Sức Khỏe Sinh Sản Của Đồng Bào Hmông



tải về 0.7 Mb.
Chế độ xem pdf
trang14/25
Chuyển đổi dữ liệu23.10.2022
Kích0.7 Mb.
#53631
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   25
RH HMong HaGiang Viet

Nạo phá thai
3
Có 3 hiệu thuốc ở huyện Mèo Vạc 
14
SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA ĐỒNG BÀO HMÔNG TỈNH HÀ GIANG


Nghiên cứu cũng cho thấy có nhiều vấn đề về việc dùng thuốc không kê đơn. Một số phụ nữ 
Hmông có thể nhờ ai đó đi chợ phiên để mua thuốc nạo thai của những thầy lang. Một số phụ 
nữ khác lại dùng lá thuốc, hoặc như người địa phương nói, 'ăn lá thuốc để nạo thai'. Hơn nữa, 
vì nạo thai bị coi là một hành động phi đạo đức nên trong nhiều trường hợp, các lang y thường 
chỉ kê những loại thuốc tăng cường cho thai nhi.
Đa số phụ nữ Hmông không được tư vấn về nạo thai. Khảo sát ở Hà Giang năm 2003 cho thấy 
chỉ có 50% số người cung cấp dịch vụ cấp huyện và 6% số người cung cấp dịch vụ cấp xã có 
kiến thức về tư vấn nạo thai cho khách hàng. Tại Mèo Vạc, tình trạng diễn ra tương tự, cho 
thấy tầm quan trọng của việc phát triển và nâng cao kỹ năng tư vấn cho các CBYT.
Kết quả phỏng vấn sâu ở Mèo Vạc và tổng quan tài liệu cho thấy các kết quả tương tự như 
nghiên cứu của Zankel (1996) nói về năm nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ cao về sẩy thai và/hoặc 
chết non trong quần thể người Hmông Trắng:
a) 
Cường độ làm việc cao hàng ngày của một phụ nữ trong suốt quá trình ở tuổi sinh 
nở có thể gây ra tai nạn (như ngã) và dẫn đến sảy thai.
b) 
Điều kiện dinh dưỡng kém trong suốt quá trình mang thai, làm tăng tỉ lệ trẻ bị sinh 
non hoặc suy dinh dưỡng.
c) 
Tần suất cao về mang thai và sinh đẻ.
d) 
Bị sốt rét trong quá trình mang thai.
e) 
Vị trí thai nhi bất thường, chuyển dạ khó khăn hoặc kéo dài.
Đa số phụ nữ Hmông không có thói quen đi khám trước sinh. Nhiều phụ nữ thậm chí còn 
không biết những dấu hiệu của sự kiện có thai là gì. Thường thì họ không đến y tế cho đến khi 
gần sinh. Đa số phụ nữ chỉ đi khám thai nếu họ gặp khó khăn trong lần mang thai hay sinh nở 
đầu tiên. Đây cũng là kết quả của một số nghiên cứu khác (Zankel 1996, Futures Group 1997). 
Có một số nguyên nhân về vấn đề này: 
+
Phụ nữ dân tộc thiểu số nói chung và phụ nữ Hmông nói riêng không được khám và chăm 
sóc trước sinh thường qui; đa số phụ nữ thiểu số ở Hà Giang chưa bao giờ được tư vấn về 
giáo dục sức khoẻ liên quan đến tầm quan trọng của việc đi khám trước sinh định kỳ.
+
Những phụ nữ có thai sống cách xa y tế xã hay huyện và họ chỉ đến đó nếu bị những vấn đề 
nghiêm trọng trong quá trình mang thai (xem thêm Zankel 1996). Tại Mèo Vạc, phụ nữ nói 
rằng đi khám thai có thể làm họ sẩy thai bởi vì họ phải leo lên leo xuống dốc, và phải mất 
rất nhiều sức lực. 
+
Quan điểm chung trong cộng đồng cho rằng phụ nữ Hmông thường dễ đẻ và 'mất đứa trẻ 
này ta sẽ có đứa trẻ khác- đó là báu vật của Trời'.
+
Đa số CBYT tại TYTX không được đào tạo, hoặc như Zankel (1996) đề cập, họ không 
được đào tạo để trở thành 'CBYT đa năng'. Họ thiếu cả năng lực và thiết bị cần thiết để 

tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương