SỔ tay hưỚng dẫn thiết kế & thực hiện dự ÁN


Chương trình Ngày Phụ nữ Sáng tạo Việt Nam (VWID) và Chương trình Ngày sáng tạo Việt Nam (VID)



tải về 0.78 Mb.
trang2/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.78 Mb.
#29598
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

1.Chương trình Ngày Phụ nữ Sáng tạo Việt Nam (VWID) và Chương trình Ngày sáng tạo Việt Nam (VID)


Chương trình Ngày Phụ nữ Sáng tạo Việt Nam 2013 (VWID)1 là sự kết hợp giữa chương trình Ngày Sáng tạo Việt Nam (VID) và Ngày Phụ nữ Sáng tạo của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Chương trình Ngày Sáng tạo Việt Nam (VID) là một chương trình thường niên do Ngân hàng Thế giới đồng tổ chức với các đối tác của Chính phủ Việt Nam cùng với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ đa phương, song phương và khối doanh nghiệp. Mục tiêu của Chương trình là nhằm tìm kiếm và hỗ trợ trực tiếp các ý tưởng sáng tạo nhằm giải quyết các thách thức phát triển ở cấp địa phương. Chương trình được thực hiện lần đầu tiên vào năm 2003 và cho đến năm 2011, Chương trình đã hỗ trợ cho gần 300 dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau theo từng chủ đề cụ thể của mỗi năm. Các chủ đề này được nghiên cứu trên cơ sở tham khảo ý kiến rộng rãi về các vấn đề được công chúng quan tâm, là trọng tâm và ưu tiên quốc gia trong chương trình của Chính phủ và rất đa dạng như: Hành động vì cuộc sống an toàn hơn (2003); Các sáng kiến phòng chống HIV/AIDS (2004); Hành động vì môi trường (2005); Sáng tạo vì trẻ em và thanh thiếu niên thiệt thòi (2006); An toàn giao thông (2007); An toàn thực phẩm (2008); Tăng cường minh bạch và trách nhiệm, giảm tham nhũng (2009); Biến đổi khí hậu (2010) và Sáng tạo vì công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững (2011). Trong khuôn khổ của Ngày Phụ nữ Sáng tạo Việt nam 2013, mô hình của Ngày Sáng tạo Việt nam được sử dụng cho Hoạt động Tài trợ sáng kiến.

Mục đích của Ngày Phụ nữ Sáng tạo của Hội Liên hiệp Phụ nữ VN là tôn vinh và trưng bày các sản phẩm sáng tạo của phụ nữ nhằm thúc đẩy và hỗ trợ các cơ hội về kinh tế - xã hội cho phụ nữ. Các sản phẩm sáng tạo nhất được lựa chọn trước qua một quá trình chấm giải và được trưng bày tại Lễ tổng kết. Năm 2011, lần đầu tiên Ngày Phụ nữ Sáng tạo được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức với một loạt các hoạt động bao gồm Triển lãm “Phụ nữ và Sáng tạo”, Diễn đàn “Phụ nữ sáng tạo vì phát triển”, Hội thảo “Phụ nữ sáng tạo – Cơ hội, Thách thức và Giải pháp” và Hội chợ trưng bày sản phẩm của các nữ doanh nhân.

Với việc kết hợp Ngày Sáng tạo Việt Nam và Ngày Phụ nữ Sáng tạo, chúng ta có cơ hội để biểu dương, tôn vinh phụ nữ với vai trò là các nhà sáng tạo và thể hiện 2 khía cạnh khác nhau của sự sáng tạo: các kết quả/sản phẩm cụ thể được trưng bày thông qua Ngày Phụ nữ Sáng tạo của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các đề xuất/ý tưởng được tài trợ thực hiện thông qua chương trình Ngày Sáng tạo Việt Nam.


2.Một số đặc điểm chính của chương trình Ngày sáng tạo Việt Nam VID/Tài trợ Sáng kiến


VID nói chung và hoạt động tài trợ sáng kiến thuộc VWID nói riêng là một chương trình có những đặc trưng riêng so với các chương trình cung cấp hỗ trợ cho các dự án nhỏ hoặc các giải thưởng khác. VID vừa có cuộc thi trao giải để vinh danh các dự án thắng giải, vừa tạo cơ hội để thực hiện các dự án đó tại cấp địa phương.

Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của VID là một cuộc thi dự án với đầy đủ các bước thực hiện chứ không chỉ đơn thuần là thi các ý tưởng sáng tạo. Sau khi thắng giải, các dự án được triển khai thực hiện với trách nhiệm chính thuộc về các đơn vị đề xuất dự án, trong khi ban tổ chức chương trình chỉ đóng vai trò hỗ trợ về mặt tài chính chính và tổ chức mà không can thiệp vào quá trình thực hiện.

Trách nhiệm của các đơn vị đề xuất dự án thể hiện qua quá trình triển khai các kế hoạch hoạt động đã “cam kết” trong cuộc thi. Đặc biệt hơn, các dự án được lựa chọn bởi các ban giám khảo độc lập và đi qua hai vòng tuyển chọn. Thành viên Ban giám khảo do Ban tổ chức lựa chọn và mời tham dự hoàn toàn độc lập với các đơn vị gửi đề án dự thi và độc lập với Ban tổ chức và nhóm giám sát hoạt động của dự án sau này; do đó, Chương trình rất hạn chế việc sửa đổi, điều chỉnh kế hoạch trong quá trình triển khai so với kế hoạch đã cam kết của các dự án với các ban giảm khảo.

Quy trình của một “mùa” VID/VWID thường kéo dài hai năm và đi qua những bước sau đây:



  • Khởi động chương trình

  • Thiết kế, xây dựng và gửi đề án dự thi

  • Chấm giải theo hồ sơ - vòng sơ khảo

  • Hỗ trợ hoàn thiện đề án vượt qua vòng sơ khảo

  • Chấm giải bằng phỏng vấn trực tiếp - vòng chung khảo

  • Ký kết thỏa thuận và chuẩn bị thực hiện

  • Chuẩn bị thực hiện và Kết thúc dự án

Các đơn vị có thể vào website của Ngân hàng thế giới tại địa chỉ www.worldbank.org/vn/ngaysangtao để tham khảo thông tin về các Đề án đoạt giải năm trước. Tuy nhiên, đối với nội dung thông tin cụ thể của các đề án đoạt giải, vui lòng liên lạc với Ban Tổ chức Chương trình thông qua địa chỉ liên lạc được cung cấp trên website trên.


  1. Thể lệ tham gia Chương trình

3.Đối tượng tham gia


Tất cả các cơ quan, đoàn thể, tổ chức có tư cách pháp nhân 2 từ trung ương đến địa phương (trừ các tổ chức/đơn vị thuộc đơn vị đồng tổ chức ở cấp Trung ương và lực lượng quân đội nhân dân và công an), hoạt động trên lãnh thổ nước Việt Nam đều có thể tham dự chương trình.

Các tổ chức nước ngoài không được trực tiếp tham gia cuộc thi này. Tuy nhiên, tổ chức nước ngoài có thể tham gia khi đồng dự thi với một tổ chức Việt Nam, trong đó trách nhiệm triển khai chính của dự án sẽ do đối tác Việt Nam đảm nhận.

Hồ sơ dự thi của các đơn vị tham gia cần phải đóng dấu cơ quan/ tổ chức và chữ ký của lãnh đạo, đi kèm với chữ ký của người phụ trách thực hiện đề án.

Mỗi đơn vị có thể gửi một hoặc nhiều đề án dự thi, tuy nhiên, mỗi đơn vị chỉ có thể nhận tài trợ cho một dự án thắng giải.


4.Thời hạn nộp hồ sơ


Thời gian viết đề án dự thi thường kéo dài từ 8 – 12 tuần đối với mỗi chương trình.

Hạn nộp hồ sơ dự thi được thông báo rộng rãi trên các phương tiền truyền thông (báo chí, đài phát thanh, truyền hình) hoặc trên trang web của các đơn vị đồng tổ chức, cùng với thông báo về cuộc thi. Các đề án dự thi có thể được gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho Ban tổ chức Chương trình (có nêu rõ trong Thể lệ tham dự hoặc Đơn tham dự cuộc thi). Các bài dự thi nộp qua đường bưu điện thì hạn nộp sẽ được tính bằng dấu bưu điện đóng trên thư. Các đề án dự thi có thể được gửi qua đường thư điện tử, tuy nhiên đồng thời tổ chức nộp đề án cũng cần gửi 1 bản với chữ ký gốc qua đường bưu điện. Trong trường hợp này, hạn nộp sẽ tính bằng thời gian gửi thư điện tử.



Каталог: content -> dam -> Worldbank -> document -> EAP -> Vietnam
Vietnam -> BÀi học kinh nghiệM & giới thiệu mô HÌnh giám sát Cộng đồng TỪ CÁc dự Án vid 2009 & vaci 2011
dam -> BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư viê việt nam chưƠng trình phát triển liên hợp quốC
dam -> Công ty tnhh bảo Hiểm aig việt Nam
dam -> ĐIỀu khoản tham chiếU (tor) Tuyển tư vấn cá nhân trong nước xây dựng báo cáo nhận định tình hình tham nhũng, đánh giá công tác pctn năm 2015
dam -> VƯỜn quốc gia bidoup núi bà thông báo mời nhà thầu tư VẤn cá nhâN
Vietnam -> Môi trường Kinh Doanh 2014 Thông tin tóm lược Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương
dam -> Công ty tnhh bảo hiểm aig việt Nam
dam -> Quay trở lại trang nạn đói Return to Famine
Vietnam -> Đông Nam Á: Vùng duyên hải và sản lượng bị đe dọa

tải về 0.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương