SỔ tay hưỚng dẫn thiết kế & thực hiện dự ÁN


Điều kiện kinh tế xã hội & Lựa chọn Ý tưởng Đề án



tải về 0.78 Mb.
trang4/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.78 Mb.
#29598
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

9.Điều kiện kinh tế xã hội & Lựa chọn Ý tưởng Đề án


Để dự án có thể hướng tới kết quả rõ rệt nhất, ý tưởng dự án nên đi từ những vấn đề mà cộng đồng đang gặp phải nằm trong chủ đề của Chương trình Ngày Phụ nữ Sáng tạo Việt Nam. Do đó, trong Đề xuất dự án, phần Giới thiệu Điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng chính là phần cần nêu bật được vấn đề của cộng đồng, chứng minh vấn đề dự án đưa vào giải quyết là phù hợp với bối cảnh hiện tại.

Cách thực hiện:



  • Tham khảo cộng đồng và các bên liên quan tới chính cộng đồng để cùng đóng góp ý kiến. Việc tiến hành bước này cũng sẽ có tác dụng cho phần đảm bảo sự tham gia (mục 19) và tính bền vững (mục 15). Kinh nghiệm từ các dự án từ trước tới nay cho thấy nếu tham khảo và lựa chọn vấn đề tốt, cộng đồng phù hợp, khả năng thành công sẽ cao;

  • Nêu bật, làm nổi rõ vấn đề sao cho rõ ràng và đơn giản- tại sao vấn đề lại quan trọng, đặc biệt đối với người đọc và duyệt dự án; tại sao lại cần phải đưa ra vấn đề và tìm giải pháp cho vấn đề đó;

  • Có thể nêu mối liên hệ của vấn đề với các sự kiện khác hay các đối tượng bị ảnh hưởng và có liên quan;

  • Viết ngắn gọn, sử dụng số liệu minh chứng; so sánh giữa các địa phương.

Lưu ý:

- Trong ngôn ngữ dự án phát triển, vấn đề khác chủ đề bởi khi nói tới vấn đề là nói tới tình trạng không mong muốn (yếu, thiếu…) mà một nhóm dân, một cộng đồng đang phải đối mặt (mục 7, Khái niệm vấn đề).



Ví dụ: thiếu thông tin, thông tin thiếu minh bạch….

- Nếu làm rõ được vấn đề với sự tham gia sẽ tăng tính phù hợp, tăng khả năng bền vững và tác động của dự án (mục 16. Tính khả thi )

- Có thể tham khảo các công cụ đánh giá nhanh có sự tham gia (Participatory Rapid Assessment) như công cụ lấy ý kiến bằng thẻ màu, xếp hạng ưu tiên khi đi làm việc với các bên liên quan.

10. Thiết kế Đề án- Xác định Mục tiêu


Mục tiêu của Dự án là trạng thái mong muốn đạt được của cộng đồng sau khi kết thúc thời gian thực hiện dự kiến (không quá 1 năm) với nguồn lực đề xuất. Nói cách khác, mục tiêu của dự án là những thay đổi sẽ tạo được trong cộng đồng.

Như vậy, về cách viết cần lưu ý như sau:



  • Mục tiêu gắn với đối tượng do dự án tác động vào chứ không phải gắn với đơn vị thực hiện dự án;

  • Thể hiện rõ trạng thái thay đổi (được tăng thêm, được củng cố…).

  • Ngoài mục tiêu chung, mỗi dự án phải có ít nhất một chỉ tiêu/mục tiêu cụ thể, thể hiện khối lượng thay đổi đơn vị cam kết sẽ đạt được sau thời gian và ngân sách đề xuất.

Lưu ý: Cách viết mục tiêu

Tham khảo ba nội dung sau, nhận xét đâu là mục tiêu và cách viết mục tiêu nào là tốt hơn:

1. Nhận thức pháp luật, đặc biệt về quyền dân chủ của cán bộ và người dân được nâng cao.

2. Điều kiện học tập và sinh hoạt cho gần 2.000 học sinh, giáo viên được cải thiện thông qua tiết kiệm tối thiểu 10% tiền điện hàng tháng bằng nguồn năng lượng thay thế từ mặt trời và khí sinh học.

3. Xây dựng được 2 mô hình giám sát tại cộng đồng có người dân tham gia.



Câu trả lời:

Nội dung 2 chính là một mục tiêu cụ thể hơn và rõ, hoàn toàn có thể đo lường được. Từ góc độ nhà tài trợ, dự án sẽ được nhìn rõ là sẽ chứng minh kết quả của mình ở thông tin (chỉ số nào). Quan trọng hơn, từ góc độ dự án, đơn vị thực hiện sẽ có mốc để phấn đấu và minh chứng chất lượng sử dụng kinh phí, thời gian của mình như thế nào.

Nội dung 1 là một ví dụ về mục tiêu mang tính chất chung chung (thường gọi là mục tiêu tổng thể), không có mốc nào để phấn đấu, không chứng minh được đơn vị sẽ sử dụng nguồn lực để tạo ra được bao nhiêu thay đổi.

Nội dung 3 thực ra mới chỉ là đầu ra, là sản phẩm của đơn vị- 2 mô hình, mà chưa rõ 2 mô hình này sẽ tạo ra thay đổi gì và ở mức độ nào cho cộng đồng.



Ngoài ra, cách viết của nội dung 1 và 2 là đặc trưng cách viết mục tiêu với thể bị động, nhấn mạnh đối tượng sẽ được tác động và thay đổi là “nhận thức…của cán bộ” hay “điều kiện sinh hoạt … của học sinh, …”. Cách viết giúp tạo định hướng rõ về đối tượng cần phải thay đổi, mức độ cần phải thay đổi cho chính đơn vị thực hiện dự án tự nhìn nhận trong suốt quá trình triển khai.

11. Phát triển Đề án- Kết quả và Hoạt động


Để thiết kế hoạt động, một lỗi thường gặp của các dự án là thiết kế theo chủ quan của đơn vị và đây là nguyên nhân dẫn đến một số hậu quả như sau:

  • Các hoạt động đi theo lối mòn truyền thống, thiếu tính sáng tạo;

  • Các hoạt động áp đặt theo chủ quan, khó được cộng đồng tiếp nhận khi triển khai.

Vậy cách thức thiết kế hoạt động như thế nào là phù hợp nhất?  Phải thật khách quan, bắt đầu từ vấn đề đã lựa chọn, và từ nguyên nhân gây ra các vấn đề đó.

Cách làm:

Tham khảo công cụ Cây vấn đề:



  • sử dụng công cụ cây vấn đề để xác định các nguyên nhân của Vấn đề (nguyên nhân cấp 1, cấp 2 cho đến nguyên nhân gốc rễ)

  • xác định nguyên nhân chủ yếu gây ra vấn đề tại địa phương

  • xác định điều kiện cụ thể của địa phương & Năng lực của đơn vị để (tham gia) giải quyết các nguyên nhân đó

Lựa chọn phương án giải quyết:

  • lựa chọn các nguyên nhân cần giải quyết và có thể giải quyết: nếu phân tích nguyên nhân càng kỹ, sẽ tìm được biện pháp càng chính xác, cụ thể

  • tìm hiểu những nguyên nhân đã được giải quyết và cách thức giải quyết đã thực hiện cũng như hiệu quả của các phương thức đó

  • lựa chọn phương án phù hợp nhất về mặt số lượng hoạt động, thời gian thực hiện và phù hợp về chi phí có thể huy động.

Lưu ý:

1) Nếu lựa chọn vấn đề, phân tích nguyên nhân tốt sẽ rất dễ viết dự án với mục tiêu cụ thể (trạng thái ngược lại của vấn đề) và hoạt động (các biện pháp để giải quyết nguyên nhân của vấn đề).



Ví dụ: tuy xác định chính xác vấn đề là kiến thức và kỹ năng thực hiện giám sát còn yếu, một dự án lựa chọn hoạt động cần triển khai là in ấn sách hướng dẫn kỹ năng giám sát.

Tuy nhiên, thực tế nếu đi vào phân tích chính xác tình hình, nguyên nhân chính không phải là thiếu tài liệu bởi có sẵn nhiều tài liệu tham khảo, nguyên nhân chính thực ra là chưa có phương thức giảng dạy lý thuyết kết hợp thực hành để học viên có thể ứng dụng được luôn và ghi nhớ luôn được cách làm phù hợp. Đây mới là giải pháp phù hợp và sáng tạo.

2) Nên viết mục tiêu cụ thể và các hoạt động tương ứng dưới dạng gạch đầu dòng, ngắn gọn

Liệt kê các hoạt động sẽ làm để thực hiện từng mục tiêu cụ thể đã nêu ở trên

Để đáp ứng một mục tiêu cụ thể có thể cần nhiều hoạt động:

Mục tiêu cụ thể/Kết quả 1: ……

Hoạt động 1.1: ….

Hoạt động 1.2: ….

Mục tiêu cụ thể/Kết quả 2: ……

Hoạt động 2.1: ….

Hoạt động 2.2: ….

3) Nếu đơn vị sử dụng công cụ cây vấn đề, cây mục tiêu để phân tích và xây dựng dự án cho Logic có thể tham khảo mẫu Khung mô tả dự án và Khung theo dõi dự án trong Phụ lục 2 hoặc mở file Excel kèm theo- trong đó ở sheet 1 là mô tả dự án, gồm các mục tiêu cụ thể/kết quả mong đợi và những hoạt động gì; sheet 2 sẽ tự động kết nối để thuận tiện cho phần xây dựng kế hoạch hành động và dự toán tài chính (bấm chuột đúp vào file kèm theo và cất giữ lại vào máy tính để sử dụng).



Каталог: content -> dam -> Worldbank -> document -> EAP -> Vietnam
Vietnam -> BÀi học kinh nghiệM & giới thiệu mô HÌnh giám sát Cộng đồng TỪ CÁc dự Án vid 2009 & vaci 2011
dam -> BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư viê việt nam chưƠng trình phát triển liên hợp quốC
dam -> Công ty tnhh bảo Hiểm aig việt Nam
dam -> ĐIỀu khoản tham chiếU (tor) Tuyển tư vấn cá nhân trong nước xây dựng báo cáo nhận định tình hình tham nhũng, đánh giá công tác pctn năm 2015
dam -> VƯỜn quốc gia bidoup núi bà thông báo mời nhà thầu tư VẤn cá nhâN
Vietnam -> Môi trường Kinh Doanh 2014 Thông tin tóm lược Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương
dam -> Công ty tnhh bảo hiểm aig việt Nam
dam -> Quay trở lại trang nạn đói Return to Famine
Vietnam -> Đông Nam Á: Vùng duyên hải và sản lượng bị đe dọa

tải về 0.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương