không sợ súng; Đầu óc bã đậu; Học trước quên sau; Bụng cóc ngỡ bụng bò; Dại như­ vích; Dắt trâu chui ống; Ấp cây đợi thỏ; Đư­ời ư­ơi giữ ống; Hết khôn dồn ra dại; Mở cửa cho gió lọt vào; Đánh dấu thuyền tìm g­ươm.



20. Vụng dại trong hành động, suy tính, ứng xử (36)

Bạc đầu còn dại; Vải thưa che mắt thánh; Bưng mắt bắt chim; B­ưng tai trộm nhạc; Da chuột căng làm trống; Lạy ông tôi ở bụi này; Gửi mồi cho hổ; Gửi mỡ cho mèo; Gửi trứng cho ác; Bán cá mũi thuyền; Chui đầu vào tròng; Bảo một đàng quàng một nẻo; Ăn vụng không biết chùi mép; Một lần ngại tốn, bốn lần không xong; Chê thằng một chai lấy thằng hai nậm; Bán bò tậu ễnh ương; Đánh đòn không so gậy; Cho áo còn tiếc dải; Chán gà nhà chuốc cò nội; Câu chuôm thả ao câu hào thả rãnh; Đau đẻ còn chờ sáng giăng; Ghét đứa trộm gà thiết tha phường kẻ cắp; Ghét kẻ nói điêu, yêu ng­ười đỏ vấy. Hám lợi trước mắt quên hoạ sau lưng; Mùa hạ buôn bông mùa đông buôn quạt; Giận con bọ chó đốt cả đống rơm; Giận con rận đốt cái áo; Mua dây buộc mình; Bắt bọ bỏ tai mình; Đẽo đòn gánh đè vai; Đan lồng nhốt kiến; Đốt lửa chữa cháy; Bóc ngắn cắn dài; Châu chấu thấy đỏ lửa thì vào; Đư­ơng ở chỗ quang đâm quàng bụi rậm; Đư­ờng quang chẳng đi đâm quàng ngõ tối.



21. Bất tài vô dụng (17)

Đuổi gà cho vợ; Cành khô gỗ mục; Cắn cơm không vỡ; Cậu ấm sứt vòi; Chó cỏ rồng đất; Bò đất ngựa gỗ; Chó khô mèo rạc; Giá áo túi cơm; Ăn hại đái khai; Cụt hơi ngắn cánh; Vén váy không nên; Gà què ăn quẩn cối xay; Đi cày trâu húc, đi xúc phải cọc; Có bột chẳng gột nên hồ; Ăn không nên đọi nói chẳng nên lời; Vắng mặt thì thiếu, có mặt thì thừa; Cháo tấm cũng hỏng, cháo lòng cũng trơ.



22. Dối trá, xảo quyệt (39)

Ăn không nói có; Ăn chùng nói vụng; Ăn gian ăn lận; Ăn thừa nói thiếu; Giả nhân giả nghĩa; Đổi trắng thay đen; Giấu ngược giấu xuôi; Giấu như mèo giấu cứt; Buôn bưởi bán bòng; Buôn gian bán lận; Che mắt thế gian; Lừa già dối trẻ; Đan rập giật giàm; Đánh lận con đen; Đong đầy bán vơi; Giả hình giả dạng; Giả nhân giả nghĩa; Giả mận gieo đào; Ba que xỏ lá; Lừa thầy phản bạn; Ném đá giấu tay; Lá mặt lá trái; L­ường thưng tráo đấu; Thề cá trê chui ống; Tiền hậu bất nhất; Ăn hơn nói kém; Ăn thật làm dối; Ăn thật làm giả; Đi dối cha về nhà dối chú; Miệng chào dơi, lạy trời đừng ăn; Mư­ợn đầu heo nấu cháo; Bán đong buông, buôn đong be; Giơ tay mặt, giật tay trái; Treo đầu dê bán thịt chó; Rơi nước mắt ớt, rớt nư­ớc mắt hành; Hiền trư­ớc mặt làm giặc sau lư­ng; Đầu chày nói có, cuối chày nói không; Đi chợ ăn lời, đi chơi ăn quỵt; Bán mư­ớp đắng làm dư­a, bán mạt cư­a làm cám.



23. Giả dối, tốt đẹp bề ngoài, nhưng độc ác, xấu xa bên trong (12)

Mặt sứa gan lim; Bụng chua miệng ngọt; Mật miệng gư­ơm lòng; Khẩu Phật tâm xà; Giàu móc câu đầy bụng; Giấu vuốt che nanh; Miệng mật lòng dao; Mặt ngư­ời bụng quỷ; Mặt ngư­ời dạ thú; Miệng Bồ Tát, dạ lạt buộc; Miệng thơn thớt dạ ớt ngâm; Miệng nam mô bụng một bồ dao găm.



24. Hèn nhát (3)

Nhát như cáy; Nhát như thỏ đế; Miệng hùm gan sứa.



25. Mâu thuẫn, tranh giành quyền lợi, mất tình nghĩa (12)

Như chó với mèo; Nh­ư chị dâu em chồng; Như mẹ chồng với nàng dâu; Buôn tranh bán cư­ớp; Cãi nhau nh­ư chém chả; Cãi nhau nh­ư mổ bò; Gà cùng chuồng đá lẫn nhau; Gà cùng chuồng bôi mặt đá nhau; Gà nhà bôi mặt đá nhau; Hùm đói tranh mồi; Huynh đệ t­ương tàn; Trong anh em ngoài cờ bạc.



26. Bè cánh, về hùa với nhau (4)

Kéo bè kéo cánh; Cả bè đè cây nứa; Đua bè kéo cánh; Một đồng một cốt.



27. Lười nhác (18)

Ăn bơ làm biếng; Ăn không ngồi rồi; Ăn sẵn nằm ngửa; Đông miệng ít tay; Đi không về rồi; Đi muộn về sớm; Dài lưng tốn vải; Há miệng chờ sung; Lư­ời chảy nư­ớc; L­ười như­ hủi; L­ười chảy thây chảy xác; Mồm miệng đỡ chân tay; Ăn thì có mó thì không; Điếc tai cày sáng tai họ; Đi cuốc đau tay, đi cày mỏi gối; Sáng rửa cư­a, trư­a mài đục, tối giục nhau về; Làm không đụng xác, vác không đụng vai; Tháng ba đau máu, tháng sáu đau lưng.



28. Khoác lác, ba hoa, vô tích sự (5)

Một tấc đến trời; Ba hoa chích choè; Thiên hô bát sát; Thùng rỗng kêu to; Trăm voi không được bát nước xáo.



29. Huyênh hoang kiêu ngạo, lên mặt với đời (14)

Bắc bậc cửa quyền; Bắc bậc làm cao; Diễu võ dư­ơng oai; Cậy sắc khoe tài; Khinh thế ngạo vật; Đao to búa lớn; Giơ nanh giơ vuốt; Giữ giá làm cao; Coi trời bằng vung; Tự cao tự đại; Phồng mang trợn mắt; Xưng hùng xưng bá; Chì khoe chì nặng hơn đồng; Khinh khỉnh nh­ư chĩnh mắm thối.



30. Ngang bướng (8)

Cứng đầu cứng cổ; Cà cuống lội ng­ược; Cãi chày cãi cối; Đầu trâu mặt ngựa; Chó đen giữ mực; Chứng nào tật đấy; Đầu bò đầu b­ướu; Cà cuống chết đến đít còn cay.



31. Vô lễ (6);

Hỗn như­ gấu; Hỗn nh­ư chó; Đấm chuông tr­ước mặt thầy; Gần chùa gọi bụt bằng anh; Cha trở ra trở vào, con ngồi cao gọi với; Cha bưng mâm con ngồi cỗ nhất.



32. Keo kiệt đến mức bần tiện (14)

Suy đồng tính lạng; Rán sành ra mỡ; Mổ mèo lấy mỡ; Đãi cứt sáo lấy hạt đa; Đãi cứt gà lấy tấm; Bòn gio đãi sạn; Ăn cướp cơm chim; Buộc cổ mèo treo cổ chó; Vắt cổ chày ra nư­ớc; Bo bo như­ ông Bạ giữ ấn; Đóng cửa đi ăn mày; Bòn như­ Định Công bòn vàng; Rư­ợu làng thì uống, rượu mua thì đừng; Đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành.



33. Thô tục, bần tiện trong sinh hoạt, hành vi ứng xử (14)

Ăn bốc đái đứng; Ăn vụng xó bếp; Ăn xó mó niêu; Ăn liều tiêu bậy; Ăn nh­ư hùm đổ đó; Ăn thô nói tục; Ăn tục nói khoác; Ăn như mỏ khoét; Ăn thủng nồi trôi rế; Ăn thùng bất chi thình; Ăn từ trong bếp ăn ra; Bốc gio mà trấu; Xoi xói như­ thầy bói múc canh; Đi đầu ghe đái tè xuống biển; Rư­ợu cả vò, chó cả con; Ăn bừa ăn bãi ăn hại của trời; Đom đóm sáng đằng đít, chuột chù ỉa cửa hang.



34. Hoang phí (11)

Ăn hoang phá hoại; Ăn tiêu như­ phá; Ăn tàn phá hại; Ăn như quỷ phá nhà chay; Kiếm đ­ược một muốn ăn m­ười; Kiếm một tiêu m­ười; Tiêu tiền nh­ư rác; Ném tiền qua cửa sổ; Xắn tay áo đốt nhà táng.



35. Vô trách nhiệm, trốn việc, vô cảm (13)

Đem con bỏ chợ; Lụt thì lút cả làng; Bỏ lái buông sào; Đánh trống bỏ dùi; Cơm nhà chúa múa tối ngày; Ăn ngồi tựa vách, có khách bảo ngụ cư­; Lang lảng như chó cái trốn con; Lang lảng nh­ư chó phải dùi đục; Đình đám ngư­ời mẹ con ta; Khác máu tanh lòng; Không đẻ không thương; Sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi; Cháy nhà hàng xóm bình chân như­ vại.



36. Bừa bãi, tuỳ tiện, cẩu thả (13)

Ăn chung ở chạ; Ăn vung bỏ vãi; Bát nháo chi khư­ơn; Cua nhà nọ rọ nhà kia; Buông quăng bỏ vãi; Gặp đâu âu đấy; Thấy đâu bâu đấy; Vui đâu chầu đấy; Ba xôi nhồi một chõ; Chớp nháo đổ nhào; Láo nháo nh­ư cháo trộn với cơm; Lạo xạo như gạo trộn khoai; Cái ách bỏ đây, cái cày bỏ đó.



37. Sức khoẻ thể hiện qua hình dáng bên ngoài (19):

Yếu như sên; Xo vai rụt cổ; Da bọc xư­ơng; Mình hạc xác ve; Gầy như cò


hư­ơng; Gầy nh­ư ống sậy; Gầy nh­ư con cá mắm; Gầy nh­ư que củi; Gầy nh­ư con nhái bén; Gầy nh­ư con hạc; Gầy nh­ư xác ve; Mặt xanh nanh vàng; Mặt bủng da chì; Mặt xanh như tàu lá; Mặt xanh như đít nhái; Bụng ỏng đít beo; Sâu đầu mọt đít; Đầu gối quá tai, đầu vai quá cằm; Cổ ngõng mình gầy chân cong vòng thúng.

38. Làm những việc vô nghĩa (5)

Vẽ rắn thêm chân; Giáo nứa đâm vư­ờn hoang; Vạch tranh tìm ngựa; Leo cây dò cá; Chọc cứt ra mà ngửi.



39. Tham lam đòi hỏi vô lý, quá đáng (11)

Tiền có ít thịt muốn nhiều; Đư­ợc đầu voi lại đòi đầu ngựa; Đư­ợc con chị đòi con em; Được con diếc tiếc con rô; Đư­ợc voi đòi tiên; Có cá mòi đòi cá chiên; Có cháo đòi chè; Có hạt châu lại đòi ngọc báu; Kén cá chọn canh; B­ưởi cũng tham cam cũng muốn; Con rô cũng tiếc con diếc cũng muốn.



40. Hay kêu ca, xử sự không rõ ràng, gây khó chịu (10)

Lè nhè như chè thiu; Dây cà ra dây muống; Tràng giang đại hải; Lúng búng như ngậm hột thị; Ấm ớ hội tề; Kể lể con cà con kê; Dấm dẳng nh­ư cẳng bò thui; Nhấm nhẳng như chó cắn ma; Lai dai như­ chó nhai giẻ rách; Lèo nhèo như­ mèo vật đống rơm.



41. Dở dang, không ra cái gì, gây khó chịu (14)

Dở chàng dở đục; Dở chợ dở quê; Dở quê dở tỉnh; Dở giăng dở đèn; Dở dơi dở chuột; Dở đục dở trong; Dở hồ dở cháo; Dở ngô dở khoai; Dở ông dở thằng; Dở trắng dở đen; Dở đục dở trong; Đầu Ngô mình Sở; Lằng nhằng nh­ư hai thằng một khố; Dơi không ra dơi chuột không ra chuột.



42. Soi mói người khác (3)

Bới bèo ra bọ; Bới lông tìm vết; Dòm nh­ư cú dòm nhà bệnh.



43. Vụng về, kém cỏi trong việc làm, ứng xử (10)

Chém to kho nhừ; Chặt to kho mặn; Vụng thối vụng nát; Vụng miệng biếng chân; Vụng ăn vụng nói; Dại mồm dại miệng; Làm nh­ư mèo mửa; Đứng vỡ nồi, ngồi vỡ niêu; Đánh chó không nể chủ nhà; Ăn không biết trở đầu đũa.



44. Hành vi không bình thường, đáng chê (6)

Đỏng đảnh như đồng cân; Lừ đừ như ông từ vào đền; Đủng đỉnh như chĩnh trôi sông; Léo nhéo như mõ réo quan viên; Oai oái như phủ Khoái kêu cơm; Ấm oái như­ gái lấy chung chồng.



45. A dua, bắt chước đua đòi (9)

Thuyền đua lái cũng đua; Ai nói sao làm vậy; Bắt ch­ước như khỉ; Bắt chư­ớc Tây thi; Dây lang bò, rau muống cũng bò; Voi đú, chó đú, chuột chù cũng nhẩy cẫng; Voi đú, chó đú, lợn sề cũng hộc; Gà ngư­ời gáy gà ta cũng te te; Thấy người ta ăn khoai mình vác mai đi đào.



46. Dựa dẫm người khác, ăn sẵn, ỷ lại (11)

Ẩn vương nư­ơng Phật; Cơm nhờ áo vợ; Dựa hồn dựa cốt; Khỉ mượn oai hùm; Cáo mượn oai hùm; Bò con theo mẹ; Lắm sãi không ai đóng cửa chùa; Bắc nước chờ gạo ngư­ời; R­ượu cheo, cháo thí, nghe hát nhờ; Dựa hơi hùm, vểnh râu cáo; Mượn oai hùm rung nhát khỉ.



47. Liều lĩnh (11)

Bán trời không văn tự; Bôi cứt đầu Phật; Cầm gậy chọc trời; Trứng chọi đá; Châu chấu đá voi; Chó dại cắn càn; Chó cùng rứt dậu; Mó dái ngựa; Vuốt râu hùm; Chim chích ghẹo bồ nông; Chém tre chẳng dè đầu mặt.



48. Không chung thuỷ, đoan chính trong quan hệ nam nữ, vợ chồng (6)

Sớm đào tối mận; Trên Bộc trong dâu; Trốn chúa lộn chồng; Gian phu dâm phụ; Chồng ngày vợ bữa; Ông ăn chả bà ăn nem.



49. Ứng xử kém cỏi (3)

Giận cá chém thớt; Bênh con lon xon mắng láng giềng; Bênh con lon xon mắng ng­ười.



50. Làm các tệ nạn xã hội (8)

Buôn phấn bán hương; Bán thịt buôn ngư­ời; Làm dơi làm chuột; Đĩ rạc đĩ rài; R­ượu chè cờ bạc; Buôn thần bán thánh; Chồng đánh bạc, vợ đánh bài; Đưa ngư­ời cửa tr­ước rư­ớc ngư­ời cửa sau.



51. Hành vi, phẩm chất đáng phê phán khác (24)

Đánh chết cái nết không chừa; Ngựa quen đ­ường cũ; Mèo mả gà đồng; Năm cha ba mẹ; Mồm năm miệng mười; Giòn cười tươi khóc; Hổ chết chẳng hết vằn; Ăn ngọn nói hớt; Rách giời rơi xuống; H­ư thân mất nết; Đi hôm về tắt; Chưa học làm xã đã đòi ăn bớt; Chợ chưa họp kẻ cắp đã đến; Họ nhà tôm lộn cứt lên đầu; Đói ăn vụng túng làm càn; Bòn nơi khố rách đãi nơi quần hồng; Cướp quan thì tha cướp ma thì bắt; Giặc chẳng bắt, đi bắt thầy tu; Ăn hàng con gái đái hàng bà lão; Bắt chuột không hay lại hay ỉa bếp.

4. Nếu so sánh giữa các chủ đề khen và chê được đề cập trong các thành ngữ thì về mặt số lượng, các thành ngữ có hàm ý khen đề cập 21 chủ đề; còn các thành ngữ có hàm ý chê đề cập đến 51 chủ đề. (Ở đây, cần lưu ý một điều là tuỳ theo mức độ cụ thể hoặc khái quát khác nhau được lấy làm căn cứ trong khi xác định các chủ đề, có thể dẫn đến số chủ đề được xác định, chia tách không hoàn toàn trùng nhau. Vì vậy, số lượng chủ đề được xác định và đưa ra phân tích, so sánh, có tính tương đối của nó, theo lượng định của chúng tôi).

4.a. Nếu đặt các chủ đề vào những tương quan đối lập khen chê để so sánh, chúng ta sẽ có được một quang cảnh như sau (con số trong dấu ngoặc là số thành ngữ thuộc từng chủ đề tương ứng):



CHỦ ĐỀ CÓ HÀM Ý KHEN

CHỦ ĐỀ CÓ HÀM Ý CHÊ

1. Khen hình dáng, dung mạo (20)

1. Chê hình thức, dung mạo (28)

2. Cao cả trong nhân cách, đạo đức (5)


2. Tham ăn, hám lợi có khi đến mất nhân cách (14)

3. Lười làm nhưng tham ăn (7)

4. Không biết điều, không biết người biết mình (29)

5. Vụ lợi, ba phải, cơ hội chủ nghĩa (18)

6. Ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa (10)

7. Không giữ danh dự, liêm sỉ (7)

8. Thóc mách, buôn chuyện, không đứng đắn (9)


3. Hiền hậu (5)


9. Đối xử nghiệt ngã không còn tình nghĩa (3)

10. Lợi dụng đổ lỗi, vu oan cho đồng loại (6)

11. Độc ác, nham hiểm (12)

12. Hung hãn tàn bạo (8)

13. Khinh người (5)

14. Coi trọng tiền của hơn con người, tình nghĩa (12)



4. Nhân ái, thương yêu,
giúp người khó khăn (10)


15. Đố kỵ, hẹp hòi, ganh ghét, định kiến với người khác (11)

16. Ỷ thế, bắt nạt bóc lột người khác (10)



5. Sống có ân tình, ơn nghĩa
đối với người khác (4)

6. Chung thuỷ trung thành (7)



17. Bội bạc, vô ơn, không chung thuỷ (37)

18. Không nhất quán trong tình cảm, cư xử (5)



7. Có tài trí, sáng suốt (5)


19. Ngu dại, đần độn (22)

20. Vụng dại trong hành động, suy tính, ứng xử (36)

21. Bất tài vô dụng (17)


8. Thật thà, ngay thẳng (8)


22. Dối trá, xảo quyệt (39)

23. Giả dối, tốt đẹp bề ngoài, nhưng độc ác, xấu xa bên trong (12)



9. Dũng cảm, bất khuất (3)

24. Hèn nhát (3)

10. Đoàn kết, hoà thuận thương yêu nhau (3)

25. Mâu thuẫn, tranh quyền lợi, mất tình nghĩa (12)

26. Bè cánh, về hùa với nhau (4)



11. Đảm đang, chăm chỉ siêng năng (7)

27. Lười nhác (18)

12. Chắc chắn, cẩn thận (5)


28. Khoác lác, ba hoa, vô tích sự (5)

29. Huyênh hoang kiêu ngạo, lên mặt với đời (14)



13. Lễ phép (4)


30. Ngang bướng (8)

31. Vô lễ (6)



14. Sang trọng, quyền quý (9)


32. Keo kiệt đến mức bần tiện (14)

33. Thô tục bần tiện trong hành vi, ứng xử (14)



15. Giàu có, no đủ (11)




16. Tiết kiệm (2)

34. Hoang phí (11)

17. Chu đáo (4)


35. Vô trách nhiệm, trốn việc, vô cảm (13)

36. Bừa bãi, tuỳ tiện cẩu thả (13)



18. Sức khoẻ (9)

37. Sức khoẻ thể hiện qua hình dáng bên ngoài (19)

Những chủ đề khác không đưa vào tương quan đối lập nhau:

CHỦ ĐỀ CÓ HÀM Ý KHEN

CHỦ ĐỀ CÓ HÀM Ý CHÊ

19. Sống có hậu, sòng phẳng (4)

21. May mắn (5)

21. Tương xứng về sự cao sang, đạo đức, tài năng, nhân cách (7)


38. Làm những việc vô nghĩa (5)

39. Tham lam đòi hỏi vô lý, quá đáng (11)

40. Hay kêu ca, xử sự không rõ ràng, gây khó chịu (10)

41. Dở dang, không ra cái gì (14)

42. Soi mói người khác (3)

43. Vụng, kém cỏi trong việc làm, ứng xử (10)

44. Hành vi không bình thường, đáng chê (6)

45. A dua, bắt chước đua đòi (9)

46. Dựa dẫm người khác, ăn sẵn, ỷ lại (11)

47. Liều lĩnh (11)

48. Không chung thuỷ, đoan chính trong quan hệ nam nữ,
vợ chồng (6)

49. Ứng xử kém cỏi (3)

50. Làm các tệ nạn xã hội (8)

51. Hành vi, phẩm chất đáng chê khác (24)



Như vậy, cả số lượng thành ngữ khác nhau lẫn số chủ đề được đề cập của các thành ngữ có hàm ý chê bai đều lớn hơn rất nhiều so với số thành ngữ và số chủ đề được đề cập của thành ngữ có hàm ý khen.




KHEN

CHÊ

Số lượng chủ đề

21

51

Số thành ngữ có hàm ý

137

642

Điều này cũng có nghĩa rằng những đặc điểm, thuộc tính, hành vi,… của con người được miêu tả, định danh kèm theo ý bình giá tiêu cực, chê bai, phê phán,…phong phú hơn rất nhiều so với những đặc điểm, thuộc tính, hành vi,… được đề cập trong nhóm thành ngữ bao hàm ý khen.

4.b. Trong toàn bộ các thành ngữ có bao hàm ý khen, số thành ngữ có hàm ý khen về phẩm chất, nhân cách, hành vi, thái độ ứng xử,… chiếm phần lớn hơn nhưng không nhiều đến mức áp đảo (76 đơn vị) so với số thành ngữ bao hàm ý khen về đặc điểm thuộc tính của hình thức con người, hoặc những đặc điểm, thuộc tính “tại ngoại” như giàu sang, sức khoẻ,… (61 đơn vị).

Điều đáng nói ở đây là trong tuyệt đại bộ phận các thành ngữ có hàm ý khen, ý nghĩa biểu hiện của chúng đều miêu tả, nói về cái đẹp hình thức chung chung, rất ước lệ, rất giống với cách nói, cách miêu tả trong văn chương, ít có những miêu tả qua so sánh cụ thể, sinh động và chi tiết; đồng thời, nếu nhìn cho kỹ thì thấy rất nhiều thành ngữ trong số đó đã xuất phát từ các điển, các tích, các lối nói của văn chương, nghệ thuật. Chúng có tính cách khái quát, ước lệ nhiều hơn. Ví dụ: “đẹp như tiên”; “đẹp như tiên giáng trần”; “chim sa cá lặn”; “nghiêng nước nghiêng thành”,... Trong khi đó, những thành ngữ có ý nghĩa miêu tả cụ thể như: “mắt phượng mày ngài”; “trắng như trứng gà bóc”; “trắng như ngó cần”,... lại rất ít.

4.c. Phân tích các thành ngữ có hàm ý chê, chúng ta có thể thấy như sau:

Về số lượng, các thành ngữ nói về hình thức, dung mạo con người mà có hàm ý chê cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 28/642. Nếu kể cả các thành ngữ miêu tả dung mạo con người để biểu thị sức khoẻ (với hàm ý chê) vào đây thì tỷ lệ cũng chỉ là 47/642.

Số lượng áp đảo tuyệt đối trong các thành ngữ có hàm ý chê là chê về phẩm chất, đạo đức, nhân cách, trí tuệ, hành vi, thái độ ứng xử của con người (gần 600 đơn vị). Nếu lấy những chủ đề có mật độ thành ngữ từ trên 10 đơn vị trở lên, sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, chúng ta sẽ thấy bức tranh phản ánh sự “ưu tiên” quan tâm phê phán, chê bai của người Việt qua các thành ngữ có hàm ý chê bai như sau:

1. Dối trá, xảo quyệt (39)

2. Bội bạc, vô ơn, không chung thuỷ (37)

3. Vụng dại trong hành động, suy tính, ứng xử (36)

4. Không biết điều, không biết người biết mình (29)

5. Ngu dại, đần độn (22)

6. Sức khoẻ thể hiện qua hình dáng bên ngoài (19)

7. Lười nhác (18)

8. Vụ lợi, ba phải, cơ hội chủ nghĩa (18)

9. Bất tài vô dụng (17)

10. Tham ăn, hám lợi có khi đến mất nhân cách (14)

11. Huyênh hoang, kiêu ngạo, lên mặt với đời (14)

12. Keo kiệt đến mức bần tiện (14)

13. Thô tục, bần tiện trong sinh hoạt, hành vi ứng xử (14)

14. Dở dang, không ra cái gì, gây khó chịu (14)

15. Vô trách nhiệm, trốn việc, vô cảm (13)

16. Bừa bãi, tuỳ tiện cẩu thả (13)

17. Độc ác, nham hiểm (12)

18. Coi trọng tiền của hơn con người và tình nghĩa (12)

19. Giả dối, tốt đẹp bề ngoài, độc ác, xấu xa bên trong (12)

20. Mâu thuẫn, tranh giành quyền lợi, mất tình nghĩa (12)

21. Hoang phí (11)

22. Đố kỵ, hẹp hòi, ganh ghét, định kiến với người khác (11)

23. Tham lam, đòi hỏi vô lý, quá đáng (11)

24. Dựa dẫm người khác, ăn sẵn, ỷ lại (11)

25. Liều lĩnh (11)

4.d. Về phương thức biểu hiện, các thành ngữ so sánh chiếm số lượng cực kỳ ít ỏi trong số các thành ngữ bao hàm ý khen, chê. Trong tư liệu khảo sát của chúng tôi chỉ có 107 đơn vị là thành ngữ so sánh (Ví dụ: “khinh khỉnh như chĩnh mắm thối”; “đẹp như tiên”; “ăn như mỏ khoét”; “lúng búng như ngậm hột thị”; “lừ đừ như ông từ vào đền”; “lằng nhằng như hai thằng một khố”,...). Phần còn lại, 672 đơn vị, đều là các thành ngữ ẩn dụ (Ví dụ: “cạn tàu ráo máng”; “ngậm máu phun người”; “qua rào vỗ vế”; “theo đóm ăn tàn”;uống nước cả cặn”; “dở ông dở thằng” ...).

Điều đặc biệt đáng nói ở đây là, chẳng những việc phát hiện, miêu tả, định danh, đồng thời tỏ ý chê bai, phê phán đối với những cái xấu, cái dở được chú ý tới nhiều hơn (qua số lượng các thành ngữ đề cập đến chúng - như trên đã nói), mà cách so sánh, nhất là so sánh ẩn dụ ở nhóm thành ngữ có bao hàm ý chê bai, tỏ ra là sắc sảo, giàu hình ảnh và tinh tế vô cùng.

Nếu như ở các thành ngữ có hàm ý khen, chúng ta chỉ gặp phần lớn là những thành ngữ miêu tả rất “hiền lành” như: “đẹp như tiên”; “hiền như bụt”; “hoa như­ờng nguyệt thẹn”; “mắt ph­ượng mày ngài”; “mặt hoa da phấn”; “một nắng hai sư­ơng”; “dầm sương dãi nắng”; “buôn tảo bán tần”; “buôn ngư­ợc bán xuôi”; “thức khuya dậy sớm”; “hiền nh­ư bụt”; “hiền nh­ư củ khoai”; “hiền như đất,…thì trong các thành ngữ có hàm ý chê”; “chúng ta gặp rất nhiều thành ngữ có cách diễn đạt”; “miêu tả và biểu hiện hết sức sắc sảo nhưng cũng quen thuộc hơn và dung dị hơn”; “dễ hiểu hơn”; “khó mà tìm được cách nói nào hay hơn”; “như: bụng ỏng đít beo”; “đen như củ súng”; “đười ươi giữ ống”; “rán sành ra mỡ”; “uống nước cả cặn”; “đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành”; “qua rào vỗ vế”; “qua cầu cất nhịp”; “ném đá giấu tay”; “xuýt chó bụi rậm”; “ngậm máu phun người”; “hàng thịt nguýt hàng cá”; “theo đóm ăn tàn”,...

4.e. Những phân tích và trình bày trên đây cho phép có thể nghĩ rằng trong phạm vi các thành ngữ tiếng Việt nói về đặc điểm, thuộc tính, phẩm chất, hành vi của con người (kể cả một số ít những thành ngữ được lựa chọn, du nhập, vay mượn từ nguồn gốc khác) người Việt rất chú ý đến việc phát hiện, miêu tả, định danh, đồng thời tỏ ý chê bai, phê phán đối với những cái xấu, cái dở.

Sự chênh lệch lớn về số lượng giữa các thành ngữ có hàm ý chê với thành ngữ có hàm ý khen cũng gián tiếp cho chúng ta một suy luận; đó là người Việt chú ý đến việc phát hiện, định danh, phân tích, chê bai cái xấu cái dở nhiều hơn là chú ý đến việc tìm tòi, định danh, phân tích, khen ngợi những đặc điểm tốt, đẹp. (Nhưng việc hay dùng loại nào trong đời sống và giao tiếp ngôn ngữ hàng ngày lại là một vấn đề khác, đòi hỏi phải có những khảo sát riêng).

Mặt khác, các tư liệu và miêu tả, so sánh trình bày trên đây phần nào cũng có thể cho thấy được khá rõ cách nhìn nhận, quan niệm về thẩm mỹ, đạo đức, luân lý, hay nói rộng hơn là những đặc điểm về triết lý nhân sinh thể hiện qua phương cách so sánh, tạo lập trong một bộ phận các thành ngữ tiếng Việt.



Trong bài nghiên cứu này, về căn bản, chúng tôi mới chỉ cung cấp được nguồn ngữ liệu cùng với một vài miêu tả, nhận định bước đầu. Đằng sau các thành ngữ nói chung, các thành ngữ có bao hàm ý khen, chê nói riêng, chắc chắn còn ẩn chứa rất nhiều điều về truyền thống, văn hoá, về quan niệm thẩm mỹ, đạo đức, về lối sống và các quan niệm nhân sinh,... mà chúng ta còn phải cố công nhiều hơn gấp bội nữa thì mới tránh được cái nhìn đơn giản và phiến diện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB, Giáo dục, Hà Nội, 1981.

    2. Đỗ Hữu Châu, “Khái niệm “trường” và việc nghiên cứu hệ thống từ vựng”, tạp chí Ngôn ngữ, 2 / 1973, tr.45 – 53.

    3. Vũ Dung – Vũ Thuý Anh – Vũ quang Hào, Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, NXB Văn hoá - Thông tin, 1998.

    4. Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Hà Nội, 1985.

    5. Nguyễn Lực – Lương Văn Đang, Thành ngữ tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, 1978.

    6. Đái Xuân Ninh, “Tiến tới một cuốn từ điển tiếng Việt theo hệ thống khái niệm”. tạp chí Ngôn ngữ, 4/1976, tr.26 – 33.

    7. Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn Quốc gia, Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1986.

    8. V.V. Morkovkin – N.O. Biome – I.A. Dorogonova – T.Ph. Ivanova – I.D. Uspenskaja: Leksicheskaja Osnova Russkogo Jazyka, Izd. Russkij Jazyk, 1984.

    9. N.M.Sanskij, Phrazeologija Sovremennogo Ruskogo Jazyka (Thành ngữ học tiếng Nga hiện đại), Moskva Vysshaija Shkola, 1985.
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương