Sức Khỏe Sinh Sản Của Đồng Bào Hmông


Ian Howie Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam iv



tải về 0.7 Mb.
Chế độ xem pdf
trang2/25
Chuyển đổi dữ liệu23.10.2022
Kích0.7 Mb.
#53631
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25
RH HMong HaGiang Viet

Ian Howie
Trưởng đại diện
Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam
iv


1. Phần giới thiệu
Vài nét về tỉnh Hà Giang
Luận cứ của nghiên cứu
Báo cáo này trình bày kết quả của một nghiên cứu định tính nhân học y tế được tiến hành tại 
Hà Giang trong khoảng thời gian tháng 4 và tháng 5 năm 2007, với trọng tâm là người Hmông 
sống tại huyện Mèo Vạc. Báo cáo tập trung phân tích biện pháp hiện hành về dịch vụ sức khoẻ 
sinh sản (SKSS) đối với người dân tộc thiểu số và đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất 
lượng dịch vụ này trong khuôn khổ của Chương trình hợp tác Quốc gia 7 của Quỹ Dân số Liên 
Hiệp Quốc tại Việt Nam. Việc phân tích số liệu được trình bày theo hướng đặt các vấn đề 
SKSS ở Hà Giang vào bối cảnh chính trị xã hội của Việt Nam.
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc của Việt Nam, đặc trưng bởi những dãy núi đá 
vôi dốc đứng với độ cao trên 1.100 m so với mực nước biển. Khí hậu tương đối ôn hòa và đất 
đá ong hóa do điều kiện thời tiết. 
Tổng diện tích đất của tỉnh là 7.884km2 và dân số là 632.500 người (50,4% là phụ nữ). Năm 
nhóm dân tộc chính là: Hmông (chiếm 30,75% tổng dân số toàn tỉnh), Tày (24,94%), Dao 
(15,16%), Kinh (12,13%) và Nùng (9,69%). Về mặt hành chính, Hà Giang được chia thành 10 
huyện và một thị xã và 195 xã trong đó 145 xã thuộc diện nghèo theo tiêu chuẩn của chính phủ. 
Tỉ lệ hộ nghèo của Hà Giang năm 2004 là 29,3% (IFAD 2006).
Hmông được coi là nhóm người nghèo nhất của tỉnh Hà Giang. Người Hmông Trắng sống ở 
các vùng núi cao của Hà Giang có cách làm nông nghiệp trong đá rất độc đáo. Đa số những 
cánh đồng của họ nằm xen lẫn những phiến đá và trông chờ vào mưa. Ngoại trừ một diện tích 
đất rất nhỏ trồng lúa nước trong thung lũng chỉ có thể trồng cấy trong mùa mưa, hầu hết đất 
đai còn lại dùng để trồng ngô- lương thực chính của người Hmông Trắng.
Hệ thống y tế của tỉnh còn nghèo nàn và thiếu thốn nhiều thuốc men, trang thiết bị và nhân lực. 
Theo điều tra cơ bản do UNFPA tiến hành năm 2006, Hà Giang có 175 trạm y tế xã (TYTX), 
21 phòng khám khu vực, 10 bệnh viện huyện, 3 bệnh viện tỉnh và 1 Trung tâm Bà mẹ Trẻ em 
và Kế hoạch hoá gia đình. 
Trong khuôn khổ Chương trình Quốc gia 7 (CTQG 7) (2006-2010), Quỹ Dân số Liên Hiệp 
Quốc và Chính phủ Việt Nam đã ký kết một Kế hoạch Hành động Quốc gia. Chương trình này 
được thiết kế nhằm giúp đỡ Việt Nam trong việc thực hiện các chiến lược quốc gia về SKSS 
và dân số và phát triển. Chương trình này là một bước quan trọng trong việc nâng cao năng lực 
của các bộ ngành và các cơ quan liên quan của bảy tỉnh được lựa chọn: Hà Giang, Hoà Bình, 
Phú Thọ, Kon Tum, Ninh Thuận, Bến Tre và Tiền Giang. Hai hợp phần của chương trình, 
SKSS và dân số & phát triển có bao gồm lồng ghép các vấn đề về giới. 
Từ năm 1997, UNFPA đã hỗ trợ Hà Giang thông qua các CTQG 5 và CTQG 6 và hiện nay tỉnh 
này là một trong bảy tỉnh được lựa chọn của CTQG 7. Tuy nhiên, mặc dù với các mục tiêu như 
vậy, vẫn có rất ít thông tin về các vấn đề SKSS và tác động của vấn đề này đối với cộng đồng 
dân tộc thiểu số, đặc biệt là các cộng đồng đang sinh sống ở những vùng núi xa xôi hẻo lánh. 
Cho đến nay có rất ít nghiên cứu định tính về SKSS được tiến hành ở Hà Giang, ảnh hưởng 
đến nỗ lực thiết kế các chiến lược SKSS nhạy cảm và hiệu quả. Mục đích của báo cáo này 
nhằm cung cấp những dữ liệu định tính thu thập được trong đợt nghiên cứu vừa qua, góp phần 
vào việc thiết kế các dự án khác về nâng cao chất lượng các dịch vụ và kênh cung cấp SKSS 
cho đồng bào dân tộc trong khu vực. 
1
SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA ĐỒNG BÀO HMÔNG TỈNH HÀ GIANG


2. Phương pháp 

tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương