SƠ LƯỢc lịch lịc sử việt nam nhà NƯỚc sau công nguyên bắc thuộc lần thứ nhấT



tải về 0.71 Mb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích0.71 Mb.
#10742
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Mạc Mậu Hợp (1562-1592)

Niên hiệu: 

- Thuần Phúc (1562-1565) 
- Sùng Khang (1566-1577) 
- Diên Thành (1578-1585) 
- Đoan Thái (1586-1587) 
- Hung Trị (1590) 
- Hồng Ninh (1591-1592)

Mạc Mậu Hợp là con cả của Phúc Nguyên, sinh nǎm Nhâm Tuất (1562). Khi lên ngôi mới 2 tuổi phải lấy ứng vương Mạc Đôn Nhượng (co'l trai Mạc Dǎng Doanh) làm phụ chính. Nǎm ấy (1562), họ Mạc ngờ Thái bảo Vǎn Quốc công Phạm Dao có lòng khác bèn giết đi.

Tháng 10 nǎm Quí Dậu (1573), Mạc Mậu Hợp mới 12 tuổi, từ bến Bồ Đề qua sông vào Đông Kinh, đắp thành ở bên ngoài cửa Nam, dựng một ngôi điện bằng tranh tre để ở. Thế rồi nǎm Đinh Sửu (1577), Mạc Mậu Hợp 16 tuổi, lấy con gái của Cẩm y thư vệ sự Phú Sơn hầu Vũ Vǎn Khuê là nàng Vũ Thị Hoành làm vợ, lập làm Chính phi.

Vào thời điểm này, ở phía Nam triều, Trịnh Kiểm đã chết, binh quyền vào tay Trịnh Tùng. Vua Lê và Trịnh Tùng sống với nhau khá hòa thuận, chính sự được chỉnh đốn, quân sĩ tinh tráng khỏe mạnh, khí thế đang lên. Còn phía Bắc triều, sau khi vào Đông Kinh, Mạc Hậu Hợp ham chơi bời, say đắm tửu sắc, không để ý gì đến việc nước. Rất nhiều sớ của các quan khuyên rǎn Mạc Mậu Hợp bớt dâm dục chơi bời, nhưng vô hiệu.


Ngày 21 tháng 2 nǎm Mậu Dần (1578), Mạc Mậu Hợp bị sét đánh vào cung, liệt nửa người, chữa mãi mới khỏi. Lúc này rất nhiều người trước kia hy vọng những gì tốt đẹp ở vương triều mới, đã ra thi thố tài nǎng giúp việc, đều chán nản, muốn rút về ở ẩn.

Tháng 10 nǎm Canh Thìn (1580), Mạc Kính Điền, người có uy quyền danh vọng và là trụ cột của triều đình Mạc qua đời, lòng người hoang mang. Chính quyền của Mạc Mậu Hợp bắt đầu bộc lộ những cǎn bệnh hiểm nghèo, khó bề tránh khỏi bại vong: quan lại hèn nhát, cơ hội và vô trách nhiệm chỉ ham đục khoét làm giàu. Hàng đống sớ tấu tâm huyết gửi lên khuyên Mạc Mậu Hợp thay đổi chính sự, song vô hiệu.

Nǎm Tân Tỵ (1581), Mạc Mậu Hợp lại bị chứng bệnh "thong manh" mắt mờ không rõ, sau chữa mãi mới khỏi. Khỏi bệnh, Mậu Hợp lại lao vào ǎn chơi. Nǎm Nhâm Ngọ (1582), Mậu Hợp cho dựng một ngôi điện, gọi là điện Giảng học, danh nghĩa là vậy thực ra đấy là nơi yến tiệc, chơi bời. Ngôi điện vừa làm xong thì một buổi tối bị hỏa hoạn, cháy trụi. Nǎm Đinh Dậu (1585), Mạc Mậu Hợp vào ở hẳn trong kinh thành Thǎng Long, sai tu sửa kinh thành, xây dựng lại với quy mô lớn.

Nhiều việc trái luân thường đã xảy ra trong triều thần họ Mạc: Nǎm Canh Dần (1590), vợ Mạc Kỉnh Chỉ không chịu kém chồng, tư thông và ẩn trốn tại nhà Hoàng Quận công, là tướng dưới quyền chồng mình. Việc vỡ lở cả hai đều bị giết. Chính sự triều đình Mạc Mậu Hợp ngày càng đổ nát, binh lực suy yếu, lòng người ly tán.

Giữa lúc đó, quân đội Lê - Trịnh tấn công liên tiếp vào hậu cứ quân Mạc. Có lúc đã phải huy động lực lượng chống trả đến 10 vạn quân, nhưng nhà Mạc vẫn thua trận. Mạc Mậu Hợp lại bỏ kinh thành Thǎng Long sang bến Bồ Đề, chia quân giữ phía bắc sông Cái để tự vệ. Khốn đốn là vậy mà Mạc Mậu Hợp vẫn lao vào ǎn chơi trác táng....

Ngày 25 tháng 11 nǎm Nhâm Thìn (1592), thùy quân Trịnh gồm 300 chiếc thuyền đánh vào huyện Kim Thành. Mạc Mậu Hợp bỏ chạy, quân Trịnh thu được rất nhiều vàng bạc của cải, đồ dùng và con gái, bắt Thái hậu nhà Mạc giải về Thǎng Long. Tới sông Bồ Đề, Thái hậu nhà Mạc nhảy xuống sông tự vẫn. Mạc Mậu Hợp sợ đến mức phải trao hết quyền bính cho con trai là Toàn lên làm vua còn mình thì chạy trốn.

Mạc Mậu Hợp chạy trốn tại một ngôi chùa ở huyện Phượng Nhãn (Bắc Ninh) bị quân Trịnh bắt giải về kinh sư. Sau đó, Mậu Hợp phải chịu treo sống ba ngày, xong chém dầu ở bãi cát Bồ Đề, thủ cấp hiến hoàng đế nhà Lê ở hành tại Vạn Lại xứ Thanh Hóa, bị đóng đinh đem bêu ngoài chợ.

Mạc Mậu Hợp lên ngôi lúc 2 tuổi, ở ngôi 29 nǎm, khi chết 31 tuổi.

Con trai Mạc Mậu Hợp là Toàn, được Mậu Hợp nhường ngôi, tự xưng là Vũ An, nhưng không được nhân tâm ủng hộ, thế cô, ngầm trốn cũng bị quân Trịnh bắt dược đem chém đầu tại bến Thảo Tân.

Như vậy là họ Mạc từ Đǎng Dung đến Mậu Hợp, truyền ngôi được 5 đời thì mất, tống cộng được 66 nǎm.

Sau đó con cháu nhà Mạc rút lên Cao Bằng. Theo sấm Trạng Trình, họ Mạc còn kéo dài được đến 96 nǎm nữa mới bị mất hẳn. Về sau, con cháu nhà Mạc không xưng đế mà chỉ trấn thủ ở vùng núi phía Bắc. Sử nhà Lê chép vào tháng 7 nǎm Giáp Ngọ (1594), Đà quốc công nhà Mạc là Mạc Ngọc Liễn trước khi qua đời để lại thư khuyên Mạc Kính Cung rằng: "Nay họ Mạc khí vận đã hết, họ Lê lại phục hưng, đó là số trời.


  1. TRIỀU HẬU LÊ (LÊ TRUNG HƯNG)
    NAM - BẮC TRIỀU (1533-1593)


Lê Trang Tông (1533-1593)
Lê Trung Tông (1548-1556)
Lê Anh Tông  (1556-1573)
Lê Thế Tông (1573-1599)
Lê Kính Tông (1600-1619)
Lê Thần Tông (1619-1643)
Lê Chân Tông (1643-1649)
Lê Thần Tông (1649-1662)
Lê Huyền Tông (1663-1671)
Lê Gia Tông (1672-1675)
Lê Hy Tông (1676-1705)
Lê Dụ Tông (1705-1728)
Hôn Đức Công (1729-1732)
Lê Thuần Tông (1732-1735)
Lê Y' Tông (1735-1740)
Lê Hiển Tông (1740-1786)
Lê Mẫn Đế (1787-1789)

Lê Trang Tông (1533-1593) 

Niên hiệu: Nguyên Hoà

Nǎm nǎm sau, kể từ ngày bị Mạc Đǎng Dung giành ngôi vua, đến nǎm Quí Tỵ (1533), nhà Lê lại được dựng lên, mặc dù Vua ở đất Lào nhưng đã có niên hiệu, các nhà chép sử gọi đó là thời Lê Trung Hưng (Hậu Lê).

Lê Trang Tông, húy Ninh, lại có tên nữa là Huyến. Là con của Chiêu Tông, cháu xa đời của Thánh Tông. Mẹ là Phạm Thị Ngọc Quỳnh, người sách Cao Trì, huyện Thụy Nguyên (nay là Ngọc Lạc, Thanh Hóa). Khi Đǎng Dung bức Chiêu Tông về kinh thì Duy Ninh chạy về Thanh Hóa, mới 11 tuổi, Lê Quán ẵm chạy sang Ai Lao đổi tên là Huyến. Lúc đó tướng cũ là Chiêu Huân công Nguyễn Kim mật mưu khôi phục, sai Trịnh Duy Thuần cùng Trịnh Duy Sản triệu tập thần dân cũ, đón Duy Ninh lập nên làm vua, bấy giờ 19 tuổi.

Nǎm Quý Tỵ (1533), tháng Giêng, Duy Ninh lên ngôi ở đất Ai Lao, đặt niên hiệu là Nguyên Hòa, tôn đại tướng quân Nguyễn Kim làm Thượng phụ Thái sư Hưng quốc công chưởng nội ngoại sự, lấy hoạn quan là Đinh Công làm thiếu úy hưng Quốc công... 
Tháng 12 nǎm Canh Tý (1540), Nguyễn Kim kéo quân từ Ai Lao về nước đánh Nghệ An, nhiều hào kiệt theo về giúp Trung Hưng. Cuối nǎm Quí Mão (1543), nhà Lê chiếm được Tây Kinh, tướng Dương Chấp Nhất của nhà Mạc phải đầu hàng. Từ đó trong nước dần dần hình thành hai miền chịu sự khống chế của hai lực lượng đối lập: Thanh Hóa, Nghệ An trở vào thuộc vua Lê dưới sự giúp đỡ của các tướng họ nguyễn rồi họ Trịnh (Nam triều), vùng Bắc Bộ trong đó có cả kinh thành thuộc quyền Mạc (gọi là Bắc triều). Từ đó bắt đầu một cuộc nội chiến tàn khốc kéo dài gần 50 nǎm (1545- 1592) gọi là nội chiến Nam - Bắc triều. 

Nǎm Bính Ngọ (1546), Trịnh Kiểm lập hành tại vua Lê ở Vạn Lại (Thọ Xuân, Thanh Hóa). Lấy danh nghĩa phù Lê diệt Mạc, nhiều hào kiệt, danh sĩ đương thời lại tìm vào Thanh Hóa như Lương Đắc Bằng, Phùng Khắc Khoan.

Nǎm Mậu Thân (1548), Lê Duy Ninh mất, thọ 34 tuổi ở ngôi 16 nǎm, quần thần dâng tên hiệu Lê Trang Tông. Trịnh Kiểm cho lập Thái tử là Duy Huyền lên nối ngôi. 

Lê Trung Tông (1548-1556)

Niên hiệu: Thuận Bình

Tên thật là Huyên, con lớn của Trang Tông. Tính tình khoan rộng, thông suốt, có mưu lược đế vương. Nǎm 1548 Trang Tông mất, Huyên được lập lên nối ngôi khi mới 15 tuổi, lấy hiệu là Trung Tông. Công việc trong triều đều giao cho Lương quốc công Trịnh Kiểm quyết định. Nǎm Quý Sửu (1553) vua dời hành tại đến xã Yên Trường (trên tả ngạn sông Chu, thuộc Thọ Xuân, Thanh Hóa), bản doanh của Trịnh Kiểm, nǎm sau, Giáp Dần (1554) lại dời đến xã Biện Thượng (tức Bồng Trung, huyện Vĩnh Lộc, trên sông Mã) là nơi Trịnh Kiểm ở vói mẹ khi còn nhỏ. Cũng nǎm đó nhà Lê bắt đầu đặt chế khoa để chọn nhân tài, kỳ thi nǎm Giáp Dần (1554) lấy đỗ 5 đệ nhất giáp chế khoa xuất thân và 8 người đệ nhị giáp đồng chế khoa xuất thân. Vì quan niệm nhà Lê là chính thống, lúc đó nhiều nhà nho dự thi và làm quen với nhà Lê như Đinh Bạt Tụy, Chu Quang Trứ... Nhà Lê cũng thu hút được một số tướng giỏi như Lê Bá Ly, Nguyễn Khải Khang, Nguyễn Thiếu, Lê Khắc Thận... bỏ nhà Mạc vào phò giúp, nên thế lực ngày càng mạnh. Tháng Giêng nǎm Bính Thìn (1556) vua bǎng khi mới 22 tuổi, không có con nối. Trịnh Kiềm cùng với các đại thần bàn rằng "nước không thể một ngày không vua", bèn sai người đi tìm con cháu họ Lê lập nên.

Lê Anh Tông  (1556-1573) 

Niên hiệu:

- Thiên Hữu (1557)
- Chính Trị (1558-1571)
- Hồng Phúc (1572-1573)

Lê Anh Tông tên húy là Duy Bang, là dòng dõi nhà Lê. Trước đó, anh thứ hai của Lê Thái Tổ tên là Trừ, Trừ sinh ra Khang, Khang sinh ra Thọ, Thọ sinh ra Duy Thiệu, Duy Thiệu sinh ra Duy Khoáng, Duy Khoáng lấy vợ người hương Bố Vệ huyện Đông Sơn sinh ra Duy Bang. Khi Lê Trung Tông mất, không có con nối, Thái sư Trịnh Kiểm cùng các đại thần tìm được Duy Bang đang sống ở hương Bố Vệ (phía Nam thành phố Thanh Hóa), đón về lập làm vua, khi đó ông đã 25 tuổi.

Khi Trịnh Kiểm còn sống, mọi quyền hành trong triều đều do Trịnh Kiểm quyết định, vua chỉ việc nghe theo. 

Cũng trong thời gian này Nguyễn Hoàng nhờ chị gái là Ngọc Bảo (vợ Trịnh Kiểm) xin cho vào trấn thủ xứ Thuận Quảng. Lúc đó Ngọc Bảo sinh được con trai (Trịnh Tùng) có tướng mạo đẹp và tài lạ hơn người, được Kiểm hết sức yêu dấu, vì thế lời xin của Nguyễn Hoàng được chấp nhận.

Tháng 2 nǎm Canh Ngọ (1570) Trịnh Kiểm ốm nặng rồi mất. Anh em Trịnh Cối và Trịnh Tùng tranh giành nhau quyền bính. Lúc này tình hình nhà Lê bị chia rẽ và suy yếu.
Tháng 3 nǎm Nhâm Thân (1572) Lê Cập Đệ ngầm có chí khác, rủ Trịnh Tùng đi thuyền ra giữa sông mưu giết, Trịnh Tùng biết được, nên việc không xong. Từ đấy hai nhà thù oán nhau, bên ngoài giả cách hiệp sức với nhau để đánh Mạc, bên trong đều ngó nhau, đề phòng thích khách. Sau đó Trịnh Tùng lập mưu giết Lê Cập Đệ. Một số quần thần như Cảnh Hấp và Đình Ngạn nói với vua rằng: Tả tướng nắm binh quyền to như vậy, bệ hạ khó lòng đứng được. Vua nghe nói thế, vừa sợ vừa ngờ, bèn ban đêm chạy ra ngoài cùng với 4 Hoàng tử đóng ở thành Nghệ An. Trịnh Tùng cùng với bề tôi lập con thứ 5 của vua Anh Tông là Duy Đàm lên ngôi và sai Nguyễn Hữu Liên đi đón vua cũ. Khi về đến Lôi Dương (Thanh Hóa) Anh Tông bị giết chết.

Như vậy Lê Duy Bang ở ngôi 16 nǎm, thọ 42 tuổi.



Vua Lê - Chúa Trịnh

Lê Thế Tông (1573-1599)

Niên hiệu: 

- Gia Thái (1573-1577) 
- Quang Hưng (1578-1599)

Vua Anh Tông có 5 người con trai, bốn người anh đã chạy cùng vua cha vào Nghệ An, còn lại Duy Đàm là con trai thứ 5, sinh tháng 11 nǎm Đinh Mão (1567), được nuôi ở xã Quảng Thị huyện Thụy Nguyên. Khi Anh Tông chạy ra ngoài, Duy Đàm còn thơ ấu không đi theo được. Tả tướng Trịnh Tùng lập lên nối ngôi, mới 7 tuổi. Trịnh Tùng cho tìm danh nho vào dạy học cho vua, vua học ngày càng tấn tới, hiểu biết rộng cả việc trong sách vở và việc ngoài đời.

Nǎm Tân Mão (1591), tiết chế Trịnh Tùng mở một cuộc hành binh lớn đánh trận quyết định ở Đông Kinh, bắt được Mạc Mậu Hợp, chiếm lại được kinh thành. Tháng 2 nǎm Quý Tỵ (1593), sau khi sửa sang lại được kinh thành, cung điện, Trịnh Tùng cho đón vua Lê từ hành cung Vạn Lại (Thanh Hóa) ra kinh thành Thǎng Long (Đông Kinh).

Ngày 16 tháng 4 nǎm Quý Tỵ (1593) Vua lên chính điện coi chầu, trǎm quan đến chào mừng, đánh dấu sự nghiệp Trung Hưng của nhà Lê đã hoàn thành. Nǎm Mậu Tuất (1598), vua Minh phong cho Lê Duy Đàm là An Nam đô thống sứ, sắc phong và ấn bạc được sứ nhà Minh trực tiếp đưa sang.

Công cuộc Trung Hưng đã hoàn thành, lại được các quan thiên triều trọng vọng, Trịnh Tùng tự xưng làm Đô nguyên súy Tổng quốc chính thượng phụ Bình An vương và định lệ cấp lộc cho vua Lê chỉ được thu thuế một ngàn xã, cấp cho 5.000 lính làm quân túc vệ, 7 con voi và 20 chiếc thuyền rồng. Còn lại quyền hành trong nước đều do Trịnh Vương toàn quyền quyết định, vua chỉ ngồi chắp tay không làm gì, chỉ giữ đại cương. Từ đây thực sự bắt đầu thời kỳ mà sử gọi là Vua Lê chúa Trịnh.

Ngày 24 tháng 8 nǎm Kỷ Hợi (1599), vua bǎng, thọ 33 tuổi ở ngôi được 27 nǎm.

Trịnh - Nguyễn phân tranh

Lê Kính Tông (1600-1619)

Niên hiệu:

- Thuận Đức (1600) 
- Hoằng Đinh (1601-1619)

Vua Kính Tông húy là Duy Tân, là con thứ của Thế Tông. Khi vua Thế Tông bǎng, Bình An vương Trịnh Tùng cùng với triều thần cho rằng thái tử (anh của Duy Tân) tính không thông minh, bèn lập con thứ là Duy Tân, khi đó mới 11 tuổi. Duy Tân có "tướng mạo hùng vĩ", được triều thần đưa lên ngôi ngày 27 tháng 8 nǎm Kỷ Hợi (1599), đại xá, đổi niên hiệu là Thuận Đức, lấy nǎm Canh Tý (1600) làm nǎm Thuận Đức thứ nhất.

Từ nǎm này, bước sang thế kỷ XVII, tình hình chính trị trong nước lại chuyển biến theo một cục diện mới. ở ngoài Bắc, họ Trịnh đã cơ bản dẹp tan được chính quyền nhà Mạc ở kinh đô và đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng các dư đảng của nhà Mạc thì vẫn nổi lên khắp các tỉnh trung du và miền núi Việt Bắc. Cũng vào thời này vấn đề tranh giành quyền lực và xung đột giữa họ Trịnh ở Đàng ngoài và họ Nguyễn ở Đàng trong bắt đầu đặt ra với việc Nguyễn Hoàng tự ý bỏ vào Thuận Quảng. Nhân cơ hội ấy dư đảng của nhà Mạc lại nổi lên.

Trong tình hình đó, vua Lê Kính Tông cùng với Trịnh Xuân (con thứ của Trịnh Tùng) mưu giết Trịnh Tùng nhưng không thành. Trịnh Xuân bị giam vào nội phủ, còn vua Kính Tông thì bị bức thắt cổ chết ngày 12 tháng 5 nǎm Kỷ Mùi (1619).




Lê Thần Tông (1619-1643)

Niên hiệu:

- Vĩnh Tộ (1620-1628) 
- Đức Long (1629-1634)
- Dương Hòa (1635-1643)

Vua Thần Tông húy là Duy Kỳ, con trưởng của Kính Tông. Mẹ là Đoan từ Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trinh, con gái thứ của thượng phụ Bình An vương Trịnh Tùng, sinh ra Duy Kỳ vào ngày 19 tháng 11 nǎm Đinh Mùi (1607). Như vậy, Duy Kỳ là cháu ngoại của Bình An vương Trịnh Tùng. Khi vua Kính Tông bị buộc thắt cổ chết, Bình An vương tôn lập cháu ngoại của mình là Duy Kỳ lên làm vua, khi đó mới 12 tuổi. Duy Kỳ có tướng mạo đế vương: Sống mũi cao, mặt rồng, thông minh, học rộng, mưu lược sâu sắc, giỏi vǎn chương. Đây cũng là một ông vua có quan hệ thật đặc biệt với nhà chúa, cùng với nhà chúa một nhà vui thuận êm ấm.

Tháng 7 nǎm Quí Hợi (1623) nhân dịp Bình an vương Trịnh Tùng mất, Trịnh Xuân lại một lần nữa đem quân nổi lên định tranh ngôi chúa, vương thế tử Trịnh Tráng cùng vua đem quân về Thanh Hóa lo dẹp loạn.

Nǎm Canh Ngọ (1630) Vua lấy con gái của Vương là Trịnh Thị Ngọc Trúc lập làm Hoàng hậu.

Tháng 1 nǎm Quí Mùi (1643) vua nhường ngôi cho con là Lê Duy Hiệu sau 25 nǎm làm vua; tự lên làm Thái thượng hoàng, còn Hoàng hậu họ Trịnh làm Hoàng thái hậu.

Lê Chân Tông (1643-1649)

Niên hiệu: Phúc Thái



Lê Thần Tông

Niên hiệu:

- Khánh Đức (1649-1652)
- Thịnh Đức (1653-1657)
- Vĩnh Thọ (1658-1661) 
- Vạn Khánh 1662

Duy Hiệu được vua cha nhường ngôi từ lúc lên 13 tuổi, lấy hiệu là Chân Tông. Trong thời gian Chân Tông ở ngôi, có một việc đáng chú ý là vào nǎm 1646, vua Minh cho sứ thần sang phong cho Thái thượng hoàng làm An Nam quốc vương. Triều Lê Trung Hưng kể từ Lê Trang Tông đến đây mới được nhà Minh phong tước vương, trước đó chỉ phong An Nam đô thống sứ. Nǎm Kỷ Mão (1649), ở ngôi được 7 nǎm, Duy Hiệu chết không có con nối, Thái thượng hoàng lại cầm quyền chính, tiếp tục triều Lê Thần Tông. 

Nǎm Nhâm Dần (1662) vua Thần Tông bị bạo bệnh, xuống chiếu đổi niên hiệu làm Vạn Khánh nǎm thứ nhất. Cũng nhân dịp này Vua cho thay đổi ngôi Thái tử. Chẳng là trước đó vì chưa có con nối, Vua phải lấy Duy Tào (con riêng của Hoàng hậu Trịnh Thị) làm Hoàng thái tử. Nhưng sau đó Thần Tông có con đặt tên là Vũ.

Nǎm (1662) Nhâm Dần con đích là Duy Vũ đã lên 9 tuổi, Vua cho lập Duy Vũ làm Hoàng thái tử, phế Duy Tào làm thứ nhân, theo về họ mẹ.

Ngày 22 tháng 9 nǎm đó, vua bǎng. Như vậy vua Thần Tông nhà Lê là ông vua thứ hai sau Lê thánh Tông có số nǎm trị vì dài tới 38 nǎm. Song đặc biệt hơn, Lê thần Tông trị vì 25 nǎm, truyền ngôi rồi làm Thái thượng hoàng, khi vua mới chết không có người nối, lại ra làm vua thêm 13 nǎm nữa, thọ 56 tuổi. Ông vua này trị vì trải ba đời vương bên phủ chúa Trịnh: Từ Bình An vương Trịnh Tùng đến Thanh Vương (Trịnh Tráng) rồi đến Tây Vương Trịnh Tạc. Đời bấy giờ cho vua Thần Tông là bậc vua giỏi, nhưng có chê ở hai điểm: Chốn cung vi không có đế độ và mê hoặc Phật giáo.

Lê Huyền Tông (1663-1671) 

Niên hiệu: Cảnh Trị

Huyền Tông tên là Duy Vũ, con Thần Tông, em của Chân Tông, khi Thần Tông mất vũ mới lên 9 tuổi, Tây vương Trịnh Tạc theo di mệnh lập lên. Duy Vũ là con do Phạm Thị Ngọc Hậu, người làng Ouả Nhuệ, huyện Lôi Dương (Thọ Xuân, Thanh Hóa) sinh ra.
Nǎm Â't Tỵ (1665), mặc dù mới 11 tuổi, nhà vua cũng sách lập chính cung Trịnh Thị Ngọc A'ng làm Hoàng hậu. Trịnh Thị Ngọc A'ng là con gái thứ của Tây vương Trịnh Tạc. Khi nhà vua lên ngôi đón vào trong cung, lấy làm Hoàng hậu.

Bấy giờ ở bên Trung Quốc, nhà Minh đã mất, nhà Thanh lên, tháng 3 nǎm Đinh Mùi (1667) nhà Thanh sai sứ sang phong cho vua làm An Nam quốc vương. Vua Lê sai chánh sứ Lê Hiệu, phó sứ Dương Hạo và Đồng Tồn Trạch sang nhà Thanh nộp lễ cống hàng nǎm và tạ ơn việc tặng bạc lụa. Đây là lần đầu tiên nước ta có quan hệ ngoại giao với triều Thanh.

ở ngôi được 9 nǎm, ngày 15 tháng 10 nǎm Tân Hợi (1671) vua bǎng, lúc này mới có 18 tuổi, không có con nối. 

Lê Gia Tông (1672-1675) 

Niên hiệu: 

- Dương Đúc (1672-1673) 


- Đúc Nguyên (1674-1675)

Vua húy là Duy Cối, con thứ của Thần Tông. Trước đấy, khi Thần Tông bǎng, Hoàng thái tử Duy Cối (có sách chép là Duy Khoái) mới lên 2 tuổi, vương Trịnh Tạc và vương Tạc là Trịnh Thị Ngọc Lung đón về nuôi ở trong vương phủ, dạy bảo hun đúc, giúp nên đức tính. Khi Huyền Tông bǎng không có con nối, Trịnh Tạc bèn xuống chỉ cho Tiết chế phủ và các đại thần vǎn võ trǎm quan lập Hoàng đế Lê Duy Cối lên ngôi vua khi đó ông mới 11 tuổi. Vua làm lễ đǎng quang vào ngày 19 tháng 11 nǎm Tân Hợi (1671), lấy niên hiệu Dương Đức, tôn chính phi của vương là Trịnh Thị Ngọc Lung làm Quốc thái mẫu.


Nǎm Giáp Dần (1674) Vua tôn phong thân sinh mẫu là Lê Thị Ngọc Hoàn (quê ở xã Phúc Lộc, huyện Thụy Nguyên, Thanh Hóa) làm Chiêu Nghi.

Nhà vua diện mạo khôi ngôi, thân thể vạm vỡ, tính khoan hòa, có độ lượng của một ông vua. Vua ở được 4 nǎm, mất lúc 15 tuổi, không có con nối.

Lê Hy Tông (1676-1705)

Niên hiệu: 

- Vĩnh Trị (1678-1680)
- Chính Hòa (1681-1705)

Lê Hy Tông có tên là Duy Cáp (có sách chép là Duy Hợp), là con thứ của Thần Tông và là em của Gia Tông. Khi Thần Tông qua đời, ông còn nằm trong bụng mẹ mới được 4 tháng. Thần Tông dặn dò Tây vương Trịnh Tạc bảo hộ, sau này cho Duy Cáp nối ngôi. Lúc Gia Tông chết Duy Cáp lên 13 tuổi, được Tây vương phò lên ngôi vua. Lấy ngày sinh làm "Thiên minh thánh tiết". Nhà vua tuân giữ cơ nghiệp có sẵn, rũ tay áo mà hưởng cuộc thịnh trị. Kỷ cương thì chấn hưng, thưởng phạt thì nghiêm túc và công minh, phần nhiều các công khanh đều xứng đáng với chức vụ, trǎm quan kính giữ phép tắc chế độ, nhân dân yên nghiệp làm ǎn. Đó là các nǎm dưới niên hiệu Vĩnh Trị (1676- 1680) và Chính Hòa (1681- 1704). Người đời bấy giờ ca ngợi là bậc nhất thời Trung Hưng. Tháng 4 nǎm Â't Dậu (1705), sau khi ở ngôi 30 nǎm, Vua ban chiếu truyền ngôi cho Hoàng thái tử Lê Duy Đường rời sang ở cung khác. Nhường ngôi rồi Vua còn vui sống cảnh nhàn 12 nǎm nữa mới mất, thọ 54 tuổi.

Lê Dụ Tông (1705-1728) 

Niên hiệu: 

- Vĩnh Thịnh (1706-1719) 
- Bảo Thái (1720-1729)

Vua húy là Duy Đường, con trưởng Lê Hy Tông, được nhường ngôi nǎm Â't Dậu (1705). Sau khi lên ngôi đổi tên niên hiệu là Vĩnh Thịnh.

Bấy giờ thừa hưởng cơ nghiệp thái bình, không xảy binh đao vì chiến tranh Trịnh - Nguyễn tạm dừng. Trong nước vô sự, triều đình có làm được nhiều việc. Pháp độ được đầy đủ, kỷ cương thi hành được hết. Xứ xa lạ thì dâng lễ vật tỏ lòng thành, Trung Quốc thì trả lại đất. Nhà vua rũ tay áo, ngồi ở trên, không phải khó nhọc mà mọi việc đâu ra đấy. Khi nói đến cuộc thịnh trị lúc bấy giờ người phải kể đến công lao giúp chính của chúa Trịnh Cương.... Nhưng các cải cách đó chưa thu được kết quả thì Trịnh Cương qua đời. Ngày 20 tháng 4 nǎm Kỷ Dậu (1729) Nhà vua nhường ngôi cho Thái tử Duy Phương rồi ra ở cung Kiền Thọ, xưng là Thuận Thiên thừa vận Hoàng thượng, khi đó Vua 49 tuổi. Như vậy vua Lê Dụ Tông làm vua được 24 nǎm. Tháng Giêng nǎm Tân Hợi (1731) Thái thượng hoàng mất, thọ 52 tuổi.

Hôn Đức Công (1729-1732)

Niên hiệu: Vĩnh Khánh

Lê Thuần Tông (1732-1735) 

Niên hiệu: Long Đức

Sau khi Hoàng thái tử Lê Duy Phương được vua cha nhường ngôi, ban lời chiếu khá dài nói về công lao khai sáng của Lê Thái Tổ, công cuộc Trung Hưng và vai trò của các chúa Trịnh... rộng ban ấn điền 5 điều cho thần dân cả nước. Nhưng ngôi vua của Lê Duy Phương không đứng vững, về sau khi Trịnh Cương mất, Trịnh Giang lên nối nghiệp chúa thì tình hình lại thay đổi.

Nguyên do là, trước đó con trưởng của vua là Lê Duy Tường đã 28 tuổi, được ở ngôi đông cung đã 10 nǎm, lẽ ra phải được truyền ngôi. Nhưng Duy Tường còn có một người em khác mẹ là Duy Phương, 19 tuổi, do chính phi Trịnh Thị (con gái Trịnh Cương) sinh ra.

Trịnh Cương muốn bỏ người con cả để lập cháu ngoại của mình lên ngôi, mới quanh co làm ra lời bàn phong quan, ban tước, rồi ép vua Dụ Tông phải nhường ngôi cho Duy Phương. Duy Phương lên ngôi, ngay lập tức tôn mẹ là Trịnh Thị lên làm Hoàng thái hậu và lại tiếp tục lấy một chính phi họ Trịnh làm Hoàng hậu. Nhưng khi Trịnh Giang lên cầm quyền, muốn tỏ rõ uy quyền, Giang bỏ hết các phép tắc của cha. Các chính sách thuế khóa tài chính mà Trịnh Cương cho thi hành từ các nǎm 1720- 1730 đều bị hủy bỏ. Về việc định ngôi vua cũng vậy, tháng 8 nǎm Nhâm Tý (1732) Trịnh Giang truất Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trang xuống làm quận quân, vu cho Vua có tư tình với các cung phi của người khác, Trịnh Giang bắt ép Vua ra ở cung riêng. Những thứ cung đốn cho Vua dùng đều bị bớt xén đi, rồi truất Vua xuống là Hôn Đức Công, dời đến ở một ngôi nhà bên ngoài thành, buộc phải thắt cổ chết vào tháng 9 nǎm Â't Mão (1735).

Giết vua rồi, Giang cho dẫn 12 người con của Dụ Tông vào phủ đường để xem mặt. Duy Tường là con trưởng, đáng được lập làm vua. Giang liền sai viên quan hộ vệ Duy Tường đến cung Từ Thọ, làm lễ cáo Thái miếu và lập lên làm vua, tức là vua Thuần Tông.
Duy Tường lên ngôi đổi niên hiệu là Long Đức, Duy Tường làm vua không được lâu, chỉ bốn nǎm sau, Vua mất, thọ 37 tuổi, quần thần dâng tôn hiệu là Thuần Tông Giản hoàng đế.

Lê Y' Tông (1735-1740) 

Niên hiệu: Vĩnh Hựu

Sau khi Thuần Tông Giản hoàng đế mất, Trịnh Giang cho lập Duy Thận, con thứ 11 của Dụ Tông, em của Thuần Tông lên ngôi. Mặc dù Thuần cũng có con đã lên 19 tuổi, nhưng Trịnh Giang cho rằng Duy Diên (con Thuần Tông) tuổi đã trưởng thành và nhận thấy Duy Thận là cháu ngoại bà Thái phi họ Vũ (mẹ của Trịnh Cương, bà của Trịnh Giang), trước kia vẫn nuôi nấng Thận ở trong phủ, thân cận yêu thương và có phần dễ kiềm chế hơn. Thế là Giang quyết định cho Duy Thận khi đó 17 tuổi lên nối ngôi. Bầy tôi trong triều không ai dám nói gì cả. Duy Thận lên ngôi lấy niên hiệu là Vĩnh Hựu.

Dưới thời cầm quyền của Trịnh Giang, tình hình trong nước lại mất ổn định. Giang là kẻ vô cùng bạo ngược, không việc gì là không làm: sát hại công thần, tự cho thi tiến sĩ ở phủ đường..., giết vua nọ lập vua kia...

Từ ngày làm việc bạo nghịch giết vua, Trịnh Giang lấn quyền Vua ngày một quá quắt. Thêm vào đó lại chơi bời dâm dục không còn mức độ nào cả, vì thế Giang bị mắc chúng bệnh kinh quí, sợ sấm sét. Từ đó Giang không bước chân ra ngoài, Công Phụ cùng đồ đảng của hắn càng có dịp chuyên quyền, lũng đoạn triều chính. Các quan đại thần kế tiếp nhau người bị giết, người bị phạt. Chính sự trái ngược, thuế khóa nặng nề, lòng dân mong cho chóng nổi lên loạn lạc. Lúc ấy hàng loạt cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra ở khắp nơi... Quân khởi nghĩa vây các cấp, các thành, triều đình không thể ngǎn cấm được.

Trước tình hình đó Trịnh thái phi là Vũ Thị (vợ Trịnh Cương, mẹ Trịnh Giang và Trịnh Doanh) cho triệu Nguyễn Quý Cảnh và một số quần thần khuyên Trịnh Doanh đứng ra thay Trịnh Giang để trừ hoạn nạn trong cung phủ. Nǎm Canh Thân (1740) Trịnh Doanh lên thay Trịnh Giang, tháng 5 nǎm ấy Doanh ép vua truyền ngôi cho Duy Diên, con trường của Thuần Tông. Tôn nhà vua lên làm Thái thượng hoàng. Như vậy Y' Tông ở ngôi được 5 nǎm, khi nhường ngôi mới 21 tuổi. Nhường ngôi rồi Y' Tông đến ở điện Cần Thọ, được 19 nǎm thì chết, thọ 40 tuổi.



Каталог: 2007
2007 -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ
2007 -> BỘ NÔng nghiệP & phát triển nông thôn cục trồng trọt giới Thiệu
2007 -> 10tcn tiêu chuẩn ngành 10tcn 1011 : 2006 giống cà RỐt-quy phạm khảo nghiệm tính khác biệT, TÍnh đỒng nhấT
2007 -> TIÊu chuẩn ngành 10tcn 683 : 2006 giống dưa chuột-quy phạm khảo nghiệM
2007 -> PHÁt triển nông thôN
2007 -> ĐOÀn tncs hồ chí minh
2007 -> List of the countries of the world sorted by total area
2007 -> Số: 962/QĐ-ubnd vĩnh Long, ngày 16 tháng 5 năm 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> BẢn cáo bạch domesco vcbs

tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương