Sức Khỏe Sinh Sản Của Đồng Bào Hmông


Các chi phí y tế gián tiếp



tải về 0.7 Mb.
Chế độ xem pdf
trang13/25
Chuyển đổi dữ liệu23.10.2022
Kích0.7 Mb.
#53631
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   25
RH HMong HaGiang Viet

Các chi phí y tế gián tiếp 
3.4 Đáp ứng đối với các dịch vụ SKSS 
12
SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA ĐỒNG BÀO HMÔNG TỈNH HÀ GIANG


Bảng 2. Các biện pháp tránh thai và số người sử dụng ở Mèo Vạc và Cán Chu Phìn năm 2006 
Số người sử dụng ở Mèo Vạc 
Số người sử dụng ở Cán Chu Phìn
Số người đặt vòng 
2153 (trong đó 385 trường hợp 
phải đổi vòng) 
Số người dùng thuốc 
640
15
Số người dùng bao cao su
588
25
Số người nạo hút thai 
156
-
Số người triệt sản 
26
02
Khác
-
30
Ghi chú: 
- Tổng dân số Cán Chu Phìn: 4.725 (805 hộ )
- Số phụ nữ tuổi 15-49: 886 trong đó 807 có chồng 
- Số phụ nữ có thai năm 2006: 91 
Bảng trên cho thấy, đặt vòng là phương pháp được phụ nữ áp dụng nhiều nhất ở Mèo Vạc, do 
tính lâu dài và tiện lợi. Đặt vòng nhằm mục đích tránh thai lâu dài và được ưa dùng hơn triệt 
sản. Tuy nhiên, một số phụ nữ phàn nàn rằng họ vẫn có thai sau khi đặt vòng và họ không biết 
lý do tại sao.
Các tác dụng phụ là nguyên nhân quan trọng nhất đối với việc gián đoạn đặt vòng. Các tác dụng 
phụ sau đây thường được nhắc đến: đau đầu, chóng mặt, thay đổi trọng lượng cơ thể, mệt mỏi, 
lo âu, buồn nôn, nôn mửa, và đặc biệt là chảy máu bất thường. Sự thay đổi kinh nguyệt bất 
thường có thể xảy ra dưới nhiều dạng: không chảy máu, chảy máu bất thường, hoặc ra máu 
nhiều và kéo dài. Những chuyện này làm phụ nữ xấu hổ với chồng hoặc với hàng xóm. Những 
người đã từng đặt vòng cho biết nếu họ tháo vòng các triệu chứng trên sẽ chấm dứt. Đa số 
những người gặp tác dụng phụ như vậy đều muốn tháo vòng; tuy nhiên việc tháo vòng theo 
yêu cầu có thể không được giải quyết vì các nhân viên y tế thường khuyên là nên đợi đến khi 
nào kinh nguyệt trở lại bình thường.
Một số phụ nữ quyết định không đặt vòng vì họ sợ đưa bất kỳ một vật lạ nào vào cơ thể. Những 
phụ nữ này giải thích rằng vì điều này 'trái với tập tục', và do vậy việc đặt vòng là không phù 
hợp. Một người đàn ông nói rằng theo quan niệm của người Hmông mỗi bộ phận cơ thể có 
một linh hồn (pli) chế ngự. Khi một vật được đưa vào cơ thể hoặc khi một bộ phận cơ thể bị 
tách rời, cơ thể đó không còn nguyên vẹn nữa. Kết quả là linh hồn sẽ mất đi khả năng tìm thấy 
tổ tiên mình trong thế giới thần linh sau khi chết hoặc nó có thể hiện thân thành 'một số phận 
xấu'. Do vậy đặt vòng và nạo thai có thể không được cho là biện pháp phòng tránh hoặc chữa 
bệnh và có thể bị cho là có hại đối với cơ thể, tác động đến cuộc sống của con người không 
những thế hệ này mà cả các thế hệ về sau. Một cộng tác viên dân số thôn bản kể rằng trong một 
số trường hợp, người ta còn tháo vòng trước khi chôn phụ nữ đó.
75
13
SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA ĐỒNG BÀO HMÔNG TỈNH HÀ GIANG


Viên thuốc tránh thai thường được phụ nữ Hmông áp dụng cho mục đích giãn sinh cho đến 
khi họ có số con mong muốn. Tuy nhiên, do bận rộn công việc và thiếu thông tin, họ thường 
quên uống thuốc, và sau đó không biết làm thế nào, có khi dùng luôn 2-3 viên một ngày. 
Những phụ nữ này thường gặp khó khăn khi chuyển từ vỉ thuốc cũ sang vỉ thuốc mới. Vào 
3
những ngày chợ phiên nhiều phụ nữ Hmông lại mua thuốc ở hiệu thuốc huyện mà không có 
kê đơn hay tư vấn gì. Mức độ hiểu biết của phụ nữ về tác dụng của các BPTT rõ ràng có liên 
quan đến tính sẵn có và chất lượng của các dịch vụ tư vấn.
Một số BPTT khác ít được áp dụng hơn bao gồm bao cao su hoặc kết hợp dùng bao cao su và 
tính kỳ kinh. Cũng giống như viên tránh thai, bao cao su có thể áp dụng cho mục đích giãn 
sinh nhưng tỉ lệ sử dụng gián đoạn rất cao. Một số phụ nữ nói rằng họ thích tiêm bởi biện pháp 
này nhanh và tiện lợi; hơn nữa cũng giúp họ 'tránh được đồn đại và giữ được bí mật', thậm chí 
đối với cả chồng.
Phương pháp triệt sản hiếm khi được áp dụng. Các cán bộ y tế phản ảnh rằng một phụ nữ Hmông 
ở Mèo Vạc áp dụng biện pháp này nhưng sau đó chị vẫn có thai. Đa số người được phỏng vấn, 
cả đàn ông và phụ nữ, đều hiểu rất lơ mơ về triệt sản. Nói chung biện pháp này không được 
người Hmông chấp nhận. Họ sợ bị triệt giống, ngu muội hoặc liệt dục. 
Một số phụ nữ nói rằng họ chưa bao giờ áp dụng biện pháp tránh thai nào. Nguyên nhân là do: 
a) không biết hoặc biết rất ít về các biện pháp tránh thai; b) sợ bị chồng đánh hoặc bố mẹ 
chồng mắng nhiếc; c) phong tục Hmông không cho phép làm như vậy; d) nghe nói về tác dụng 
phụ và những trường hợp những phụ nữ khác phải tháo bỏ vòng (dẫn đến vô sinh); e) không có 
thời gian đến cơ sở y tế. Những người khác thì lưỡng lự áp dụng các BPTT và nói rằng họ 
muốn có 'những biện pháp bí mật' bởi vì người thân của họ (chồng, gia đình bên chồng, bố mẹ 
đẻ) có thể cấm họ áp dụng. Nói chung các cô gái không muốn mọi người cho là mình hay dùng 
đến các BPTT.
Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy phụ nữ áp dụng các BPTT để giảm mức sinh trong tương lai 
chứ không phải để giãn sinh (xem thêm Zankel 1996). Thật vậy, phụ nữ nói rằng họ sẽ cân 
nhắc áp dụng các BPTT khi họ đạt được số con mong muốn, khoảng 4-5 con; hoặc sau khi đã 
đạt được số 'trai gái theo ý muốn'. Số con trai hay con gái mong muốn tuỳ thuộc vào từng gia 
đình cụ thể (quyết định của đàn ông, tình trạng kinh tế, đất đai) nhưng ít nhất một phụ nữ phải 
có một đến hai con trai. 
Ở Việt Nam nạo thai là hợp pháp mặc dù tất cả các tôn giáo đều không chấp nhận. Đa số người 
Hmông ở Hà Giang theo đạo Tin Lành không áp dụng biện pháp nạo thai. Trong nghiên cứu 
này, do thời gian có hạn nên vấn đề này không được nghiên cứu kỹ. Tuy nhiên một số quan sát 
sau đây nên được nghiên cứu thêm:
Đối với người Hmông, nạo thai được cho là một hành động vô đạo đức và do vậy ít được áp 
dụng (xem Bảng 2). Đa số phụ nữ Hmông sợ đến các trung tâm y tế để nạo hút thai với lý do 
việc đó rất mất thời gian và tốn tiền. Một phụ nữ nói rằng chị không sợ chết nhưng chỉ sợ 'lời 
đồn đại xấu'. Phụ nữ cũng sợ bị vô sinh nếu bị nạo thai cẩu thả và điều này có thể dẫn đến sự 
trừng phạt nghiêm khắc của thần linh.

tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương