Sức Khỏe Sinh Sản Của Đồng Bào Hmông


 Người Hmông và nền văn hoá riêng: kết quả nghiên cứu từ các



tải về 0.7 Mb.
Chế độ xem pdf
trang5/25
Chuyển đổi dữ liệu23.10.2022
Kích0.7 Mb.
#53631
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25
RH HMong HaGiang Viet

3.1 Người Hmông và nền văn hoá riêng: kết quả nghiên cứu từ các 
tài liệu và thực địa
Người Hmông đến Việt Nam từ tỉnh Yunnan, Trung Quốc, khoảng 200-300 năm trước. Trên 
đường di cư xuống phía nam, một số bộ tộc Hmông đã quyết định định cư ở vùng núi phía bắc 
Việt Nam (MNPB), một số khác thì dạt sang Lào, đa số đi qua Lai Châu và Sơn La, rồi vào 
Xiêng Khoảng và Sầm Nưa (Lương 2000, Sơn 1996). Phong trào này được Christian Culas 
(2000:31) mô tả như “cuộc tháo chạy sau những trận nổi dậy, chiến tranh và thảm sát, cướp 
bóc và nạn đói”. Sau khi sống ở Lào khoảng ba đến bốn thế hệ, nhiều người Hmông chuyển 
đến định cư ở Nghệ An, Việt Nam (Lương 2000). Ngày nay, các hộ gia đình của các bộ tộc 
Hmông khác nhau có khuynh hướng sống xen lẫn với các nhóm dân tộc khác, một khuynh 
hướng khác hẳn với quá khứ, được phản ánh qua tên gọi của những gia đình mới nhập cư.
Trên thế giới, có khoảng bảy triệu người Hmông, sống rải rác ở Thái Lan, Lào, Trung Quốc, 
Mỹ, và các nước khác. Tại Việt Nam, khoảng 800.000 người Hmông đang sinh sống tại cả ba 
vùng Bắc, Trung, Nam, chiếm khoảng 1% dân số cả nước. Lịch sử, văn hoá và tập tục của 
người Hmông được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác bởi vì họ không có chữ viết 
của riêng mình cho đến đầu những năm 1950 khi những nhà truyền giáo phương tây đến 
Đông Nam Á để giảng đạo Thiên chúa giáo cho người Hmông. 
Về mặt lịch sử, đây là một xã hội theo kiểu bộ tộc, có chung tổ tiên, trong đó gia đình là đơn vị 
quan trọng nhất và thường được tổ chức theo kiểu phụ hệ. Đa số người Hmông được coi là 
những người theo trường phái vạn vật hữu linh, tức là tin rằng sự sống là sự hài hoà giữa các 
linh hồn cơ thể và các thần linh sống ngoài cơ thể. Trong nhiều thế kỷ, người Hmông áp dụng 
lối đốt nương làm rẫy- một kỹ thuật nông nghiệp có nhiều liên quan đến cách sống di cư của 
họ cho đến ngày nay. Người Hmông ở Việt Nam (còn gọi là người Mèo) được chia thành năm 
nhóm chủ yếu, dựa theo đặc tính quần áo phụ nữ, ngôn ngữ và phong tục: Mèo Trắng (còn gọi 
là Hmông Đâu, theo ngôn ngữ Mèo); Mèo hoa (Hmông Lềnh)Mèo đen (Hmông Đu)Mèo 
xanh (Hmông Sứa); và Mèo đỏ (Hmông pe). Trong tất cả các nhóm Mèo thì Mèo trắng chiếm 
đông nhất. Hệ thống chữ viết của người Hmông dựa vào hệ chữ quốc ngữ (la tinh), được phát 
triển từ năm 1956.
Tôn giáo Hmông bị ảnh hưởng bởi Đạo Khổng và Đạo Lão (hai đạo của Trung Quốc đã tồn tại 
hàng nghìn năm). Những tôn giáo này ảnh hưởng đến văn hoá Hmông ở chỗ phụ nữ bị gắn 
chặt với những nghĩa vụ và trách nhiệm nhưng lại thiếu quyền lợi cá nhân bao gồm cả quyền 
về SKSS. Khi người Hmông nói về tôn giáo, họ có khuynh hướng mô tả việc họ làm và tập tục 
họ theo trong gia đình. Đối với họ, sự tồn tại của con người liên quan mật thiết với trái đất, 
thần linh, và nguồn gốc vũ trụ. Người Hmông tin rằng có rất nhiều thế lực siêu nhiên (thần 
mưa, thần đất, thần cây, thần động vật, thần nhà, thần tổ tiên) khống chế cuộc sống của họ. Đa 
số hoạt động của họ- từ xây nhà, đi săn, đám cưới, vv…cho đến khai phá thửa ruộng mới, 
hạnh phúc, bất hạnh và bệnh tật, đều được tạo bởi một vũ trụ phức tạp. Ví dụ, việc chọn đất 
trồng trọt là rất quan trọng, do đó có rất nhiều điều kiêng kỵ và hành xử thần linh xung quanh 
việc này (ví dụ chọn ngày tốt và giờ tốt ).
4
SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA ĐỒNG BÀO HMÔNG TỈNH HÀ GIANG


Việc thờ cúng tổ tiên rất phổ biến. Bàn thờ của tổ tiên được treo trên tường, đối diện với cửa ra 
vào chính: bàn thờ đơn giản chỉ là một tấm giấy hình chữ nhật được làm từ vỏ cây zo, dài 
khoảng một gang tay rưỡi và rộng khoảng một gang, đa phần sơn đỏ. Tấm giấy này được mua 
từ thày cúng, được treo theo phương thẳng đứng trên tường ngay trước cửa ra vào, đúng ngày 
khai trương ngôi nhà. Trên đó có những dòng chữ Hán và được gắn thêm vài cái lông gà trống, 
được giết vào đúng ngày đó. Sau đó người ta cắm thêm lông gà và cây hương trong những 
buổi lễ sau này.
Đối với người Hmông, quy tắc tập tục hành vi rất đa dạng và việc tổ chức xã hội và kinh tế bị 
chi phối chủ yếu bởi quan hệ gia tộc, dòng dõi. Đứng đầu một dòng họ Hmông (gọi là hố pẩu) 
là người rất có thế lực. Vị này có trách nhiệm thờ cúng tổ tiên, 'báo cáo' với tổ tiên về việc cưới 
xin và sinh đẻ của dòng tộc, tổ chức đám ma, giải quyết các tranh chấp giữa các gia đình trong 
dòng họ và giữa dòng họ này với dòng họ khác, huy động nguồn lực của dòng họ để giúp các 
gia đình khó khăn, đảm bảo việc truyền lại các qui ước và phong tục cho thế hệ sau, thậm chí 
ra quyết định về việc di cư. Việc nghe theo và tuân thủ với lời khuyên của hố pẩu là qui tắc của 
tất cả các thành viên trong dòng họ mặc dù già làng cũng là đối tượng quan trọng của dòng họ 
trong việc đưa ra lời khuyên.
Người Hmông tin vào thần linh, ma thuật, và các phép phù thuỷ. Họ cho rằng bệnh tật có thể 
do nhiều nguyên nhân gây nên. Mỗi cơ quan nội tạng có một linh hồn. Nếu thiếu bất cứ một 
linh hồn nào sẽ dẫn đến ốm đau và bệnh tật. Ví dụ nếu 'linh hồn bụng' ra đi, nó sẽ mang theo 
linh hồn của đầu và linh hồn của ngực, và điều đó có nghĩa là cái chết đang đến gần. Bệnh tật 
cũng do sự mất cân bằng giữa tình trạng thể chất của người đó và môi trường xung quanh hoặc 
do sự mất cân bằng trong chính cơ thể người đó. Bệnh tật có thể là triệu chứng của một nguyên 
nhân sâu xa: không vi phạm một điều cấm hoặc một điều kiêng kỵ nào đó, vv…Sự trầm trọng 
của bệnh phụ thuộc vào các 'vị thần' của căn bệnh đó: họ có thể ở gần, cách xa bệnh nhân hoặc 
cũng có thể bệnh do ma gây ra. Nếu có nhiều người chết tức là biểu hiện của các 'thần địa 
phương' không muốn con người chiếm đóng lãnh thổ của họ.
Bệnh tật được phân loại theo vị trí của chỗ đau (đầu, ngực…); mỗi chỗ được phân loại thành 
những bệnh chi tiết. Ví dụ: các bệnh dạ dày được phân thành đi ỉa chảy, kiết lỵ, táo bón, đau 
ruột thừa, vv. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà người Hmông phân loại bệnh thành hai 
phạm trù khác nhau: các bệnh tự nhiên xã hội (như: chảy máu, đau mắt, đau răng, đau lưng, 
sốt, đau tim, rối loạn tâm thần…) và các bệnh do siêu nhiên gây ra (sự tách rời của linh hồn và 
trừng phạt của thần linh). Tuy nhiên những sự phân loại này phụ thuộc vào mức độ nghiêm 
trọng của bệnh và có thể thay đổi (Lâm 2006). 
Người Hmông dùng nhiều cách khác nhau để dự phòng và điều trị bệnh tật như: lá thuốc, 
thuốc chế từ động vật, thuốc khoáng chất, phép ma thuật, kiêng kỵ trong ăn uống và sức khoẻ, 
1

tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương