Sức Khỏe Sinh Sản Của Đồng Bào Hmông


Thanh niên và quan hệ tình dục



tải về 0.7 Mb.
Chế độ xem pdf
trang9/25
Chuyển đổi dữ liệu23.10.2022
Kích0.7 Mb.
#53631
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   25
RH HMong HaGiang Viet

Thanh niên và quan hệ tình dục
7
SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA ĐỒNG BÀO HMÔNG TỈNH HÀ GIANG


khác. Trong khi ngồi uống rượu, thanh niên ở Mèo Vạc kể với chuyên gia nghiên cứu rằng 
'người Hmông Trắng ở Hà Giang có thể kết hôn với bất kể dân tộc nào Kinh, Tày hay Dao… 
như bạn tôi đấy vừa lấy một cô vợ Tày đấy”. Thật vậy, việc thay đổi kết cấu kinh tế xã hội đã 
làm thay đổi cơ bản các mối quan hệ, giữa người Hmông và người dân tộc khác trong vùng; và 
trong nội tại cộng đồng người Hmông (Trường 2001, Lâm 2006).
Có nhiều nhân tố tác động đến việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ SKSS, bao gồm: 
- Các nhân tố về văn hoá xã hội (giáo dục, tôn giáo, tập tục, giới, truyền thông, mạng 
lưới cộng đồng); và
- Các nhân tố liên quan đến dịch vụ (khoảng cách/giao thông đi lại, bất đồng ngôn 
ngữ, thái độ kỳ thị của nhân viên y tế, thiếu trang thiết bị và thuốc men, các vấn đề về 
chẩn đoán và kê đơn, chi phí gián tiếp).
Giáo dục. Người dân Mèo Vạc xem ra không quan tâm đến việc giáo dục con em họ, như một 
người đàn ông nói: 
“ Đi học á? Để làm gì? Hồi xưa nhiều người học hết lớp 5 đã trở thành cán bộ rồi. Bây giờ nhiều 
người sau 10 năm đi học, trở về bản và lại tiếp tục làm cái nương thôi”
Tôn giáo. Từ năm 2000 người Hmông ở Hà Giang có phong trào chuyển đạo (từ vạn vật hữu 
linh sang đạo Tin Lành). Nghiên cứu cho thấy các hoạt động kế hoạch hoá gia đình thường ít 
hiệu quả trong những người chuyển đạo Tin lành (Thắng 2005; Lâm 2005). Những người 
chuyển đạo thường không nạo thai vì đạo Tin Lành cấm thực hành này (Thắng 2005, Lâm 2006).
Phong tục. Đẻ nhiều con là một chuẩn mực. Người Hmông dùng từ 'tua nhua' để diễn tả việc 
sinh nở. 'Tua nhua' theo tiếng Hmông có nghĩa là 'bắt' do vậy những người ít con thường phàn 
nàn rằng họ không thể 'bắt' nhiều con. Trên thực tế việc mong muốn có ít nhất 4-5 con vẫn còn 
phổ biến. Một cụ già Hmông nêu một nguyên nhân thú vị : 
' Ngày xưa dòng họ chúng tôi đã bị huỷ diệt…nhiều người đã chết…vì thế ngày nay chúng tôi cần 
phải có nhiều con…không cần phải nuôi con nuôi làm gì…trên vùng núi này chẳng có gì nên con 
cháu là nguồn hạnh phúc duy nhất thôi'
Thật vậy, đối với người Hmông, sinh nở cũng có nghĩa là tái sinh nguồn lao động và thu nhập; 
con cái cũng có nghĩa là tài sản. Phụ nữ nào có ít con thường bị hàng xóm gièm pha. Gia đình 
giàu là gia đình có nhà cao cửa rộng, nhiều thóc gạo, trâu bò và đông con 8-10 người. Họ cần 
phải có cả con trai và con gái (tuy nhiên thích con trai hơn). Con trai là chỗ dựa của gia đình, 
và con gái là những nội gia tốt. Ngoài ra, người Hmông còn có tập tục làm chiếc giường mới 
nhưng hẹp cho cặp vợ chồng mới cưới nên hai người phải nằm sát vào nhau mới đủ, do vậy 
cũng dễ gây hứng khởi tình dục và dẫn đến sinh con sớm. 

tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương