SỞ quy hoạch-kiến trúc số: 3689 /QĐ-sqhkt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


Đất công trình kỹ thuật hạ tầng đầu mối: có diện tích 2,61ha, ký hiệu các lô như sau: TCN-A, TCNB, B9, SL-B5n, B11a



tải về 402.63 Kb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích402.63 Kb.
#17401
1   2   3   4   5   6   7

3.4. Đất công trình kỹ thuật hạ tầng đầu mối: có diện tích 2,61ha, ký hiệu các lô như sau: TCN-A, TCNB, B9, SL-B5n, B11a.


  • Cần tổ chức cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch để quản lý chặt chẽ quỹ đất.

  • Khuyến khích:

  • Đầu tư xây dựng công trình tiết kiệm quỹ đất, có ứng dụng công nghệ mới kiến trúc xanh, thân thiện môi trường;

  • Tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng theo quy định;

  • Hạn chế:

  • Xây dựng các công trình có tác động xấu đến tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan khu quy hoạch;

  • Xây dựng các công trình không tiết kiệm quỹ đất;

  • Xây dựng các công trình không đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

  • Cấm:

  • Xây dựng các công trình có chức năng trái với quy hoạch được duyệt

  • Xây dựng các công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông, đê điều, kênh, sông, rạch, khu vực có nguy cơ lở đất, vi phạm chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, không tuân thủ QCXD Việt Nam.
    1. Đất cảng:


  • Đất cảng có tổng diện tích 54,73ha bao gồm đất cảng tập trung và cầu cảng.

  • Đất cảng tập trung có hai lô diện tích 53,93ha với ký hiệu lô A9 và C17.

  • Cầu cảng có diện tích 0,8ha

  • Cần tổ chức cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch để quản lý chặt chẽ quỹ đất.

  • Khuyến khích:

  • Đầu tư xây dựng công trình tiết kiệm quỹ đất, có ứng dụng công nghệ mới kiến trúc xanh, thân thiện môi trường;

  • Tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng theo quy định;

  • Hạn chế:

  • Xây dựng các công trình có tác động xấu đến tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan khu quy hoạch;

  • Xây dựng các công trình không tiết kiệm quỹ đất;

  • Cấm:

  • Xây dựng các công trình có chức năng trái với quy hoạch được duyệt.

  • Xây dựng các công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông, đê điều, kênh, sông, rạch, khu vực có nguy cơ lở đất, vi phạm chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, không tuân thủ QCXD Việt Nam.

Điều 4. Các quy định chủ yếu về kết nối giữa hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị:


  • Cần tổ chức cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch để quản lý chặt chẽ quỹ đất.

  • Việc đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị cần gắn kết đồng bộ với hiện trạng hạ tầng kỹ thuật sẵn có và có định hướng phát triển trong tương lai, phù hợp với quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được phê duyệt và các văn bản pháp lý hiện hành có liên quan. Các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong khu vực quy hoạch cần thực hiện theo quy hoạch được duyệt, có kế hoạch và hệ thống, đảm bảo tính đồng bộ trong quá trình triển khai.

  • Việc đấu nối hệ thống đường giao thông vào hệ thống giao thông chung đô thị cần tuân thủ theo các quy định hiện hành và đảo bảo phù hợp với quy hoạch chung.

  • Thiết kế công trình phù hợp tiêu chuẩn quy phạm, quy chuẩn xây dựng, bảo đảm các yêu cầu về tính đồng bộ, hiện đại, an toàn, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

  • Các tác động liên quan đến quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị trong phạm vi quy hoạch cần tuân thủ các quy định của Nghị định 39/2010/NĐ-CP ngày 04/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị và Thông tư 11/2010/TT-BXD ngày 17/8/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm đô thị.

  • Cơ quan quản lý chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật có trách nhiệm hướng dẫn về các giải pháp kết nối hạ tầng kỹ thuật phù hợp theo quy định khi có yêu cầu của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 5. Các quy định chủ yếu về kiểm soát và bảo vệ môi trường đô thị đối với hệ sinh thái tự nhiên, địa hình cảnh quan, nguồn nước, không khí, tiếng ồn….


  • Đối với cảnh quan tự nhiên trong khu vực quy hoạch phải được bảo vệ nghiêm ngặt, phải duy trì đặc trưng địa hình tự nhiên của khu vực.

  • Hệ sinh thái tự nhiên của khu quy hoạch bao gồm các mảng cây xanh cảnh quan được bố trí dọc theo hệ thống sông rạch;

  • Thực hiện theo quy hoạch được phê duyệt đối với các khu đất công viên cây xanh, mặt nước về chức năng, ranh đất, diện tích đất, các quy định về sử dụng đất.

  • Khu vực cảnh quan tự nhiên, thảm thực vật, hệ sinh thái tự nhiên, gò, đồi, cửa sông, mặt nước có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng môi trường và sự phát triển bền vững của đô thị phải được khoanh vùng; chỉ dẫn sử dụng và hướng dẫn bảo vệ. Việc thay đổi địa hình, cảnh quan tự nhiên (trường hợp cần thiết) như: san lấp các khu đất, đồi núi, hồ, ao, cây xanh, mặt nước (nếu có) đều phải tuân thủ theo đồ án quy hoạch này, Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc toàn khu vực quy hoạch (hoặc khu vực, tuyến đường cụ thể) hoặc thiết kế được phê duyệt.

  • Cần đảm bảo hành lang an toàn bảo vệ sông, kênh, rạch, theo Quyết định số 150/2004/QĐ-UB ngày 09/6/2004 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy định quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, kênh, rạch thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

  • Việc san lấp các khu vực sông, kênh, rạch, đầm, hồ công cộng cần tuân thủ theo quyết định 319/2003/QĐ-UB ngày 26/12/2003 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành quy định quản lý việc san lấp và xây dựng công trình trên sông, kênh, rạch, đầm, hồ công cộng trên địa bàn thành phố và công văn số 6814/UBND-ĐTMT ngày 11/10/2007 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thoả thuận san lấp kênh, rạch, đầm, hồ công cộng.

  • Việc quản lý và xây dựng công trình cần tuân thủ các Quy định, Quy chuẩn, Tiêu chuẩn chuyên ngành để kiểm soát, đảm bảo việc bảo vệ môi trường đô thị trong khu vực quy hoạch.

  • Các giải pháp quy hoạch xây dựng nhằm giảm thiểu và khắc phục các tác động và diễn biến môi trường:

  • Quy hoạch sử dụng hợp lý có hiệu quả đất đai: quy hoạch sử dụng đất thực hiện đúng mục đích, quy mô và tuân thủ chặt chẽ tiêu chí, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã quy định trong các quy hoạch chuyên ngành phù hợp với quy hoạch chung Khu công nghiệp cảng Hiệp Phước và các khu vực xung quanh.

  • Giải quyết vấn đề đảo nhiệt bằng giải pháp phát triển cây xanh: đề xuất tăng cường việc trồng cây xung quanh tuyến đường, công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, các vùng bảo vệ nguồn nước.

  • Quy hoạch hợp lý các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là đối với các quy hoạch giao thông, san đắp nền và cấp, thoát nước đều có tính đến việc thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.

  • Các giải pháp kỹ thuật để kiểm soát ô nhiễm, phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai hay ứng phó sự cố môi trường, kiểm soát các tác động môi trường:

  • Môi trường nước mặt đang bị ảnh hưởng xấu bởi hoạt động của các nhà máy. Chủ đầu tư phải có các biện pháp xử lý khí thải phát sinh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

  • Thực hiện nghiêm tiến độ xây dựng các công trình bảo vệ môi trường (hệ thống thoát nước mưa, nước thải, trạm xử lý nước thải, trung chuyển rác thải, v.v...)

  • Áp dụng giải pháp cơ chế phát triển sạch cho các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp.

  • Kế hoạch giám sát môi trường về kỹ thuật, quản lý và quan trắc môi trường: do khu vực chưa có hệ thống quan trắc môi trường, chủ đầu tư sẽ phối hợp với cơ quan chức năng (Sở Tài nguyên Môi trường, Ban quản lý khu Nam và Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè) xây dựng hệ thống giám sát môi trường và phân tích đánh giá khách quan hiệu quả môi trường trong cả giai đoạn xây dựng và vận hành dự án. Vị trí của các trạm giám sát có thể thay đổi phù hợp với kế hoạch triển khai hệ thống quan trắc môi trường của Thành Phố.


tải về 402.63 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương