SƠ LƯỢc lịch lịc sử việt nam nhà NƯỚc sau công nguyên bắc thuộc lần thứ nhấT


NHÀ ĐINH VÀ SỰ THỐNG NHẤT NƯỚC NHÀ



tải về 0.71 Mb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích0.71 Mb.
#10742
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

NHÀ ĐINH VÀ SỰ THỐNG NHẤT NƯỚC NHÀ

Đinh Tiên Hoàng (968-970)
Phế Đế (979-980)

Đinh Tiên Hoàng (968-970)

Niên hiệu: Thái Bình (970-979)

Đinh Bộ Lĩnh người động Hoa Lư, Châu Đại Hương (Hoa Lư, Ninh Bình), con Đinh Công Trứ, một nha tướng của Dương Đình Nghệ giữ chức Thứ sử Châu Hoan. Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, thường đi chơi với trẻ chǎn trâu, bắt chúng khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước và lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau. Lớn lên, nhờ thông minh, có khí phách lại có tài thao lược nên khi Bộ Lĩnh dựng cờ dấy nghĩa mong lập nghiệp lớn, dân làng theo ông rất đông.
Nǎm Tân Hợi (951) đời hậu Ngô vương, Nam Tấn vương cùng Thiền Sách vương đem quân đến đánh nhưng cả hai đều đại bại phải rút quân về. Đến khi nhà Ngô mất, Đinh Bộ Lĩnh dụ hàng được các sứ quân Ngô Xương Xí, phá được Đỗ Động của Nguyễn Cảnh Thạc. Từ đó, Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu được đấy, được tôn là Vạn Thắng vương. Chỉ trong một nǎm, Đinh Bộ Lĩnh đã bình được các sứ quân, lập thành nghiệp đế.
Nǎm Mậu Thìn (968) Vạn Thắng vương lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Tiên Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Đinh Tiên Hoàng xây cung điện chế triều nghi, định phẩm hàm quan vǎn, quan võ, phong cho Nguyễn Bặc là Đinh Quốc Công, Lê Hoàn làm Thập Đạo tướng quân (tổng chỉ huy quân đội) và phong cho con là Đinh Liễn là Nam Việt Vương. Nǎm Kỷ Mão (979) Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn bị tên Đỗ Thích giết chết. Đỗ Thích trước làm lại, đêm nằm mơ thấy sao rơi vào mồm, tưởng là điềm báo được làm vua bèn định bụng sát hại minh chủ. Một hôm Đỗ Thích thấy vua Đinh say rượu nằm trong cung bèn lẻn vào sát hại rồi tìm giết nốt con cả là Đinh Liễn. Triều thần tìm bắt được Đỗ Thích đem xử tội và tôn Vệ vương Đinh toàn lên làm vua. Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 nǎm, thọ 56 tuổi.

Phế Đế (979-980)

Đinh Tiên Hoàng có 3 người con trai: Đinh Liễn, Đinh Toàn (có sách gọi là Đinh Tuệ) và Đinh Hạng Lang. Đinh Liễn và Đinh Hạng Lang đã chết, mặc nhiên Đinh Toàn kế nghiệp ngôi vua.

Các đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc thấy vua còn nhỏ quyền bính nằm cả trong tay Thập đạo tướng quân lê Hoàn, lại nghi Lê Hoàn tư thông với Dương Thái Hậu (Dương Vân Nga), nên cử binh mã đến đánh, nhưng bị Lê Hoàn giết sạch.

Dương Vân Nga thay con cầm quyền trị nước cũng thấy rõ chỉ có Tập đạo tướng quân lê Hoàn là người có khả nǎng gỡ rối được tình hình nghiêm trọng cần kíp lúc này. Huống chi ý chí quân đội cũng muốn tôn người chỉ huy của họ lên ngôi tối thượng, thay cho vị vua 6 tuổi là con Dương Vân Nga. Bởi vậy, Dương Vân Nga đã lấy chiếc long bào choàng lên vai Lê Hoàn trong tiếng hò reo dậy trời của quân sỹ.

Đinh Toàn chỉ làm vua được 8 tháng, sử gọi là Phế Đế rồi tồn tại với tước vương (Vệ Vương) có mặt trong triều đình Tiền Lê 20 nǎm. Nǎm Tân Sửu (1001) trong dịp cùng vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) đi dẹp loạn Cử Long thuộc vùng Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá, Đinh Toàn bị trúng tên hy sinh trên chiến thuyền vào tuổi 27.

Như vậy triều Đinh làm vua được 2 đời, cả thảy 14 nǎm. Lê Hoàn lên làm vua, Dương Vân Nga trở thành Hoàng hậu.



  1. NHÀ TIỀN LÊ (980-1009)

Lê Đại Hành (980-1005)
Lê Trung Tông (1005)
Lê Long Đĩnh (1005-1009)

Lê Đại Hành (980-1005)

Niên hiệu:

- Thiên Phúc (980-988)
- Hung Thống (989-993)
- Ư'ng Thiên (994-1005)

Lê Hoàn sinh nǎm (941) ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá trong một gia đình nghèo khổ  "bố dỡ đó, mẹ xó chùa". Cha họ Lê, mẹ là Đặng Thị Sen đều lần lượt qua đời khi Lê Hoàn còn nhỏ tuổi. Bởi vậy, cũng ngay từ bé, Lê Hoàn phải làm con nuôi cho một vị quan nhỏ, người cùng họ. Lớn lên, Lê Hoàn đi theo Nam Việt vương Đinh Liễn. Trong công cuộc đánh dẹp các sứ quân, Lê Hoàn tỏ rõ là người có tài nên được Đinh Bộ Lĩnh giao cho trông coi 2000 binh sĩ. Đến khi dẹp yên các sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên cơ nghiệp nhà Đinh, Lê Hoàn được phong chức Thập đạo tướng quân, Điện tiền đô chỉ huy sứ của triều đình Hoa Lư. Lúc này Lê Hoàn vừa tròn 30 tuổi.

Tháng 10 nǎm Kỷ Mão (979), cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết hại, Đinh Toàn 6 tuổi lên ngôi vua, Lê Hoàn làm nhiếp chính, trong một tình thế đầy khó khǎn. Các đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp nổi loạn nhưng đã bị Lê Hoàn dẹp tan.

Tháng 7 nǎm Canh Thìn (980) đại quân Tống theo đường thủy bộ xâm lược Đại Cồ Việt. Lê Hoàn lúc nào đã lên ngôi hoàng đế tức Lê Đại Hành, vừa triển khai lực lượng sẵn sàng chiến đấu vừa sai sứ đưa thư cầu hoà. Vua Tống đòi Dương Vân Nga và con là Đinh Toàn sang chầu. Tình thế bức bách, Lê Hoàn buộc phải cho quân đánh giặc quyết bảo vệ đất nước. Ông đã tái tạo một Bạch Đằng, sáng tạo một Chi Lǎng, thắng lớn trên cả hai mặt trận thuỷ bộ, giết tướng giặc Hầu Nhân Bảo, diệt quá nửa quân Tống, buộc vua Tống phải xuống chiếu lui quân.

Đại thắng nǎm Tân Tỵ (981) đã mở đầu kỷ nguyên Đại Việt bách thắng bọn phong kiến phương Bắc.

Không chậm trễ, Lê Hoàn dốc sức chǎm lo xây dựng và bảo vệ đất nước. Bên trong, Lê Hoàn chống cát cứ, xây dựng cơ sở của nền kinh tế. Đối với bên ngoài ông thi hành chính sách ngoại giao mềm dẻo khôn khéo nhưng kiên quyết bảo vệ nền độc lập của đất nước. Ông là một vị vua nội trị, ngoại giao đều xuất sắc.

Nǎm Â't Tỵ (1005) vua Lê Hoàn mất, thọ 65 tuổi, làm vua được 24 nǎm. Theo thông lệ, khi vua mất chưa đặt tên thuỵ thì gọi là Đại Hành. Trường hợp vua Lê Hoàn lấy Đạ Hành làm Thuỵ hiệu là vì Lê Ngoạ Triều và triều thần không đặt tên thuỵ cho ông.

Lê Trung Tông (1005)

Vua Lê Đại Hành có 4 hoàng tử là Long Du, Ngân Tích, Trung Tông Long Việt và Lê Long Đĩnh (Ngoạ Triệu). Vua Đại Hành đã định cho người con thứ ba là Long Việt làm Thái tử. Nhưng đến lúc vua mất, các hoàng tử tranh nhau ngôi, đánh nhau trong 7 tháng. Đến khi Long Việt vừa lên ngôi được 3 ngày thì bị em là Long Đĩnh sai người vào cung giết chết, thọ 23 tuổi. Sử gọi là Lê Trung Tông.



Lê Long Đĩnh (1005-1009)

Niên hiệu: Ư'ng Thiên (1006-1007); Cảnh Thuỵ (1008-1009)

Long Đĩnh là người bạo ngược, tàn ác như Kiệt, Trụ ở bên Tàu. Khi đã giết anh, chiếm được ngôi vua, Long Đĩnh càng tàn  bạo. Vua hay lấy việc giết làm trò chơi. Có những toịo nhân phải tội hình, vua cho lấy rơm tẩm dầu quấn vào người rồi đốt cho chế. Có trường hợp vua cho tù trèo lên cây cao rồi sai người chặt gốc cây đổ. Vua còn bỏ ngưòi vào sọt rồi đem thả xuống sông. Vua thích chí ngồi xem đao phủ thực hiện mệnh lệnh ác độc của mình. Có lần vua lấy mía để lên đầu nhà sư mà róc vỏ, thỉnh thoảng vờ nhỡ tay bổ dao vào đầu sư chảy máu, trông thấy thế vua thích thú vui cười. Vào các buổi chầu, vua cho tên hề nói khôi hài, hay nhại lại lời tâu bầy của các đại thần để gây cười. Vì sống dâm dục quá độ, vua mắc bệnh không ngồi được. Bởi vậy đến buổi chầu, vua cứ nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là Ngoạ Triều.

Long Đĩnh làm vua được 2 nǎm đổi niên hiệu là Cảnh Thuỵ. Nǎm sau (1009) thì mất, làm vua được 4 nǎm, thọ 24 tuổi.

Long Đĩnh mất, con tên là Sạ còn bé, đình thần nhân dịp tôn Lý Công Uẩn lên làm vua, khởi dựng sự nghiệp triều Lý hiển hách. Triều Lý và các triều đại tiếp theo sẽ được giới thiệu ở phần - Các triều đại Việt nam từ thế kỷ 11 đến thời kỳ thuộc Pháp.


  1. TRIỀU LÝ (1010 - 1225)

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐỘC LẬP

Lý Thái Tổ (1010-1028) 
Lý Thái Tông (1028-1054)
Lý Thánh Tông (1054-1072)
Lý Nhân Tông (1072-1127)
Lý Thần Tông (1128-1138)
Lý Anh Tông (1138-1175)
Lý Cao Tông (1176-1210)
Lý Huệ Tông (1211-1225)
Lý Chiêu Hoàng (1224-1225)

Lý Thái Tổ (1010-1028) 

Niên hiệu: Thuận Thiên 

Người khởi dựng triều Lý là Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp, (Từ Sơn, Bắc Ninh) Công Uẩn sinh nǎm Giáp Tuất (974), là con nuôi của thiền sư Lý Khánh Vǎn từ nǎm 3 tuổi và truyền thuyết vẫn cho rằng ông là con của Vạn Hạnh, anh ruột Khánh Vǎn.

Cũng theo truyền thuyết, ông thân sinh ra Lý Công Uẩn nhà nghèo đi làm ruộng thuê ở chùa Tiên Sơn (An Phong, Bắc Ninh) phải lòng một tiểu nữ rồi làm nàng có thai Nhà sư thấy thế đuổi đi nơi khác. Hai vợ chồng dẫn nhau đến khu rừng Báng mệt mỏi, dừng lại nghỉ. Chồng khát nước, đến chỗ giếng nước giữa rừng uống, chẳng may sẩy chân chết đuối. Vợ chờ lâu không thấy, đến xem thì đất đã đùn lấp giếng. Người phụ nữ bất hạnh than khóc một hồi rồi xin vào ngủ nhờ ở chùa Ư'ng Tâm gần đấy. Sư trụ trì chùa Ư'ng Tâm đêm trước nằm mơ thấy Long thần báo mộng rằng: "Ngày mai dọn chùa cho sạch có Hoàng đế đến". Tỉnh dậy, nhà sư sai chú tiểu quét dọn sạch sẽ, túc trực từ sáng đến chiều chỉ thấy một người đàn bà có thai xin ngủ nhờ. Được vài tháng bỗng có chuyện lạ: Một đêm khu tam quan của chùa sáng rực hẳn lên, hương thơm ngào ngạt lan toả. Nhà sư cùng bà hộ chùa ra xem thì thấy người đàn bà ấy đã sinh một con trai, hai bàn tay có bốn chữ son "sơn hà xã tắc". Sau đó, trời bỗng nổi trận mưa to gió lớn, mẹ chú bé chết ngay khi sinh con và chú bé được nhà chùa nuôi nấng. Khi 8, 9 tuổi nhà sư cho chú bé theo học sư Vạn Hạnh ở chùa Tiên Sơn. Chú bé đó là Lý Công Uẩn.

Công Uẩn lớn lên tỏ rõ có chí lớn khác thường. Ông đến Hoa Lư làm quan nhà Tiền Lên đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Khi vua Thiếu Đế bị giết, ông ôm thây vua khóc. Vua Ngoạ Triều khen là trung, cử ông làm Tả tướng quân chế chỉ huy sứ, thống lĩnh hết quân túc vệ.

Theo truyền thuyết, làng Cổ Pháp h ồi ấy có cây gạo cổ thụ bị sét đánh tước lần vỏ ngoài lộ ra mấy câu sấm. Sư Vạn Hạnh xem cấu sấm ấy biết điềm nhà Lê đổ nhà Lý sắp lên bèn bảo Công Uẩn rằng:

- Mới rồi tôi thấy lời phù sấm kỳ dị, biết rằng họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều nhưng không ai bằng ông là người khoan từ nhân thứ, được lòng dân chúng mà binh quyền nắm trong tay. Người đứng đầu muôn dân chẳng phải ông thì còn ai?

Sợ câu nói ấy tiết lộ, Lý Công Uẩn phải nhờ người đem giấu Vạn Hạnh ở chùa Tiên Sơn.

Khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn đã ngoài 35 tuổi. Vua kế tự Long đĩnh còn nhỏ, Lý Công Uẩn chỉ huy quân túc vệ trong cuốn cung cấm. Bấy giờ lòng người đã oán giận nhà Lê nên quan Chi hậu là Đào Cam Mộc cùng các quan trong triều tôn Lý Công Uân lên ngôi hoàng đế tức vua Thái Tổ nhà Lý. Vua Thái Tổ thấy Hoa Lư hẹp bèn dời đô về La Thành. Tháng 7 nǎm Thuận Thiên nguyên niên (1010) vua khởi sự rời đô. Khi ra đến La Thành, Thái Tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên liền đổi Đại La thành Thǎng Long thành (tức Hà Nội bây giờ), đổi Hoa Lư thành phủ Tràng An và Cổ Pháp thành phủ Thiên Đức. Vua Thái Tổ chỉnh đốn việc cai trị, chia nước làm 24 lộ, gọi Hoan Châu và A'i Châu là trại.

Vốn thông minh bẩm sinh, lại được nhập thân vǎn hoá ở một vùng đất vǎn minh, vǎn hiến, lại được sự nuôi dạy của những vị cao tǎng xuất chúng, Lý Công Uẩn thực sự là người con ưu tú của dân tộc. Ông đã cùng triều Lý làm rạng danh nước Đại Việt, viết nên những trang sử oanh liệt dựng nước và giữ nước.

Chùa Ư'ng Tâm nơi ông sinh ra bây giờ có tên là chùa Dặn.

Ngôi huyệt chỗ giếng nước ở rừng Báng nǎm xưa, những gò ở xung quanh trông giống như hoa sen nở 8 cánh nên nhà Lý truyền ngôi được 8 đời.

Vua Lý Thái Tổ trị vì 19 nǎm thì mất, thọ 55 tuổi.

Lý Thái Tông (1028-1054) 

Niên hiệu:

- Thiên Thành (1028-1033); 
- Thống Thuỵ (1034-1038); 
- Càn Phù Hữu Đạo (1039-1041); 
- Minh Đạo (1042-1043); 
- Thiên Cảm Thánh Võ (1044-1048); 
- Sùng Hưng Đại Bảo (1049-1054) 

Sau khi vua Lý Thái Tổ mất con trưởng của ông là Lý Phật Mã (còn có tên khác là Lý Đức Chính) lên thay gọi là vua Lý Thái Tông, ông lên lên ngôi đúng vào tuổi thanh niên cường tráng: 28 tuổi (ông sinh nǎm 1000, lên ngôi nǎm 1028). Anh em trong gia đình vua Lý Thái Tổ cũng khá đông. Vì vậy, vua Lý Thái Tổ vừa mất chưa làm lễ tế táng, các hoàng tử Võ Đức Vương, Dực Thánh Vương và Đông Chính Vương đã mang quân bản bộ đến vây thành để tranh ngôi của Thái tử.

Phật Mã biết âm mưu của mấy người em phản loạn ấy. Ông vội vàng tổ chức việc phòng giữ cung cấm, rồi cho gọi các tướng tá thuộc hạ của mình vào bàn cách đối phó. Sau khi dẹp xong loạn  ông chính thức lên ngôi lấy niên hiệu Thiên Thành khi ông vừa tròn 28 tuổi. Ông đã tham gia nhiều trận chiến với những chiến công chói lọi, mang lại sự bình yên thịnh vượng cho dân chúng. Ông cho xây dựng chùa Một Cột nǎm 1049, ông còn dạy cung nữ dệt gấm vóc để dùng và không dùng vải của nước Tống nữa.

Vua Lý Thái Tông trị vì được 27 nǎm, đến nǎm Giáp Ngọ (1054) thì mất thọ 55 tuổi.



Lý Thánh Tông (1054-1072)

Niên hiệu:

- Long thuỵ Thái Bình (1054-1058) 
- Chương thánh Gia Khánh (1059-1065) 
- Long chương Thiên tự (1066-1967) 
- Thiên chức Bảo Tượng (1068) 
- Thần võ (1069-1072) 

Vua Lý Thánh Tông tên thật là Lý Nhật Tôn con trai vua Lý Thái Tông sinh ngày 25 tháng 2 nǎm Quí Hợi (1023). Khi vua  Lý Thái Tông mất ông lên ngôi ở tuổi 31. Ông đã theo cha chinh chiến nhiều nơi và lập nhiều chiến công xuất sắc. Ông có một tấm lòng vị tha trung hậu, ân xá cho nhiều kẻ tù tội không đáng tội, cho xây dựng nhiều chùa chiền. Thời Ông trị vì Ông đặc biệt chú trọng công việc chính trị, an dân, trọng nông, lưu tâm đến việc phòng bị đất nước và phát huy thanh thế quân uy của mình đối với nước ngoài. Ông lập Hoàng hậu là Nguyên Phi Y' Lan, nǎm Nhâm Thân (1072) vua Lý Thánh Tông chết đột ngột, trị vì được 17 nǎm, thọ 50 tuổi.



Lý Nhân Tông (1072-1127)

Niên hiệu:

- Thái Ninh (1072-1075) 
- Anh Võ Chiêu Thắng (1076-1084) 
- Quảng Hữu (1085-1091) 
- Hội Phong (1092-1100) 
- Long Phù (1101-1109) 
- Hội Tường Đại Khánh (1110-1119) 
- Thiện Phù Duệ Võ (1120-1126) 
- Thiên Phù Khánh Thọ (1127) 

Lý Nhân Tông có tên gọi là Lý Càn Đức con của vua Lý Thánh Tông và Nguyên Phi Y' Lan, sinh ngày 25 tháng giêng nǎm Bính Ngọ (1066), vua Lý Thánh Tông mất sớm khi Càn Đức mới 7 tuổi. Lý Nhân Tông lên ngôi nǎm 1072 vì ít tuổi nên phải nhờ sự giúp đỡ của mẹ là Thái Phi Y' Lan. Đến tuổi trưởng thành, Ông bộc lộ nhiều khả nǎng chính trị, chú trọng người tài giỏi đưa vào Viện Hàn lâm. Ông còn rất quan tâm đến vấn đề nông nghiệp nên cho đắp đê phòng chống lũ lụt. Có một điều không vui đối với vua Lý Nhân Tông là Ông không có con trai.

Lý Nhân Tông làm vua đến nǎm 1127 thì mất trị vì được 56 nǎm, thọ 63 tuổi.

Lý Thần Tông (1128-1138)

Niên hiệu

- Thiên Thuận (1128-1132)
- Thiên Chương Bảo Tự (1133-1137)

Vua Lý Nhân Tông khồng có con trai, lập con của Hoàng Đệ là Sùng Hiền hầu Dương Hoán lên làm thái tử nay kế vị ngôi Hoàng Đế tức là Vua Thần Tông.

Thần Tông vừa lên ngôi liền đại xá cho các tù phạm và trả lại ruộng đất tịch thu của quân dân ngày trước. Vua thực hiện chính sách ngụ binh ư nông, cho binh lính đổi phiên cứ lần lượt 6 tháng một lần được về làm ruộng. Do vậy sản xuất nông nghiệp phát triển. Dân no đủ nên giặc giã cũng ít. Thần Tông làm vua được 10 nǎm, thọ 23 tuổi.

Lý Anh Tông (1138-1175)

Niên hiệu:

- Thiệu Minh (1138-1139)
- Đại Đinh (1140-1162)
- Chính Long Bảo Ư'ng (1163-1173)
- Thiên Cảm Chí Bảo (1174-1175)

Vua Lý Anh Tông là con trai vua Lý Thần Tông kế vị ngôi vua khi mới 3 tuổi. Bởi vậy, Thái hậu Lê Thị cầm quyền nhiếp chính. Lê Thái hậu lại tư thông với Đỗ Anh Vũ, nên mọi việc lớn nhỏ trong triều đều nằm trong tay vị đại thần họ Đỗ này cả. May thay triều đình lúc đó có nhiều tôi giỏi như Tô Hiến Thành, Hoàng Nghĩa Hiền, Lý Công Tín nên tham vọng của Đỗ Anh Vũ bị chặn lại. Tô  Hiến Thành giúp vua đánh Đông dẹp Bắc, giữ cho nước được yên mà còn luyện tập quân lính kén chọn những người tài giỏi cho làm tướng, coi quân trị dân. Bởi vậy, nước Đại Việt hồi ấy trở nên hùng mạnh.

Vua Anh Tông mất (1176), trị vì được 37 nǎm, thọ 40 tuổi, đổi niên hiệu 4 lần

Lý Cao Tông (1176-1210)

Niên hiệu:

- Trịnh Phù (1176-1185)
- Thiên Tư Gia Thuỵ (1186-1209)
- Thiên Gia Bảo Hựu (1202-1204)
- Trị Bình Long Ư'ng (1205-1210)

Vua Lý Cao Tông (tên gọi là Lý Long Cán) con thứ của vua Anh Tông lên ngôi lúc 3 tuổi (nǎm 1176). Khi còn bé được người hiền tài là Thái Uý Tô Hiến Thành giúp đỡ, về sau do bị bệnh Tô Hiến Thành mất (lúc đó Lý Long Cán mới được 6 tuổi) triều đình đã không nghe lời ông trong việc sử dụng người. Triều đình bắt đầu suy.

Khi Lý Cao Tông trực tiếp cầm quyền trị nước thì tình hình đổi khác, từ chỗ là một cậu bé thiếu niên hiền lành thông minh, Cao Tông bỗng trở nên ham mê sǎn bắn, vơ vét của dân xây nhiều cung điện, bắt trǎm họ phải phục dịch khổ sở, nạn trộm cướp nổi lên như ong. Nǎm 1208 bọn côn đồ nổi loạn cướp phá của dân, vua Cao Tông sai Phạm Bỉnh Di đi dẹp loạn, sau đó lại nghe lời dèm pha mà giết Bỉnh Di. Bọn tay chân của Bỉnh Di tức giận, nổi loạn cướp quyền, Vua phải bỏ trốn lên vùng sông Thao. Về sau con trai Cao Tông là Lý Sảm rước vua về kinh được một nǎm thì mất (1210), Ông trị vì được 35 nǎm thọ 38 tuổi.

Lý Huệ Tông (1211-1225)

Niên hiệu: Kiến Gia 

Vua Lý Huệ Tông tức Lý Sảm, con trai vua Lý Cao Tông, Ông kế vị ngôi vua lúc 17 tuổi (nǎm 1211). Sinh thời vua Lý Cao Tông đã rất bê tha, đất nước lúc này lại đang suy đồi, vua Huệ Tông nếu biết phát huy tài nǎng thì sẽ có nhiều hứa hẹn. Nhưng khi ông lên ngôi lại chỉ lo lắng cho mối tình đầu của mình, chứ  không chú ý gì đến việc quốc gia đại sự. Đàm Thái Hậu mẹ vua Huệ Tông hắt hủi Nguyên phi Trần Thị Dung là vợ vua Huệ Tông. Sau đó vua và Nguyên phi phải trốn đi  nửa nǎm sau mới về lại cung (nǎm 1216), lúc này Đàm Thái Hậu không dám ngǎn trở mối tình này nữa, Trần Thị Dung được phong làm Hoàng hậu tháng 12 nǎm 1216.

Nhưng mối tình mặn nồng ấy không được lâu dài. Từ ngày Trần Thị Dung trở thành Hoàng hậu, vua lại bị mắc bệnh trúng phong, chữa mãi không khỏi ông dần dần phát điên (nǎm 1217). Anh của Trần Thị Dung là Trần Tự Khánh đang giữ chức Thái Uý cho nhà vua đã tìm cách đưa anh em bà con họ Trần vào chiếm lĩnh các vị trí quan trọng trong triều và trong quân. Trần Thủ Độ được vào coi sóc đạo quân. Trần Thừa cũng được giao những nhiệm vụ lớn. Khi Trần Tự Khánh mất thì Trần Thừa được cử làm Phụ quốc thái uý, ngày đêm hỗ trợ cho Lý Huệ Tông coi sóc chính sự. Lý Huệ Tông vẫn mang trọng bệnh, các danh y có tiếng cũng đành bó tay. Ông không có con trai (Hoàng hậu chỉ sinh được hai người con gái) đành phải truyền ngôi cho công chúa Chiêu Thánh (con thứ hai) khi nàng mới được 8 tuổi.

Tháng 10 nǎm Giáp Thân (1224) Lý Huệ Tông truyền ngôi cho Chiêu Thánh rồi vào tu tại chùa Chân giáo trong đại nội, lúc tỉnh, lúc mê. Có lần ông ngồi nhổ cỏ trước chùa Trần Thủ Độ đi qua, bảo với ông rằng " Nhổ cỏ thì phải nhổ cả gốc". Ông hiểu ý ngay quay vào tự tử, nǎm ấy ông 33 tuổi trị vị được 14 nǎm.   

Lý Chiêu Hoàng (1225)

Niên hiệu: Thiên Chương Hữu Đạo 

Tên thật của nàng là Phật Kim còn có tên là Chiêu Thánh nàng sinh vào tháng 9 nǎm Mậu Dần (1218).

Chiêu thánh công chúa lên ngôi nǎm Giáp Thân (1224) tức là Lý Chiêu Hoàng. Vua còn nhỏ nên quyền binh ở cả Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ đưa Trần Cảnh là con thứ hai của Trần Thừa, lúc đó mới lên 8 tuổi cùng tuổi với Lý Chiêu Hoàng, Chiêu Hoàng thấy Trần Cảnh đem lòng mến yêu. Ngày 21 tháng 10 nǎm Â't Dậu (1225) có chiếu của Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, ngày 11 tháng 12 nǎm Â't Dậu (1225) Chiêu Hoàng thiết Triều ở điện Thiên An ngự trên giường báu, các quan mặc triều phục lạy ở sân rồng.  Chiêu Hoàng trút bỏ áo ngự, khuyên mời Trần Cảnh lên ngôi vua. Sau 3 lần nhún nhường làm phép, Trần Cảnh ngồi lên ngai vàng chính thức làm Hoàng Đế.

Lấy nhau hơn chục nǎm Chiêu Hoàng vẫn không sinh nở gì. Trần Thủ Độ lo vua Thái Tông Trần Cảnh tuyệt tự, bèn đem Thuận Thiên chị ruột của Chiêu Hoàng (đang là vợ của Trần Liễu đang có mang) ép gả cho Trần Cảnh. Sau đó, Thủ Độ ép Trần Cảnh phế bỏ Chiêu Hoàng lập Thuận Thiên làm Hoàng Hậu. Chiêu Hoàng đau khổ, ẩn trong cung sâu, toan dứt nợ trần tục.

Nhưng 20 nǎm sau, khi Chiêu Hoàng tròn 40 tuổi, mùng một Tết nǎm Mậu Ngọ (1258), sau khi đánh tan cuộc xâm lược của quân Nguyên lần thứ nhất, vua Thánh Tông Trần Cảnh đặt đại lễ ở chính điện, có lệnh gả Chiêu Hoàng cho Lê Phụ Trần, một đại tướng có công lớn trong cuộc đại chiến vừa qua. Lần này Chiêu Hoàng tìm thấy hạnh phúc thực sự, bà sinh hai người con: Lê Tông sau được phong tước Thượng Vị Hầu và Ngọc Khê sau được phong là Ư'ng Thuỵ công chúa.

Chiêu Hoàng mất nǎm 60 tuổi. Tương truyền tóc bà vẫn đen, môi vẫn đỏ như son, đôi má vẫn một màu hoa đào.

Như vậy Triều Lý tồn tại trong 215 nǎm thì tan rã. Trải qua 9 đời vua   


  1. TRIỀU TRẦN (1225-1400)

Trần Thái Tông (1225-1258)
Trần Thánh Tông (1258-1278)
Trần Nhân Tông (1279-1293)
Trần Anh Tông (1293-1314)
Trần Minh Tông (1314-1329)
Trần Hiến Tông (1329-1341)
Trần Dụ Tông (1341-1369)
Trần Nghệ Tông (1370-1372)
Trần Duệ Tông (1372-1377)
Trần Phế Đế (1377-1388)
Trần Thuận Tông (1388-1398)
Trần Thiếu Đế (1398-1400)

Trần Thái Tông (1225-1258)

Niên hiệu:

- Kiến Trung (1225-1231)


- Thiên ứng chính Bình (1232-1250)
- Nguyên Phong (1251-1258)

Vị vua đầu tiên của nhà Trần, sinh ngày 16 tháng 6 nǎm Mậu Dần (1218) tại hương Tức Mặc Phủ Thiên Trường, nay là thôn Tức Mặc xã Lộc Vượng ngoại thành Nam Định. Ông có tên thật là Trần Cảnh con trai Trần Thừa, cháu gọi Trần Thủ Độ bằng chú. Việc lên ngôi của Ông do tài sắp đặt của Trần Thủ Độ mà nên, lúc ấy ông mới tròn 8 tuổi. Trần Thủ Độ đã thu xếp cho Trần Cảnh được làm chức chánh hậu, có tên gọi là chức Chánh thủ. Ban đầu chỉ được hầu hạ bên ngoài, sau vài lần được vào trong để bưng nước rửa cho vua. Vua lúc bấy giờ là Lý Chiêu Hoàng (Con gái vua Lý Huệ Tông, cô là vị vua sau cùng của nhà Lý). Sau nhờ Trần Thủ Độ thu xếp Lý Chiêu Hoàng đã nhường ngôi cho Trần Cảnh tức là vua Trần Thái Tông.

Trần Cảnh lên ngôi nhưng việc quân sự thì do Trần Thủ Độ nắm việc chính trị thì do cha làm Thượng hoàng giúp đỡ, song những người này trình độ vǎn hoá cũng còn nhiều hạn chế. Các quan nhà Lý ở lại phục vụ nhiều, song không thấy nói có một ai được chính thức giúp vua làm phụ chính. Vậy mà trong suốt những nǎm đầu ở tuổi thiếu nhi, Trần Cảnh đã được sử sách ghi chép đúng như một ông vua có tài.

Để giữ vững an ninh đất nước, Trần Thủ Độ đã giúp nhà vua dần ổn định được tình hình, lợi dụng các mâu thuẫn giữa các tay quân phiệt và dần dần dẹp yên được nội loạn.

Khi bước sang tuổi thành niên, Ông đã phát huy rõ rệt tài nǎng xuất sắc của mình. Nhưng trước khi thực sự nắm chắc quyền hành của mình, Ông đã phải chịu một nỗi đau, khiến Ông phải xót xa ân hận mà không biết phải xử trí ra sao, nguyên nhân là Chiêu Thánh Hoàng hậu lấy Ông đã được 12 nǎm mà vẫn chưa có con, trong khi triều Trần cần kíp phải có Hoàng tử. Trần Thủ Độ đã nhất quyết buộc Ông phải bỏ Chiêu Thánh lập Hoàng hậu mới là Thuận Thiên chị ruột của Chiêu Thánh, hiện là vợ của Trần Liễu (anh của Trần Cảnh) đang có mang khiến Trần Cảnh đau khổ bỏ trốn ra khỏi kinh thành lên núi Yên Tử trú ngụ (1236). Trần Thủ Độ phải trổ hết mưu mẹo mới rước được Ông về kinh.

Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông đầu nǎm Đinh Tý (1-1258) vua Trần Thái Tông đã biết dựa vào Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn (tức Hưng Đạo vương, con của Trần Liễu) để lãnh đạo nhân dân Đại Việt quyết chống giặc.

Tháng 12 nǎm Đinh Tý (1258), vua Thái Tông đã cùng Thái Tử Hoảng chỉ huy quân Tần phá tan quân Nguyên ở Đông Bộ Đầu, giải phóng Thǎng Long. 

Trần Thái Tông được sử sách lưu truyền bởi ông là một nhà Thiền học, một triết gia có những tư tưởng sâu sắc, một cốt cách độc đáo. Lúc làm vua ông đã thân chinh đi đánh giặc, xông vào mũi tên hòn đạn, làm vua thì xem thường vinh hoa phú quý, có thể từ bỏ ngai vàng không chút luyến tiếc.

Mùa Xuân nǎm Mậu Ngọ (1258), Thái Tông nhường ngôi cho Thái Tử Trần Hoảng, triều đình tôn Thái Tông lên làm Thái Thượng Hoàng để cùng coi việc nước. Thái Tông làm vua được 33 nǎm, làm Thái Thượng Hoàng 19 nǎm thì mất, thọ 60 tuổi.

Trần Thánh Tông (1258-1278)

 Niên hiệu:

- Thiện Long (1258-1272)


- Bảo Phù (1273-1278)

Vua Trần Thái Tông có 6 người con: Trần Quốc Khang (thực là con của Trần Liễu với Thuận Thiên), Trần Hoảng, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật và các công chúa Thiều Dương, Thuỵ Bảo.

Mùa xuân nǎm Mậu Ngọ (1258), Thái tử Hoảng sinh nǎm 1240 lên nối ngôi lấy hiệu là Thánh Tông.

Vua Thánh Tông sống hoà hợp thân ái với các hoàng thân, vua dốc lòng xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị. Vua quan tâm đến việc giáo hoá dân, khuyến khích việc học hành, mở những khoa thi chọn người tài và trọng dụng họ. Dưới thời ông Bộ Đại Việt ký sử, bộ quốc sử đầu tiên của nước ta, được Lê Vǎn Hưu hoàn thành nǎm Nhân Thân (1272).

Vua còn quan tâm đến dân nghèo bằng việc ra lệnh cho các vương hầu, phò mã chiêu tập những người nghèo đói lưu lạc để khai khẩn ruộng hoang, lập trang hộ. Trang điền có từ đấy. Vì vậy, trong suốt 21 nǎm làm vua đất nước không có giặc giã. Nơi nơi dân chúng yên ổn làm ǎn.

Vua Thánh Tông thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, nhưng rất kiên quyết, nhằm bảo vệ danh dự cho tổ quốc, ngǎn chặn từ xa mọi sự dòm ngó, tạo cớ xâm lược của nhà Nguyên.

Nǎm Đinh Sửu (1277) Thái thượng hoàng Trần Thái Tông mất ở phủ Thiên Trường (Tức Mạc. Nǎm sau đó vua Trần Thánh Tông nhường ngôi cho con là Thái tử Khâm rồi về phủ Thiên Trường làm Thái thượng hoàng.

Vua Trần Thánh Tông trị vì được 21 nǎm, làm Thái thượng hoàng được 13 nǎm thì mất, thọ 51 tuổi.                                                                                                               

Trần Nhân Tông (1279-1293)

 Niên hiệu:

- Thiệu Bảo (1279-1284)
- Trùng Hưng (1258-1293)

  Vua Trần Thánh Tông có 3 người con: Thiên Thuỵ công chúa, Thái Tử Khâm và Tả thiên Vương Đức Việp. Nǎm Kỷ Mão (1279), Thái tử Khâm Sinh nǎm Mậu Ngọ (1258) kế vị ngôi vua lấy hiệu là Nhân Tông.

Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, quyết đoán được sử sách ca ngợi là vị anh hùng cứu nước. Thời gian Trần Nhân Tông trị vì, nước Đại Việt đã trải qua những thử thách ghê gớm, nhưng Triều đại nhà Trần dưới quyền ông quả là một thời thịnh trị.

Những nǎm đầu cầm quyền, Trần Nhân Tông đã phải trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông. Ông đã cùng vua cha Trần Thánh Tông, mở hội nghị quân sự Bình Than, phân công các tướng lĩnh đi đóng giữ những nơi hiểm yếu để chuẩn bị đỡ các mũi tiến công của địch (1282). Ông lại cùng với cha tổ chức hội nghị Diên Hồng (1284) để nhất trí trẻ già một lòng quyết đánh. Chưa bao giờ tinh thần đánh giặc ở nước ta lại phát triển mạnh như thế. Quân ta đã đại thắng tại trận Bạch Đằng (9-4-1288), đè bẹp ý đồ bành trướng của đế quốc Nguyên Mông. Chiến công này là của toàn dân, của những vị nguyên soái, đại tướng tài giỏi như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão...

Sau 14 nǎm làm vua Trần Nhân Tông truyền ngôi cho con là Anh Tông về làm Thái thượng hoàng và đi tu trở thành thuỷ tổ phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử Việt nam. Trần Nhân Tông qua đời nǎm 1308 tại am Ngoạ Vân núi Yên Tử.

Trần Anh Tông (1293-1314)

Niên hiệu: Hưng Long

Vua Trần Anh Tông có tên thật là Trần Thuyên được vua cha là Trần Nhân Tông truyền ngôi nǎm 1293 khi Ông 17 tuổi. Tuổi trẻ ham chơi nên ông không để ý đến việc triều chính chỉ lo lang thang các phố chè chén múa hát. Sau khi bị cha phát hiện và trách phạt Ông đã thay đổi tính tình trở thành con người mẫn cán, chǎm chỉ, rất chú trọng việc trị nước an dân. Ông chú ý giữ gìn bờ cõi, dùng sức mạnh thị uy để những nước láng giềng không được gây hấn. Ông rất trọng dụng người hiền tài, nghiêm khắc với những thói bê tha chơi bời quá mức. Dưới triều đại của ông các quan lại đều rất xứng với chức sắc của mình, đã hoàn thành được công việc mà lại còn được lưu tiếng tốt: cương trực, thanh liêm.

Anh Tông trị vì 21 nǎm. Ngay 18 tháng 3 nǎm Giáp Dần (1314) nhường ngôi cho con là Minh Tông, để trở thành thượng hoàng, lúc đó ông 38 tuổi. Nǎm Canh Thân (1320) Anh Tông mất, thọ 54 tuổi. 

Trần Minh Tông (1314-1329)

Niên hiệu:

- Đại Khánh (1314-1323)


- Khai Thái (1324-1329)

Vua Trần Minh Tông sinh nǎm 1300 có tên là Trần Mạnh con vua Trần Anh Tông và bà Chiêu Hiến (con gái của Trần Bình Trọng). Vua Minh Tông có lòng nhân hậu , hay thương người nhưng xét việc chưa minh. Nǎm Â't Mão (1315) vua định lệ cấm người trong họ không được kiện cáo nhau. Nǎm Quý Hợi (1323) mở khoa thi Thái học sinh chọn người tài ra giúp nước. Nhờ biết tôn trọng kẻ sĩ nên vua Trần Minh Tông đã có dưới trướng mình những hiền thần như Đoàn Nhữ Hài, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn, Chu Vǎn An giúp rập. Tuy nhiên do quá tin vào bọn nịnh thần, vua đã giết oan Huệ Võ Vương Trần Quốc Chẩn, một người có công, là chú ruột đồng thời là bố vợ mình. Minh Tông làm vua đến nǎm Kỷ tị (1329) thì nhường ngôi cho Thái tử Vượng về làm Thái thượng hoàng.

Trần Hiến Tông (1329-1341)

Niên hiệu: Khai Hưu

Thái tử Vượng con vua Minh Tông sinh nǎm Kỷ Mùi (1319), mới 10 tuổi lên nối ngôi, hiệu là Hiến Tông. Hiến Tông trị vì nhưng việc điều khiển triều chính, kể cả việc dẹp loạn Ngưu Hống ở Đà Giang, đánh quân Ai Lao xâm phạm bờ cõi đều do Thượng hoàng Minh Tông đảm nhận.

Hiến Tông làm vua đến nǎm Tân Tị (1341) thì mất, ở ngôi được 13 nǎm thọ 23 tuổi.

Trần Dụ Tông (1341-1369)

Niên hiệu:

- Thiệu Phong (1341-1357)
- Đại Trị (1358-1369)

Vua Hiến Tông không có con nên việc truyền ngôi báu do Thượng hoàng xếp đặt. Thượng hoàng Minh Tông có 7 con trai: Hiến Tông Vượng, Cung Túc vương Dục, Cung Định vương Trạch, Dụ Tông Hạo, Cung Tĩnh vương Nguyên Trạch, Nghệ Tông Phủ, Duệ Tông Kính.

Hiến Tông mất, Thượng hoàng lập người con tên Hạo, sinh nǎm Bính Ngọ (1336) lên làm vua hiệu là Dụ Tông. Những nǎm đầu những quyền bính đều do Thượng hoàng Minh Tông điều khiển. Bởi thế, dù có mất mùa dân đói nhưng việc chính trị vẫn còn nền nếp. Từ nǎm 1358 trở đi, Thượng Hoàng mất, các cựu thần như Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn cũng không còn, triều đình bắt đầu rối loạn. Bọn gian thần kéo bè kết đảng lũng đoạn triều chính. Chu Vǎn An dâng "thất trảm sớ", xin chém 7 gian thần nhưng vua không nghe, ông liền bỏ quan về dạy học. Vua Dụ Tông ham chơi bời rượu chè khiến triều đình rối nát loạn nổi lên như ong. Nhân dân cực khổ trǎm bề. Vua Chiêm là Chế Bồng Nga mấy lần đem quân đánh phá  thành Thắng Long khiến triều Trần nhiều phen khốn đốn.

Nǎm Kỷ Dậu (1369) vua Dụ Tông mất thì bão táp đã nổi lên ở cung đình. Nguyên do, Dụ Tông không có con nên triều đình lập Cung Định vương là anh Dụ Tông lên làm vua nhưng bà Hoàng thái hậu nhất định đòi lập người con nuôi của Cung Túc vương là Dương Nhật Lễ lên ngôi. Nguyên mẹ Nhật Lễ là một đào hát, lấy một kép hát boịo là Dương Khương có thai rồi mới bỏ Dương Khương mà lấy Cung Túc vương sinh ra Nhật Lễ. Nay lên làm vua, Nhật Lễ muốn cải họ Dương để dứt ngôi nhà Trần rồi giết bà Hoàng thái hậu cùng Cung Định Vương. Cung Tĩnh vương vốn nhu nhược thấy thể bỏ trốn lên mạn Đà Giang.

Trước tình hình nội chính rối ren, các tôn thất nhà Trần hội nhau khởi binh về bắt giết Nhật Lễ rồi rước Cung Tĩnh vương về làm vua, tức vua Trần Nghệ Tông.

Trần Nghệ Tông (1370-1372)

Niên hiệu: Thiệu Khánh

Cung Tĩnh vương sinh nǎm Â't Sửu (1324) do các tôn thất nhà Trần phò giúp, lên ngôi nǎm Canh Tuất (1370).

Nghệ Tông lên làm vua chưa được bao lâu đã phải lao đao chạy giặc. Nguyên do, khi Nhật Lễ bị giết, mẹ Nhật Lễ chạy vào Chiêm Thành cầu cứu vua Chế Bồng Nga đem quân đánh Đại Việt. Quân Chiêm vượt bể vào cửa Đại An tiến đánh Thǎng Long. Quân Trần không chống nổi, phải bỏ kinh thành. Vua Nghệ Tông chạy sang Đông Ngàn (Đình Bảng, Bắc Ninh).

Vua nhu nhước, bất lực không điều khiển nổi triều chính phải trao cho Hồ Quý Ly nhiều quyền hành. Hồ Quý Ly có hai người cô lấy vua Minh Tông. Một người là M inh Từ hoàng hậu sinh ra vua Duệ Tông, một người là Minh Tử hoàng hậu sinh ra vua Duệ Tông.

Nǎm Nhâm Tý (1372) Nghệ Tông truyền gôi cho em là Kính rồi về phủ Thiên Trường làm Thái thượng hoàng.

Trần Duệ Tông (1372-1377)

Niên hiệu: Long Khánh 

Trần Kính sinh nǎm Đinh Mùi (1337) lên ngôi lấy hiệu là Duệ Tông, lập em họ Hồ Quý Ly là Lê Thị làm Hoàng hậu. Duệ Tông quyết đoán hơn nhưng không thể làm được gì vì quyền bính vẫn do Thượng hoàng Nghệ Tông nắm giữ.

Nǎm Bính Thìn (1376), quân Chiên sang đánh Hoá Châu (Nghệ An). Thấy Chiêm Thành luôn xâm phạm bờ cõi Đại Việt, vua Duệ Tông quyết thân chinh đem quân đi trừng phạt.

Tháng Giêng nǎm Đinh Tỵ (1377) Duệ Tông tiến quân vào cửa Thị Nại (Quy Nhơn) đánh lấy đồn Thạch Kiều và động Kỳ Mang rồi tiến vào Đồ Bàn, kinh đô vua Chiêm. Chế Bồng Nga lập đồn giữ ở ngoài thành, cho người trá hàng nói Chế Bồng Nga đã bỏ thành chạy trốn, xin tiến binh ngay. Duệ Tông tưởng thật, truyền lệnh tiến binh vào thành. Đại tướng Đại Việt là Đỗ Lễ can mãi vua không nghe. Khi quân Việt đến chân thành Đồ Bàn, quân Chiêm từ 4 phía đổ ra đánh. Quan quân thua to. Vua Duệ Tông chết trong đám loạn quân.

Trần Phế Đế (1377-1388) 

Niêu hiệu: Xương Phù

Thượng hoàng Nghệ Tông được tin vua  Duệ Tông chết trận bèn lập con Duệ Tông là Hiền, sinh nǎm Tân Sửu (1361) lên nối ngôi, hiệu là Phế Đế. Nhưng mọi quyền bính vẫn do Thượng hoàng nắm giữ.

Ngay sau khi giết được vua Duệ Tông, Chế Bồng Nga huy động quân Chiêm tiến đánh và cướp phá Thǎng Long.

Nǎm Mậu Ngọ (1378), quân Chiêm lại sang đánh Nghệ An, rồi theo sông Đại Hoàng cướp bóc Thǎng Long lần nữa.
Nǎm Canh Thân (1380) rồi nǎm Nhâm Tuất (1382) quân Chiêm lại xâm phạm bờ cõi Đại Việt. Nhưng hai lần này chúng bị đánh bại.

Tháng Sáu nǎm Quý Hợi (1383), vua Chiêm Thành Chế Bồng Nga lại đem quan tiến đánh Đại Việt. Thượng hoàng Nghệ Tông sai tướng Mật Ôn ra giữ ở châu Tam Kỳ (Quốc Oai), nhưng Mật Ôn thua trận bị bắt sống. Thượng hoàng sợ hãi sai Nguyễn Đa Phương ở lại giữ kinh thành còn mình và vua Phế Đế chạy sang Đông Ngàn. Có người thấy vậy níu thuyền lại xin Thượng hoàng cứ ở lại kinh sư mà chống giặc. Nhưng Thượng hoàng không nghe. Lần nữa quân Chiêm lại tàn phá Thǎng Long.

Trước tình hình quốc chính rã rời, nhiều tôn thất nhà Trần chỉ lo cho cá nhân mình, xin về trí sĩ. Trần Nguyên Đán biét trước Hồ Quý Ly sẽ cướp ngôi nhà Trần bèn kết làm thông gia với họ Hồ, mong cho con cháu được phú quý và toàn tính mạng. Thượng hoàng Nghệ Tông vẫn hết lòng tin Hồ Quý Ly trung thành với triều Trần, đã trao cho Quý Ly gươm và cờ đề: "Vǎn võ toàn tài, quân thần đồng đức". Nhưng vua Phế Đế đã thấy rõ âm mưu thoán đoạt của Hồ Quý Ly. Vua bàn với các quan tâm phúc tìm cách trừ khử để tránh hậu hoạ. Hồ Quý Ly biết mưu ấy đến kêu van với Thượng hoàng:
- Cổ lai chỉ bỏ cháu nuôi con, chứ chưa thấy ai bỏ con nuôi cháu bao giờ.
Thượng hoàng nghe lời Quý Ly xuống chiếu trách vua Phế Đế trẻ con, lại có ý làm hại kẻ công thần, làm nguy xã tắc nên giáng xuống làm Minh Đức đại vương và lập Chiêu Định Vương là con Nghệ Tông lên nối ngôi.

Thấy Thượng hoàng mê muội, một số tướng toan đưa quân vào điện cứu vua Phế Đế. Nhưng vua viết hai chữ "Giải Giáp", ý không muốn trái lệnh Thượng hoàng. Sau đó vua Phế Đế bị thắt cổ chết, các tướng đồng mưu giết Quý Ly đều bị sát hại.

Trần Thuận Tông (1388-1398)

Niên hiệu: Quang Thái 

Nghệ Tông Thượng hoàng nghe Quý Ly, giết Phế Đế rồi lập con út của mình là Chiêu Định vương sinh nǎm Đinh Tỵ (1377) lên làm vua, tức là vua Thuận Tông.

Nǎm Kỷ Tỵ (1389) Chế Bồng Nga lại đem quân tiến đánh Đại Việt. Vua sai Hồ Quý Ly đem quân cự chiế. Nhưng Quý Ly thua trận phải rút chạy. Cuối nǎm ấy Chế Bồng Nga lại tiến vào sông Hoàng Giang để đánh chiếm Thǎng Long. Thượng hoàng sai đô tướng là Trần Khát Chân đem binh đi chặn giặc. Trần Khát Chân khóc và lạy rồi ra đi. Thượng hoàng cũng khóc. Xem thế đủ thấy vua tôi nhà Trần đã khiếp nhược đến cùng cực. Trần Khát Chân đem binh đóng ở Hải Triều (vùng Hưng Nhân, Thái Bình và Tiên Lữ, Hải Dương).

Tháng Giêng nǎm Canh Ngọ (1390), Chế Bồng Nga đi thị sát trận địa của Trần Khát Chân. Trần Khát Chân hạ lệnh tập trung mọi loại vũ khí bắt vào chiếc thuyền có chở Chế Bồng Nga. Chế Bồng Nga trúng tên chết.

Trừ xong giặc Chiêm Thành, Hồ Quý Ly càng thao túng triều đình, những ai không ǎn cánh với mình, trừ con cái Trần Nguyên Đán, Quý Ly đều xui Thượng hoàng giết hết.

Tháng Chạp nǎm Giáp Tuất (1394) Thượng hoàng Nghệ Tông mất, trị vì được 3 nǎm, làm Thái thượng hoàng 27 nǎm, thọ 74 tuổi. Người đương thời  cho Nghệ Tông là ông vua "chí khí đã không có, trí tuệ cũng hèn kém, để cho gian thần lửa đảo, giết hại cả con cháu họ hàng, xa bỏ những trung thần nghĩa sĩ, cứ tin dùng một Quý Ly cho được quyền thế đến nỗi làm xiêu đổ cơ nghiệp nhà Trần".

Nǎm 1397, Quý  Ly bắt vua Thuận Tông phải dời kinh về Tây Đô. Tháng ba nǎm sau, Quý Ly ép vua nhường ngôi để đi tu. Thuận Tông buộc phải nhường ngôi cho con rồi đi tu. Thuận Tông buộc phải nhường ngôi cho con rồi đi tu ở cung Bảo Thanh tại núi Đại Lại (Thanh Hoá).

Trần Thiếu Đế (1398-1400)

Niên hiệu: Kiến Tân

Hồ Quý Ly bắt vua Thuận tông nhường ngôi cho Thái tử A'n lúc đó mới có 3 tuổi lên kế nghiệp tức là vua Thiếu Đế. Hồ Quý Ly tự xưng là Khâm Đức Hưng Liệt đại vương rồi sai người giết Thuận Tông, con rể mình.

Triều Trần lúc đó có Thái Bảo Trần Nguyên Hãn, Thượng tướng quân Trần Khát Chân lập hội tế mưu trừ Quý Ly. Việc bại lộ Hồ Quý Ly cho giết tất cả 370 người. Sau đấy, Hồ Quý Ly lại xưng là Quốc Tế Thượng hoàng ở cùng Nhân Thọ, ra vào dùng nghi vệ Thiên Tử. Đến tháng hai nǎm Canh Thìn (1400) Hồ Quý Ly bỏ Thiếu Đế rồi tự xưng làm vua, lật đổ nhà Trần lập nên nhà Hồ.

Như vậy, triều Trần kể từ Thái Tông Trần Cảnh đến Trần Thiếu Đế, là 12 ông vua, trị vì được 175 nǎm.

Cơ nghiệp nhà Trần bắt đầu suy vì từ vua Dụ Tông và Nghệ Tông. Dụ Tông thì hoang chơi, không lo đến chính sự, làm loạn cả kỷ cương phép nước làm dân nghèo nước yếu. Nghệ Tông thì bạc nhược không phân biệt hiền gian để kẻ quyền thần được thể làm loạn, tự mình nối giáo cho giặc khiến cơ nghiệp nhà Trần tan vỡ.



  1. Каталог: 2007
    2007 -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ
    2007 -> BỘ NÔng nghiệP & phát triển nông thôn cục trồng trọt giới Thiệu
    2007 -> 10tcn tiêu chuẩn ngành 10tcn 1011 : 2006 giống cà RỐt-quy phạm khảo nghiệm tính khác biệT, TÍnh đỒng nhấT
    2007 -> TIÊu chuẩn ngành 10tcn 683 : 2006 giống dưa chuột-quy phạm khảo nghiệM
    2007 -> PHÁt triển nông thôN
    2007 -> ĐOÀn tncs hồ chí minh
    2007 -> List of the countries of the world sorted by total area
    2007 -> Số: 962/QĐ-ubnd vĩnh Long, ngày 16 tháng 5 năm 2007
    2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
    2007 -> BẢn cáo bạch domesco vcbs

    tải về 0.71 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương