Sức Khỏe Sinh Sản Của Đồng Bào Hmông


Bệnh tật và chăm sóc sức khoẻ



tải về 0.7 Mb.
Chế độ xem pdf
trang6/25
Chuyển đổi dữ liệu23.10.2022
Kích0.7 Mb.
#53631
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25
RH HMong HaGiang Viet

Bệnh tật và chăm sóc sức khoẻ 
Phân loại bệnh tật
Dự phòng và điều trị bệnh 
1
Phần này cơ bản dựa vào các nghiên cứu của Tap (1989), Lam (2006)
5
SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA ĐỒNG BÀO HMÔNG TỈNH HÀ GIANG


hoặc tổng hợp các cách này. Nói chung, để điều trị bệnh của trẻ em, đầu tiên người Hmông sẽ 
cậy nhờ đến ma thuật. Nếu phương pháp này không hiệu quả họ sẽ dùng cách điều trị bằng 
thuốc. Các tập tục tôn giáo là biện pháp quan trọng. Cây thuốc thường được dùng để chữa vô 
sinh, bệnh về kinh nguyệt , biến chứng sản khoa, và cũng dùng để làm chất bổ sau khi sinh. 
Một số nghiên cứu cho thấy số người trong gia đình đã giảm nhiều trong vòng hai thập kỷ qua, 
đó là vì diện tích đất, chất lượng đất và sản lượng lúa không còn đủ để nuôi sống một gia đình 
lớn (Zankel 1996, Lâm 2006). Theo các cán bộ ở huyện Mèo Vạc, 72% số dân trong huyện là 
2
hộ nghèo (theo chuẩn nhà nước qui định) , tuy nhiên trên thực tế người dân còn nghèo hơn 
nhiều so với tiêu chuẩn này. Người Hmông ở Mèo Vạc nói về cái nghèo của mình bằng những 
từ như 'dưới đáy nghèo'; 'mở mắt ra là nhìn thấy đá'; hoặc 'sống trên đá chết chôn trong đá”. 
Thật vậy mức độ đói nghèo ở vùng này thực sự lo ngại, đến nỗi nhiều trẻ em lứa tuổi 9-10 
chưa bao giờ biết đến sữa. 
Kết quả nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn đưa ra một loạt nhân tố bối cảnh tác động đến sinh kế 
và SKSS của người Hmông trong khu vực này. Những nhân tố này bao gồm:
Chất lượng đất giảm sút và sự sử dụng các chất hoá học: đất bạc màu chủ yếu do các yếu tố 
bên ngoài tác động (như: mưa, xói mòn, sự tự phân huỷ của đất mùn và nitơ). Sự mất dưỡng 
chất chủ yếu do hậu quả của quá trình thay đổi hệ thống sinh thái rừng, từ rừng rậm sang rừng 
thưa. Sự giảm chất lượng đất buộc người nông dân Hmông hiện nay phải đầu tư phân bón hoá 
học nhiều hơn vào việc canh tác ngô và các cây trồng khác. Tại Hà Giang và nhiều tỉnh khác 
việc giám sát côn trùng sâu bệnh còn yếu kém; trong khi đó việc sử dụng phân bón hoá học lại 
tăng lên. Một số nghiên cứu cho thấy những người nông dân hay tiếp xúc với phân bón thường 
mắc các bệnh ngoài da (Pingali & cs. 1995; Sprince & cs. 2000). Do thời gian nghiên cứu thực 
địa quá ngắn, chuyên gia chưa có điều kiện đi sâu về vấn đề này. Tuy nhiên bằng chứng gợi ý 
rằng độc tính của các chất hoá học có thể là một trong những nguyên nhân của các bệnh phụ 
khoa mà phụ nữ Mèo Vạc thường đề cập. 

tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương